Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 1
1. Cơ sở vật lí của âm thanh
Danh từ “âm thanh” xác định khái niệm : thứ nhất - âm thanh là một hiện tượng vật lí,
thứ hai - âm thanh là một cảm giác.
- Do kết quả của sự rung( dao động) của một vật thể đàn hồi nào đó, chẳng hạn của dây
đàn, mà xuất hiện sự lan truyền theo hình làn sóng những dao động kéo dài của môi trường
không khí.
Những dao động này được coi là những sóng âm. Từ nguồn phát âm, chúng lan truyền
ra theo tất cả các hướng (theo hình cầu).
- Cơ quan thính giác tiếp nhận các sóng âm ; các sóng âm này gây ra sự kích thích trong
cơ quan thính giác, truyền qua hệ thần kinh vào bộ não, tạo nên cảm giác về âm thanh.
2. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc
Chúng ta tiếp nhận một số lượng lớn các âm thanh khác nhau, nhưng không phải mọi
âm thanh đều dùng trong âm nhạc. Thính giác của ta phân biệt những âm thanh có tính nhạc và
âm thanh có tính chất tiếng động.
Những âm thanh có tính chất tiếng động không có cao độ chính xác, Ví dụ tiếng rít,
tiếng kẹt cửa, tiếng gõ, tiếng sấm, tiếng rì rào, v.v. Và vì thế không thể sử dụng trong âm nhạc
được
- Đặc tính của âm thanh có tính nhạc được xác định bởi ba thuộc tính là độ cao, độ
mạnh và âm sắc.
Ngoài ra, độ dài của âm thanh cũng có ý nghĩa to lớn trong âm nhạc. Độ dài ngắn của
âm thanh không làm thay đổi tính chất vật lí, nhưng đứng trên quan điểm âm nhạc mà xem xét,
vì là một trong những thuộc tính, nó lại có ý nghĩa quan trọng bậc nhất (ngang với các thuộc
tính cơ bản khác của âm nhạc).8
Bây giờ ta hãy phân tích riêng từng thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
- Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào tần số (tốc độ) dao động của vật thể rung. Dao
động càng nhiều, âm thanh càng cao và ngược lại.
- Độ mạnh của âm thanh phụ thuộc vào sức mạnh của những dao động, tức phụ thuộc
vào quy mô dao động của vật thể - nguồn âm thanh. Không gian trong đó diễn ra các dao động
gọi là biên độ dao động (hình1). Biên độ (quy mô) dao động càng rộng, âm thanh càng to và
ngược lại
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Lý thuyết âm nhạc 1
UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC 1 NGÀNH: THANH NHẠC; BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG; ORGAN Lào Cai, năm 2019 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI NÓI ĐẦU Lí thuyết âm nhạc chỉ là một phần trong rất nhiều phần khác của âm nhạc như hoà âm, phức điệu, tính năng... Lí thuyết âm nhạc chỉ là môn đầu tiên giúp cho người học hiểu biết có hệ thống một số nhân tố quan trọng và mối tương quan của chúng trong hoạt động âm nhạc. Nó vừa là những nhân tố riêng biệt vừa là những nhân tố liên quan. Giáo trình này được biên soạn từng chương tách rời, từ đơn giản đến phức tạp. Chúng tôi đã sử dụng tài liệu tham khảo chính là cuốn Nhạc lí cơ bản của V. A. Vakhrameep ngoài ra, chúng tôi có đưa vào một số trích đoạn từ các tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam để làm ví dụ minh hoạ. Giáo trình âm nhạc 1 gồm 5 chương: Chương I. Âm thanh Chương II. Phương pháp ghi âm bằng nốt Chương III. Tiết tấu, tiết nhịp Chương IV. Quãng Chương V. Hợp âm Mong rằng Giáo trình này là tài liệu học tập, giảng dạy sẽ giúp cho các học sinh những kiến thức cơ bản về lí thuyết âm nhạc để học các môn cơ sở ngành, chuyên ngành, sau này có thể nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực khác của âm nhạc. NGƯỜI BIÊN SOẠN Lê Quang Chiến 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. ÂM THANH ........................................................................................................... 7 1. Cơ sở vật lí của âm thanh ............................................................................................................ 7 2. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc ................................................................................. 7 3. Bồi âm - hàng âm tự nhiên .......................................................................................................... 9 4. Hệ thống âm nhạc, hàng âm, các bậc cơ bản và tên gọi của chúng, các quãng tám .............10 5. Hệ âm nhạc, hệ âm điều hoà, nửa cung và nguyên cung – các bậc chuyển hoá và tên gọi của chúng ..............................................................................................................................................11 6. Sự trùng âm của các âm thanh ..................................................................................................12 7. Nửa cung Đi-a-tô-ních, Crô-ma-tích và nguyên cung ............................................................12 8. Kí hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái ..................................................................................14 CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP GHI ÂM BẰNG NỐT ............................................................ 15 1. Nốt nhạc, trường độ và kí hiệu trường độ (hình dạng) - khuông nhạc ..................................15 2. Khoá ...........................................................................................................................................17 3. Dấu hoá ......................................................................................................................................18 4. Những dấu hiệu bổ sung vào nốt Nhạc để tăng thêm độ dài của âm thanh ...........................18 5. Ghi âm nhạc hai bè, ghi âm nhạc cho đàn pi-a-nô Dấu ac - cô - lát, ghi âm nhạc cho hợp ca và hợp xướng. .....................................................................................................................................19 6. Các loại dấu viết tắt trong hệ thống ghi âm bằng nốt nhạc .....................................................20 CHƯƠNG III. TIẾT TẤU VÀ TIẾT NHỊP ............................................................................... 22 1. Tiết tấu - cách phân chia cơ bản và tự do các loại trường độ .................................................22 2. Trọng âm, tiết nhịp, loại nhịp, ô nhịp, vạch nhịp, nhịp lấy đà ................................................24 3. Tiết nhịp và loại nhịp đơn - cách phân nhóm trường độ trong ô nhịp của các loại nhịp đơn25 4. Các loại tiếp nhịp và loại nhịp phức, phách tương đối mạnh. cách phân nhóm trường độ trong ô nhịp đơn thuộc các loại nhịp phức.............................................................................................26 5. Các loại nhịp ..............................................................................................................................27 5.1.Các loại tiết nhịp và loại nhịp hỗn hợp - cách phân nhóm trường độ ô nhịp của các loại nhịp hỗn hợp ........................................................................................................................ 27 5.2. Các loại nhịp biến đổi ....................................... ... g vẫn là những quãng ấy nhưng chồng lên một quãng tám nữa. Tên gọi của của các quãng ghép bắt nguồn từ phương thức cấu tạo của chúng. Kí hiệu độ lớn chất lượng của các quãng ghép cũng giống như các quãng đơn, nghĩa là đúng, trưởng, thứ, tăng, giảm. Phương thức chuyển âm khi đảo quãng ghép như sau : a) Một trong những âm của quãng ghép chuyển dịch hai quãng tám (âm dưới lên trên hoặc âm trên xuống dưới) ; b) Di chuyển cả hai âm của quãng ghép một quãng tám theo hướng ngược chiều nhau (đan chéo) ; Ví dụ: Cũng có thể tạo nên những quãng ghép rộng hơn quãng mười lăm (quãng tám kép). Trong trường hợp này tên gọi các quãng đơn vẫn giữ nguyên, chỉ thêm chồng lên nhau hai (hoặc ba) quãng tám. Chẳng hạn như quãng ba trưởng chồng lên hai quãng tám. Có thể đảo quãng ghép thành quãng kép. Trong trường hợp này các âm chuyển ngược chiều nhau, qua hai quãng tám. Ví dụ về quãng ghép: V. Mô-da - “Múa dân gian” 40 6. Quãng thuận và quãng nghịch Các quãng hoà thanh đi-a-tô-ních chia thành quãng thuận và quãng nghịch. Khái niệm thuận trong âm nhạc có nghĩa là âm thanh vang lên (cùng vang lên) hoà hợp êm tai. Khái niệm nghịch có nghĩa là âm thanh vang lên không hoà hợp, gay gắt. Quãng thuận rất hoàn toàn: Quãng một đúng; Quãng tám đúng Quãng bốn đúng Quãng thuận hoàn toàn Quãng năm đúng Quãng ba thứ Quãng ba trưởng Quãng thuận không hòan toàn Quãng sáu thứ Quãng sáu trưởng Quãng nghịch là các quãng sau đây : Quãng hai thứ. Quãng hai trưởng. Quãng bốn tăng. Quãng năm giảm. Quãng bảy thứ. Quãng bảy trưởng. Về nguyên tắc, các quãng thuận đảo thành quãng thuận, còn các quãng nghịch đảo thành quãng nghịch. Câu hỏi hướng dẫn ôn tập Chương này các học viêc cần nắm vững kiến thức. 41 - Chất lượng của quãng (đơn, kép, tăng, giảm). - Đảo quãng - Quãng ghép, quãng thuận và nghịch. Câu 1. Từ nốt Rê quãng 81, trình bày các quãng từ 1 đến 8. Câu 2. Từ nốt Đô quãng 81, hãy thành lập các quãng 1 đúng, 2 thứ, 2 trưởng, 3 thứ, 3 trưởng, 4 đúng, 4 tăng, 5 giảm, 6 thứ, 7 trưởng, 8 đúng. Câu 3. Hãy cho biết những quãng nào là thuận, quãng nào là nghịch. Câu 4. Từ âm Pha quãng 8 thứ nhất, hãy thành lập quãng 6 thứ, 5 đúng, 3 thứ, 3 trưởng, 7 thứ, 7 trưởng và các thể đảo của nó. 42 CHƯƠNG V. HỢP ÂM MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Kiến thức: Trình bày được khái noeemj hợp âm ba, hợp âm bảy; kể tên các thể đảo hợp âm và tên hợp âm ở thể đảo. - Kỹ năng: + Phân biệt được đặc điểm cấu tạo các hợp âm ba, hợp âm bảy. + Xác định âm gốc của các thể đảo hợp âm ba, hợp âm bảy. + Giải quyết được hợp âm bảy - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập NỘI DUNG CHI TIẾT: 1. Hợp âm - hợp âm ba- các dạng hợp âm ba - các hợp âm ba thuận và nghịch - đảo hợp âm Sự kết hợp cùng một lúc ba âm thanh (hoặc nhiều hơn nữa) sắp xếp theo quãng ba hoặc có thể sắp xếp theo quãng ba gọi là hợp âm. Hợp âm gồm ba âm thanh sắp xếp theo quãng ba gọi là hợp âm ba. Hợp âm được cấu tạo từ âm dưới đi lên. Dạng của hợp âm ba phụ thuộc vào tính chất và thứ tự sắp xếp các quãng ba hợp thành nó. Có bốn dạng hợp âm ba được cấu tạo từ những quãng ba trưởng và ba thứ: - Hợp âm ba trưởng gồm một quãng ba trưởng và một quãng ba thứ, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm đúng. - Hợp âm ba thứ gồm một quãng ba thứ và một quãng ba trưởng, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm đúng. - Hợp âm ba tăng gồm hai quãng ba trưởng, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm tăng. - Hợp âm ba giảm gồm hai quãng ba thứ, giữa hai âm ngoài cùng là một quãng năm giảm. 43 Trong số các quãng hợp thành những hợp âm ba tăng và giảm có những quãng nghịch (năm tăng và năm giảm). Vì vậy các hợp âm ba trưởng và thứ là những hợp âm thuận, còn các hợp âm ba tăng và giảm là những hợp âm nghịch. Khi các âm thanh của hợp âm được sắp xếp theo quãng ba thì cách sắp xếp ấy gọi là thể cơ bản. Mỗi âm thanh trong hợp âm có tên gọi riêng. Những tên gọi ấy bắt nguồn từ những quãng được hình thành khi hợp âm ở thể cơ bản, tính từ âm dưới cùng đến các âm tiếp theo. Âm gốc (hay còn gọi là âm dưới) của hợp âm ba gọi là âm một, âm thứ hai (hoặc âm giữa) gọi là âm ba, âm thứ ba (hoặc âm trên) là âm năm. Khi trật tự các âm thanh của hợp âm ba thay đổi khiến âm ba hay âm năm trở thành âm dưới cùng thì cách sắp xếp ấy của hợp âm ba gọi là thể đảo. Hợp âm ba có hai thể đảo, đảo một là hợp âm sáu hình thành do chuyển âm một lên một quãng tám, đảo hai là hợp âm bốn sáu hình thành do chuyển âm một và âm ba lên một quãng tám. Trong hợp âm sáu, âm ba trở thành âm dưới, còn trong hợp âm bốn sáu, âm năm trở thành âm dưới: Hợp âm sáu kí hiệu bằng số sáu (6), vì đặc điểm của nó là quãng sáu hình thành từ âm dưới đến âm một đã được chuyển lên trên. Hợp âm bốn sáu kí hiệu bằng số bốn – sáu( (6/4) căn cứ vào những quãng hình thành từ âm dưới cùng đến các âm một và ba. Để có thể cấu tạo hợp âm sáu chủ hoặc bốn - sáu chủ trong một giọng nhất định, cần xuất phát từ sự sắp xếp cơ bản của hợp âm ba, và sau đó dùng cách đảo tìm ra những hợp âm cần thiết. Chẳng hạn, khi cần cấu tạo hợp âm sáu trong giọng Rê trưởng: hoặc hợp âm bốn sáu trong giọng Si thứ : Để biết cách nhanh chóng lập các thể đảo của những hợp âm ba trưởng và thứ từ bất cứ một âm nào, và xác định được giọng của chúng, cần nắm được: 1) Những quãng nào hình thành giữa các âm kề nhau của hợp âm. 44 2) Trong hợp âm sáu, âm một là âm ngọn, còn trong hợp âm bốn sáu nó là âm giữa. Dưới đây là bản cấu trúc quãng trong những thể đảo của các hợp âm ba trưởng và ba thứ: Hợp âm sáu trưởng: quãng ba thứ + quãng bốn đúng Hợp âm sáu thứ: quãng ba trưởng + quãng bốn đúng Hợp âm bốn sáu trưởng: quãng bốn đúng + quãng ba trưởng Hợp âm bốn sáu thứ: quãng bốn đúng + quãng ba thứ Khi đã biết cấu trúc quãng trong những thể đảo các các hợp âm ba trưởng và ba thứ và vị trí của âm cơ bản trong các thể đảo ấy, sẽ dễ dàng lập được hợp âm cần có. 3. Các hợp âm ba chính ở điệu trưởng và thứ, sự liên kết các hợp âm ba chính Có thể lập các hợp âm ba trên tất cả các bậc của điệu trưởng và thứ. Sau khi lập những hợp âm ba trên các bậc của điệu trưởng tự nhiên, ta thấy trong số đó có ba hợp âm (trên các bậc chủ yếu) là trưởng: các hợp âm ba của các bậc I, IV, và V. Mỗi hợp âm có tên gọi riêng (lấy từ tên các bậc lập nên chúng). Hợp âm ba của bậc I gọi là hợp âm ba chủ. Hợp âm ba của bậc IV là hợp âm hạ át. Hợp âm ba của bậc V là hợp âm át. Vì là những hợp âm trưởng cho nên chúng tiêu biểu cho điệu trưởng nhiều hơn. Chúng thể hiện rõ nét hơn các chức năng điệu thức (nghĩa là những mối tương quan của các âm ổn định và không ổn định). Do đó chúng được gọi là các hợp âm ba chính và cũng kí hiệu như các bậc chủ yếu T, S, D: Tất cả các âm của điệu thức đều nằm trong thành phần các hợp âm ba chính. Vai trò các hợp âm ba chính trong điệu thức, chức năng hòa thanh của chúng phụ thuộc vào ý nghĩa điệu thức của các âm thanh (các bậc) nằm trong thành phần mỗi hợp âm đó. Sau khi lập các hợp âm ba trên tất cả các bậc của điệu thứ tự nhiên, ta thấy, ngược với điệu trưởng, các hợp âm ba chính của điệu thứ là những hợp âm ba thứ. Chúng cũng được kí hiệu như các hợp âm ba chính của điệu trưởng, nhưng bằng chữ viết thường t, s, d : La thứ (a-moll) 45 Cấu trúc của các hợp âm ba chính ở các điệu trưởng và thứ hòa thanh khác với điệu trưởng và thứ tự nhiên. ở điệu trưởng, do hạ thấp bậc VI nên hình thành một hợp âm ba hạ át thứ, đem lại cho điệu trưởng hòa thanh tính chất mềm mại hơn, còn ở điệu thứ, do nâng cao bậc VII mà tạo ra một hợp âm ba át trưởng, mang lại cho điệu thứ ít nhiều đặc tính của điệu trưởng: Vì lẽ các hợp âm ba chính là cơ sở hòa thanh của điệu thức và được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc cho nên cần phải biết những cách đơn giản nhất để liên kết chúng với nhau. Sự nối tiếp các hợp âm bằng một chuyển động bằng phẳng của các bè (tiến hành bè) gọi là liên kết hợp âm. Âm hình hòa thanh là một trình tự do một số hợp âm tạo nên. 4. Các hợp âm ba phụ của điệu trưởng và thứ. các hợp âm ba trên các bậc của điệu trưởng, thứ tự nhiên và hòa thanh Các hợp âm của tất cả những bậc còn lại (ngoài những bậc chính) tức các bậc: II, III, VI, và VII gọi là các hợp âm ba phụ. So với các hợp âm ba chính, chúng có ý nghĩa phụ trong điệu thức. Trong điệu trưởng tự nhiên có ba hợp âm ba thứ và một hợp âm ba giảm (ở bậc VII) là những hợp âm ba phụ. Ở điệu trưởng hòa thanh một hợp âm ba thứ ở bậc III, hai hợp âm ba giảm ở các bậc II và VII và một hợp âm ba tăng trên bậc VI là những hợp âm ba phụ. Ở điệu thứ hòa thanh có một hợp âm ba trưởng ở bậc VI, hai hợp âm ba giảm ở các bậc II và VII và một hợp âm ba tăng trên bậc III là những hợp âm ba phụ. Dưới đây là Ví dụ về thành lập các hợp âm ba phụ trong các điệu trưởng, thứ hòa thanh và tự nhiên. 46 Như vậy tổng số các hợp âm ba bao gồm : 1. Ở điệu trưởng hoặc điệu thứ tự nhiên-ba hợp âm ba trưởng, ba hợp âm ba thứ và một hợp âm ba giảm. 2. Ở điệu trưởng hoặc thứ hòa thanh-hai hợp âm ba trưởng, hai hợp âm ba thứ, hai hợp âm ba giảm và một hợp âm ba tăng. Hợp âm ba tăng giải quyết về hợp âm chủ. Hai âm ổn định nằm trong thành phần của hợp âm ba tăng sẽ đứng tại chỗ vì chúng là những âm chung với hợp âm ba chủ, còn âm thứ ba-âm không ổn định-sẽ giải quyết theo hướng bị hút : ở điệu trưởng, bậc VI hạ thấp đi xuống một quãng hai thứ về bậc V, còn ở điệu thứ, bậc VII sẽ đi lên một quãng hai thứ về bậc I. Ví dụ : Như vậy hợp âm ba tăng của điệu trưởng giải quyết về hợp âm bốn sáu chủ, còn ở điệu thứ, về hợp âm sáu chủ. Trong âm nhạc, về phương diện hòa thanh, hợp âm ba giảm chỉ được sử dụng ở dạng hợp âm sáu. Tất cả các hợp âm ba của điệu trưởng tự nhiên và điệu thứ hoà thanh được sắp xếp theo nguyên tắc quãng ba, tạo ra ba nhóm công năng (do những âm chung): 47 Các hợp âm ba ở các bậc VI và III nằm giữa các hợp âm ba chính cho nên chúng có tính chất công năng kép. 5. Hợp âm bảy - hợp âm bảy át và các thể đảo - giải quyết hợp âm bảy át và các thể đảo Hợp âm gồm bốn âm sắp xếp theo những quãng ba gọi là hợp âm bảy. Các âm ngoài cùng của hợp âm bảy tạo nên một quãng bảy vì thế mà có tên gọi ấy. Trong âm nhạc người ta dùng khá nhiều hợp âm bảy các loại. Hợp âm bảy cấu tạo trên bậc V của điệu trưởng và điệu thứ hòa thanh được sử dụng phổ biến hơn cả. Hợp âm này có tên gọi là hợp âm bảy át. Hợp âm bảy át gồm một hợp âm ba trưởng và thêm một quãng ba thứ phía trên (ba trưởng - ba thứ - ba thứ). Tên gọi các âm trong hợp âm bảy át tính từ âm cơ sở lên là: âm một (gốc của hợp âm), âm ba, âm năm và âm bảy (âm ngọn của hợp âm). Hợp âm bảy át kí hiệu là V7 : Hợp âm bảy át có ba thể đảo: đảo một gọi là hợp âm năm sáu (6/5) , đảo hai là hợp âm bốn- ba (4/3) và đảo ba là hợp âm hai (2). Tên gọi các thể đảo của hợp âm bảy át là căn cứ vào những quãng tạo ra từ âm dưới cùng của hợp âm đến âm gốc và âm ngọn của nó: 48 Để nắm được cách lập hợp âm bảy át và các thể đảo của nó ở một giọng nhất định và từ một âm cho sẵn, cần biết thứ tự sắp xếp các quãng hợp thành những hợp âm ấy và biết chúng được thành lập từ những bậc nào. V7: quãng ba trưởng + ba thứ + ba thứ, ở bậc V V6/5: quãng ba thứ + ba thứ + hai trưởng, ở bậc VII V4/3: quãng ba thứ + hai trưởng + ba trưởng, ở bậc II V2: quãng hai trưởng + ba trưởng + ba thứ, ở bậc IV Hợp âm bảy át là hợp âm nghịch. Trong thành phần của nó có hai quãng nghịch: bảy thứ và năm giảm: Những quãng nghịch này trong các thể đảo của hợp âm bảy át sẽ đảo thành những quãng hai trưởng và bốn tăng. Như vậy, hợp âm bảy át và các thể đảo của nó đòi hỏi phải được giải quyết. Chúng được giải quyết theo nguyên tắc các âm không ổn định bị hút về các âm ổn định. Hợp âm bảy át giải quyết về hợp âm ba chủ thiếu âm năm và có ba âm chủ, các bậc V, VII và II chuyển về bậc I, còn bậc IV về bậc III (bậc V nhảy lên một quãng bốn). Hợp âm năm sáu giải quyết về hợp âm ba chủ đầy đủ, có hai âm chủ, các bậc VII và II về bậc I, bậc IV về bậc VI, bậc V đứng tại chỗ. Hợp âm ba bốn giải quyết về hợp âm ba chủ đầy đủ với hai âm chủ cách nhau một quãng tám: bậc II về bậc I, IV về bậc III, V đứng tại chỗ, còn bậc VII về bậc I (được nâng lên một quãng tám). Hợp âm hai giải quyết về hợp âm sáu chủ với hai âm chủ, bậc IV về bậc III, bậc V đứng tại chỗ, các bậc VII và II về bậc I: 49 Mặc dù bậc V là âm chung của hợp âm bảy át và hợp âm ba chủ, khi giải quyết hợp âm bảy át ở dạng cơ bản nó vẫn chuyển về bậc I bằng cách nhảy bậc, như ta đã thấy ở trên. Đó là vì khi giải quyết, cần thiết phải có âm gốc của hợp âm ba chủ ở bè trầm (cho ổn định hơn). 4. Các hợp âm bảy dẫn - hợp âm bảy của bậc II - hợp âm trong âm nhạc Trong số các hợp âm bảy khác, hợp âm bảy dẫn thường được dùng nhiều hơn cả. Chúng được cấu tạo ở bậc VII của điệu trưởng tự nhiên và hòa thanh, cũng như của điệu thứ hoà thanh, do đó có tên gọi là hợp âm bảy dẫn. Ở điệu trưởng tự nhiên, các âm ngoài cùng của hợp âm bảy dẫn tạo thành một quãng bảy thứ, vì thế nó có tên gọi là hợp âm bảy dẫn thứ. Hợp âm bảy dẫn thứ gồm hợp âm ba giảm cộng thêm một quãng ba trưởng ở trên (ba thứ + ba thứ + ba trưởng). Ở các điệu trưởng hòa thanh và thứ hòa thanh những âm ngoài cùng của hợp âm bảy dẫn tạo thành quãng bảy giảm vì thế có tên gọi là hợp âm bảy dẫn giảm. Hợp âm bảy dẫn giảm gồm một hợp âm ba giảm cộng thêm một quãng ba thứ ở trên (ba thứ + ba thứ + ba thứ). Hợp âm bảy dẫn kí hiệu như sau : VII7 Các hợp âm bảy dẫn giải quyết về hợp âm ba chủ có hai âm ba : Các hợp âm bảy dẫn cũng có ba thể đảo. Hợp âm bảy dẫn được dùng cả ở dạng cơ bản lẫn các thể đảo. 50 Ngoài những hợp âm bảy kể trên, trong âm nhạc còn dùng hợp âm bảy ở bậc II, được xếp vào nhóm công năng của các hợp âm hạ át, cho nên người ta còn gọi chúng là hợp âm bảy hạ át. Trong điệu trưởng, ở bậc II hình thành hợp âm bảy thứ ba thứ: Trong điệu thứ, ở bậc II hình thành hợp âm bảy thứ: Trong số các thể đảo của II7, hợp âm II56 được dùng nhiều hơn vì nó thể hiện đầy đủ hơn cả bậc hạ át (bậc IV ở bè trầm). Trong âm nhạc, các hợp âm không những được sử dụng như phần đệm cho giai điệu mà nhiều khi còn xuất hiện ngay trong giai điệu, đó là trường hợp chuyển động của giai điệu đi theo các âm thanh của hợp âm (âm hình hoà thanh). Câu hỏi hướng dẫn học tập Chương này học viên cần nắm vững các kiến thức - Hợp âm ba và đảo - Hợp âm bảy và đảo - Các hợp âm ba phụ và điệu trưởng và thứ Câu 1. Từ nốt Rê quãng 81 hãy thành lập các hợp âm 3 trưởng, 3 thứ, 3 giảm, 3 tăng và các thể đảo. Câu 2. Từ nốt Đô quãng 81 hãy thành lập các hợp âm 3 chủ, hạ át, át. Câu 3. Từ nốt Son quãng 81 hãy thành lập hợp âm bảy át và các thể đảo. 51
File đính kèm:
- giao_trinh_thanh_nhac_bieu_dien_nhac_cu_truyen_thong_organ_l.pdf