Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca

 Thực hành

Bước 1: Chuẩn bị

- Bản nhạc, tư liệu nghe bài dân ca

- Xác định âm vực phù hợp cho giọng hát.

Bước 2: Đọc Gam rải.

- Đọc gam rải đi lên, đi xuống

- Chú ý đọc chậm và nhớ âm các bậc của gam

Bước 3: Xướng âm.

- Xướng âm từng phần, đoạn của bài.

- Chú ý: phải xướng âm cả các nốt hoa mỹ, đọc chậm. Khi xướng âm bị sai hoặc

lạc giọng cần đọc lại gam rải của bài.

Bước 4: Ghép lời, hát theo giai điệu.

Trên cơ sở giai điệu xướng âm, ghép lời theo đúng vị trí trên bản nhạc.

- Chú ý: hát từng phần với tốc độ chậm vừa. Cần hát đúng đủ các âm luyến, láy và

sắc thái của bài.

Bước 5: Hát hoàn thiện cả bài

- Hát đầy đủ bài đúng tốc độ, sắc thái

- Chú ý phần sắc thái như các rung, láy, luyến vì sắc thái là đặc trưng, cái hồn của

bài.

Nội dung thực hành: bài dân ca Dừng chân- Dân ca Mông

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 1

Trang 1

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 2

Trang 2

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 3

Trang 3

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 4

Trang 4

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 5

Trang 5

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 6

Trang 6

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 7

Trang 7

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 8

Trang 8

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 9

Trang 9

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 71 trang baonam 8820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca

Giáo trình Thanh nhạc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, organ - Hát dân ca
 UBND TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC: HÁT DÂN CA 
NGÀNH: THANH NHẠC; BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG; ORGAN 
 Lào Cai, năm 2019 
 1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng 
nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
 LỜI NÓI ĐẦU 
 Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ 
này sang thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa 
phương, từng dân tộc. Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong 
dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một người 
nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng 
vùng, từng dân tộc Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững 
cùng với thời gian. Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. 
Trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm 
hay rộng hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với 
cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề. 
Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi 
lứa, trong tình cảm giữa người và người. 
 Việt Nam là đất nước phong phú về văn hoá, với hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh 
sống. Dân ca mỗi dân tộc, tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau 
nên dân ca cũng có thể phân theo tỉnh nhưng gọi chung cho dễ gọi vì nó cũng có tính 
chung của miền bắc, miền Trung, miền Nam. 
 Tring bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp 
biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào 
lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tới sự hình thành và 
phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc 
truyền thống, trong đó có dạy hát dân ca hình thành cho thế hệ trẻ những tình cảm đúng 
đắn với âm nhạc nói chung, với âm nhạc truyền thống nói riêng và để hình thành nhân 
cách của con người Việt Nam chân chính. 
 học hát các làn điệu dân ca sâu lắng mượt mà người học có thể cảm nhận được vẻ 
đẹp của quê hương, đất nước, tình cảm giữa người với người. Bên cạnh đó, việc thấm 
nhuần các giai điệu dân ca còn giúp người sinh không chỉ biết thưởng thức cái đẹp mà 
vận dụng vào chuyên ngành khi xử lý, diễn tấu các bài bản có âm hưởng dân ca, biết sáng 
tạo, từ đó hình thành nên những người có năng lực sáng tạo về nghệ thuật và có khả năng 
đem cái đẹp vào đời sống trên mọi phương diện, học tập, lao động, ứng xử 
 Giáo trình Hát dân ca chỉ lựa chọn một số bài dân ca tiêu biểu của một số dân tộc, 
vùng miền trải dài từ bắc tới nam. Cấu trúc mỗi bài đều có 2 phần là giới thiệu một số nét 
văn hoá dân tộc hoặc địa phương liên quan đến bài dân ca và phần 2 là hướng dẫn thực hành. 
 Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu chọn lọc các nội dung 
chính xác, ngắn gọn. Tuy nhiên giáo trình vẫn chưa thể hoàn hảo, vì vậy rất mong ý kiến 
phản hồi của chuyên gia và người học để giáo trình hoàn thiện hơn. 
 Lào Cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Lê Quang Chiến 
 3 
 MỤC LỤC 
Bài 1. Dừng chân (dân ca Mông) .................................................................................... 8 
 1. Lý thuyết ...................................................................................................................... 8 
 1.1. Khái quát về dân tộc .......................................................................................... 8 
 1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca ....................................................................... 12 
 2. Thực hành ................................................................................................................... 13 
 3. Hướng dẫn tự học ............................................................................................... 14 
Bài 2. Mưa rơi (dân ca Xá) ............................................................................................ 15 
 1. Lý thuyết .................................................................................................................... 15 
 1.1. Khái quát về dân tộc La Chí ............................................................................ 15 
 1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca ....................................................................... 18 
 2. Thực hành ................................................................................................................... 19 
 3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 20 
Bài 3. Soi bóng bên hồ (Dân ca Giáy) .......... ...  hiệu quả tốt. 
 - Lý Nam Bộ 
 Là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của 
Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.Lý Nam Bộ không chỉ phong 
phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc. Lý Nam Bộ đề cập 
đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn của người dân. Lý còn đề cập đến 
các loài vật, các loại cây, các thứ hoa trái, nói về tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. 
 Có những bài ca nói lên những ước mơ của người dân bình thường, hoặc phê phán 
châm biếm những cảnh chướng tai gai mắt. Lý Nam bộ thực sự là một thể loại phản ánh 
cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam Bộ 
Mặc dầu ở Lý Nam Bộ có đủ mọi sắc thái nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn, 
đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh. 
 - Hò 
 Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong 
một số làn điệu vọng cổ hay bài bản cải lương, ca nhạc tài tử, thì quả chưa đầy đủ. Mặc 
dầu chúng ta không phủ nhận tính hấp dẫn, yếu tố truyền cảm gây xúc động mạnh của 
các thể loại ca hát đó, nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu mà xem xét, thì sự phiến diện 
nói trên có thể đưa đến những nhận định không toàn diện, và hiện tượng nhầm lẫn giữa 
ngọn và gốc có thể xảy ra. Nội dung vấn đề trao đổi của bài viết này nhằm tìm hiểu tính 
chất phong phú của nền dân ca Nam Bộ,một bộ phận trong kho tàng âm điệu dân gian 
phong phú và quí báu của đất nước ta. 
 - Dân ca của người Khmer 
 + Dân ca lao động : Trong dân ca lao động của người Khmer nơi đây thể hiện rất 
rõ những công việc , nghành nghề cụ thể như : Hát quăng chài , tung lưới (Chriêng bong 
som nanh ) , hát đẫn gỗ ( Chriêng cap chhơ ) , hát bổ củi (Chriêng puốcôs ), hát chăm tằm 
(Chriêng chinh – Chôm neang ) , hát quay tơ ( chriêng rô qviy sốt ), hát dệt vải (Chriêng 
treanh – som poôt) , hát đi săn (Chriêng Pren bo banh), hát dã gạo chầy tay (Chriêng bok 
Srâu ). 
 64 
 + Dân ca phong tục nghi lễ : thể hiện tín ngưỡng của người Khmer với đức Phật 
mà họ tôn thờ , tùy theo nội dung trong buổi lễ mà có những nội dung bà hát cụ thể . 
Hoặc trong đám cưới hay tang lễ đều có những làn diệu , âm hưởng của nội dung khác 
nhau. 
 +. Dân ca sinh hoạt : những bài hát nói về đời thường , tình yêu, cuộc sống đều 
thuộc loại này , hát đối đáp nam nữ người Khmer có bài hát ném cầu (Choi chung) những 
bài hát thuộc thể loại này càng làm cho đời sống sinh hoạt tình cảm thêm sâu sắc vui tươi. 
 + Đọc tụng : Ngoài các hình thức dân ca vừa nói ở trên , trong kho tàng dân ca của 
người Khmer còn có hình thức đọc tụng mà người ta gọi là “ hát lễ “ . đọc tụng là một 
nhu cầu không thể thiếu trong đời sống và nó trở thành một phong tục của những người 
Khmer theo tôn giáo chính thống là đọa Phật Tiểu Thừa. 
 + Hò ( SăcKăvati ) : cũng như dân tộc Việt sống ở vùng sông nước Cửu Long có 
rất nhiều điệu hò , người Khmer trong vùng là dân tộc ít người duy nhất ở nước ta có các 
điệu hò dân gian gần gũi với sông nước như hò đua thuyền , hò kéo dây, hò kéo co, hò 
hái sen. Đó là những điệu hò khỏe khoắn , khoan thai phù hợp với nhịp điệu lao động trên 
sông nước . 
 1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca 
 - Tính chất: bài có tính vui tươi, nhí nhảnh mang màu sắc đồng giao 
 - Tốc độ bài: nhanh vừa 
 - Hàng âm 
 2. Thực hành 
 Bước 1: Chuẩn bị 
 - Bản nhạc, tư liệu nghe bài dân ca . 
 - Xác định âm vực phù hợp cho giọng hát. 
 Bước 2: Đọc Gam rải. 
 - Đọc gam rải đi lên, đi xuống 
 - Chú ý đọc chậm và nhớ âm các bậc của gam 
 Bước 3: Xướng âm. 
 - Xướng âm từng phần, đoạn của bài. 
 - Chú ý: phải xướng âm cả các nốt hoa mỹ, đọc chậm. Khi xướng âm bị sai hoặc 
lạc giọng cần đọc lại gam rải của bài 
 Bước 4: Ghép lời, hát theo giai điệu. 
 - Trên cơ sở giai điệu xướng âm, ghép lời theo đúng vị trí trên bản nhạc. 
 65 
 - Chú ý: hát từng phần với tốc độ chậm vừa. Cần hát đúng đủ các âm luyến, láy và 
sắc thái của bài 
 Bước 5: Hát hoàn thiện cả bài 
 - Hát đầy đủ bài đúng tốc độ, sắc thái 
 - Chú ý phần sắc thái như các rung, láy, luyến vì sắc thái là đặc trưng, cái hồn của 
bài. 
 Nội dung bài Lý dĩa bánh bò 
3. Hướng dẫn tự học 
 Tìm và nghe bài dân ca Lý dĩa bánh bò. 
 Tìm hiểu và nghe thêm các bài dân ca nam bộ khác. 
 66 
 Bài 12. Lý chiều chiều (Dân ca Nam bộ) 
 MỤC TIÊU: 
 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 
 - Kiến thức: Trình bày được đặc điểm văn hoá nam bộ, đặc điểm của bài dân ca 
 - Kỹ năng: Hát được đúng giai điệu, tính chất của bài. 
 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học và tìm hiểu các bài dân ca Nam bộ. 
 NỘI DUNG CHI TIẾT: 
 1. Lý thuyết 
 1.1. Một vài đặc điển văn hoá Nam bộ 
 a) Khái lược chung 
 Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, 
phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và phía 
đông bắc giáp với duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên. 
 Đông Nam bộ có độ cao từ 0 - 986m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan 
và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000 
ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dai lên đến 5.700 km. 
 Tây Nam bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có 
một số núi thấp ở khu vực miền tây tỉnh An Giang, miền Tây tỉnh Kiên Giang và 
Campuchia. 
 Văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn 
di dân Việt đến định cư ở Prey Kôr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Vùng đất Nam 
Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông 
rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào. 
Cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho họ 
đến khai phá và định cư ở Biên Hoà- Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào và 
chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước 
đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hoá vùng miền hình thành qua thời 
gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành 
trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền 
tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi 
trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hoá Nam 
Bộ như hiện nay. 
 Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ 
các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho 
đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt... Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật 
riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập 
 67 
nước mênh mông là nơi sanh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, 
còng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật 
lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian[7]. 
 Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ 
do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa của Nam 
Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng 
có những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá 
trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành 
phong cách văn hóa riêng vùng. Tính mở của một vùng đất mới làm nên tính năng động, 
nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp 
nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và hiện nay có thêm nền văn minh 
hiện đại. 
 b) Đời sống âm nhạc dân gian 
 Nói đến nghệ thuật ca hát dân ca cổ truyền Nam Bộ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các 
loại hình nghệ thuật phổ biến như : đờn ca tài tử , cải lương , tuồng , lý .. Và một kho 
tàng dân ca nhạc cổ phong phú . Có được kho tàng âm nhạc độc đáo như vậy cũng nhờ 
Nam Bộ có sự đa dạng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên . Dể tìm hiều thêm 
những nét đặc sắc trong các loại hình nghệ thuật ở Nam Bộ chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu: 
 - Ca ra bộ 
Ra đời khoảng 1915 tại Vĩnh Long , do thầy Phó Mười Hai ( Tống Hữu Định) đề xướng. 
Lấy bài Nguyệt Nga , Bùi Kiệm thoe điệu Tứ Đại Oán từ ban tài tử của ông Nguyễn 
Tống Triều ở Mỹ Tho. Ca Ra Bộ là vừa ca vừa ra điệu bộ diễn tả theo nội dung bài hát. 
Lối diễn tả sinh động theo nộ dung bài hát nhiều người ưa thích được mời diễn trong các 
nhà hàng lớn tạo nên nhiều gánh hát nổi tiếng (đây là cơ sở để cải lương ra đời sau này và 
có thể nói Ca ra Bộ là khúc dạo đầu của Cải lương ) 
 - Cải lương: 
 Khoảng năm 1905 thực dân Pháp xâm lược nước ta và mở nhà hát Tây với kiến 
trúc mới lạ , có bố trí chỗ ngồi và sân khấu được trang trí rất sinh động đã thu hút được 
rất nhiều người , trước tình hình đó những lối thoát cho nhạc tài tử được mở ra là : từ chỗ 
ngồi nghiêm nghị đến hát , nghệ nhân tiến tới hát điệu bộ( diễn) là “ca-ra-bộ” Đó là cơ sở 
để cải lương ra đời sau này. Thường thì dưới các bảng hiệu của các đoàn hát cải lương 
thường có đôi liễn như sau: 
 “Cải cách hát ca theo tiến bộ 
 Lương truyền tuồng tích sánh văn minh” 
 - Đờn ca tài tử 
 Mục đích của các bạn đờn ca tài tử là phục vụ vô tư cho các lễ hội, đình ám, đám 
cưới, đám giỗ, buổi tiễn đưa tân binh, đơn vị bộ đội lên đường đánh giặc... không vụ lợi, 
không cần thù lao, gọi là "giúp vui", mang tính cộng đồng sâu sắc, bình đẳng giữa mọi 
người. Ai biết đờn thì đờn, biết ca thì ca, một bài cũng được, thậm chí đờn ca có lỡ "rớt" 
nhịp cũng chẳng ai chê cười mà còn động viên cố gắng. Những người không biết đờn ca, 
 68 
đủ cả trẻ già trai gái, cả người đi đường thích thì tham gia, cũng tự nhiên đến ngồi nghe 
với thái độ chăm chú thưởng thức càng động viên các tài tử ca đờn càng hay hơn, nếu lâu 
lâu có bánh trái, trà lá bồi dưỡng cho ban tài tử càng tốt. Ban tài tử nào, ở ấp, xã nào cũng 
có đông đảo khán, thính giả trung thành. Cuộc chơi không hạn định giờ giấc. 
 - Hát bội 
 Hát bội giữ được vị trí chủ đạo trong sinh hoạt biểu diễn ở Sài Gòn suốt mấy thế 
kỷ, nhưng sang đến thể kỷ XX, hát bội bị các loại hình nghệ thuật sân khấu khác (Cải 
lương, kịch nói...) lấn át, trở thành một loại hình nghệ thuật cổ truyền chủ yếu gắn với 
sinh hoạt lễ hội dân gian (ở đình, miếu...). Mặc dù vậy, đối với nhiều người dân, nhất là ở 
vùng nông thôn ngoại thành và người lớn tuổi, hát bội vẫn là một loại hình nghệ thuật có 
sức hấp dẫn riêng. Đặc biệt, gần đây hoạt động du lịch ở TP Hồ Chí Minh ngày càng phát 
triển, các chương trình trích đoạn hát bội truyền thống phục vụ khách du lịch quốc tế đã 
được chú ý bước đầu đạt hiệu quả tốt. 
 - Lý Nam Bộ 
 Là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của 
Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.Lý Nam Bộ không chỉ phong 
phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc. Lý Nam Bộ đề cập 
đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn của người dân. Lý còn đề cập đến 
các loài vật, các loại cây, các thứ hoa trái, nói về tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. 
 Có những bài ca nói lên những ước mơ của người dân bình thường, hoặc phê phán 
châm biếm những cảnh chướng tai gai mắt. Lý Nam bộ thực sự là một thể loại phản ánh 
cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam Bộ 
Mặc dầu ở Lý Nam Bộ có đủ mọi sắc thái nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn, 
đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh. 
 - Hò 
 Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong 
một số làn điệu vọng cổ hay bài bản cải lương, ca nhạc tài tử, thì quả chưa đầy đủ. Mặc 
dầu chúng ta không phủ nhận tính hấp dẫn, yếu tố truyền cảm gây xúc động mạnh của 
các thể loại ca hát đó, nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu mà xem xét, thì sự phiến diện 
nói trên có thể đưa đến những nhận định không toàn diện, và hiện tượng nhầm lẫn giữa 
ngọn và gốc có thể xảy ra. Nội dung vấn đề trao đổi của bài viết này nhằm tìm hiểu tính 
chất phong phú của nền dân ca Nam Bộ,một bộ phận trong kho tàng âm điệu dân gian 
phong phú và quí báu của đất nước ta. 
 - Dân ca của người Khmer 
 + Dân ca lao động : Trong dân ca lao động của người Khmer nơi đây thể hiện rất 
rõ những công việc , nghành nghề cụ thể như : Hát quăng chài , tung lưới (Chriêng bong 
som nanh ) , hát đẫn gỗ ( Chriêng cap chhơ ) , hát bổ củi (Chriêng puốcôs ), hát chăm tằm 
(Chriêng chinh – Chôm neang ) , hát quay tơ ( chriêng rô qviy sốt ), hát dệt vải (Chriêng 
treanh – som poôt) , hát đi săn (Chriêng Pren bo banh), hát dã gạo chầy tay (Chriêng bok 
Srâu ). 
 69 
 + Dân ca phong tục nghi lễ : thể hiện tín ngưỡng của người Khmer với đức Phật 
mà họ tôn thờ , tùy theo nội dung trong buổi lễ mà có những nội dung bà hát cụ thể . 
Hoặc trong đám cưới hay tang lễ đều có những làn diệu , âm hưởng của nội dung khác 
nhau. 
 +. Dân ca sinh hoạt : những bài hát nói về đời thường , tình yêu, cuộc sống đều 
thuộc loại này , hát đối đáp nam nữ người Khmer có bài hát ném cầu (Choi chung) những 
bài hát thuộc thể loại này càng làm cho đời sống sinh hoạt tình cảm thêm sâu sắc vui tươi. 
 + Đọc tụng : Ngoài các hình thức dân ca vừa nói ở trên , trong kho tàng dân ca của 
người Khmer còn có hình thức đọc tụng mà người ta gọi là “ hát lễ “ . đọc tụng là một 
nhu cầu không thể thiếu trong đời sống và nó trở thành một phong tục của những người 
Khmer theo tôn giáo chính thống là đọa Phật Tiểu Thừa. 
 + Hò ( SăcKăvati ) : cũng như dân tộc Việt sống ở vùng sông nước Cửu Long có 
rất nhiều điệu hò , người Khmer trong vùng là dân tộc ít người duy nhất ở nước ta có các 
điệu hò dân gian gần gũi với sông nước như hò đua thuyền , hò kéo dây, hò kéo co, hò 
hái sen. Đó là những điệu hò khỏe khoắn , khoan thai phù hợp với nhịp điệu lao động trên 
sông nước . 
 1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca 
 - Tính chất: bài có tính chất buồn, hoài vọng, đôi chút khắc khoải. 
 - Tốc độc bài: chậm 
 - Hàng âm 
 2. Thực hành 
 Bước 1: Chuẩn bị 
 - Bản nhạc, tư liệu nghe bài dân ca . 
 - Xác định âm vực phù hợp cho giọng hát. 
 Bước 2: Đọc Gam rải. 
 - Đọc gam rải đi lên, đi xuống 
 - Chú ý đọc chậm và nhớ âm các bậc của gam 
 Bước 3: Xướng âm. 
 - Xướng âm từng phần, đoạn của bài. 
 - Chú ý: phải xướng âm cả các nốt hoa mỹ, đọc chậm. Khi xướng âm bị sai hoặc 
lạc giọng cần đọc lại gam rải của bài 
 Bước 4: Ghép lời, hát theo giai điệu. 
 - Trên cơ sở giai điệu xướng âm, ghép lời theo đúng vị trí trên bản nhạc. 
 - Chú ý: hát từng phần với tốc độ chậm vừa. Cần hát đúng đủ các âm luyến, láy và 
sắc thái của bài 
 70 
 Bước 5: Hát hoàn thiện cả bài 
 - Hát đầy đủ bài đúng tốc độ, sắc thái 
 - Chú ý phần sắc thái như các rung, láy, luyến vì sắc thái là đặc trưng, cái hồn của 
bài. 
Nội dung bài Lý chiều chiều 
3. Hướng dẫn tự học 
 Tìm và nghe bài dân ca Lý chiều chiều 
 Tìm hiểu và nghe thêm các bài dân ca Nam bộ. 
 71 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_nhac_bieu_dien_nhac_cu_truyen_thong_organ_h.pdf