Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm

Học phần Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm được đưa vào giảng dạy cho sinh viên các trường Sư phạm và học viên các lớp nghiệp vụ sư phạm giáo viên phổ thông trong nhiều năm qua. Đây là học phần nối tiếp học phần Tâm lý học đại cương, nhằm cung cấp những tri thức chung nhất về tâm lý lứa tuổi, chủ yếu là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, những cơ sở tâm lý của việc dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh, các phẩm chất và năng lực của giáo viên. Bằng sự tích hợp hệ thống lý luận của khoa học tâm lý và những kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học trong và ngoài nước, học phần giúp người học có những hiểu biết khá sâu sắc về tâm lý lứa tuổi cũng như những cơ sở tâm lý của dạy học và giáo dục, từ đó có thể rút ra các kết luận sư phạm cần thiết cho công tác tương lai.

Những năm gần đây xuất hiện một số tài liệu dịch và biên soạn nội dung của học phần này, tuy nhiên các tài liệu hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy bộ môn này theo hệ thống tín chỉ ở các cơ sở đào tạo trong ngành Sư phạm. Vì vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên các trường Sư phạm và cho học viên các lớp nghiệp vụ sư phạm giáo viên phổ thông, bộ môn Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức biên soạn giáo trình này. Giáo trình được biên soạn theo hướng tinh lọc những kiến thức cơ bản và thiết thực phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ. cấu trúc của giáo trình gồm 6 chương với sự đầu tư biên soạn của các cán bộ giảng dạy thuộc bộ môn Tâm lý học như sau:

Chương 1: Nhập môn Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm (TS. Nguyễn Thị Tứ)

Chương 2: Tâm lý học tuổi thiếu niên (TS. Nguyễn Thị Tứ)

Chương 3: Tâm lý học tuổi thanh niên học sinh (ThS. Huỳnh Lâm Anh Chương)

Chương 4: Tâm lý học dạy học (ThS. Lý Minh Tiên)

Chương 5: Tâm lý học giáo dục đạo đức (ThS. Lý Minh Tiên)

Chương 6: Tâm lý học nhân cách giáo viên (ThS. Bùi Hồng Hà)

Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm tác giả có tham khảo nhiều tài liệu, và do bảo đảm tính kế thừa các thành tựu tâm lý học đã có, nhóm đã sử dụng một số nội dung trong các giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm đã xuất bản trước đây. Chúng tôi rất trân trọng các thông tin đó và xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các tác giả, những nhà khoa học đi trước.

 

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 1

Trang 1

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 2

Trang 2

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 3

Trang 3

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 4

Trang 4

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 5

Trang 5

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 6

Trang 6

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 7

Trang 7

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 8

Trang 8

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 9

Trang 9

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 122 trang Trúc Khang 08/01/2024 34424
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm

Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & tâm lý học sư phạm
ThS. Lý Minh Tiên - TS. Nguyễn Thị Tứ (Chủ biên)
ThS. Bùi Hồng Hà - ThS. Huỳnh Lâm Anh Chương
GIÁO TRÌNH: Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm
LỜI NÓI ĐẦU
Học phần Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm được đưa vào giảng dạy cho sinh viên các trường Sư phạm và học viên các lớp nghiệp vụ sư phạm giáo viên phổ thông trong nhiều năm qua. Đây là học phần nối tiếp học phần Tâm lý học đại cương, nhằm cung cấp những tri thức chung nhất về tâm lý lứa tuổi, chủ yếu là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, những cơ sở tâm lý của việc dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh, các phẩm chất và năng lực của giáo viên. Bằng sự tích hợp hệ thống lý luận của khoa học tâm lý và những kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học trong và ngoài nước, học phần giúp người học có những hiểu biết khá sâu sắc về tâm lý lứa tuổi cũng như những cơ sở tâm lý của dạy học và giáo dục, từ đó có thể rút ra các kết luận sư phạm cần thiết cho công tác tương lai.
Những năm gần đây xuất hiện một số tài liệu dịch và biên soạn nội dung của học phần này, tuy nhiên các tài liệu hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy bộ môn này theo hệ thống tín chỉ ở các cơ sở đào tạo trong ngành Sư phạm. Vì vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên các trường Sư phạm và cho học viên các lớp nghiệp vụ sư phạm giáo viên phổ thông, bộ môn Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức biên soạn giáo trình này. Giáo trình được biên soạn theo hướng tinh lọc những kiến thức cơ bản và thiết thực phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ. cấu trúc của giáo trình gồm 6 chương với sự đầu tư biên soạn của các cán bộ giảng dạy thuộc bộ môn Tâm lý học như sau:
Chương 1: Nhập môn Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm (TS. Nguyễn Thị Tứ)
Chương 2: Tâm	lý học tuổi thiếu niên (TS. Nguyễn Thị Tứ)
Chương 3: Tâm	lý học tuổi thanh niên học sinh (ThS. Huỳnh Lâm Anh Chương)
Chương 4: Tâm	lý học dạy học (ThS. Lý Minh Tiên)
Chương 5: Tâm	lý học giáo dục đạo đức (ThS. Lý Minh Tiên)
Chương 6: Tâm	lý học nhân cách giáo viên (ThS. Bùi Hồng Hà)
Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm tác giả có tham khảo nhiều tài liệu, và do bảo đảm tính kế thừa các thành tựu tâm lý học đã có, nhóm đã sử dụng một số nội dung trong các giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm đã xuất bản trước đây. Chúng tôi rất trân trọng các thông tin đó và xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các tác giả, những nhà khoa học đi trước.
Nhóm tác giả đã cố gắng đến mức tối đa để giáo trình có những ưu điểm mới nhưng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bộ môn Tâm lý học và nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp và chia sẻ của các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viên và những độc giả khác để giáo trình được tiếp tục hoàn thiện hơn.
Bộ môn Tâm lý học và nhóm tác giả
Chương 1: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, người học :
Về kiến thức
Biết, hiểu rõ đối/ tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
Biết, hiểu rõ bản chất của các học thuyết tâm lý về sự phát triển tâm lý trẻ em, cùng với sự phân chia các giai đoạn lứa tuổi.
Về kỹ năng
Vận dụng các học thuyết về sự phát triển tâm lý trẻ em để giải thích một số hiện tượng tâm lý thường gặp ở trẻ em trong các giai đoạn lứa tuổi khác nhau.
Về thái độ
Quan tâm nhiều hơn đối với các vấn đề trẻ em và cách thức giáo dục trẻ em.
Thể hiện thái độ tích cực khi xem xét các vấn đề của trẻ em.	
1.1 Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm
Từ khi Tâm lý học ra đời và phát triển mạnh mẽ với tư cách là một khoa học độc lập năm (1879) thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi việc nghiên cứu tâm lý phải được tiến hành một cách chuyên sâu, khiến cho rất nhiều ngành tâm lý học ứng dụng phát sinh. Ba năm sau sự ra đời của tâm lý học, vào năm 1882, nhà tâm lý học người Đức Preier lần đầu tiên cho xuất bản cuốn sách “Tâm hồn trẻ thơ” đánh dấu sự ra đời của ngành Tâm lý học lứa tuổi, nhưng Tâm lý học lứa tuổi chỉ trở thành một ngành khoa học độc lập vào cuối thế kỉ thứ XIX, đầu thế kỉ XX khi nó có xu hướng làm sáng tỏ những đặc điểm tâm lý lứa tuổi và tiến trình phát triển nhân cách cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi, với sự xuất hiện của bốn học thuyết lớn về sự phát triển tâm lý của trẻ em: Thuyết phân tâm, Thuyết hành vi, Thuyết phát sinh nhận thức và Thuyết hoạt động tâm lý.
Tâm lý học lứa tuổi không thể nghiên cứu con người một cách độc lập, tách rời khỏi những điều kiện tự nhiên và xã hội của đời sống, mà nó phải được nghiên cứu trong những điều kiện cụ thể của việc dạy học và giáo dục vì tách khỏi những điều kiện đó thì con người không thể phát triển bình thường được. Nhưng đồng thời việc dạy học và giáo dục cũng không thể xem xét tách rời khỏi đối tượng được giáo dục, vì thế Tâm lý học sư phạm cũng ra đời ngay sau đó. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm có thể nói là những chuyên ngành tâm lý học ... hầy giáo XHCN, NXB TP. Hồ Chí Minh.
Đồ Hạnh Nga (2009), Giáo trình môn học tâm lý học phát triển, Bộ môn TLH, ĐHKHXH & NV.
Phan Trọng Ngọ (chủ biên, 2000). Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phan Trọng Ngọ (chủ biên, 2001), Tâm lý học trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hường (chù biên, 2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí ngirời, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Vũ Thị Nho (2008), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bùi Ngọc Oánh, Triệu Xuân Quýnh, Nguyễn Hữu Nghĩa (1993), Tâm lý học, NXB ĐHSP TPHCM.
Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Thị Thúy (2011), cẩm ngng phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
Roberts Feldman. Minh Đức - Hồ Kim Chung biên soạn
, Tâm lý học căn bản, NXB Văn hóa - Thông tin.
Robert. J. Marand, Debra J. Pickering, Jang E. Pollock.
Hồng Lạc dịch (2005), Các phương pháp dạy học hiếu quà, NXB Giáo Dục.
Robert. V. Kail, John c. Cavangugh, Nguyễn Kiên Trường dịch (2006), Nghiên cứu về sự phát triển con người, NXB Văn hóa - Thông tin.
Huỳnh Văn Sơn (chù biên, 2010), Những kiến thức cơ bản của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB ĐHSP TP.HCM.
Huỳnh Văn Sơn (2010), Nhập môn Tâm lý học phát triển, NXB Giáo Dục.
Nguyễn Hữu Thiện (2004), Tìm hiếu thực trạng công tác quản lý hướng nghiệp cho thanh niên học sinh tại thành phổ Hô Chí Minh và đê xuăt một sô biện pháp, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
Hà Thương biên soạn (2006), Các vấn đề cần quan tâm ở tuổi vị thành niên, NXB Lao Động.
Lê Đình Tuấn (chủ biên, 2009), Giáo trình Giáo dục dân số
Sức khỏe sinh sản, trang 178-188.
Nguyễn Nữ Bích Tuyền (2012), Anh hưởng của thần tượng đên định hướng giá trị đạo đức của học sinh một sỗ trường trung học phổ thông TP.HCM, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, ĐHSP TP.HCM.
Nguyễn Ánh Tuyết (2007), Tám lý học trẻ em lứa tuồi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi), NXB ĐHQG Hà Nội.
V.A. Kruchetxki. Người dịch Trần Thị Qua, Trần Trọng Thủy, Bùi Văn Huệ (1977). Những cơ sở của tâm lý học sư phạm. Sở Giáo dục TP. HCM xuất bản.
V. A. Kruchetxki. Người dịch Thế Long (1981). Những cơ sở của tám lý học sư phạm (tập II). NXB Giáo Dục.
N.A. Lyalin (1969). Cơ sở tâm lý đức dục. NXB Giáo Dục.
Tài liệu tiếng Anh
David. R. Shaffer (1992), Developmental Psychology ChUầhood and Adolescence (second edition), NgvvYork.
Laura E. Berk (1989), Child Development, Boston, Allyn and Bacon.
Sylvia Mader (2004), Understanding Human Angtomy & Physiology, Fifth Edition, The Urỉngry System and Excretion, © The McGraw - Hill Companies, P324-340.
Roret V.Kail (2001), Children anh Their Development, USA.
Tài liệu tiếng Nga
rp3Ìíc Kpaflr, /ỊOH BOKỴM (2005) ĨIcHxcưiorHH pa3BHTHa - cng., iiHTep.
/ỊapBHiu	O.B (2004).	Bo3pacTHaa	ncHX0Ji0rHH	noA
pe^aKựHeH npoộeccopa B.E. KJIOHKO - M., Bjĩafloc npecc.
Koh H.C: IIcHX0Ji0rHfl CTapmeiaiaccHHKa (1980): IIocoốHe ữỉĩỉỉ yHHTengỉỉ. - M.: npocBemeHHe.
OõyxoBa	JI. (2004).	Bo3pacTHaa	ncHxojiorH».	M.,
ng/ỊarorHHecKoe oốmecTBO POCCHỈÍ.
IlcHxojionĩH coBpeMeHHoro noapocTKa (2005)// n<w pefl. JI.A.Peryui - CII6.: PeHb.
PHỤ LỤC
CHUẨN GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Bộ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NGM
Độc lập - Tụ-do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo Thông tu số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 thảng 10 năm 2009 của Bộ trướng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tưọng áp dụng
Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (sau đây gọi chung là giáo viên trung học) bao gồm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trụng học; đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghê nghiệp (sau đây gọi tắt là Chuẩn).
Quy định này áp dụng đối với giáo viên trung học giảng dạy tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Làm cơ sờ để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kể hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử đụng đội ngũ giáo viên trung học.
Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.
Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quàn lý khác.
Điều 3. Trong văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.
Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội .dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
Chuẩn gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí.
CHUẨN NGHÈ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chỉnh trị, đạo đức, lối sống
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
Tiêu chí 3. ứng xử với học sinh
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bảng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
Tiêu chí 4. ứng xử với đồng nghiệp
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dụcCó phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầi^và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đảnh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng két quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
Ke hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phuơng pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù họp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.
Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã
hội
Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhàm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp
. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẢN
Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chù và công bằng; phản ánh đủng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.
Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên
Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm.
Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.
Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
Đạt chuẩĩì:	„
Loại xuất sác: Tất cà các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đồ phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.
Loại khả: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trờ lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.
Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
■Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1);
Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3);
Bước 3: Hiệu trường đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Chương IV TỎ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên
Đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện hàng năm vào cuối năm học.
Đối với giáo viên trường công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loạiĐiều 14. Trách nhiệm của các nhà trường, địa phương và bộ ngành liên quan
Các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên trung học theo quy định của Thông tư này; lưu hồ sơ và báo cáo kết quả thực hiện về các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Phòng giáo dục và đào tạo chi đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tu này đối với các trường trung học cơ sờ, trường phổ thông có hai cấp học tiểu học và trung học cơ sở; báo cáo các kết quả cho ủy ban nhân dân cấp huyện và sờ giáo dục và đào tạo.
Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp trung học phổ thông; báo cáo các kết quả cho ủy ban nhân dân cấp tinh và Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý các trường có cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư này và thông báo kết quả đánh giả, xếp loại giáo viên trung học về Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
NHẢ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5 - TP HCM Điện thoại: (08) 38 301 303 - Fax: (08) 39 381 382 Email: nxb@hcmup.edu.vn 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC LỨA TUỎI & TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
ThS. Lý Minh TÌên - TS. Nguyễn Thị Tứ {Chủ biên) -
ThS. Bùi Hồng Hà - ThS. Huỳnh Lâm Anh Chương
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đỗc - Tổng bỉên tập PGS. TS. NGUYỄN KIM HONG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm TP HCM TS. BẠCH VĂN HỢP
Biên tập kỹ thuật:
Ths, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
Trình bày bìa:
LÝ LÊ THẾ TRIỂN
Sửa bản in:
HỒ THỊ HƯƠNG BIỂN
in 3000 cuốn khổ 16 X 24 cm tại Công ty TNHH MTV In Kinh tể, 279 Nguyễn Tri Phương, P.5, Q.10, TP.HCM;i)ăng ký kế hoạch xuất bản số 1133-2012/CXB/02-267/ĐHSPTPHCM, Quyết định xuất bản số 533/QĐ-NXBĐHSP ký ngày 26 tháng 9 năm 2012. in xong và nộp lưu chiểu quí III năm 2012.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_tam_ly_hoc_lua_tuoi_tam_ly_hoc_su_pham.docx