Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường

1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ BẤT BÌNH THƯỜNG :

Ngày nay có nhiều định nghĩa khác nhau được sử dụng bởi các nhà tâm lý và trong dân gian về hành vi bất bình thường.

1.1. Sự lệch lạc so với bình thường (lệch chuẩn): hành vi không bình thường so với đa số : nếu làm thống kê và nếu lấy một điểm trung bình thì đa số con người xoay quanh điểm ấy, một ít người ở vị trí xa hơn : ví dụ chiều cao. Khỏang cách với những giá trị trung bình đôi khi bị xem là bất bình thường (gọi là đơn vị lệch chuẩn ) : ví dụ IQ của trí thông minh : dưới 100 được xem là bất bình thường về trí thông minh.

1.2. Vi phạm chuẩn mực xã hội : vi phạm các qui tắc xã hội. Phần lớn các hành vi của chúng ta được định hình theo các quy tắc (cái gì là đúng, sai). Ví dụ : cách thức ăn mặc, hành vi trong lần hẹn đầu tiên, nhìn người lạ, hành vi sinh viên / giảng viên, nói chung ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Đây là định chuẩn thường được dùng nhiều nhất.

1.3. Hành vi không thích nghi : có hai khía cạnh : không thích ứng với chính mình như không đạt mục tiêu, không thích ứng với yêu cầu cuộc sống và không thích ứng với xã hội ( như quấy rầy, không hoà nhập hay làm hỏng chức năng nhóm xã hội) Ví dụ: Tuấn, một người đàn ông 38 tuổi ngày nào cũng say rượu đến mức mất tự chủ. Anh ta hay gây gỗ với gia đình và bạn bè anh và thường đánh nhau tại nơi làm việc. Tuần rồi, anh mắng chửi xếp của anh và bị nghỉ việc. Anh không ý muốn tìm việc khác và tiêu tiền vào việc uống rượu, xem video, anh không hề nghi anh là gì

và khi ai xem thường anh ta thì anh ta rất buồn khổ.

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 1

Trang 1

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 2

Trang 2

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 3

Trang 3

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 4

Trang 4

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 5

Trang 5

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 6

Trang 6

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 7

Trang 7

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 8

Trang 8

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 9

Trang 9

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 71 trang Trúc Khang 08/01/2024 9322
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường

Giáo trình Tâm lý hành vi bất bình thường
 1
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
TÂM LÝ HÀNH VI BẤT BÌNH THƯỜNG 
Th.S.Nguyễn Ngọc Lâm biên soạn 
Năm 2002 
 2
MỤC LỤC 
Chương 1 : Khái niệm bất bình thường. Tr 3 
Chương 2 : Hành vi con người.. tr 12 
Chương 3 : Tâm bệnh học về tuổi thơ . tr 18 
Chương 4 : Lịch sử của tâm lý bệnh học và hệ thống phân loại :.. tr 28 
Chương 5 : Hoạt động tâm thần : tr 39 
Chương 6 : Biểu hiện của rối loạn tâm thần :.. tr 43 
Chương 7 : Lo âu và trầm cảm : tr 48 
Chương 8 : Bệnh hưng – trầm cảm :.. tr 63 
Chương 9 : Xung đột và Stress : tr 65 
Chương 10 : Rối loạn nhân cách :. tr 73 
Chương 11 : Bệnh tâm thần phân liệt : tr 76 
Chương 12 : Rối loạn tình dục : tr 79 
Chương 13 : Hành vi tự tử ở thanh thiếu niên :.. tr 81 
Tài liệu tham khảo : tr 85 
 3
CHƯƠNG 1 : KHAI NIỆM BẤT BÌNH THƯỜNG 
X	W 
Nói đến ai đó bất bình thường là nói đến cái gì ? Làm thế nào để biết một người nào 
đó bất bình thường ? Tại sao họ đã trở thành như thế? Họ có thay đổi được không ? 
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là “bình thường” và “bất bình thường”. 
1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ BẤT BÌNH THƯỜNG : 
Ngày nay có nhiều định nghĩa khác nhau được sử dụng bởi các nhà tâm lý và trong 
dân gian về hành vi bất bình thường. 
1.1. Sự lệch lạc so với bình thường (lệch chuẩn): hành vi không bình thường so với 
đa số : nếu làm thống kê và nếu lấy một điểm trung bình thì đa số con người xoay 
quanh điểm ấy, một ít người ở vị trí xa hơn : ví dụ chiều cao. Khỏang cách với những 
giá trị trung bình đôi khi bị xem là bất bình thường (gïọi là đơn vị lệch chuẩn ) : ví dụ 
IQ của trí thông minh : dưới 100 được xem là bất bình thường về trí thông minh. 
1.2.. Vi phạm chuẩn mực xã hội : vi phạm các qui tắc xã hội. Phần lớn các hành vi 
của chúng ta được định hình theo các quy tắc (cái gì là đúng, sai). Ví dụ : cách thức 
ăn mặc, hành vi trong lần hẹn đầu tiên, nhìn người lạ, hành vi sinh viên / giảng viên, 
nói chung ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Đây là định chuẩn thường được dùng 
nhiều nhất. 
1.3. Hành vi không thích nghi : có hai khía cạnh : không thích ứng với chính mình 
như không đạt mục tiêu, không thích ứng với yêu cầu cuộc sống và không thích ứng 
với xã hội ( như quấy rầy, không hoà nhập hay làm hỏng chức năng nhóm xã hội) 
Ví dụ: Tuấn, một người đàn ông 38 tuổi ngày nào cũng say rượu đến mức mất tự 
chủ. Anh ta hay gây gỗ với gia đình và bạn bè anh và thường đánh nhau tại nơi làm 
việc. Tuần rồi, anh mắng chửi xếp của anh và bị nghỉ việc. Anh không ý muốn tìm 
việc khác và tiêu tiền vào việc uống rượu, xem video, anh không hề nghiõ anh là gì 
và khi ai xem thường anh ta thì anh ta rất buồn khổ. 
1.4. Sự đâu khổ cá nhân : Nếu con người hài lòng với cuộc sống của mình thì không 
có gì phải quan tâm đến lãnh vực sức khoẻ tâm thần. Nhưng khi lo âu, khủng 
hoảng.. thì hành vi và suy nghĩ của người bất hạnh dễ bị xem là bất bình thường. 
 1.5. Lệch lạc từ một lý tưởng : vấn đề này tùy thuộc vào tính chất đặc biệt của “ 
lý tưởng “ cá nhân là gì. Đó cũng là dấu hiệu của bệnh tâm thần theo một số thuyết 
tâm lý. 
 1.6. Rối loạn về mặt y học : bất bình thường phát sinh khi có bệnh về thể chất. Hành vi 
bất thường là dấu hiệu của sự rối loạn thể chất. Đó là khái niệm phát sinh sinh vật 
 4
(biogenic). Người bệnh khác với người không bệnh. Ví dụ : bệnh Alzheimer (não bị thái 
hoá, tập trung, trí nhớ kém, khó chịu, ảo giác) 
Không có một định nghĩa nào gọi là đúng hay là tốt nhất vì có nhiều khía cạnh của 
bất bình thường. 
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ BẤT BÌNH THƯùỜNG 
2.1. Sự lệch lạc so với bình thường : 
Định nghĩa này liên quan đến người trung bình (average person = ideal person). 
Trung bình có nghĩa là lý tưởng không ? Khác với trung bình có phải là dấu hiệu của 
lệch lạc không ? Nhưng trong các lãnh vực hoạt động nghệ thuật, khoa hoc, văn 
hoá) nhiều người đã lệch lạc so với bình thường thì lại linh hoạt và mang đến nhiều 
tiến bộ cho loài người. 
2.2. Vi phạm chuẩn mực xã hội : 
a) Những người cải cách xã hội (như nữ quyền) không chấp nhận những chuẩn mực 
xã hội lạc hậu thì không thể bị xem là bất bình thường. 
b) Thuyết văn hoá tương đối : không có gì tuyệt đối, cái bất thường tuyệt đối với 
chúng ta lại là bình thường đối với dân tộc khác. Ví dụ tại Tân Guinea có 3 bộ 
tộc : Arapesh (nam và nữ đều dịu dàng, cùng chăm sóc con cái), Mundugumar 
(nam và nữ đều hung dữ, ăn thịt người) và  ... NG 8 : BỆNH HƯNG - TRẦM CẢM4 
X	W 
Bệnh hưng – trầm cảm trước kia được gọi là loạn tâm thần hưng – trầm cảm. 
Bệnh này được định nghĩa theo hình thái tiến triển của nó : 
- Lưỡng cực : các cơn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ nhau. 
- Đơn cực : sự tái diễn các cơn trầm cảm. Giữa các cơn, khí sắc trở lại bình 
thường. 
I. CƠN TRẦM CẢM : 
1. Quan sát : 
- Sự chậm chạp về tâm thần vận động (vẻ mặt đờ đẫn, giảm điệu bộ) 
- Buồn rầu rõ rệt 
- Không chú ý đến vệ sinh cơ thể, ăn mặc lôi thôi. 
2. Khám lâm sàng : 
2.1. Ý chí : trơ lì, mất nghị lực. 
2.2. Trí tuệ : hoạt động tâm thần chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, rối loạn sự 
tập trung, rối loạn trí nhớ, sự chú ý và sự gợi nhớ khó khăn. 
2.3. Cảm xúc : thờ ơ, “mất cảm giác về cảm xúc đau khổ”, mất hứng thú. 
3. Tiến triển : 
Bệnh sẽ khôi phục trung bình trong khoảng sáu đến bảy tháng, nhưng nguy cơ 
tự tử cao. Cho nên tất cả trường hợp trầm cảm đều phải được điều trị. 
II. CƠN HƯNG CẢM : 
1. Quan sát và tiếp xúc : 
- Ăn mặc lôi thôi kỳ quái thường đập vào mắt mọi người. 
- Khuôn mặt biểu lộ quá mức 
- Tiếp xúc ồn ào, thái độ quá thân mật. 
- Kích động vận động : điệu bộ kịch tính. 
- Kích thích tâm thần : nói hổ lốn, tăng hoạt động tâm thần, tư duy phi tán. 
4 BS Lâm Xuân Điền, Giáo trình Sức khỏe Tâm thần, Khoa PNH, 2001 
 64
- Khí sắc thay đổi, không ổn định, khoan khoái xen lẫn với trạng thái dễ bị 
kích thích. 
- Ngôn ngữ tương ứng với sự khoan khoái : chơi chữ, nói chuyện nọ xọ 
chuyện kia. 
2. Các rối loạn thực thể : 
- Mất ngủ : dấu hiệu cơ bản xuất hiện sớm, không có sự mệt mỏi và than 
phiền từ phía người bệnh. 
- Đói khát thường xuyên quá mức, tương phản với sự gầy sút, đôi khi mất 
nước. 
- Tăng tiết nước bọt, tăng tiết mồ hôi. 
- Mất kinh thường gặp ở phụ nữ. 
III. HAI THỂ TIẾN TRIỂN CHÍNH : 
1. Thể lượng cực : 
Với sự xuất hiện của các cơn hưng cảm và trầm cảm. Nếu các cơn hưng cảm 
tái phát không có các cơn trầm cảm thì cũng được xếp vào thể lưỡng cực. 
Chu kỳ nhanh : 4 cơn tối loạn khí sắc trong một năm. 
2. Trầm cảm đơn cực : 
Đây là thể thường gặp nhất, chỉ gồm có các cơn trầm cảm, xuất hiện nhiều ở 
giới nữ với nhân cách cơ bản thường là ức chế, nhiễu tâm. 
IV. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ : 
1. Điều trị triệu chứng : 
- Trong cơn trầm cảm, nhập viện để phòng ngừa nguy cơ tự tử cao. 
- Trong cơn hưng cảm, nhập viện để đối phó với các hậu quả do kích động 
gây ra. 
2. Điều trị phòng ngừa : 
- Tiếp tục hóa trị liệu trong nhiều tháng sau khi cơn đầu tiên được chữa 
khỏi. 
- Cho một thuốc điều hòa khí sắc để phòng ngừa tái phát : Lithium, 
Carbamazépine, Valpromide. 
X	W 
 65
CHƯƠNG 9 : XUNG ĐỘT VÀ STRESS5 
X	W 
I. XUNG ĐỘT (CONFLICT, CONFLIT) : 
1. Định nghĩa : 
- Xung đột là một tình trạng trong đó chủ thể bị giằng co giữa khuynh 
hướng về nhận thức và động cơ ngược chiều nhau. 
- Theo phân tâm học, xung đột tâm lý là sự biểu lộ của những đòi hỏi nội 
tâm không thể dung hòa được, đặc biệt là những xung năng trái ngược 
nhau. Xung đột tâm lý có thể được thể hiện rõ nét hay tiềm ẩn. Vai trò 
của tình dục phải tiến đến việc giải quyết sự xung đột có tính quyết định, 
đó là mặc cảm oedipe. 
2. Hậu quả và việc giải quyết xung đột : 
N.E. Miller chia xung đột ra thành : 
- Xung đột tiến tới – tiến tới (approche – approche). 
- Xung đột né tránh – né tránh (évitement – evitement). 
- Xung đột tiến tới – né tránh (approche - évitement) 
Từ xung đột không giải quyết được, thường tạo ra sự lo hãi (angoisse). 
Để giải quyết những xung đột, con người có thể sử dụng nhiều biện pháp như sự dồn 
nén, sự chuyển hướng về một mục tiêu thay thế, sự thăng hoa 
Trong các chứng nhiễu tâm, nếu chỉ dừng lại ở triệu chứng, tức là hành vi trá hình, 
mà khôn đi tìm một xung năng căn nguyên, thì trị liệu không thể có kết quả được. 
Xung đột là sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các lợi ích, xung đột không phải 
luôn luôn có hại, nó không thể thiếu được trong việc hình thành nhân cách. 
II. STRESS : 
Khởi đầu, Stress (tiếng Anh) bắt nguồn từ chữ La tinh “Stringere” có nghĩa là nghịch 
cảnh, bất hạnh (thế kỷ). 
1. Định nghĩa : 
5 BS Lâm Xuân Điền, Giáo trình Sức khỏe Tâm thần, Khoa PNH, 2001 
 66
- Stress là “mọi đáp ứng của cơ thể trước mọi yêu cầu hay đòi hỏi tác động 
lên trên cơ thể đó “ (H. Selye, 1976). 
- Stress là “một tình trạng căng thẳng cấp diễn ra của cơ thể bị bắt buộc 
phải điều động những tổ chức phòng vệ của nó để đương đầu với một tình 
huống đe dọa” (J. Delay). 
Trong các điều kiện thông thường, Stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về 
mặt tâm lý sinh học và hành vi. 
2. Lý thuyết về Stress : 
2.1. Lý thuyết sinh lý học : 
2.1.1. Theo Walker Cannon : phản ứng bỏ chạy hay chiến đấu (flight or flight) là một 
loạt biểu hiện sinh lý do việc tiết ra chất nội tiết của ng thượng thận, gọi là “chất 
nội tiết của Stress” hay Adrénaline. 
2.1.2. Theo Hans Selye : Toàn bộ những phản ứng sinh lý trước những sự tấn công 
khác nhau là “Hội chứng thích nghi chung”. Tiếp đó có khả năng xuất hiện một 
bệnh lý cơ thể hay cái chết. Sực việc được giải thích bởi sự hoạt hóa của nang 
thượng thận trước hiện tượng Stress. 
Hội chứng thích nghi chung bao gồm 03 giai đoạn : 
- Giai đoạn báo động hay sốc : với lần xuất hiện đầu tiên của tác nhân gây 
Stress, cơ thể có một số đề kháng thấp hơn bình thường trong một thời 
gian ngắn, và nhanh chóng huy động các nguồn lực phòng vệ. 
- Giai đoạn thích nghi hay phản kháng : nếu các yếu tố vượt qua sự kiểm 
soát của cơ thể, thì đòi hỏi huy động tổng lực và phải tiêu hao nhiều 
nguồn lực để chống trả. 
- Giai đoạn suy kiệt : nếu các tác nhân có tính chất nghiêm trọng hay bị rút 
ra khỏi một cách không bình thường thì cơ thể sẽ bị hao mòn thêm vác 
các kho dự trữ bị tiêu kiệt. Sức đề kháng bị tê liệt đưa đến cái chết. 
2.1.3. Thuyết mô hình tạng đặc biệt – Stress (Diathesis-stress model) : Thuyết này 
nêu lên sự tương tác giữa các yếu tố bẩm chất và các yếu tố thúc đẩy. Parsons 
(1988) cho rằng sự thay đổi mang tính chất biến hóa sẽ tạo ra sự chọn lọc đối với các 
ứng xử nhằm giúp các sinh vật thích nghi với môi trường đầy rẫy tác nhân tạo stress. 
 67
SƠ ĐỒ STRESS – CƠN BỆNH 
2.2. Lý thuyết tâm lý – xã hội : 
2.2.1. Thuyết mô hình chuyển động tâm lý : 
Theo Freud, có 02 loại lo hãi : 
- Lo hãi tín hiệu : đáp ứng đối với mối liên quan tác nhân gây Stress, căng 
thẳng. 
- Lo hãi chấn thương : mang tính bản năng hoặc phát sinh từ bên trong, tạo 
ra sự căng thẳng đè nặng lên sinh hoạt nội tâm (trước các xung năng tình 
dục và các bản năng hung hãn bị dồn nén). 
2.2.2. Thuyết học tập : 
- Mô hình điều kiện hóa kinh điển (Pavlov). 
- Mô hình thao tác có điều kiện (B.F. Skinner). 
Kích thích không điều kiện (tiếng động to) cho ra đáp ứng không điều kiện. Kích 
thích có điều kiện (con chuột) lúc đầu có thể được xem là kích thích mới mẻ hoặc 
trung tính, sau đó sẽ trở thành điều kiện gây lo hãi. 
Về mặt chủ quan, con người sẽ trải nghiệm căng thẳng bên trong nếu đương đầu với 
một sự kiện gây sợ hãi. Nếu tình huống gây stress làm phát sinh lo hãi ở mức độ cao 
không thể xử lý được thì sẽ thúc đẩy ứng xử tránh né hoặc tháo chạy. 
2.2.3. Thuyết xung đột : 
Stress xuất hiện khi người dân không có việc làm, không có nhà ở  stress là hiệu 
quả của các mối quan hệ xã hội ít ổn định, của nghèo khổ, của quyền hạn thấp kém 
và thiếu kềm chế cá nhân. 
Kích thích 
tâm lý xã hội 
Bẩm chất Yếu tố báo 
trước bệnh 
Bệnh 
Ảnh hưởng của 
môi trường 
Yếu tố di 
truyền 
 68
2.2.4. Thuyết môi trường sinh thái : 
Stress xuất hiện từ sự đông đúc, ô nhiễm, từ những rủi ro đối với sức khỏe do các tai 
biến của môi trường. 
2.2.5. Thuyết kiểm soát : 
Còn gọi là thuyết điều khiển học. Các sinh vật tự điều chỉnh bằng cách đối chiếu 
tình trạng hiện hữu với một hệ quy chiếu nào đó để duy trì thế cân bằng. Các quá 
trình phản hồi sẽ phát huy các diễn biến tích cực và ngăn ngừa các diễn biến tiêu 
cực, làm giảm thiều stress hoặc ngăn ngừa các tác nhân gây stress. 
 A X 
 C B 
Mô hình stress gia đình ABCX của Hill có sửa đổi 
Nguồn : Phỏng theo Mc Cubbin và Patterson (1983) 
3. Stress gia đình : 
Gia đình được xem như một hệ thống bao gồm những người được liên kết với nhau 
thông qua tình thương, sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Stress trong gia đình làm 
Lượng thay đổi
Sự kiện gây stress Lượng stress gia đình
Tính kém ổn định của gia đình với stress
Nhận thức của gia đình về 
tính nghiêm trọng của 
thay đổi 
Sự thống 
hợp gia 
đình 
Tính đáp 
ứng gia 
đình 
 69
tăng sự nhạy cảm của các thành viên theo sự đau khổ về thể chất và tinh thần, phá 
vỡ tính hài hòa và cấu trúc của gia đình (hệ kém thích nghi). 
3.1. Reuben Hill (1949) đề xuất mô hình ABCX : 
- A : Sự kiện. 
- B : Nguồn lực gia đình đáp ứng với khủng hoảng. 
- C : Nhận thức của gia đình về sự kiện. 
- X : Khủng hoảng. 
3.2. David Kein (1983) đưa ra lý thuyết : Stress – Khủng hoảng – ứng phó (SCC, 
Stress – Crisis – Coping) : 
Có 5 giai đoạn chuyển tiếp chính của gia đình có thể gây ra stress (Fosson, 1988) : 
- Thành lập một đơn vị gia đình mới. 
- Có thêm các thành viên mới. 
- Chia cách các thành viên khỏi đơn vị gia đình. 
- Mất đi một thành viên. 
- Tan rã đơn vị gia đình. 
4. Chiến lược ứng phó với stress : 
Theo Matherny, có 02 loại ứng phó : 
4.1. Ứng phó dự phòng (Preventive coping) : 
- Né tránh các tác nhân gây stress thông qua việc thích nghi trong cuộc 
sống. 
- Thích nghi với các mức đòi hỏi. 
- Các kiểu ứng xử làm giảm nguy cơ tạo ra stress. 
- Tạo ra các nguồn lực ứng phó. 
4.2. Ứng phó chống cự (Combative coping) : 
- Giám sát các tác nhân gây stress và các triệu chứng. 
- Sắp xếp các nguồn lực nhằm ứng phó hữu hiệu. 
- Tấn công các tác nhân gây stress, đẩy lùi ý nghĩ tự “đầu hàng” và giữ 
được tinh thần cởi mở cho những lựa chọn thích hợp. 
 70
- Dung nạp các tác nhân gây stress. “Cấu trúc lại nhận thức nhằm vứt bỏ  
một kế hoạch gây nhiễu tâm thông qua việc đánh giá lại tính nghiêm 
trọng của các đòi hỏi về các hạn chế nguồn lực của bản thân”. 
- Hạ thấp mức kích động. 
Như vậy, trong Stress bình thường, sự đáp ứng là thích hợp và giúp cho cá thể phản 
ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động của sự kiện. Còn 
trong Stress bệnh lý, khả năng đáp ứng của cá thể tỏ ra không đầy đủ, không thích 
hợp và không thể đem lại sự cân bằng mới. Cho nên tiếp theo đó sẽ có những rối 
loạn xuất hiện vì các mặt tâm thần, cư xử hay hành vi tạm thời hoặc kéo dài. 
X	W 
Bài đọc thêm : 
BẠN CĨ BỊ STRESS KHƠNG 
 (Theo Femme Actuelle số 697) 
Trong cuộc sống cơng nghiệp hĩa con người luơn phải cố gắng chạy đua với 
thời gian, vượt qua những khĩ khăn. Việc thường xuyên phải đối phĩ với nhiều 
vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày dẫn đến stress. BS Eric Albert, nhà tâm lý 
học, sáng lập viên viện nghiên cứu stress định nghĩa: "Stress là nỗ lực của cơ 
thể để thích nghi với những đổi thay". 
Vậy chẩn đốn stress như thế nào và làm sao để vượt qua? 
Những tình huống dẫn đến stress 
Một cuộc ly hơn, một thất bại đắng cay trên đường đời, một người yêu thương 
đã vĩnh biệt, vừa trải qua một ca sinh khĩ... đều cĩ thể dẫn đến stress. Thậm 
chí những sự việc nhỏ lập đi lập lại nhiều lần cũng sẽ đưa đến stress như tiếng 
điện thoại reo giữa đêm khuya, tiếng khĩc thất thanh của em bé v.v... Nghĩa là 
cĩ rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái stress. 
Một cách đối phĩ với stress 
Stress ít liên quan đến yếu tố gây stress mà tùy thuộc nhiều vào cường độ và 
sự lập lại của yếu tố đĩ. Và mỗi người lại cĩ cách phản ứng khác nhau. C. mỗi 
ngày đi làm phải mất 2 giờ trên các phương tiện vận chuyển cơng cộng nên bị 
stress dẫn đến nhức đầu và cao huyết áp. Nhà tâm lý học đã hướng dẫn cho 
cơ khơng nên để thời gian "chết" trên đường di chuyển sinh bực bội cáu kỉnh, 
nên giải trí bằng cách đọc các loại sách mình ưa thích, C. quyết định chọn loại 
sách trinh thám hình sự. Và cơ khám phá rằng chỉ cĩ những lúc ấy cơ mới cĩ 
 71
thời gian yên ổn đọc loại sách mình ưa thích mà khơng bị chồng con quấy rầy. 
Từ sự thư giãn đĩ mà bệnh cao huyết áp và bệnh nhức đầu cũng biến mất. 
Điều đĩ cho thấy khơng nên thụ động trước hồn cảnh dẫn đến stress mà phải 
hành động để thích nghi với hồn cảnh đĩ. 
Cơ thể phản ứng thế nào trước stress? 
- Phản ứng báo động: 
Khi stress xảy ra, Adrenaline xâm nhập não, trương lực cơ tăng lên. Cơ thể 
chuyển động để thích nghi giúp tránh tình trạng xấu nhất. 
- Phản ứng đề kháng: 
Các cơ chế phản xạ tự điều chỉnh khởi động để tìm dần lại sự quân bình, 
nhưng sức đề kháng, chịu đựng cĩ giới hạn. 
- Giai đoạn suy nhược: 
Cơ thể khơng chống cự được. Mệt mỏi xuất hiện và bệnh khởi phát. 
Bạn cĩ bị stress khơng? 
Sau đây là trắc nghiệm để bạn tự chẩn đốn mình. Hãy chọn giải pháp thích 
hợp với bạn nhất rồi ghi điểm. 
 Khơng 
bao giờ
Gần như 
khơng 
bao giờ 
Đơi lúc Cũng 
thường 
Thường
1 Bạn cĩ bị quấy rối bởi một
sự kiện khơng mong đợi
khơng? 
0 1 2 3 4 
2 Bạn cĩ thấy khĩ khăn trong
việc kiểm sốt những vấn đề
quan trọng khơng? 
0 1 2 3 4 
3 Bạn cĩ cảm thấy căng thẳng
và bị stress khơng? 
0 1 2 3 4 
4 Bạn cĩ cảm thấy tin tưởng 
vào năng lực của mình 
khơng? 
4 3 2 1 0 
5 Bạn cĩ cảm thấy mọi việc
diễn biến như bạn muốn
khơng? 
4 3 2 1 0 
6 Bạn cĩ nghĩ là bạn khơng thể
làm hết những việc cần làm 
khơng? 
0 1 2 3 4 
7 Bạn cĩ thể chế ngự bực dọc,
căng thẳng của bạn khơng? 
4 3 2 1 0 
8 Bạn cĩ nghĩ rằng mình làm 
chủ được mọi tình huống 
4 3 2 1 0 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hanh_vi_bat_binh_thuong.pdf