Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế

Khái quát chung về Luật kinh tế

Luật kinh tế chỉ là một bộ phận của pháp luật kinh tế. Nó là một ngành luật

độc lập.

Luật kinh tế được hiểu một cách chung nhất thì nó là tổng thể các quy phạm

pháp luật mà với các quy phạm đó nhà nước tác động vào các tác nhân tham gia đời

sống kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do

của từng cá nhân và sự điều chỉnh của nhà nước.

Như vậy, Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban

hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý

kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh

doanh với nhau.

Pháp luật kinh tế là một hỗn hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành

luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế trong xã hội. Pháp luật kinh tế

bao gồm các quy phạm pháp luật của các ngành luật có đối tượng điều chỉnh là các

quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế

và các hoạt động kinh doanh.

Pháp luật kinh tế bao gồm các ngành luật sau: Luật kinh tế, luật tài chính -

ngân hàng, luật lao động, luật đất đai và môi trường.

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 1

Trang 1

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 2

Trang 2

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 3

Trang 3

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 4

Trang 4

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 5

Trang 5

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 6

Trang 6

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 7

Trang 7

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 8

Trang 8

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 9

Trang 9

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 112 trang baonam 8440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Luật kinh tế
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: LUẬT KINH TẾ 
NGÀNH: TCDN 
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
 (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT 
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao 
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: LUẬT KINH TẾ 
NGÀNH: TCDN 
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Bùi Thị Phương Linh 
 Học vị: Thạc sỹ 
 Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính 
 Email: buithiphuonglinh@hotec.com.vn 
TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG 
BỘ MÔN 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
HIỆU TRƢỞNG 
DUYỆT 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 
LỜI GIỚI THIỆU 
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường, tác giả đã thực hiện biên soạn 
cuốn giáo trình Luật kinh tế. 
Mục đích của giáo trình Luật kinh tế giới thiệu cho sinh viên một kiến thức 
cơ bản về pháp luật kinh tế và có thể vận dụng để giải quyết một số vấn đề liên quan 
đến kinh tế trong đời sống hàng ngày. 
Giáo trình gồm 5 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập 
nhật về Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể: 
 Chương 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế 
 Chương 2: Quy chế pháp lý về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp 
 Chương 3: Các loại hình doanh nghiệp 
 Chương 4: Chế định pháp luật về hợp đồng 
 Chương 6: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh tế 
 Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật 
Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục 
vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường. 
 Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo 
trình được đảm bảo tính khoa học, gắn liền với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy 
nhiên giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. 
Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và sinh viên trong 
quá trình sử dụng giáo trình để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. 
TP.HCM, ngày tháng năm 
 Chủ biên 
Bùi Thị Phương Linh 
 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 
MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ .................................... 9 
1.1 Khái quát chung về Luật kinh tế........................................................................... 9 
1.2. Đối tượng phương pháp điều chỉnh và chủ thể của Luật kinh doanh ............... 10 
1.3. Vai trò của Pháp luật đối với nền kinh tế .......................................................... 11 
1.4. Luật kinh tế trong điều kiện là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới ... 11 
CHƢƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA 
DOANH NGHIỆP ................................................................................................... 22 
2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp ............................................................... 22 
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ................................................................................. 22 
2.1.2. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp............................................................... 22 
2.1.3. Phân loại doanh nghiệp .................................................................................. 23 
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp ................................................. 23 
2.1.5. Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh ............................................................ 25 
2.2. Điều kiện và thủ tục cơ bản thành lập doanh nghiệp ........................................ 25 
2.2.1. Điều kiện cơ bản thành lập doanh nghiệp ...................................................... 25 
2.2.2. Thủ tục chung thành lập doanh nghiệp .......................................................... 26 
2.3. Đăng ký những thay đổi của doanh nghiệp ....................................................... 27 
2.3.1. Bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ............................................ 27 
2.3.2. Tạm ngừng kinh doanh ................................................................................... 32 
2.3.3. Tổ chức lại doanh nghiệp ............................................................................... 33 
3.1. Khái niệm công ty và doanh nghiệp .................................................................. 46 
3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên tới 50 thành viên ....... 46 
3.2.1. Khái niệm và đặc điểm .............. ... i và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù 
hợp với công dụng của sản phẩm hàng hoá. 
* Điều khoản số lượng (trọng lượng): 
Điều khoản này thể hiện mặt lượng của hàng hoá trong hợp đồng, nội dung 
cần làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng. Ví 
dụ: Trong hợp đồng mua bán đá xây dựng để xác định số lượng các bên có thể lựa 
chọn một trong các cách sau: theo trọng lượng tịnh (kilôgam, tạ, tấn), theo mét khối, 
theo toa xe, toa tàu, hay theo khoang thuyền. 
Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách 
xác định số lượng và đơn vị đo lường bởi hệ thống đo lường của các nước là có sự 
khác biệt. Đối với những hàng hoá có số lượng lớn hoặc do đặc trưng của hàng hoá 
có thể tự thay đổi tăng, giảm số lượng theo thời tiết thì cũng cần quy định một độ 
dung sai (tỷ lệ sai lệch) trong tổng số lượng cho phù hợp. 
* Điều khoản giá cả: 
Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng 
giá trị và đồng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra 
cách xác định giá (giá di động). Giá cố định thường áp dụng với hợp đồng mua bán 
loại hàng hoá có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao hàng ngắn. Giá di động 
thường được áp dụng với những hợp đồng mua bán loại hàng giá nhạy cảm (dễ biến 
động) và được thực hiện trong thời gian dài. Trong trường hợp này người ta thường 
quy định giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi của các 
yếu tố tác động đến giá sản phẩm. 
Luật kinh tế Chƣơng 4: Chế định pháp luật về hợp đồng 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 101 
* Điều khoản thanh toán: 
Phương thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ giao, nhận 
tiền khi mua bán hàng hoá. Căn cứ vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, 
các điều kiện khác mà các bên có thể lựa chọn một trong ba phương thức thanh toán 
cho phù hợp. 
* Điều khoản phạt vi phạm: 
Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một 
biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức 
tôn trọng hợp đồng của các bên. Khi thoả thuận các bên cần dựa trên mối quan hệ, 
độ tin tưởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm. 
Thông thường, với những bạn hàng có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy 
tín của các bên đã được khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định 
(thoả thuận) điều khoản này. Còn trong các trường hợp khác thì nên có thoả thuận 
về phạt vi phạm. 
* Điều khoản bất khả kháng: 
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, 
ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên 
nhiên hay chính trị xã hội như: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, chiến tranh, 
bạo động, đình công, khủng hoảng kinh tế. Đây là các trường hợp thường gặp làm 
cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đúng các 
nghĩa vụ của mình. Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng thì 
pháp luật không buộc phải chịu trách nhiệm về tài sản (không bị phạt vi phạm, 
không phải bồi thường thiệt hại). 
* Điều khoản giải quyết tranh chấp: 
Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận 
phải phù hợp với quy định của pháp luật. 
Khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thoả 
thuận phải nêu đích danh một tổ chức Trọng tài cụ thể, ví dụ: “Mọi tranh chấp phát 
Luật kinh tế Chƣơng 4: Chế định pháp luật về hợp đồng 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 102 
sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài 
quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam”. Nếu chỉ thoả thuận 
chung chung là: “trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải 
quyết tại Trọng tài” thỏa thuận này vô hiệu. 
4.6.6. Kết luận về nội dung của hợp đồng 
Theo quy định tại điều 398 BLDS 2015 về nội dung của hợp đồng: 
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp 
đồng có thể có các nội dung sau đây: 
- Đối tượng của hợp đồng; 
- Số lượng, chất lượng; 
- Giá, phương thức thanh toán; 
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 
- Quyền, nghĩa vụ của các bên; 
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 
- Phương thức giải quyết tranh chấp. 
CÂU HỎI CHƢƠNG 4 
1. Trình bày khái niệm hợp đồng? Phân loại hợp đồng? 
2. Trình bày điều kiện có hiệu lực của hợp đồng? 
3. Trình bày các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu? 
4. Trình bày các nội dung thực hiện hợp đồng? 
5. Trình bày các hình thức chế tài vi phạm hợp đồng? 
Luật kinh tế Chƣơng 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh tế 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 103 
CHƢƠNG 5: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG 
KINH TẾ 
Giới thiệu 
Chương 5 giới thiệu khái quát pháp luật về hợp đồng, giao kết hợp đồng, 
hợp đồng vô hiệu, thực hiện hợp đồng, các hình thức chế tài vi phạm hợp đồng 
và những vấn đề cần quan tâm khi soạn thảo hợp đồng. 
Mục tiêu 
+ Trình bày được pháp luật về các hình thức giải quyết tranh chấp trong 
kinh doanh 
+ Phân biệt các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng. 
+ Giải thích được các hình thức giải quyết tranh chấp; biết xác định thẩm 
quyền của tòa án và soạn thảo đơn khởi kiện và lập bộ hồ sơ khởi kiện. 
Nội dung chính 
5.1. Khái niện chung về giải quyết tranh chấp trong kinh tế 
5.1.1. Định nghĩa tranh chấp 
Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh là những mâu thuẫn phát sinh giữa 
các chủ thể kinh doanh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng 
nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh. 
5.1.2. Đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh thương mại 
Thứ nhất, tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy sinh trực tiếp từ các 
quan hệ kinh doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. 
 Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại là vấn đề do 
các bên tranh chấp tự định đoạt. 
Thứ ba, các bên tranh chấp thường là chủ thể kinh doanh, có tư cách thương 
nhân hoặc tư cách nhà kinh doanh. (hoạt động TM một cách độc lập, thường 
xuyên, phải đăng ký kinh doanh). 
Luật kinh tế Chƣơng 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh tế 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 104 
 Thứ tư, tranh chấp kinh doanh, thương mại là những tranh chấp mang yếu 
tố vật chất và thường có giá trị lớn. 
5.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại 
5.2.1. Thương lượng 
Là hình thức các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc và đi đến thỏa thuận 
một biện pháp giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ 
của người thứ ba. 
 Nếu các bên đạt được thỏa thuận, thỏa thuận này được xem như một hợp 
đồng, là sự thống nhất ý chí của các bên, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện thỏa 
thuận đó. 
Thương lượng là phương thức phổ biến thích hợp cho việc giải quyết tranh 
chấp kinh doanh, thương mại. 
 Phương thức này từ lâu đã được giới thương nhân ưa chuộng, vì nó đơn 
giản lại không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức, ít tốn kém hơn và 
nói chung không làm phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên trong 
kinh doanh cũng như giữ được các bí mật kinh doanh. 
Bản chất của thương lượng được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau: 
 - Thứ nhất, các bên tự giải quyết gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận mà không 
cần thông qua bên thức ba trợ giúp. 
 - Thứ hai, quá trình thương lượng không chịu sự ràng buộc bởi các quy 
định pháp luật. 
 - Thứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự 
nguyện của các bên tranh chấp mà không có cơ chế pháp lý bảo đảm. 
5.2.2. Hòa giải 
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua vai trò trung gian của 
bên thứ ba, hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp trong việc tìm kiếm giải 
pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn trong kinh doanh. 
Luật kinh tế Chƣơng 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh tế 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 105 
 Bên trung gian không đưa ra bất kỳ quyết định nào mà chỉ hỗ trợ các bên 
tìm ra giải pháp hoặc đề nghị các giải pháp và thuyết phục các bên lựa chọn. 
Hình thức hòa giải không do một cơ quan Nhà nước nhất định tiến hành mà 
có thể là tổ chức hoặc cá nhân nào đó do các bên thống nhất lựa chọn, pháp luật 
không qui định cụ thể. 
 Cũng như thương lượng, hòa giải là biện pháp tự nguyện nhưng có sự tham 
gia của người thứ ba vào quá trình giải quyết tranh chấp. 
Bên thứ ba này không ở vị trí xung đột lợi ích đối với các bên hoặc không 
có những lợi ích gắn liền với lợi ích của một trong các bên trong các vụ việc 
đang có tranh chấp. 
 Bên thứ ba làm trung gian hoà giải không phải là những đại diện bất kỳ của 
bên nào và cũng không có quyền quyết định, phán xét như một trọng tài Ad-hoc 
(trọng tài vụ việc). 
 Bên thứ ba làm trung gian hoà giải thường phải là những cá nhân, tổ chức 
có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan 
đến các tranh chấp phát sinh. 
5.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ở nước ta hiện 
nay 
Pháp lệnh trọng tài qui định: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp 
phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thoả thuận và được tiến hành 
theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp lệnh trọng tài qui định. 
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra 
tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài. 
 Việc giải quyết được tiến hành tại Hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài 
tổ chức hoặc tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập theo trình tự thủ tục pháp 
luật qui định. 
Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trong kinh doanh, 
nhất là trong hoạt động thương mại quốc tế. 
Luật kinh tế Chƣơng 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh tế 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 106 
 Ưu điểm của cách thức giải quyết này là các bên được đảm bảo quyền tự do 
định đoạt như lựa chọn trọng tài viên, địa điểm, phương thức giải quyết tranh 
chấp. 
 Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thủ tục đơn giản, ngắn 
gọn, có thể đảm bảo được bí mật kinh doanh. 
5.2.4. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án ở nước ta hiện nay 
Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng Toà án là hình thức giải quyết tranh 
chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực 
Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng 
sức mạnh cưỡng chế. 
Đặc điểm giải quyết tranh chấp bằng Tòa án 
 - Thứ nhất, là cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh 
chấp. Do đó, phán quyết của tòa án được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng 
chế. 
 - Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt 
các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng. 
 - Thứ ba, Tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai. 
- Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp 
xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Trong một số trường hợp, bản án có hiệu lực pháp 
luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 
 - Thứ năm, Tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định 
theo đa số. 
 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế của Toàn án 
- Tòa án nhân dân cấp huyện. 
 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp về 
kinh doanh, thương mại không có yếu tố nước ngoài sau: 
Luật kinh tế Chƣơng 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh tế 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 107 
 Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; 
Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, 
hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; 
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh 
 Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả 
các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền của 
Tòa án cấp huyện. 
 Tranh chấp có yếu tố nước ngoài. 
 Tranh chấp về vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, 
đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài 
chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác. 
Khi cần thiết, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải 
quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp 
huyện. 
 Ngoài thẩm quyền xét xử sơ thẩm, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh 
còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định 
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng 
nghị. 
 Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử giám 
đốc thẩm, tái thẩm. 
- Tòa án nhân dân tối cao 
 Tòa phúc thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án mà 
bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh bị 
kháng cáo, kháng nghị. 
 Tòa kinh tế có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà 
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị 
kháng nghị theo trình tự tố tụng. 
Luật kinh tế Chƣơng 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh tế 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 108 
 Hội đồng thẩm phán có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với 
những vụ án mà bản án, quyết định của các Tòa thuộc Tòa án nhân dân tối cao bị 
kháng nghị theo trình tự tố tụng. 
Thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án gồm 
có: 
 - Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ 
lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm. 
 - Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm. 
 - Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ 
tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. 
CÂU HỎI CHƢƠNG 5 
1. Trình bày khái niệm về giải quyết tranh chấp? 
2. Trình bày đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh thương mại? 
3. Trình bày các hình thức giải quyết tranh chấp? 
4. Trình bày hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở nước ta 
hiện nay? 
5. Trình bày hình thức giải quyết tranh chấp bằng tóa án ở nước ta hiện nay? 
 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 109 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013 
2. Quốc hội, Luật doanh nghiệp, 2014. 
3. Quốc hội, Luật hợp tác xã, 2012. 
4. Quốc hội, Bộ luật Dân sự, 2015. 
5. Quốc hội, Bộ luật tố tụng dân sự, 2015. 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Pháp luật đại cương, 2013. 
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình pháp luật đại cương (GS.TS. Mai 
Hồng Quỳ chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2016. 
8. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình luật dân sự Việt Nam. 
Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010. 
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam. NXB 
Công an nhân dân, 2017. 
10. Nguyễn Thị Dung, Luật Kinh tế, NXB Lao động, 2017. 
11. Lê Học Lâm, Trần Thúy Nga, Những văn bản mới nhất về pháp luật 
kinh tế. NXB Lao động - xã hội, 2011. 
12. Ngô Văn Tăng Phước, Giáo trình Pháp luật kinh tế. NXB Thống kê, 
2009. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_luat_kinh_te.pdf