Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn
định các hoạt động kinh doanh. (theo Luật Doanh nghiệp 2005)
Qúa trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp các yếu tố đầu
vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu, và sức lao động để tạo ra các yếu tố đầu ra
là các sản phẩm hang hóa, dịch vụ, mang đi tiêu thụ để thu lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đầu vào, đòi hỏi doanh nghiệp
phải có lượng vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có
phương thức để tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu theo cách phù hợp, sử dụng để mua sắm máy
móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, Sau đó thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu
thụ hang hóa và thu được tiền bán hang. Với số tiền bán hang thu được, doanh nghiệp dung
để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các
khoản chi phí khác, nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế,
doanh nghiệp tiếp tục thực hiện phân phối theo quy định. Như vậy, quá trình hoạt động của
doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ, hợp thành hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Các quá trình đó làm phát sinh sự vận động của các dòng tiền vào
và dòng tiền ra gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt
động khác của doanh nghiệp.
Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh
tế dưới hình thái giá trị, hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện chủ yếu ở việc thực
hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí vào
ngân sách nhà nước, hoặc là việc Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và bổ sung vốn cho các
doanh nghiệp Nhà nước,
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các khâu tài chính trung gian (tín dụng,
bảo hiểm): Thể hiện thông qua hoạt động vay vốn, gửi tiền, mua bảo hiểm,
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Thông qua các hoạt
động phát hành, mua bán, ký gửi, các chứng khoán ngắn và dài hạn.
2- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác: Thể hiện ở hoạt
động đầu tư, liên doanh, liên kết, mua bán, trao đổi hang hóa, tài sản cố định, nguyên vật
liệu, hoặc hoạt động vay mượn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các đơn vị nội bộ: Thông qua việc trả
lương cho người lao động, thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp, hình thành, bổ
sung và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp,
Từ những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định:
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái
giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để
phục vụ cho nhu cầu sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã
hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Vì vậy vấn đề tài chính trong các doanh nghiệp được đặc biệt quan tâm, nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các vấn đề khác của doanh nghiệp như hạch toán, quản trị, phân tích, định giá doanh nghiệp, Học phần Tài chính doanh nghiệp nằm trong nội dung chương trình đào tạo về các ngành kinh tế, kế toán. Đây là một môn chuyên ngành, cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, công tác kế hoạch hóa tài chính trong doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập và giảng dạy cho giảng viên, sinh viên, chúng tôi biên soạn tập bài giảng: Tài chính doanh nghiệp. Tập bài giảng có cấu trúc gồm 6chương: Chương 1. Bản chất, chức năng và tổ chức hoạt động tài chính doanh nghiệp Chương 2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Chương 4. Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp Chương 5. Đầu tư dài hạn Chương 6. Kế hoạch hóa tài chính Mặc dù các tác giả đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và các chế độ, cơ chế tài chính của Nhà nước nhưng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định trong tập bài giảng. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp và sinh viên, để sửa chữa hoàn thiện cho lần tái bản sau. Xin chân thành cảm ơn! Tập thể tác giả CHƯƠNG 1. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG: Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm, đặc điểm, chức năng và vai trò của tài chính doanh nghiệp - Liệt kê được các nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động tài chính doanh nghiệp Về kỹ năng: - Phân tích được vai trò của tài chính doanh nghiệp; - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính doanh nghiệp. Về thái độ: - Tích cực chuẩn bị bài trước khi đến lớp; - Tham gia xây dựng bài trên lớp; - Hình thành tính cẩn thận trong công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp. 1. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh. (theo Luật Doanh nghiệp 2005) Qúa trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu, và sức lao động để tạo ra các yếu tố đầu ra là các sản phẩm hang hóa, dịch vụ, mang đi tiêu thụ để thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đầu vào, đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức để tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu theo cách phù hợp, sử dụng để mua sắm máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, Sau đó thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hang hóa và thu được tiền bán hang. Với số tiền bán hang thu được, doanh nghiệp dung để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện phân phối theo quy định. Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ, hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các quá trình đó làm phát sinh sự vận động của các dòng tiền vào và dòng tiền ra gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện chủ yếu ở việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước, hoặc là việc Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các khâu tài chính trung gian (tín dụng, bảo hiểm): Thể hiện thông qua hoạt động vay vốn, gửi tiền, mua bảo hiểm, - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Thông qua các hoạt động phát hành, mua bán, ký gửi, các chứng khoán ngắn và dài hạn. 2 - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác: Thể hiện ở hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết, mua bán, trao đổi hang hóa, tài sản cố định, nguyên vật liệu, hoặc hoạt động vay mượn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các đơn vị nội bộ: Thông qua việc trả lương cho người lao động, thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp, hình thành, bổ sung và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp, Từ những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định: Tài chính doanh nghiệp là ... nh nghiệp trong kỳ, số tiền đã thu từ khách hàng, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. - Để lập được kế hoạch dòng tiền vào phải căn cứ vào kế hoạch doanh thu tiêu thụ, kế hoạch thu nợ của doanh nghiệp. * Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư - Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư bao gồm các khoản tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, tiền lãi từ các hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác, tiền thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi cho vay, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, - Để lập được kế hoạch dòng tiền đầu tư phải căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn, kế hoạch thanh lý tài sản, kế hoạch thoái vốn, kế hoạch thu vốn gốc cho vay,... * Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính - Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản tiền do các chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền, huy động được từ việc vay vốn, phát hành cổ phiếu, - Để lập được dòng tiền từ hoạt động tài chính cần căn cứ vào kế hoạch huy động vốn của doanh nghiệp. 2.3.2. Dự đoán dòng tiền ra Dòng tiền ra gồm toàn bộ các khoản chi bằng tiền phát sinh trong một thời kỳ, tương ứng với dòng tiền vào nên bao gồm: dòng tiền ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư, dòng tiền ra từ hoạt động tài chính * Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh - Dòng tiền ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh gồm các khoản chi tiêu bằng tiền cho các hoạt động tạo ra doanh thu như: Tiền chi trả cho người bán, trả cho người lao động, tiền chi trả lãi vay, tiền nộp thuế thu nhâp doanh nghiệp: phản ánh các khoản chi bằng tiền để trả nợ nhà cung cấp, thanh toán lương, và nộp thuế trong kỳ. - Để lập kế hoạch dòng tiền ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần căn cứ vào kế hoạc chi trả nhà cung cấp, kế hoạch mua vật tư, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ,... * Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư - Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư bao gồm tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, tiền đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp. - Để lập kế hoạch dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư cần căn cứ vào kế hoạch xây lắp, kế hoạch đầu tư dài hạn, kế hoạch sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định,... * Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính - Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi tiền trả nợ gốc đã vay đến kỳ thanh toán tiền trả nợ thuê tài chính, tiền lãi trả cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp như trả cổ tức, tiền mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành,... - Để lập kế hoạch dòng tiền ra từ hoạt động tài chính cần căn cứ vào kế hoạch trả nợ gốc, kế hoạch trả lãi thuê, lãi vay, trả cổ tức,... 2.3.3. So sánh dòng tiền vào và dòng tiền ra, tìm biện pháp cân bằng giữa thu và chi bằng tiền. Trên cơ sở dòng tiền vào và dòng tiền ra xác định dòng tiền thuần trong kỳ theo công thức: Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra 182 Trường hợp dòng tiền thuần của doanh nghiệp có thể là số dương đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dư thừa tiền vốn trong một thời gian nhất định nào đó cần phải có kế hoạch sử dụng để không lãng phí vốn của doanh nghiệp. Trường hợp dòng tiền thuần của doanh nghiệp là số âm thì cần có biện pháp để huy động vốn nhằm bù đắp lượng tiền thiếu hụt hoặc tìm cách tiết kiệm chi để không thiếu tiền cho hoạt động của doanh nghiệp. Hộp 6.4. Bài tập minh họa lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ Công ty Quanh Anh lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ cho năm N, có các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như sau: 1. Doanh thu (số xuất giao cho khách hàng) (ĐVT: triệu đồng) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Doanh thu 350 400 500 600 700 800 600 500 900 800 700 600 2. Kế hoạch thanh toán tiền bán hàng: - 20% trả tiền ngay khi xuất giao hàng - 50% thanh toán vào tháng thứ hai kể từ tháng xuất hàng - Số còn lại thanh toán vào tháng thứ ba kể từ tháng xuất hàng - Số tiền còn phải thu của số hàng xuất bán tháng 11/N-1 là 100, tháng 12/N-1 là 200 (doanh thu tháng 12 là 250). Việc thu nợ vẫn theo kế hoạch của doanh nghiệp. 3. Kế hoạch mua sắm các loại vật tư, trả lương, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ hoạt động kinh doanh Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mua vật tư 150 200 250 300 200 500 150 200 250 300 200 500 Tiền lương 50 80 90 100 110 120 120 120 120 120 120 120 Dịch vụ mua ngoài 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 Chi bằng tiền khác 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 4. Kế hoạch thanh toán các khoản chi cho hoạt động kinh doanh - Mua vật tư: Trả ngay nhà cung cấp một nửa số còn lại trả sau một tháng kể từ tháng mua hàng. Số tiền còn phải trả của tháng 12/N-1 là 80. - Lương của công nhân, dịch vụ mua ngoài, chi bằng tiền khác trả ngay một lần theo tháng. 5. Kế hoạch đầu tư dài hạn - Tháng 1: Thanh lý một số trang thiết bị cũ thu được 30 - Tháng 2: Mua sắm thêm một số trang thiết bị mới trị giá 600, trả tiền đều nhau trong 3 tháng (nhà cung cấp không yêu cầu trả lãi). - Tháng 5: Góp vốn thành lập công ty con 800 6. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay - Từ tháng 1 đến tháng 6 trả lãi tiền vay 50 - Tháng 6 trả nợ tiền gốc 500 183 7. Trả cổ tức của năm N-1: 800 vào tháng 8/N 8. Nhận vốn góp từ các cổ đông sáng lập 400 vào tháng 5/N 9. Số dư vốn bằng tiền ngáy 31/12/N-1: 20 10. Công ty cần số tiền tồn quỹ tối thiểu là 10 triệu đồng Yêu cầu: Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, từ đó đưa ra những khuyến cáo đối với Công ty Quang Anh trong năm N. Giải: Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ khi chưa quyết định nguồn bù đắp ST T Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I Dòng tiền vào 355 445 590 690 1190 890 870 670 590 690 790 890 1 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 325 445 590 690 790 890 870 670 590 690 790 890 a Thu tiền bán hàng 100 120 140 160 180 200 100 120 140 160 180 200 b. Thu nợ khách hàng 225 325 450 530 610 690 770 550 450 530 610 690 Lần 1 125 250 300 350 400 450 500 250 300 350 400 450 Lần 2 100 75 150 180 210 240 270 300 150 180 210 240 2 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 30 Thu hồi thanh lý tài sản 30 3 Dòng tiền từ hoạt động tài chính 400 Góp vốn 400 II Dòng tiền ra 285 535 595 655 1240 1050 475 1125 375 425 400 500 1 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 235 285 345 405 390 500 475 325 375 425 400 500 Tiền mua vật tư 75 100 125 150 100 250 75 100 125 150 100 250 Trả nợ các nhà cung cấp 80 75 100 125 150 100 250 75 100 125 150 100 Tiền lương 50 80 90 100 110 120 120 120 120 120 120 120 Dịch vụ mua ngoài 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 Chi bằng tiền khác 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 2 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 0 200 200 200 0 0 0 0 0 0 0 0 Trả tiền mua thiết bị 200 200 200 3 Dòng tiền từ hoạt động tài chính 50 50 50 50 850 550 0 800 0 0 0 0 184 Góp vốn thành lập công ty 800 Trả lãi tiền vay 50 50 50 50 50 50 Trả gốc 500 Trả cổ tức 800 III Dòng tiền thuần 70 -90 -5 35 -50 -160 395 -455 215 265 390 390 IV Tiền tồn đầu kỳ 20 90 0 -5 30 -20 -180 215 -240 -25 240 630 V Tiền tồn cuối kỳ 90 0 -5 30 -20 -180 215 -240 -25 240 630 1020 VI Mức dư tiền cần thiết 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 VII Số tiền dư thừa hay thiếu hụt 80 -10 -15 20 -30 -190 205 -250 -35 230 620 1010 Nhìn vào bảng kế hoạch lưu chuyển tiền tệ cho thấy bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6 và tháng 8,9. Công ty sẽ thiếu tiền cho hoạt động kinh doanh cần tìm thêm nguồn để bù đắp. Riêng tháng 6 và tháng 8 thì do nhu cầu dùng vốn tăng mạnh để chi trả gốc nợ vay và mang đi góp vốn. Tuy nhiên đây chỉ là những thiếu hụt tạm thời nên Công ty có thể sử dụng nguồn vay ngắn hạn để có tài trợ cho hoạt động chi tiêu của Công ty. Bên cạnh đó thì một số tháng dư tiền như tháng 1, 4,10,11,12. Trong đó đáng chú ý 3 tháng cuối năm dư rất nhiều tiền vì vậy Công ty nên có kế hoạch kinh doanh thêm trong thời gian ngắn để tránh lãng phí nguồn vốn của Công ty. Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ dựa trên những kế hoạch ban đầu để xây dựng. Sau khi có những bổ sung về nguồn thu hoặc chi thì doanh nghiệp phải tiến hành xem lại kế hoạch lưu chuyển tiền tệ trong tình hình mới. Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ càng chi tiết và tính cho thời gian càng ngắn thì việc thực hiện trong năm sẽ dễ dàng hơn, chi phí cho hoạt động kinh doanh sẽ giảm vì không để lãng phí vốn xảy ra và ngược lại. Doanh nghiệp có thể sử dụng tính toán trên phần mềm ứng dụng Microsoft Excel để khi có thay đổi thì không phải tính toán từ đầu, chính xác, nhanh chóng. BÀI TẬP CHƯƠNG 6 Bài 6.1. Có tài liệu về Công ty TNHH Thuỳ Linh như sau: CÔNG TY TNHH THUÝ LINH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Từ 01/01/N - 31/12/N Đơn vị tính: nghìn đồng STT TÀI SẢN MS SỐ CUỐI SỐ ĐẦUNĂM 185 NĂM A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1.153.700 1.637.000 I Tiền 110 60.700 74.000 1 Tiền mặt tại quỹ 111 55.300 66.000 2 Tiền gửi ngân hàng 112 5.400 8.000 II Các khoản phải thu 130 340.000 300.000 1 Phải thu của khách hàng 131 340.000 300.000 2 Ứng trước cho người bán 132 3 Thuế GTGT đầu vào 133 0 4 Phải thu khác 134 III Hàng tốn kho 140 753.000 1.263.000 1 Nguyên liệu, vật liệu tốn kho 141 2 Công cụ dụng cụ 143 183.000 310.000 3 Hàng hóa tồn kho 144 570.000 953.000 B TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯDÀI HẠN 200 2.014.000 1.197.000 I Tài sản cố định 1.734.000 1.057.000 1 Tài sản cố định hữu hình 210 1.734.000 1.057.000 Nguyên giá 212 2.022.000 1.222.000 Giá trị hao mòn 213 -288.000 -165.000 II Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 200.000 III Ký quỹ, ký cược ngắn hạn 240 IV Chi phí trả trước dài hạn 241 80.000 140.000 TỔNG TÀI SẢN 250 3.167.700 2.834.000 NGUỐN VỐN MS SỐ CUỐINĂM SỐ ĐẦU NĂM A NỢ PHẢI TRẢ 300 1.115.700 2.041.000 I Nợ ngắn hạn 310 1.115.700 2.041.000 1 Vay ngắn hạn 311 500.000 935.000 2 Phải trả người bán 313 582.000 858.000 3 Phải trả cán bộ, nhân viên 314 0 4 Các khoản thuế phải nộp nhà nước 315 33.700 92.000 5 Các khoản phải trả khác 318 0 156.000 II Nợ dài hạn 320 0 0 1 Vay dài hạn 321 186 2 Nợ dài hạn 322 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 2.052.000 793.000 I Nguồn vốn - quỹ 410 2.052.000 793.000 1 Nguồn vốn kinh doanh 411 1.540.000 540.000 2 Quỹ dự phòng tài chính 415 3 Quỹ đầu tư phát triển 416 15.000 43.000 4 Lợi nhuận chưa phân phối 417 497.000 210.000 TỔNG NGUỒN VỐN 430 3.167.700 2.834.000 CÔNG TY TNHH THUÝ LINH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2008 Phân I - LÃI LỖ Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu MS Năm nay Năm trước - Doanh thu bán hàn và cung cấp dịch vụ 01 6.766.000 5.550.000 - Các khoản giảm trừ(03=04+05+06+07) 03 + Chiết khấu thương mại 01 + Giảm giá 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, XK, GTGT theo PP TT 07 1 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03) 10 6.766.000 5.550.000 2 Giá vốn hàng bán 11 5.678.000 4.660.000 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng vàcung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 1.088.000 890.000 4 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.500 1.000 5 Chi phí hoạt động tài chính 22 101.000 98.000 Trong đó lãi vay phải trả 23 101.000 98.000 6 Chi phí bán hàng 24 345.000 310.000 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 237.000 200.000 8 Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh(30=20+(21-22)-(24-25) 30 406.500 283.000 9 Thu nhập khác 31 10 Chi phí khác 32 187 11 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 0 12 Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 406.500 283.000 13 Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 81.300 56.600 14 Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 325.200 226.400 Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ tiêu tài chính của Công ty. 2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty. Bài 6.2. Công ty Gia Lợi lập kế hoạch tài chính tiền tệ cho năm N, có các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như sau: 1. Doanh thu (số xuất giao cho khách hàng) (ĐVT: triệu đồng) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Doanh thu 800 900 1000 1200 1500 1300 800 900 1000 1200 1500 1300 2. Kế hoạch thanh toán tiền bán hàng: - 20% trả tiền ngay khi xuất giao hàng - 60% thanh toán vào tháng thứ hai kể từ tháng xuất hàng - Số còn lại thanh toán vào tháng thứ ba kể từ tháng xuất hàng - Số tiền còn phải thu của số hàng xuất bán tháng 11/N-1 là 100, tháng 12/N-1 là 300 (doanh thu tháng 12 là 350). Việc thu nợ vẫn theo kế hoạch của doanh nghiệp. 3. Kế hoạch mua sắm các loại vật tư, trả lương, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ hoạt động kinh doanh Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mua vật tư 500 700 900 1200 500 700 900 1200 500 700 900 1200 Tiền lương 200 250 270 300 200 250 270 300 200 250 270 300 Dịch vụ mua ngoài 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 Chi bằng tiền khác 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 4. Kế hoạch thanh toán các khoản chi cho hoạt động kinh doanh - Mua vật tư: Trả ngay nhà cung cấp một nửa số còn lại trả sau một tháng kể từ tháng mua hàng. Số tiền còn phải trả của tháng 12/N-1 là 200. - Lương của công nhân, dịch vụ mua ngoài, chi bằng tiền khác trả ngay một lần theo tháng. 5. Kế hoạch đầu tư dài hạn - Tháng 1: Thanh lý một số trang thiết bị cũ thu được 50 - Tháng 3: Mua sắm thêm một số trang thiết bị mới trị giá 800, trả tiền đều nhau trong 4 tháng (nhà cung cấp không yêu cầu trả lãi) kể từ tháng mua. - Tháng 5: Góp vốn thành lập công ty con 1.000 188 6. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay - Từ tháng 1 đến tháng 6 trả lãi tiền vay 80 - Từ tháng 7 đến tháng 12 trả lãi tiền vay 40 - Tháng 6 trả nợ tiền gốc 3.000, tháng 9 trả nợ tiền gốc 500, tháng 12 trả nợ gốc 500. 7. Trả cổ tức của năm trước vào tháng 3/N là 1.000, tháng 10/N là 3.000, tháng 12/N 4.000. 8. Nhận vốn góp từ các cổ đông sáng lập vào tháng 4/N là 500, tháng 7/N là 500. 9. Số dư vốn bằng tiền ngáy 31/12/N-1: 50 10. Công ty cần số tiền tồn quỹ tối thiểu là 50 triệu đồng Yêu cầu: Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, từ đó đưa ra những khuyến cáo đối với Công ty Gia Lợi trong năm N. Bài 6.3. Có số bình quân về tài sản và nguồn vốn của Công ty ANNA năm N0 và N1 Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN NGUỒN VỐN Chỉ tiêu Năm N0 Năm N1 Chỉ tiêu Năm N0 Năm N1 Tiền và tương đương 150 220 Vay ngắn hạn 50 250 Phải thu khách hàng 140 180 Phải trả người bán 100 230 Hàng tồn kho 160 300 Nợ dài hạn 400 320 Tài sản cố định 550 700 Vốn kinh doanh 250 300 Nguyên giá 750 950 Lợi nhuận giữ lại 200 300 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (31/12/ N1) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu NĂM N0 NĂM N1 Tổng doanh thu 3.000 4.700 Giảm giá hàng bán 200 150 Doanh thu thuần 2.800 4.550 Giá vốn hàng bán 1.850 2.938 Lãi gộp 950 1.612 Chi phí kinh doanh 240 230 + Trong đó: Lãi vay 15 20 Lợi nhuận khác 31 18 Thu nhập khác 50 28 Chi phí khác 19 10 Lợi nhuận trước thuế 741 1.400 Thuế thu nhập doanh nghiệp 185,25 350 Lợi nhuận sau thuế 555,75 1.050 189 Yêu cầu: Phân tình hình tài chính của Công ty ANNA từ đó đưa ra những tư vấn về tài chính đối với Công ty ANNA. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển, 2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính [2] PGS.TS Lưu Thị Hương (Chủ biên), 2013, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 190 [3] PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS Nguyễn Thị Hà, 2010, Tài chính doanh nghiệp - Hướng dẫn trả lời lý thuyết, giải bài tập và trắc nghiệm, NXB Tài chính [4] Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 191
File đính kèm:
- giao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf