Giáo trình Quản trị tiệc

Khái niệm tiệc

Song song với việc phát triển của nền kinh tế xã hội là sự nâng cao chất

lượng cuộc sống của con người trong đó nhu cầu về thưởng thức ẩm thực ở mức

cao là một trong những nguyên nhân khiến dịch vụ phục vụ ăn uống phát triển.

Các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, kinh doanh, giao tiếp đã tạo ra các sự

kiện mà trong quá trình diễn ra sự kiện hoặc kết thúc một sự kiện bằng việc tổ

chức các bữa ăn chiêu đãi long trọng, cao sang.

Về bản chất, Tiệc là một hình thức ăn uống ở mức cao hơn bữa ăn bình

thường về mọi mặt và thường gắn liền với một sự kiện dù lớn hay nhỏ. Tiệc

được xem là bữa ăn long trọng, thịnh soạn, lượng khách đông hơn, thực đơn tối

thiểu từ 5 món trở lên và có chương trình nghi lễ được ấn định.

Ngày nay dịch vụ kinh doanh Tiệc đã chiếm được chỗ đứng quan trọng

trong dịch vụ ẩm thực. Các khách sạn nhà hàng có đẳng cấp rất chú trọng về

việc phát triển loại hình kinh doanh Tiệc. Có những doanh nghiệp chuyên tổ

chức phục vụ Tiệc mà hầu như không phục vụ bữa ăn thường ngày. Điều đó

chứng tỏ rằng loại hình dịch vụ Tiệc đã có chỗ đứng trong làng ẩm thực. Các

khách sạn, nhà hàng ngày nay không chỉ phục vụ đơn thuần món ăn, đồ uống mà

còn khéo léo khoác lên vai thực khách cái mác “đẳng cấp” khi đến ăn uống ở

những bữa tiệc sang trọng.Trang 10

Nhiều người trong xã hội kinh tế phát triển ngày nay có mức sống cao đòi

hỏi hưởng thụ những dịch vụ đắt tiền, sang trọng đã kích thích các chủ khách

sạn, nhà hàng lao vào cuộc đua tìm kiếm sự khác biệt nơi kinh doanh để thu hút

khách, đó là loại hình kinh doanh tiệc.

Giáo trình Quản trị tiệc trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị tiệc trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị tiệc trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị tiệc trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị tiệc trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị tiệc trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị tiệc trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị tiệc trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị tiệc trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị tiệc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 143 trang baonam 15481
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị tiệc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị tiệc

Giáo trình Quản trị tiệc
Trang 1 
LỜI MỞ ĐẦU 
Tổ chức kinh doanh phục vụ tiệc là một loại hình dịch vụ đã chiếm được 
chỗ đứng quan trọng trong dịch vụ ẩm thực. Xã hội ngày càng có nhiều sự kiện 
có nhu cầu phục vụ ăn uống ở mức sang trọng thì loại hình kinh doanh tiệc càng 
được các doanh nghiệp du lịch quan tâm. 
Một số nhà hàng, khách sạn đã thật sự thành công với dịch vụ tiệc, thu 
được lợi nhuận cao, song cũng có nhiều nhà hàng, khách sạn không được khách 
hàng lựa chọn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song yếu tố quyết định vẫn 
là khả năng nhận biết nhu cầu khách hàng và cách thức tổ chức, quản lý hiệu 
quả. 
Môn học Quản trị tiệc là một môn học trong chương trình khung đào tạo 
nghề quản trị khách sạn và nghề quản trị nhà hàng. Thông qua môn học, người 
học có khả năng nhận biết một cách cơ bản về bản chất của dịch vụ tiệc, được 
trang bị những kiến thức, kỹ năng tổ chức, điều hành và quản lý tiệc. 
Giáo trình Quản trị tiệc được chia thành 4 chương: 
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ tiệc 
Chương 2: Kế hoạch tổ chức và điều hành tiệc 
Chương 3: Quản lý chi phí và doanh thu tiệc 
Chương 4: Tổ chức phục vụ các loại tiệc 
Với những kiến thức được học kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, chúng 
tôi biên soạn cuốn giáo trình Quản trị tiệc nằm trong kế hoạch biên soạn giáo 
trình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học 
của các trường và học sinh, sinh viên. Tuy nhiên giao trình không thể đề cập hết 
mong muốn của người học, người đọc do trong chương trình đào tạo còn có các 
môn học liên quan như Nghiệp vụ nhà hàng, Quản trị nhà hàng, v.v. 
Tập thể giảng viên trường cao đẳng nghề du lịch Vũng Tàu, đã tham khảo 
nhiều tài liệu trong và ngoài nước để mạnh dạn biên soạn giáo trình Quản trị tiệc 
nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của các trường đào tạo nguồn nhân 
lực du lịch. 
Trang 2 
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các độc 
giả, các nhà khoa học, các chuyên gia trong ngành du lịch...để giáo trình ngày 
càng hoàn thiện hơn. 
Nhóm giảng viên Trường Cao đẳng du lịch Vũng Tàu. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Trang 3 
MỤC LỤC 
Lời mở đầu ............................................................................................................ 1 
Mục lục .................................................................................................................. 3 
Chƣơng 1: tổng quan về dịch vụ tiệc ................................................................. 9 
1.1. Khái niệm tiệc ................................................................................................ 9 
1.2. Lợi ích của kinh doanh tiệc .......................................................................... 10 
1.2.1. Tăng nguồn thu và lợi nhuận .................................................................... 10 
1.2.2. Chi phí đầu tư ban đầu thấp ...................................................................... 10 
1.2.3. Dễ kiểm soát giá thành .............................................................................. 11 
1.2.4. Kinh doanh đảm bảo bằng hợp đồng ........................................................ 12 
1.2.5. Quảng bá thương hiệu ............................................................................... 13 
1.3. Sơ đồ tổ chức bộ phận tiệc ........................................................................... 14 
1.4. Chức năng của các chức danh bộ phận tiệc ................................................. 16 
1.4.1. Giám đốc bộ phận tiệc .............................................................................. 16 
1.4.2. Thư ký bộ phận tiệc................................................................................... 18 
1.4.3. Trưởng ca tiệc ........................................................................................... 19 
1.4.4. Bếp trưởng ................................................................................................. 21 
1.4.5. Nhân viên phục vụ tiệc .............................................................................. 21 
1.4.6. Nhân viên đón tiếp khách.......................................................................... 22 
1.4.7. Nhân viên kỹ thuật .................................................................................... 23 
1.4.8. Nhân viên thu ngân ................................................................................... 23 
1.5. Trách nhiệm phục vụ tiệc ............................................................................. 23 
1.5.1. Bán dịch vụ tiệc ......................................................................................... 23 
1.5.2. Giữ chỗ trước cho bữa tiệc ....................................................................... 24 
1.5.3. Chỉ định công việc trong phòng tiệc ......................................................... 24 
1.5.4. Chuẩn bị tiệc ............................................................................................. 25 
1.5.5. Bài trí phòng tiệ ... ng. Khi đặt thố súp xuống mặt kiếng người 
phục vụ phải khuấy đều súp lên và múc ra từng chén phục vụ khách. 
Tránh trường hợp để khách tự múc (Lưu ý: Không dùng tay quơ những 
chén súp đối diện hoặc cầm trên miệng chén súp) 
Trang 134 
- Sau khi phục vụ món súp xong nhân viên phải dùng mâm thu dọn 
những chén súp khách đã dùng rồi (Lưu ý: Không nên chồng chén súp 
lên thành nhiều cái) 
- Trong quá trình phục vụ, người phục vụ luôn quan sát dĩa thức ăn trên 
bàn tiệc xem tất cả thực khách đã dùng xong chưa để xin phép dọn, 
nếu như trên dĩa thức ăn còn lại ít thức ăn thì người phục vụ chủ động 
dùng muỗng và nĩa chia đều thức ăn cho khách (lưu ý: Phục vụ người 
già và trẻ em trước sau đó mới đến phụ nữ và thanh niên) 
- Quan sát ly trên bàn khách để gắp đá, rót bia, nước ngọt thường xuyên. 
- Thay chén mới, muỗng, nhặt và trả lại khăn ăn khi khách làm rơi. 
- Đối với những món phải sử dụng bếp cồn (Vd: Tôm hấp, cá hấp, 
lẩu,...) người phục vụ lưu ý khi đặt bếp vào phải có dĩa lót, và phải 
thường xuyên quan sát bếp để giảm bớt lửa khi thức ăn đã sôi. 
- Trong suốt quá trình phục vụ người phục vụ luôn luôn quan sát và dọn 
những thức ăn thừa trên bàn tiệc ( Vd: vỏ tôm, xương cá ). Lưu ý: 
Trong quá trình phục vụ trên bàn tiệc luôn luôn phải sạch sẽ. 
- Trước khi phục vụ món tráng miệng phải dọn sạch những thức ăn thừa 
trên bàn tiệc, tránh trường hợp dọn những ly nước khách đang dùng. 
- Khi phục vụ phải quan sát thật tốt khu vực được phân công để giúp đỡ 
khách và hỗ trợ đồng nghiệp. 
Những điểm cần lƣu ý khi thu dọn 
- Nhân viên phục vụ sẽ theo phương thức xong món nào thì dọn món đó 
và chia các dụng cụ phân ra từng loại khác nhau như muỗng theo 
muỗng, chén theo chén, đũa theo đũa,... tất cả để vào khay hay một cái 
xô, còn đối với thức ăn thừa thì cho vào một cái xô lớn hơn và được 
vận chuyển bằng xe đẩy bởi bộ phận tạp vụ. 
- Khi tiệc kết thúc khách ra về người phục vụ thu gom khăn ăn (napkin) 
và cột lại thành 10 cái gọn gàng. 
Trang 135 
- Sau đó phân loại dụng cụ ra từng loại và dùng mâm phục vụ mang ra 
phía sau 
- Tập trung tất cả các bếp cồn lại chuyển về kho nhà hàng, Dĩa lót bếp 
cồn được chuyển xuống sàn rửa 
- Ly được dọn sau cùng để tránh bể vỡ, đưa vào quầy Bar để rửa. 
- Giũ sạch những thức ăn còn bám trên khăn phủ bàn và để sang một 
bên. Sau đó thu dọn khăn bàn để mang xuống bộ phận giặt là. Lọ hoa 
cùng các vật dụng còn lại thì cất giữ vào trong kho. 
- Dùng nước có xà phồng lau chùi mặt kiếng sạch sẽ, chuyển về nơi mà 
người điều hành tiệc qui định. Vòng xoay tập trung vào thùng gỗ xếp 
ngay ngắn gọn gàng. 
- Thu dọn và nhặt tất cả dụng cụ còn rơi vãi dưới nền nhà 
- Sau đó kiểm tra và dùng mâm dọn dẹp những dụng cụ phục vụ còn lại 
trên service station chuyển xuống sàn rửa. 
- Ghế được chồng lên từng chồng 06 cái và dùng xe đẩy ghế chuyển ra 
giữa sảnh tiệc. 
- Bàn được xếp lại và đẩy ra giữa sảnh ngay ngắn gọn gàng để nhân 
viên tiến hành lau sàn nhà. 
4.5. Tổ chức phục vụ tiệc Cocktail 
4.5.1. Bày bàn Cocktail 
Mặt bàn phải sạch, không có bụi, không có vết bẩn, không phủ vải trải 
bàn. 
Giữa bàn đặt một gạt tàn thuốc lá, một lọ hoa, một cốc đựng giấy lau tạo 
thành hình tam giác cân. Trong đó đặt một bao diêm gác canh gạt tàn thuốc lá, 
nhãn diêm ngửa trên mặt trên, trong cốc đựng giấy lau để một số tờ giấy lau 
được gấp tạo dáng. 
4.5.2. Sắp xếp quầy bar Cocktail 
 Sắp đặt trên giá. 
Trang 136 
- Giá bầy rượu phải sạch sẽ không có bụi, không có vết bẩn, gương soi 
phải trong sáng. 
- Cách chai rượu phải sạch, nhãn rượu không bị rách, phải bầy đủ các 
loại rượu. 
- Mọi loại rượu bầy trên giá đều phải quay nhãn rượu ra ngoài, rượu 
ngon nổi tiếng phải bầy ở vị trí nổi bật, trật tự bầy rượu phải thống 
nhất. 
 Sắp xếp các vật dụng ở quầy rượu. 
- Mặt quầy rượu phải sạch sẽ, không có bụi, khống có vết bẩn. 
- Trước mỗi chiếc ghế quanh quầy đặt một gạt tàn thuốc lá, một bao 
diêm đặt gác bên cạnh gạt tàn thuốc lá, nhãn diêm ngửa lên trên, phía 
sau bên phải gạt tàn thuốc lá đặt một cốc đựng giấy lau, trong cốc 
đựng một số tờ giấy lau được gấp tạo dáng, phía sau bên trái gạt tàn 
thuốc lá đặt một lọ hoa. 
4.5.3. Quy chuẩn và nguyên tắc phục vụ tiệc Cocktail 
 Kiểm tra và chuẩn bị. 
- Kiểm tra diện mạo trang phục của nhân viên. 
- Kiểm tra vệ sinh trong và ngoài quầy rượu. 
- Kiểm tra xem các đồ dùng, dụng cụ có sạch không, có đầy đủ không, 
có được sắp đặt thống nhất, phù hợp với tiêu chuẩn đã quy định không. 
- Kiểm tra mọi thiết bị xem có sạch, hoàn hảo không, như máy làm đá, 
máy pha cà phê, máy ép nước hoa quả, máy quấy. 
- Chuẩn bị đủ các loại rượu, đồ uống. 
- Chuẩn bị đủ lượng đồ dùng theo hệ số quay vòng. 
- Chuẩn bị sẵn nước hoa quả tươi, chanh cắt lát, món ăn nhẹ. 
 Đón khách 
- Diện mạo, trang phục ngay ngắn, sạch sẽ, đứng ở một bên cửa phòng 
(hoặc cửa thang máy), mỉm cười tự nhiên. 
Trang 137 
- Khi khách tới, ngẩng mặt tươi cười, chủ động bước tới chào khách 
(nếu khách là người nước ngoài thì chào bằng Tiếng anh). 
 Phục vụ khách gọi rượu, đồ uống 
- Sau khi khách ngồi vào bàn, nhân viên phục vụ bàn phải tỏ lời hoan 
nghênh khách, tiếp đó đứng bên phải trap thực đơn cho khách, lễ phép 
hỏi thăm khách cần dùng loại đồ uống nào. 
- Khi khách gọi đồ uống, nhân viên phục vụ phải lắng nghe cho rõ, đối 
với yêu cầu đặt biệt của khách phải hỏi lại cẩn thận. Như: đồ uống có 
cần ướp lạnh, pha đá hay không, rượu Whisky có cần cho đá 
không,v.v...Khách gọi đồ uống xong nhân viên phục vụ bàn nhắc lại 
yêu cầu của khách để khách xem có đúng không, sau đó là biên lai gọi 
đồ uống. 
 Mang đồ uống ra phục vụ khách 
- Khi mang đồ uống ra phục vụ khách hoặc khi đổi đồ dùng đều phải 
dùng khay. 
- Khi phục vụ đồ uống phải sử dụng đúng các loại ly phù hợp. 
- Đặt cốc, ly đồ uống lên trên lót cốc, lót ly, sau đó mới rót đồ uống, 
không được để chai, lọ đồ uống chạm vào miệng ly. 
- Khi rót đồ uống cho khách phải nói cho khách biết tên gọi đồ uống, 
nói cung rót tới khoẳng 8/10 cốc, ly, để nhãn đồ uống quay về phía 
mình. 
- Khi mang đồ uống cho khách phải nhẹ nhàng, không để đồ uống bắn, 
trào ra ngoại. 
- Khách gọi đồ uống đều được tặng món ăn nhẹ không phải trả tiền. 
 Phục vụ khi khách dùng đồ uống 
- Luôn luôn tiếp thêm rượu, đồ uống cho khách. 
- Luôn thay gạt tàn thuốc lá. 
- Kịp thời thu dọn cốc, đĩa ăn hết đồ uống, thức ăn và các thứ rơi vãi 
trên mặt bàn. 
- Tận sức thỏa mãn nhu cầu của khách. 
Trang 138 
 Thanh toán 
- Khi khách đề nghị thanh toán, nhân viên phục vụ phải tính tiền chính 
xác, cài hóa đơn thanh toán vào kẹp thanh toán (nếu có), đứng ở bên 
phải người thánh toán trao hóa đơn thanh toán cho họ 
- Khách thanh toán xong, nhân viên hầu bàn phải tỏ ý cảm ơn khách. 
 Tiễn khách ra về 
- Khi khách đứng dậy, nhân viên phục vụ phải kéo ghế ra cho khách, lấy 
mũ áp trao cho khách. 
- Chào khách và tỏ ý hoan nghênh khách lần khác lại tới. 
- Kiểm tra khách có quên gì không, nếu có thì trao trả ngay cho khách. 
 Thu dọn 
- Sau khi khách ra về, thu dọn mọi thứ trên bàn. 
- Thu dọn xong thì bày bàn lại theo yêu cầu, chờ đón khách mới. 
4.6. Tổ chức phục vụ tiệc ngoài trời 
Ngoài việc tổ chức phục vụ các bữa tiệc trong khách sạn, nhà hàng, Bộ 
phận phục vụ ăn uống thường được yêu cầu cung cấp dịch vụ tương tự như vậy 
nhưng ở một nơi ngoài khách sạn. Loại hình này được gọi chung là dịch vụ tiệc 
ngoài trời. Tiệc ngoài trời hiện nay chiếm được cảm tình của nhiều thực khách 
nhờ vào những hiệu ứng tích cực của nó. Vừa thưởng thức ẩm thực, vừa ngắm 
cảnh thiên nhiên là một thú vui hợp lòng người. 
Cũng giống như các loại hình tiệc khác, đối tượng và mục đích tổ chức 
của tiệc ngoài trời cũng vô cùng đa dạng. Ngày nay khi đời sống vật chất (trong 
đó có nhu cầu ăn uống) được đủ đầy thì nhu cầu tìm hiều sáng tạo cái mới càng 
được chú trọng. Đối với các nhà hàng, khách sạn việc tìm kiếm cái mới đem đến 
nhiều cái lợi, nhưng lợi nhất chính là nguồn khách. Việc các bữa tiệc, loại hình 
tiệc lâu nay được tổ chức trong nhà dường như đã đi theo lối mòn của phong 
cách cũ. Vì vậy, việc các tiệc cưới, buổi liên hoan .v.v. ngoài trời luôn được sự 
hưởng ứng của nhiều khách hàng. 
Trang 139 
Tổ chức phục vụ tiệc ngoài trời ngoài ưu điểm là gần gũi thiên nhiên, tăng 
niềm vui, sự thoải mái cho thực khách khi thẩm nhận còn một vài sự hạn chế đó 
là sự phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Vì vậy, đối với mỗi vùng địa lý thì tiệc 
ngoài trời chỉ tổ chức vào những thời điểm nhất định để hạn chế tới mức tốt 
thiểu sự ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. 
So với với tiệc trọng thể, Buffet thì tiệc ngoài trời có thể kết hợp các hình 
thức của hai loại tiệc nói trên như có thể phục vụ khách ngay tại bàn hoặc khách 
tự phục vụ cho riêng mình tuy theo sở thích. Vì vậy phụ thuộc vào hình thức 
phục vụ mà người quản lý có thể lập kế hoạch phục vụ một cách hợp lý nhất. 
Điểm khác biệt của tiệc ngoài trời so với tiệc khác là chỉ có thể tổ chức thích 
hợp vào buổi chiều tối. Số lượng nhân viên cần đủ để đáp ứng được nhu cầu 
phục vụ ngoài trời. Điều đó có nghĩa là cần nhiều nhân viên hơn khi phục vụ tại 
khách sạn và làm tăng các chi phí liên quan. 
4.6.1. Khảo sát và lựa chọn địa điểm 
Đối với tổ chức phục vụ tiệc ngoài trời thì yếu tố địa điểm đóng vai trò rất 
quan trọng. Địa điểm thường yêu cầu có diện tích rộng, thoáng, gắn liền với 
phong cảnh hữu tình của thiên nhiên. Chính vì vậy, các khách sạn khi tổ chức 
phục vụ tiệc ngoài trời có thể chọn cạnh hồ bơi. Một số nơi khác thường được 
khách sạn thuê và sử dụng để tổ chức như bãi biển, thảm cỏ tự nhiên và nhân tạo 
.v.v. 
Khảo sát hiện trường và xác định những phương án khả thi được tiến 
hành trước khi chấp nhận cung cấp dịch vụ phục vụ tiệc ngoài trời nhằm xác 
định tình trạng hậu cần liên quan cùng chi phí dự tính. Khi tiến hành khảo hiện 
trường thì điều quan trọng là phải kiểm tra về các mặt như khả năng cung cấp 
năng lượng, khả năng cung cấp nước, hệ thống làm lạnh, hệ thống kho chứa 
.v.v. Đồng thời phải nắm được tình hình các phương tiện, tiện nghi tại nơi tổ 
chức tiệc và tình hình giao thông đi tới nơi tổ chức tiệc. Nói tóm lại, việc khảo 
sát cần tập trung vào những việc chính như sau: 
- Diện tích và sức chứa của mặt bằng. 
Trang 140 
- Có đủ các tiện nghi cần thiết hay không như nguồn điện, ga và lò bếp, 
nước nóng và nước lạnh, nơi để món ăn, rửa, đặt tủ lạnh .v.v. 
4.6.2. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ 
 Căn cứ vào thực đơn bữa tiệc, số lượng khách và yêu cầu phục vụ, lên kế 
hoạch và cho nhân viên chuẩn bị đúng, đủ số lượng các trang thiết bị, dụng cụ 
cần thiết cho bữa tiệc. Kiểm tra để đảm bảo rằng các trang thiết bị, dụng cụ đảm 
bảo vệ sinh, đồng bộ, trong tình trạng hoạt động tốt và an toàn. Phân loại dụng 
cụ theo từng nhóm, kiểm soát bằng cách bó từng bó (dao, muỗng, nĩa) hay để 
thành từng chồng (bát, tô, đĩa) 10 cái. Đóng gói các trang thiết bị, dụng cụ đảm 
bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và lắp đặt. Tập kết các trang thiết bị, 
dụng cụ một ngày trước khi bữa tiệc diễn ra để phục vụ việc lắp đặt, sắp xếp và 
chuẩn bị phục vụ. Khi lắp đặt các thiết bị, chú ý yếu tố thuận tiện cho việc sử 
dụng và an toàn cho khách cũng như nhân viên. 
4.6.3. Kế hoạch phục vụ 
Quản lý bộ phận phục vụ ăn uống hoặc trợ lý giám đốc bộ phận phục vụ 
ăn uống trực tiếp tìm hiểu kĩ lưỡng yêu cầu đặt bữa ăn của khách và cùng với 
khách xác định loại tiệc như tiệc nguội, tiệc rượu. Cần phải chú ý rõ tên người, 
đơn vị đặt tiệc, ngày giờ và thời gian mở tiệc, số người dự tiệc, số điện thoại của 
người hoặc đơn vị đặt tiệc. 
Sau khi thỏa thuận với khách hàng xong, người quản lý lên kế hoạch và 
thông báo cho các bộ phận liên quan chuẩn bị. 
- Bộ phận tiếp nhận khách phụ trách việc cắt cử xe vận chuyện và lái xe, 
- Bộ phận kinh doanh tổng hợp phú trách việc bố trí quang cảnh bữa 
tiệc, 
- Bộ phận bảo vệ cử người duy trì trật tự hoạt động tổ chức tiệc ở ngoài 
khách sạn, kiểm tra vật dụng, thực phẩm đưa ra khỏi khách sạn, 
Trang 141 
- Bộ phận tài vụ căn cứ vào yêu cầu mua thực phẩm của bộ phận phục 
vụ ăn uống kịp thời cung cấp vật dụng, thực phẩm tốt với giá phải 
chăng và phụ trách công việc thanh toán. 
- Bộ phận buồng trước giờ buổi tiệc bắt đầu cử người làm vệ sinh sàn 
nhà và quanh nơi tổ chức tiệc. 
- Bộ phận quản trị phụ trách việc lắp đặt các máy móc, thiết bị và cử 
người điều khiển âm hình. 
- Nhà bếp lập thực đơn, kê thực phẩm cần mua, chuẩn bị nguyên liệu 
làm các món ăn. 
- Bộ phận nhà hàng bố trí nhân viên trực tại nhà hang và nhân viên phục 
vụ tiệc bên ngoài, chuẩn bị bàn ghế, khăn trải bàn, khăn quây bàn, 
khăn lau miệng, chuẩn bị các loại đồ uống, đá, ly, các dụng cụ để ăn, 
cắt thái và làm vệ sinh trước khi tổ chức tiệc. 
Mọi thứ sau khi được chuẩn bị xong thì vận chuyển tới nơi tổ chức tiệc. 
Thực phẩm phải được đóng gói theo đúng luật vệ sinh an toàn thực phẩm, vận 
chuyển bằng xe chuyên dụng, có người chuyên trách áp tải, cần phải chú ý an 
toàn khi vận chuyển. 
Quá trình phục vụ tiệc ngoài trời cũng tuân thủ theo đúng quy trình và 
nguyên tắc như các bữa tiệc khác. Sau khi xong tiệc phải tiến hành quét dọn nơi 
tổ chức tiệc đồng thời kiểm tra vật dụng, nếu bể vỡ hay thất thoát, lập biên bản 
và xử lý theo qui định của nhà hàng,khách sạn. Cuối cùng là vận chuyển đồ 
dung, dụng cụ về khách sạn, nhà hàng; phân loại, lau rửa, trả về kho. 
4.7 Câu hỏi và bài tập 
1. Trình bày các nguyên tắc và tiêu chuẩn phục vụ tiệc ngồi, tiệc đứng? 
2. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị, sắp đặt phòng tiệc trước khi phục vụ? 
3. Theo bạn khi tổ chức tiệc ngoài trời các yếu tố nào nhà quản lý cần lưu ý? 
4. Khách hàng muốn thuê hội trường khách sạn để tổ chức Hội nghị khách 
hàng và đặt tiệc chiêu đãi cho 500 suất. Với yêu cầu tổ chức hội nghị và 
Trang 142 
tiệc chiêu đãi trong cùng một hội trường. Là nhà quản lý bạn hãy lập kế 
hoạch tổ chức và phục vụ Hội nghị cũng như bữa tiệc trên? 
Trang 143 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Denny G.Rutherford/ Michael J.O’falon (2009), Hotel Management and 
Operations, Nxb Lao động, Hà Nội. 
2. GS. Nguyễn Văn Lê (1997), Tâm lý học du lịch, Nhà xuất bản trẻ 
TPHCM 
3. PGS-TS Ngyễn Văn Mạnh – PGS.TS Nguyễn Văn Đính (1996), Giáo 
trình Kỹ năng giao tiếp, NXB Thống kê Hà Nội 
4. Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Tổng 
hợp TPHCM 
5. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam (2000), Tìm tòi và suy ngẫm, NXB 
Văn hóa dân tộc & Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội 
6. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2005), Tổng quan Du lịch và Khách sạn. 
7. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2005), Marketing du lịch. 
8. Tổng Cục Du lịch Việt Nam - Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch 
Việt Nam (2007), Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, Nhà xuất 
bản Lao động 
9. Trường Shatex – Singapore (1997), Kỹ năng giao tiếp trong khách sạn - 
Tài liệu giảng dạy 
10. Bộ tài liệu về Nghiệp vụ Nhà hàng do tập thể giảng viên Khoa Quản trị 
Nhà hàng, Trường CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu biên soạn 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_tiec.pdf