Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2)

Khái niệm và ý nghĩa của doanh thu

 Khái niệm

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo ra doanh

thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu

thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh

nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản

lượng. Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi là

doanh thu biên. Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu với mức

thay đổi trong sản lượng

 Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng không những đối với

bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lớn đối với cả nền kinh tế quốc dân:

- Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ sản phẩm làm ra được khách hàng chấp nhận

về giá trị và giá trị sử dụng, đã phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra cho hoạt

động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như

có thể tái sản xuất mở rộng.

- Là nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, là nguồn để tham gia góp

vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết các đơn vị khác.

- Thực hiện doanh thu bán hàng đầy đủ, kịp thời góp phần thúc đẩy tăng nhanh tốc độ

luân chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sau.

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 76 trang baonam 9881
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2)

Giáo trình Quản trị tài chính (Phần 2)
107 
CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN 
Mục đích của chương: 
 Sau khi học xong chương này sinh viên nắm được những nội dung sau: 
1. Quản trị doanh thu trong doanh nghiệp:doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt 
động tài chính, thu nhập khác của doanh nghiệp? 
2. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: khái niệm, ý nghĩa , căn 
cứ lập kế hoạch hóa lợi nhuận, phân phối và sử dụng lợi nhuận? 
3. Biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp ? 
4.1. Quản trị doanh thu của doanh nghiệp 
4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của doanh thu 
 Khái niệm 
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo ra doanh 
thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu 
thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh 
nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản 
lượng. Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi là 
doanh thu biên. Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu với mức 
thay đổi trong sản lượng 
 Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ 
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng không những đối với 
bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lớn đối với cả nền kinh tế quốc dân: 
- Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ sản phẩm làm ra được khách hàng chấp nhận 
về giá trị và giá trị sử dụng, đã phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. 
- Là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra cho hoạt 
động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như 
có thể tái sản xuất mở rộng. 
- Là nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, là nguồn để tham gia góp 
vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết các đơn vị khác. 
- Thực hiện doanh thu bán hàng đầy đủ, kịp thời góp phần thúc đẩy tăng nhanh tốc độ 
luân chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sau. 
4.1.2. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 
4.1.2.1 Khái niệm và thời điểm xác định doanh thu 
Khi tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ doanh nghiệp thu được một số vốn bằng 
tiền gọi là doanh thu. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền 
thu được do hoạt động kinh doanh mang lại. 
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm gồm 2 bộ phận: 
108 
- Doanh thu do bán những sản phẩm hàng hoá thuộc hoạt động sản xuất kinh 
doanh: thành phẩm hoặc nửa thành phẩm. Đây là bộ phận chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn 
trong tổng số doanh thu, nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp 
- Doanh thu về tiêu thụ khác: là những khoản không mang tính chất thường xuyên 
như: bán bản quyền, phát minh sáng chế, phế liệu, cung cấp lao vụ.... 
 Thời điểm xác định doanh thu (thông tư số 78/2014.TT-BTC và được sửa đổi bởi 
Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC) 
-Đối với hoạt động bán hàng hóa: là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền 
sử dụng hàng hóa cho người mua 
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch 
vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua 
4.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng 
Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng: Khối lượng sản 
phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung ứng càng nhiều thì số doanh thu bán hàng cáng lớn. 
Tuy nhiên khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm 
sản xuất ra mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như việc 
ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, vận chuyển, thanh 
toán...Việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quyết định mức doanh thu bán hàng. 
 Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao 
không những ảnh hưởng đến giá bán mà còn ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu 
thụ. Khi sản phẩm có chất lượng cao, giá bán cao, doanh thu sẽ nhiều. Nếu chất lượng 
thấp thì bên mua sẽ từ chối thanh toán hoặc mua với giá thấp. 
Kết cấu mặt hàng: Mỗi sản phẩm dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định 
nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của xã hội. Vì vậy, khi phấn đầu tăng nhanh 
doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các hợp đồng đã ký kết với khác hàng, 
nếu không sẽ mất khách hàng dẫn tới khó tồn tại trong cạnh tranh trên thương trường. 
Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, việc thay 
đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng. Doanh 
nghiệp căn cứ vào giá thành cảu sản phẩm tiêu thụ, tình hình cung cấp sản phẩm trên thị 
trường mà quyết định giá bán sản phẩm cho phù hợp để có thể đạt được mức doanh thu 
cao nhất. 
Do đặc điểm sản xuất của từng ngành khác nhau nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng 
có những đặc trưng riêng: 
- Trong ngành công nghiệp, do tính chất sản phẩm đa rạng, nhiều chủng loại, việc 
sản xuất ít bị lệ ... u khoản này lớn hơn 0 
thì được ghi vào bên sử dụng, nhỏ hơn 0 thì được ghi vào bên nguồn. 
Nguyên giá tài sản cố định 
Dự toán ngân sách đầu tư là một công việc phức tạp vì không có tiêu chuẩn để xây 
dựng. Nội dung, cách tiếp cận và hình thức xây dựng giữa các công ty và các ngành là rất 
khác nhau. Tuy nhiên, các công ty vẫn thường tuân theo một số hướng dẫn cơ bản. Ngân 
sách đầu tư sẽ được nghiên cứu kỹ trong chương ngân sách đầu tư. Ở đây, chúng ta chỉ 
nghiên cứu cách lập ngân sách đầu tư vào trong báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ. 
 Chênh lệch tài sản cố định phản ánh cả các khoản tăng và giảm nguyên giá tài 
sản cố định. Thông số này xác định số tiền dự đoán trong ngân sách đầu tư cũng như số 
tiền chi ra trong năm hoạch định để thực hiện tiến độ sản xuất, số tiền thu từ thanh lý dự 
kiến trong thời kỳ hoạch định và các điều chỉnh khấu hao. 
 Thay đổi nguyên giá tài sản cố định bằng khoản tăng đầu tư trừ đi tiền thu được 
từ thanh lý tài sản, khoản chênh lệch này nếu lớn hơn 0 thì phản ánh vào bên sử dụng, 
nếu nhỏ hơn 0 thì phản ánh vào bên nguồn. 
 Các khoản phải trả ngắn hạn 
Các khoản phải trả biểu diễn các khoản nợ ngắn hạn do hoãn thanh toán tiền mua 
nguyên vật liệu, hoãn thanh toán tiền lương cho người lao động và các khoản thanh toán 
khác. Các khoản phải trả bao gồm phải trả người bán, phải trả người lao động, Thuế và 
các khoản phải nộp Nhà nước. Thay đổi về các khoản phải trả trong kỳ được xác định 
dựa vào thông tin từ ngân sách sản xuất, các ngân sách hoạt động và ngân sách ngân quỹ. 
Chênh lệch của một khoản phải trả bằng chi phí phải trả trong kỳ trừ đi tổng số tiền thanh 
toán. Chẳng hạn, chênh lệch khoản phải trả người bán = Tổng chi phí mua sắm phải trả 
trong kỳ - Tổng số tiền thanh toán cho nhà cung cấp. Tổng số tiền thanh toán là số tiền 
thực tế chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ đã mua trong kỳ. Chi phí mua sắm nguyên vật 
liệu lấy từ ngân sách mua sắm, số tiền thanh toán nhà cung cấp lấy từ ngân sách ngân 
quỹ. Nếu khoản chênh lệch lớn hơn 0, kết quả được phản ánh vào bên nguồn, nếu nhỏ 
hơn 0 thì được phản ánh vào bên sử dụng. 
Do thiếu thông tin dự đoán chính xác, chúng ta có thể dựa vào các thông tin sau 
đây khi xác định các thay đổi của khoản mục này: 
 Sử dụng số dư cuối kỳ trước nếu dự đoán không có sự thay đổi nào. 
 Sử dụng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc trên tổng chi phí hoạt động. 
174 
 Sử dụng tỷ lệ phần trăm trên tổng nhân viên hoặc tổng chi phí tiền lương. 
 Sử dụng tỷ suất thuế hiện tại hoặc dự đoán. 
Chênh lệch của các khoản nợ này là chênh lệch của tổng chi phí trong kỳ và số 
tiền thanh toán thực tế trong kỳ. Nếu chênh lệch này lớn hơn 0 thì phản ánh vào bên 
nguồn, nếu nhỏ hơn 0 thì phản ánh vào bên sử dụng. 
Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn 
Chênh lệch nợ ngắn hạn, nợ dài hạn bằng khoản vay trong kỳ trừ đi khoản trả nợ 
trong kỳ. Nếu chênh lệch này lớn hơn 0, kết quả được phản ánh vào bên nguồn, nếu nhỏ 
hơn 0 thì được phản ánh vào bên sử dụng. 
Vốn chủ sở hữu 
Thay đổi về vốn chủ được xác định dựa vào toàn bộ các hoạt động dự kiến khác 
cũng như các điều kiện thị trường. Chẳng hạn như tài khoản lợi nhuận chưa phân phối 
thay đổi phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế TNDN dự đoán, mức thanh toán cổ tức dự kiến 
và vốn chủ được phản ánh theo giá thị trường và mệnh giá. Vì thế, thay đổi của các tài 
khoản này phải được phản ánh theo mức tăng trưởng dự đoán, cổ tức tiền mặt dự kiến, 
bán cổ phiếu dự kiến và mức nợ trên vốn chủ (đòn bẩy) dự kiến của công ty. Nếu trong 
kỳ, công ty phát hành cổ phiếu thì phản ánh các thay đổi vào bên nguồn với hai tài khoản 
vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. Ngược lại, nếu công ty dự kiến mua 
lại cổ phiếu thì các thay đổi của hai tài khoản này được phản ánh vào bên sử dụng. Cụ 
thể, chúng ta có thể xác định chênh lệch của hai tài khoản vốn đầu tư như sau: 
 Thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu = (Mệnh giá × số cổ phiếu mới phát hành) - 
(mệnh giá × số cổ phiếu mua lại). 
 Thay đổi vốn bổ sung = [(Giá thị trường của cổ phiếu - mệnh giá) × số cổ phiếu phát 
hành)] - [(giá thị trường của cổ phiếu - mệnh giá) × số cổ phiếu mua lại)] 
 Nếu các tài khoản này lớn hơn 0 thì phản ánh vào bên nguồn, nếu nhỏ hơn 0 thì 
phản ánh vào bên sử dụng. 
 Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế TNDN, khấu hao và trả cổ tức là những khoản mục 
được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đưa vào báo cáo nguồn và sử dụng 
ngân quỹ dự đoán. 
Khoản mục Chênh lệch Nguồn Sử dụng 
Phải thu khách hàng Doanh thu tín dụng - thu từ bán tín dụng - + 
Hàng tồn kho Chi phí sản xuất trực tiếp - giá vốn hàng bán 
Tài sản ngắn hạn khác Chi trả - nhận lại - + 
Tài sản cố định Đầu tư - thanh lý - + 
Đầu tư dài hạn khác Đầu tư - bán lại - + 
Các khoản phải trả Tổng chi phí phải trả trong tháng -thanh toán + - 
175 
trong kỳ 
Nợ ngắn hạn Vay trọng kỳ - trả nợ trong kỳ + - 
Nợ dài hạn Vay trọng kỳ - trả nợ trong kỳ + 
Vốn chủ Phát hành - mua lại + - 
Khấu hao (Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) + 
Lợi nhuận sau thuế 
TNDN 
(Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) + 
Trả cổ tức + 
Bảng 5.11. Xác định các thay đổi tài chính để lập báo cáo nguồn và sử dụng dự đoán 
Đối với Công ty cổ phần Tiên Sa, chúng ta xác định chênh lệch và đưa vào bên 
nguồn và bên sử dụng các thay đổi như trong bảng 5.12 sau đây: 
 Thay đổi Nguồn Sử dụng Giải thích 
Phải thu khách hàng 3,888 0 3,888 125,280-121,392 
Hàng tồn kho -2,1364 2,1364 0 26,83+19,522+4,5-52,988 
Thuế và các khoản phải thu 
Nhà nước 
12 0 12 12 
Tài sản cố định -60 60 0 0-60 
Đầu tư tài sản dài hạn khác 65 0 65 65-0 
Phải trả người bán -2,969 0 2,969 26,803-29,799 
Phải trả người lao động -1,9834 0 1,9834 44,482-46,465 
Vay và nợ ngắn hạn 63,169 63,169 0 63,169-0 
Phải trả phải nộp Nhà nước -5,87 0 5,87 4,13-10 
Trả cổ tức 18 18 18 
Vay dài hạn 15 15 15-0 
Lợi nhuận sau thuế TNDN 10,600 10,622 10,622 
Khấu hao 20 20 20 
Tổng cộng 170,927 109,710 
Bảng 5.12. Xây dựng báo cáo nguồn và sử dụng công ty cổ phần Tiên Sa 
Chênh lệch ngân quỹ = Tổng nguồn - Tổng sử dụng = 170,927 - 109,710 =61,217 
Đây chính là khoảng chênh lệch tiền mặt giữa ngày 31/12/20X5 và ngày 
31/3/20X6. 
176 
5.3.7. Lập dự toán bảng cân đối kế toán 
Dự toán bảng cân đối kế toán thể hiện trạng thái tài chính của công ty vào cuối 
thời kỳ lập kế hoạch, nó phản tổng hợp các thay đổi tài chính do các quyết định và hành 
động của các nhà quản trị đã hoạch định trong kỳ. Dự toán bảng cân đối kế toán phản ánh 
vị thế tài chính dự toán của công ty và thực hiện ba mục tiêu chính sau: 
1. Đưa ra định hướng hoạt động của công ty với mức đầu tư thấp nhất. 
 2. Cung cấp một lớp đệm tài chính để giúp công ty vượt qua các thời kỳ suy giảm 
kinh tế. 
3. Đảm bảo khả năng khai thác các cơ hội không dự đoán trước trong tương lai. 
Với thông tin từ dự toán báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ kết hợp với bảng 
cân đối kế toán đầu kỳ, chúng ta có thể dễ dàng xây dựng dự toán bảng cân đối kế toán 
cho thời kỳ lập kế hoạch. Số dư cuối kỳ của các tài khoản chính là số dư của năm trước 
cộng với chênh lệch ngân quỹ trong thời kỳ dự đoán. Đối với bên tài sản, nếu thay đổi tài 
chính thuộc bên nguồn thì số dư tài sản cuối kỳ sẽ bằng số dư tài sản đầu kỳ trừ đi chênh 
lệch, ngược lại, nếu thay đổi tài chính thuộc về bên sử dụng thì chúng ta sẽ cộng chênh 
lệch vào số dư đầu kỳ. Đối với bên nguồn vốn, nếu thay đổi tài chính thuộc về nguồn thì 
chúng ta sẽ cộng khoảng chênh lệch vào số dư đầu kỳ để xác định số dư cuối kỳ và nếu 
thuộc về bên sử dụng thì trừ chênh lệch khỏi số dư đầu kỳ. 
 Có ba khoản mục cần lưu ý là tiền mặt, tài sản cố định và lợi nhuận sau thuế chưa 
phân phối. Về tiền mặt, có thể sử dụng số dư tiền mặt cuối kỳ từ ngân sách ngân quỹ, 
hoặc lấy số dư đầu kỳ cộng với chênh lệch nguồn và sử dụng trong năm. Về tài sản cố 
định, thay đổi tài sản cố định trong báo cáo nguồn và sử dụng chính là thay đổi nguyên 
giá tài sản cố định, do đó, phải cộng khấu hao trong kỳ vào khấo hao lũy kế để xác định 
tài sản cố định ròng cuối kỳ. Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xác định 
bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm trong kỳ 
(bằng lợi nhuận sau thuế TNDN trừ cổ tức trong kỳ). 
Với báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ và bảng cân đối kế toán ngày 
31/12/20X5, chúng ta lập dự toán cho công ty cổ phần Tiên Sa ngày 31/3/20X6 như trong 
bảng 5.13. 
177 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
 31/12/20X5 31/3/20X6 
Tiền mặt 15 76,22 
Phải thu khách hàng 115 118,89 
Hàng tồn kho 120 117,86 
Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 0 12 
Tổng tài sản ngắn hạn 250 324,97 
Nguyên giá tài sản cố định 800 740 
Giá trị hao mòn lũy kế 300 320 
TSCĐ ròng 500 420 
Đầu tư tài sản dài hạn khác 0 65 
Tổng cộng tài sản 750 809,97 
Phải trả người bán 10,3 7,33 
Phải trả người lao động 5,5 3,52 
Phải trả, phải nộp NN 10 4,13 
Vay và nợ ngắn hạn 40 103,17 
Tổng nợ ngắn hạn 65,8 118,15 
Vay dài hạn 80 95,00 
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 350 350,00 
Thặng dư vốn cổ phần 120 120,00 
Lợi nhuận chưa sau thuế phân phối 134,2 126,82 
Tổng cộng nguồn vốn 750 809,97 
Bảng 5.13. Dự toán bảng cân đối kế toán công ty cổ phần Tiên Sa năm 20X5 
178 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 
Câu 1. Tại sao nói báo cáo tài chính có tính tổng hợp? 
Câu 2. Quá trình lập kế hoạch tài chính là gì? Hãy cho biết sự khác nhau giữa các 
kế hoạch tài chính dài hạn và các kế hoạch tài chính ngắn hạn. 
Câu 3. Nội dung cơ bản của kế hoạch đầu tư và tài trợ? Xây dựng kế hoạch đầu tư 
và tài trợ trên cơ sở những căn cứ nào? 
Câu 4. Giải thích các quan hệ ngân sách trong quá trình xây dựng ngân sách. 
Câu 5. Trình bày các quan hệ giữa các ngân sách và ngân sách ngân quỹ. Vì sao 
ngân sách ngân quỹ là cơ sở để lựa chọn các biện pháp tài trợ? 
Câu 6. Trình bày sự khác nhau giữa ngân sách ngân quỹ và báo cáo luân chuyển 
tiền tệ với tư cách là hai công cụ của hoạch định tài chính? 
Câu 7. Hãy mô tả cấu trúc cơ bản của ngân sách ngân quỹ? 
Câu 8. Mục tiêu chính của các báo cáo dự toán là gì? Là một báo cáo dự đoán về 
tương lai, các báo cáo này khác với ngân sách ngân quỹ như thế nào? 
Câu 9. Hai cách cơ bản để chúng ta xây dựng dự toán báo cáo tài chính là gì? 
Câu 10. Mục tiêu của nhà quản trị tài chính trong việc đánh giá các dự toán báo 
cáo tài chính? 
Câu 11. Phương pháp phần trăm doanh số được sử dụng như thế nào trong quá 
trình lập dự toán báo cáo thu nhập? 
Câu 12. Tại sao sự tồn tại của các chi phí cố định là nguyên nhân dẫn đến sự thất 
bại trong quá trình xây dựng dự toán báo cáo thu nhập theo phương pháp phần trăm 
doanh số? 
BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG 
Bài 1. Doanh số năm 20X5 của công ty cổ phần Thiên Minh đạt 100 tỷ dồng. Họ 
muốn phân tích hiệu suất kỳ vọng và nhu cầu tài trợ cho năm 20X7 – 2 năm sau. Với 
thông tin sau đây,hãy trả lời câu a và b. 
(1) Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục sau biến đổi trực tiếp theo 
doanh thu, bao gồm: 
- Phải thu khách hàng, 12% 
- Hàng tồn kho, 18% 
- Phải trả người bán, 14% 
- Lợi nhuận ròng biên, 3% 
(2) Chứng khoán khả nhượng và các khoản nợ ngắn hạn khác dự kiến vẫn không 
đổi. 
(3) Số dư tiền mặt tối thiểu phải duy trì là 4,8 tỷ đồng. 
179 
(4) Dự kiến mua một máy mới trị giá 6,5 tỷ đồng vào năm 20X6 và một thiết bị trị 
giá 
8,5 tỷ đồng vào năm 20X7. Tổng khấu hao năm 20X6 dự đoán là 2,9 tỷ đồng và 
năm 20X7 dự kiến là 3,9 tỷ đồng. 
(5) Khoản phải trả người lao động dự kiến tăng lên 5 tỷ đồng vào cuối năm 20X7. 
(6) Dự kiến không vay thêm cũng không hoàn trả nợ dài hạn. 
(7) Dự kiến không bán và cũng không mua lại cổ phần thường. 
(8) Tỷ lệ trả cổ tức dự kiến là 50% lợi nhuận sau thuế TNDN. 
(9) Doanh số năm 20X6 và 20X7 dự đoán đạt 110 tỷ đồng vào năm 20X6 và 120 
tỷ 
đồng vào năm 20X7. 
(10) Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X5 như sau: 
Bảng tổng kết tài sản ngày 31/12/20X5 
Đvt: tỷ đồng 
TÀI SẢN NGUỒN VỐN 
Tiền mặt 4 Phải trả người bán 14 
Chứng khoán khả nhượng 2 Phải trả người lao động 4 
Phải thu khách hàng 12 Nợ ngắn hạn khác 0,8 
Hàng tồn kho 18 
Tổng tài sản ngắn hạn 36 Tổng nợ ngắn hạn 18,8 
Tài sản cố định ròng 40 Nợ dài hạn 20 
 Vốn CSH và LN sau thuế 37,2 
Tổng tài sản Tổng cộng nguồn vốn 76 
a. Lập dự toán bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/20X7. 
b. Bình luận về những thay đổi về tài trợ đã đề xuất trên báo cáo được lập ở câu a. 
Bài 2. Cho số liệu về công ty H như sau 
Báo cáo thu nhập của công ty ngày 31/12 (1000 USD) 
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 
Doanh thu thuần 11190 13764 16104 20613 
Giá vốn hang bán 9400 11699 13688 17727 
180 
Lãi gộp 1790 2065 2416 2886 
Chi phí bán hang và quản lý 1019 1239 1610 2267 
Chi phí lãi vay 100 103 110 90 
Lãi trước thuế 671 723 696 529 
Thuế thu nhập công ty 302 325 313 238 
Lãi ròng 369 398 383 291 
Bảng cân đối kế toán của công ty H ngày 31/12 (1000 USD) 
Tài sản 2010 2011 2012 2013 
Tiền và chứng khoán ngắn hạn 671 551 644 412 
Các khoản phải thu 1343 1789 2094 2886 
Hang hóa tồn kho 1119 1376 1932 2267 
Chi phí trả trước 14 12 15 18 
Tổng tài sản lưu động 3147 3728 4685 5583 
Tổng tài sản cố định ròng 128 124 124 287 
Tổng cộng tài sản 3275 3852 3852 5870 
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 
Nợ phải trả ngân hàng 50 50 50 50 
Khoản phải trả người bán 1007 1443 2426 3212 
Nợ dài hạn đến hạn trả 60 50 50 100 
Lương và các khoản phải trả khác 5 7 10 18 
Tổng nợ ngắn hạn 1122 1550 2536 3380 
Nợ dài hạn 960 910 860 760 
Cổ phiếu thường 150 150 150 150 
Lợi nhuận giữ lại 1043 1242 1434 1580 
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 3257 3852 4980 5870 
Yêu cầu: 
a. Lập báo cáo tài chính dự toán năm 2014 biết các khoản mục chủ yếu trong báo 
cáo tài chính thể hiện theo tỷ lệ % so với doanh thu năm 2014 cho như sau: 
- Doanh thu tăng 25% 
181 
- % so với doanh thu : GVHB 86%, Tiền và CKNH 5%, HTK 10%, Cp BH& QL 
12%, Các khoản phải thu 14%, các khoản phải trả 14% Thuế suất so với lãi trước thuế 
45%, cổ tức so với lãi ròng 50% 
- Nợ vay ngân hang ban đầu coi là bằng 0 
- Năm 2014 đầu tư them 43.000USD cho TSCĐ và số tiền khấu hao trong năm là 
50.000 USD 
b. Lập bảng cân đối kế toán dự toán năm 2014 và xác định nhu cầu vốn cần huy 
động từ bên ngoài 
182 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS,TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển,Tài chính doanh nghiệp , NXB tài 
chính 2008 
2. PGS, TS. Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính, Khoa Quản trị kinh doanh, trường 
Đại Học Kinh tế TP.HCM 
3. PGS.TS. Phạm Quang Trung, Quản Trị Tài Chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh 
tế quốc dân 
4.PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình Phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế 
quốc dân, 2009 
5. Nguyễn Tấn Bình, Nguyễn trần Huy, Phân tích quản trị tài chính, NXB Đại học quốc 
gia thành phố Hồ Chí Minh, 2002 
6. PGS. TS. Ngô Kim Thanh, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế 
quốc dân, 2013 
7. TS Vũ Văn Ninh, Tài chính doanh nghiệp, NXB Học viện tài chính 2013. 
8. TS. Nguyễn Thu Thủy, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại 
thương. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_tai_chinh_phan_2.pdf