Giáo trình Quản trị nhân lực (Phần 1)
Khái niệm, đối tượng, mục tiêu và ý nghĩa của quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là một trong các bộ phận chủ yếu của quản trị doanh nghiệp. Để
tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đó các doanh nghiệp phải có các yếu tố cơ bản
là vật lực, tài lực và nhân lực. Trong đó, con người là yếu tố duy nhất biết tác động vào các
yếu tố khác để thúc đẩy các yếu tố khác khởi động, đồng thời gắn kết các yếu tố lại với
nhau để tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Nếu không có yếu tố con người thì các yếu tố khác
không thể hiện được vai trò của nó. Trong khi các yếu tố khác nếu bị khai thác nhiều sẽ
cạn kiệt, nhưng đối với yếu tố con người mà đặc biệt là trí tuệ con người càng khai thác
càng sản sinh vì khả năng sáng tạo của con người là vô hạn. Nhưng để phát huy được vai
trò của yếu tố con người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của các nhà quản trị.
a) Khái niệm nhân lực và quản trị nhân lực
Xét trên phương diện cá nhân con người thì nhân lực được hiểu là nguồn lực nội tại
trong mỗi con người mà họ có thể cống hiến cho tổ chức, bao gồm thể lực và trí lực.
Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, biểu hiện bằng sức vóc, tình trạng sức khỏe. Thể
lực của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, thời gian công tác, mức
sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế
Trí lực chỉ sự suy nghĩ, hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng
như quan điểm, lòng tin nhân cách của từng con người.
Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, thể lực của con người dường như luôn
được khai thác triệt để, thậm chí đến mức cạn kiệt, nhưng sự khai thác các tiềm năng về trí
lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều
bí ẩn của mỗi con người.
Xét trên phương diện một tổ chức là nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những
người lao động làm việc trong tổ chức đó. Khi xem xét đến nhân lực của một tổ chức, ta
có thể xem xét trên hai góc độ:4
- Số lượng nhân lực: Số lượng nguồn nhân lực được hiểu thông qua các chỉ tiêu quy
mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Được biểu hiện ở thể lực và trí lực, tinh thần, thái độ,
động cơ và ý thức lao động. Nói đến chất lượng lao động của nhân lực trong tổ chức là nói
đến mặt trí tuệ trong đó (trình độ tay nghề, phẩm chất ) là quan trọng nhất. Ba mặt: thể
lực, trí lực, tinh thần có quan hệ chặt chẽ với nhau và thống nhất cấu thành chất lượng nhân
lực, trong đó thể lực là nền tảng, cơ sở phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải trí
thức, trí tuệ của con người vào hoạt động thực tiễn, ý thức, tinh thần, đạo đức, tác phong
là yếu tố chi phối. Trí tuệ là yếu tố quyết định chất lượng nhân lực của tổ chức.
Có thể nói rằng nhân lực của doanh nghiệp là toàn bộ khả năng lao động mà doanh
nghiệp có thể huy động được cho việc thực hiện các mục tiêu đã định. Nó gần nghĩa với
sức mạnh của lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
Để có nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng sử dụng, không ngừng phát triển nhân
lực các tổ chức cần phải quản trị mang tính chuyên nghiệp và khoa học, áp dụng nhiều các
thành tựu khoa học.
* Quản trị nhân lực
Khái niệm quản trị nhân lực được trình bày theo nhiều góc độ khác nhau:
Ở góc độ tổ chức quá trình lao động: “Quản lý nhân lực là lĩnh vực theo dõi, hướng
dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt) giữa con người
với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lượng.)
trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người và
xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển tiềm năng của con người”.
Với tư cách là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị: Quản trị nhân
lực bao gồm các việc từ hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động
liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người lao động trong các tổ chức.
Đi sâu vào chính nội dung hoạt động của quản trị nhân lực thì “Quản lý nhân lực là
việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người
lao động trong các tổ chức”.
Tựu chung lại, quản trị nhân lực được quan niệm trên hai góc độ: nghĩa hẹp và nghĩa
rộng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị nhân lực (Phần 1)
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------***------------- TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐỐI TƯỢNG: SINH VIÊN ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH - Năm 2019 – i MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC .................................... 3 1.1. Thực chất của quản trị nhân lực ..................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm, đối tượng, mục tiêu và ý nghĩa của quản trị nhân lực ......... 3 1.1.2. Nội dung của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.............................. 7 1.1.3. Triết lý Quản trị nhân lực ........................................................................ 8 1.1.4. Quản trị nhân lực: Một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề ....... 17 1.2. Sự phân chia trách nhiệm quản trị nhân lực trong tổ chức .......................... 18 1.2.1. Vai trò, quyền hạn của bộ phận quản trị nhân lực ............................... 18 1.2.2. Yêu cầu đối với quản trị viên nhân lực ................................................. 19 1.2.3. Phân chia trách nhiệm Quản trị nhân lực trong tổ chức. ..................... 20 1.3 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với quản trị nhân lực ............... 22 1.3.1. Môi trường bên ngoài: .......................................................................... 22 1.3.2. Môi trường bên trong ............................................................................ 22 1.4 Quá trình hình thành và phát triển của Quản trị nhân lực. ............................ 23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC .............................................................. 27 2.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của phân tích công việc ................................. 27 2.1.1. Khái niệm phân tích công việc và các khái niệm có liên quan ............. 27 2.1.2. Nội dung phân tích công việc ................................................................ 28 2.1.3.Ý nghĩa của phân tích công việc ............................................................ 32 2.2. Các phương pháp thu thập thông tin khi phân tích công việc ..................... 33 2.2.1. Quan sát: ............................................................................................... 33 2.22 Ghi chép các sự kiện quan trọng: ........................................................... 33 2.2.3 Nhật ký làm việc: .................................................................................... 33 2.2.4 Phỏng vấn: ............................................................................................. 34 2.2.5 Sử dụng các bản câu hỏi được thiết kế sẵn (Phiếu điều tra) ................. 35 2.2.6. Hội thảo chuyên gia: ............................................................................. 35 2.3. Các bước thực hiện phân tích công việc .................................................. 36 CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC ............................................ 40 3.1.2. Vai trò của hoạch định nguồn nhân lực ................................................ 42 3.1.3. Quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh ............................................................................................................... 42 3.2. Các giai đoạn cơ bản của quá trình hoạch định nguồn nhân lực ................. 43 3.2.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ...................................................................... 44 CHƯƠNG 4: TUYỂN MỘ VÀ TUYỂN CHỌN NHÂN LỰC ............................. 60 4.1. Khái quát về quá trình tuyển dụng nhân lực. ............................................... 60 4.1.1 Khái niệm tuyển dụng nhân lực ............................................................. 60 4.1.2. Mục đích, ý nghĩa của tuyển dụng nhân lực ......................................... 60 4.2 Quá trình tuyển mộ ........................................................................................ 60 4.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 60 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của tuyển mộ................................. 61 4.2.3. Các nguồn tuyển mộ và tác dụng của nó .............................................. 62 4.2.4. Quá trình tuyển mộ nhân lực ................................................................ 65 4.3. Quá trình tuyển chọn nhân lực ..................................................................... 69 ii 4.3.1. Khái niệm của tuyển chọn nhân lực ...................................................... 69 4.3.2. Các bước của quá trình tuyển chọn ...................................................... 69 CHƯƠNG 5: BỐ TRÍ NHÂN LỰC VÀ THÔI VIỆC ............................................ 85 5.1. Nội dung của các chương trình định hướng ................................................. 85 5.2. Thuyên chuyển người lao động .............................. ... m sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên Để đảm bảo cho các ứng viên có sức làm việc lâu dài trong các tổ chức và tránh những đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khoẻ thì bước quan trọng tiếp theo là phải tiến hành khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên. Bước 6: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ trách trực tiếp và sử dụng lao động thì cần phải có sự phỏng vấn trực tiếp của người phụ trách để đánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên, đây là một bước nhằm xác định vai trò quan trọng của các cấp cơ sở. Nó giúp ta khắc phục được sự không đồng nhất giữa bộ phận tuyển chọn và nơi sử dụng lao động. Bước 7: Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chọn ta phải thực hiện bước thẩm tra lại xem mức độ chính xác của các thông tin. Có nhiều cách để thẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ mà người lao động đã làm việc, đã khai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng chứng chỉ Các thông tin thẩm tra lại là những căn cứ chính xác để các nhà tuyển dụng ra quyết định cuối cùng. Bước 8: Tham quan công việc Những người xin việc luôn có kỳ vọng về sự thỏa mãn công việc. Nếu doanh nghiệp làm cho người lao động thất vọng bởi họ không có đầy đủ các thông tin về công việc thì sẽ gây rất nhiều bất lợi cho người mới đến nhận công việc. Do đó để tạo điều kiện cho những người xin việc đưa ra những quyết định cuối cùng về việc làm thì tổ chức có thể cho những ứng viên tham quan hoặc nghe giải thích đầy đủ về các công việc mà sau khi được tuyển dụng họ sẽ phải làm. Điều này giúp cho người lao động biết được một cách khá chi tiết về công việc như: mức độ phức tạp của công việc, tình hình thu nhập, sự thoả mãn đối với công việc...Các điều kiện làm việc khác...Qua đó người tham gia dự tuyển sẽ nắm được 79 những gì họ phải thực hiện trong tương lai để khỏi phải ngỡ ngàng khi gặp những điều không phù hợp với suy nghĩ của họ. Bước 9: Ra quyết định tuyển chọn (tuyển dụng) Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên đây và các thông tin tuyển dụng đã đảm bảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết định tuyển dụng đối với người xin việc. Cơ sở của việc ra quyết định này là dựa vào phương pháp đánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá của phỏng vấn và trắc nghiệm. 4.3.3. Một số vấn đề cần chú ý khi tuyển chọn nhân lực Để công tác tuyển chọn đạt được hiệu quả cao hiện nay các doanh nghiệp có xu hướng thành lập các trung tâm đánh giá. Đây là phương pháp tốt nhất nhằm giúp ta lựa chọn người vào vị trí việc làm khi có một nhóm người muốn xin vào vị trí đó. Trung tâm đánh giá bao gồm nhiều thành viên được phân công đánh giá theo từng hoạt động riêng biệt của từng người trong nhóm. Sau khi tham gia đánh giá, những thành viên hội đồng đưa ra những kết luận của mình và thoả luận những đánh giá đó để đưa ra được kết luận chung về từng người tham gia xin việc. Trong quá trình tuyển dụng, có bốn khả năng có thể xảy ra cho mỗi ứng viên Năng lực hoàn thành công việc của ứng viên Quyết định tuyển chọn Loại bỏ Tuyển dụng Tốt (2) Sai lầm (Đánh giá quá thấp) (1) Chính xác Không tốt (3) Chính xác (4) Sai lầm (Đánh giá quá thấp) Hình 4.2. Sơ đồ các quyết định tuyển chọn Ô số (1) và ô số 3 chỉ các quyết định tuyển dụng chính xác: tuyển ứng viên có khả năng thực hiện tốt công việc và loại bỏ những ứng viên không có khả năng thực hiện công việc. Trong ô số (2), nhà quản trị đã đánh giá ứng viên thấp hơn khả năng thực tế. Có thể vì một biểu hiện sơ suất nào đó của ứng viên, đôi khi hoàn toàn không liên quan đến khả năng thực hiện công việc, lại làm cho nhà quản trị không hài lòng và ứng viên bị loại. Nhìn chung trong thực tế, sai lầm này ít khi được phát hiện và rất khó đo lường được sự thiệt hại của doanh nghiệp do để mất những ứng viên giỏi, trừ phi ứng viên đó trở thành một người nổi tiếng sau này. Ngược lại trong ô số (4), nhà quản trị đã đánh giá nhân viên quá cao, thu nhận vào trong tổ chức, doanh nghiệp những nhân viên không phù hợp, thực hiện công việc ở mức 80 yếu kém. Điều này thường xảy ra khi thái độ, tác phong, diện mạo, sở thích hoặc một số yếu tố nào đó của ứng viên đã gây ấn tượng rất tốt cho nhà quản trị, hoặc ứng viên đã khéo léo che giấu những điểm yếu kém của mình, hoặc nhà quản trị chưa có kinh ngiệm trong lĩnh vực tuyển. Thiệt hại do sai lầm đánh giá ứng viên quá cao có thể thấy rõ qua chất lượng thực hiện công việc của nhân viên mới, phí tổn do phải tuyển ứng viên mới, qua những ảnh hưởng không tốt về đạo đức tác phong, kỷ luật lao động, v.v của nhân viên mới đối với các nhân viên cũ trong doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả hoạt động tuyển dụng cần thu thập các thông tin sau - Chi phí cho các hoạt động tuyển dụng và chi phí cho một lần tuyển. Chi phí này bao gồm tất cả các khoản liên quan đến tuyển dụng như chi phí thuế dịch vụ tuyển, quảng cáo, v.v - Số lượng và chất lượng các hồ sơ xin tuyển. - Hệ số giữa số nhân viên mới tuyển và số đo được đề nghị tuyển. - Số lượng ứng viên chấp nhận và số lượng ứng viên từ chối chấp nhận công việc ở một mức lương nhất định. - Kết quả thực hiện công việc của các nhân viên mới được tuyển. - Số lượng nhân viên mới bỏ việc Nên lưu ý phân tích hiệu quả của các nguồn tuyển dụng khác nhau (quảng cáo giới thiệu của nhân viên trong doanh nghiệp, thông qua các trung tâm dịch vụ lao động, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, v.v). Mỗi nguồn tuyển chọn thường sẽ có một kết quả khác nhau về mức độ thành công của các ứng viên và các chi phí tuyển đối với một nhân viên. Những phân tích như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp đề ra các chính sách và biện pháp tương ứng nâng cao hoạt động của hiệu quả tuyển dụng trong tương lai. Ví dụ: Quy trình tuyển chọn tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel sẽ diễn ra theo trình tự như sau Vòng 1: Loại hồ sơ Bộ phận tuyển dụng sẽ tổng hợp tất cả các hồ sơ của các ứng viên có nhu cầu ứng tuyển vào làm việc tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel. Các ứng viên có hồ sơ hợp lệ theo quy định và có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ được xem là đạt và được chọn để vào vòng thi tiếp theo Vòng 2: Kiểm tra/ Trắc nghiệm chuyên môn Các ứng viên vượt qua vòng 1 sẽ được thông báo tới kiểm tra/trắc nghiệm chuyên môn tại địa chỉ 380 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Bài thi chuyên môn sẽ diễn ra trong thời gian từ 60 đến 120 phút gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận và được chấm theo thang điểm 100. Tất cả các ứng viên có số điểm từ 50 trở lên sẽ được xem là đạt và được chọn để vào vòng thi tiếp theo. 81 Vòng 3: Thi Toeic và Gmat Các ứng viên vượt qua vòng thi chuyên môn sẽ được thông báo tới dự thi TOEIC và GMAT tại địa chỉ 380 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, cụ thể như sau: - Bài thi TOEIC diễn ra trong thời gian 120 phút, và được chấm theo thang điểm 990 điểm. Tất cả các ứng viên có số điểm từ 450 điểm trở lên được xem là đạt. - Bài thi GMAT diễn ra trong thời gian 75 phút gồm 37 câu. Tất cả các ứng viên có đáp án đúng từ 18 câu trở lên sẽ được xem là đạt. Các ứng viên có bài thi TOEIC và GMAT đạt sẽ được chọn để vào vòng thi tiếp theo: Vòng phỏng vấn. Vòng 4: Phỏng vấn Vòng phỏng vấn tuyển dụng sẽ diễn ra bao gồm 3 cấp theo trình tự như sau: 1. Phỏng vấn cấp trung tâm: Buổi phỏng vấn này được tổ chức tại địa chỉ 380 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Trong buổi phỏng vấn này, ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn với hội đồng phỏng vấn Trung tâm gồm: Ban giám đốc Trung tâm và các chuyên gia đang làm việc tại trung tâm có nhu cầu tuyển dụng. Các ứng viên được đánh giá là đạt sẽ được mời tham gia phỏng vấn cấp Viện. 2.Phỏng vấn cấp Viện: Buổi phỏng vấn này được tổ chức tại địa chỉ 380 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Trong buổi phỏng vấn này, ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn với hội đồng phỏng vấn là Ban giám đốc Viện gồm Viện trưởng và các Phó Viện trưởng. Các ứng viên được đánh giá là đạt sẽ được mời tham gia phỏng vấn cấp Tập đoàn. 3. Phỏng vấn cấp Tập đoàn: Buổi phỏng vấn này được tổ chức tại trụ sở chính Viettel – Số 1 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội. Trong buổi phỏng vấn này, ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn với hội đồng phỏng vấn Tập đoàn gồm: Đồng chí Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, các đồng chí đại diện các phòng ban Tập đoàn quản lý theo ngành dọc. Các ứng viên đạt được xem là vượt qua vòng thi phỏng vấn. Các ứng viên vượt qua các vòng thi tuyển sẽ được mời ký Hợp đồng với Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel để gia nhập Ngôi nhà chung Viettel. Kết quả thi tuyển sẽ được thông báo tới ứng viên trong vòng từ 7 đến 10 ngày kể từ ngày tổ chức thi. NỘI DUNG PHẦN THẢO LUẬN I. Nội dung phần thảo luận 1 1. Nội dung và các hình thức kiểm tra/ trắc nghiệm được sử dụng trong tuyển chọn nhân viên? 2. Nội dung và ưu nhược điểm của các hình thức phỏng vấn? 82 3. Phân biệt các khái niệm tuyển dụng, tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực. Vì sao khi tuyển mộ nhân lực phải có sự kết hợp giữa nguồn bên trong và nguồn bên ngoài doanh nghiệp? 4. Tìm hiểu thực tế quá trình tuyển dụng của một số doanh nghiệp hiện nay? 5. Tình huống: Công ty dệt Phong Phú II. Nội dung phần thảo luận 2: A. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án đưa ra 1. Tuyển mộ nhân lực là: a. Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội. b. Quá trình thu hút những người xin việc từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. c. Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động bên trong tổ chức. d. Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. 2. Ai chịu trách nhiệm hầu hết các hoạt động tuyển mộ? a. Tổng giám đốc. b. Giám đốc các phòng ban. c. Phòng nguồn nhân lực. d. Chủ tịch hội đồng quản trị. 3. Nguồn lao động có thể tuyển mộ khi có nhu cầu cần tuyển người là: a. Nguồn lao động bên trong có tổ chức. b. Nguồn lao động bên ngoài có tổ chức. c. Cả nguồn lao động bên trong và bên ngoài nhưng nguồn ưu tiên là nguồn lao động bên trong. d. Cả nguồn lao động bên trong và bên ngoài nhưng nguồn ưu tiên là nguồn lao động bên ngoài. 4. Tuyển chọn là: a. Quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau. b. Là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng bên trong tổ chức. c. Là buổi gặp gỡ các nhà tuyển chọn với các ứng viên. d. Là thu thập các thông tin về người xin việc. 5.Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được như các yêu cầu mong muốn hay hiệu quả thấp nếu: a. Số lượng người nộp đơn xin việc ít hơn số nhu cầu tuyển chọn. 83 b. Số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu tuyển chọn. c. Số lượng người nộp đơn xin việc nhiều hơn số nhu cầu tuyển chọn. d. Số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc nhiều hơn số nhu cầu tuyển chọn. B. Hãy lựa chọn phương án trả lời Đúng (Sai) và giải thích ngắn gọn? 1. Tốt nhất là tuyển người đã có kinh nghiệm làm việc tương tự vì họ đã có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết nên có thể bắt đầu công việc được ngay? 2. Tuyển dụng từ nguồn nội bộ có chi phí thấp hơn tuyền từ nguồn bên ngoài? 3. Tuyển dụng từ nguồn nội bộ cho phép nhân viên thấy rằng họ có thể tìm thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp ngay trong doanh nghiệp? 4. Để trở thành ứng viên ấn tượng, người xin việc nên sao chép một hồ sơ mẫu trên mạng? 5. Yết thị thông tin tuyển dụng trước cổng cơ quan, doanh nghiệp có lẽ chỉ có thể áp dụng đối với lao động phổ thông, ngắn hạn? BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG Tình huống: CÔNG TY DỆT PHONG PHÚ Lan đang rà soát lại thông báo mà Hải, người phụ trách quan hệ công chúng của công ty vừa soạn thảo. Cô cảm thấy mệt mỏi vì những việc như thế này chiếm quá nhiều thời gian của cô. Là giám đốc công ty, lẽ ra Lan không phải trực tiếp làm những việc này. Tuy nhiên, do Hải không hiểu rõ các mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty nên mỗi khi xây dựng các chương trình quan hệ công chúng thì Lan luôn phải đưa ra các ý tưởng để Hải thực hiện. Ngay cả khi viết một thông cáo báo chí đơn giản thì Lan cũng phải vạch ra nội dung, đề nghị cách đặt vấn đề. Ba tháng trước, Tổng công ty dệt Phong Phú quyết định tuyển một nhân viên quan hệ công chúng để thực hiện chiến lược kinh doanh mới là tiếp thị thông qua xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Phụ trách quan hệ công chúng là một vị trí mới ở dệt Phong Phú vì vậy người đảm nhận việc này phải có khả năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc và đặc biệt là phải có khả năng gắn kết các hoạt động quan hệ công chúng với chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. Chân dung ứng cử viên lý tưởng được mô tả như sau: + Tốt nghiệp đại học ngành báo chí + Có hơn hai năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương + Có hiểu biết toàn diện về các hoạt động kinh doanh hiện này về ngành dệt may + Thông thạo tiếng anh + Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint). Công ty cho đăng quảng cáo tuyển dụng trên báo Tuổi trẻ - Tờ báo được đánh giá là thu hút nhiều độc giả trong độ tuổi lao động nhất. Hết hạn nhận hồ sơ, công ty chỉ thu 84 về 05 hồ sơ dự tuyển, và trong số đó không có ứng cử viên nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu. Công ty đăng quản cáo thêm hai lần nữa nhưng cũng chỉ có thêm 03 ứng viên. Tìm kiếm trong dữ liệu ứng viên của các đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng được thêm 02 ứng viên nữa. Công ty chọn ra 05 ứng viên tốt nhất để phỏng vấn. Cuối cùng công ty cũng chọn được 01 ứng viên tốt nhất là Hải, người đã tốt nghiệp đại học báo chí, có 03 năm làm việc ở vị trí quan hệ đối ngoại của một công ty thực phẩm và là cộng tác viên cho một tờ báo. Ngày đầu tiên đến nhận việc, Lan đã dành hai giờ cho Hải biết doanh nghiệp trông đợi gì ở anh và giải thích nhiệm vụ của anh. Tuy nhiên, Hải tỏ ra là người khá thụ động và đặc biệt anh thiếu sự nhạy bén của một người làm quan hệ công chúng. Câu hỏi: 1. Công ty dệt Phong Phú nên làm gì để thu hút được nhiều ứng viên hơn? 2. Công ty dệt Phong Phú đã mắc phải sai lầm gì trong quá trình tuyển chọn ứng viên? 3. Những nguyên nhân nào có thể khiến Hải không làm tốt nhiệm vụ của mình là gì? 4. Công ty dệt Phong Phú cần làm gì để cải thiện hiệu quả của công tác tuyển dụng? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Tìm hiểu nội dung các chương trình định hướng và những lưu ý khi thiết kế chương trình định hướng. 2. Nghiên cứu những lý do của việc thuyên chuyển, các dạng thuyên chuyển và những vấn đề cần lưu ý để quá trình thuyên chuyển đạt hiệu quả. 3. Tìm hiểu mục đích của đề bạt và các dạng đề bạt. 4. Nghiên cứu các chế độ đối với người thôi việc.
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_tri_nhan_luc_phan_1.pdf