Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing

Tình huống: Cây bút Hồng Hà tròn 50 tuổi

Đến tháng 10 năm 2009 cây bút Hồng Hà tròn 50 tuổi. Bút Hồng Hà đã đi sâu vào tiềm thức

của biết bao thế hệ học sinh Việt Nam trong suốt chặng đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau

năm 1975, Hồng Hà đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và hiện nay Hồng Hà đang phát

triển mạnh mẽ với khẩu hiệu “Lưu truyền thống – Viết tương lai”.

Hồng Hà gắn liền với sản phẩm bút và văn phòng phẩm mà đỉnh cao là năm 1984 với sản

lượng trên 6 triệu chiếc bút máy một năm. Đến năm 1988, Nhà nước bắt đầu xóa bỏ bao cấp,

Hồng Hà bị mất phương hướng và rơi vào giai đoạn sa sút, đỉnh điểm là năm 1996, Công ty

đứng bên bờ vực của sự phá sản với mức lỗ lũy kế lên đến trên 14 tỷ đồng. Sản phẩm duy nhất

Công ty còn sản xuất cầm chừng là bút máy Trường Sơn.

Bằng việc đổi mới từ nhận thức bên trong của ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên, Hồng

Hà đã tìm ra hướng đi mới, đó là phát triển sản phẩm văn phòng đáp ứng nhu cầu mới của thị

trường. Năm 1997, Hồng Hà đã đưa ra 50 sản phẩm mới. Năm 1998, sản phẩm của Hồng Hà

đã được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay, ngoài các sản phẩm văn phòng

truyền thống, Hồng Hà còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác mà doanh nghiệp có thế mạnh như

bất động sản, văn phòng cho thuê, dịch vụ, v.v

Câu hỏi gợi mở

 Qua tình huống trên bạn nhìn nhận thế nào về sự thành công của Hồng Hà?

 Họ đã áp dụng những quan điểm kinh doanh nào và quan điểm nào đã đem lại cho họ sự

thành công như ngày hôm nay?

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 16220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing

Giáo trình Quản trị marketing - Bài 1: Tổng quan về quản trị marketing
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ MARKETING 
 Hướng dẫn học 
 Học viên nắm bắt các vấn đề lý 
 thuyết để tìm ra bản chất của các 
 khái niệm, vấn đề marketing. 
 So sánh các quan điểm quản trị 
 marketing để chỉ ra tính ưu việt của 
 quan điểm marketing hiện đại. 
 Phân tích liên hệ với các tình huống 
 kinh doanh, tình huống doanh 
 nghiệp cụ thể gắn với các khái niệm, 
 các quan điểm quản trị marketing, 
 tiến trình quản trị marketing. 
 Phân tích những xu hướng mới trong 
 hoạt động marketing của thế kỷ 21. 
 Thời lượng Mục tiêu 
 5 tiết học Trang bị cho học viên những vấn đề cơ 
 Thời lượng bản về lý thuyết sau: 
 Hệ thống hóa các lý thuyết, quan 
 niệm về marketing và thị trường. 
 Các mô hình quản trị kinh doanh, 
 quản trị marketing đã và đang được 
 sử dụng. 
 Nội dung và các tiến trình quản trị 
 marketing trong doanh nghiệp. 
 Những xu hướng mới của marketing 
 trên thế giới hiện nay 
v1.1015107231 1 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP 
 Tình huống: Cây bút Hồng Hà tròn 50 tuổi 
 Đến tháng 10 năm 2009 cây bút Hồng Hà tròn 50 tuổi. Bút Hồng Hà đã đi sâu vào tiềm thức 
 của biết bao thế hệ học sinh Việt Nam trong suốt chặng đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau 
 năm 1975, Hồng Hà đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và hiện nay Hồng Hà đang phát 
 triển mạnh mẽ với khẩu hiệu “Lưu truyền thống – Viết tương lai”. 
 Hồng Hà gắn liền với sản phẩm bút và văn phòng phẩm mà đỉnh cao là năm 1984 với sản 
 lượng trên 6 triệu chiếc bút máy một năm. Đến năm 1988, Nhà nước bắt đầu xóa bỏ bao cấp, 
 Hồng Hà bị mất phương hướng và rơi vào giai đoạn sa sút, đỉnh điểm là năm 1996, Công ty 
 đứng bên bờ vực của sự phá sản với mức lỗ lũy kế lên đến trên 14 tỷ đồng. Sản phẩm duy nhất 
 Công ty còn sản xuất cầm chừng là bút máy Trường Sơn. 
 Bằng việc đổi mới từ nhận thức bên trong của ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên, Hồng 
 Hà đã tìm ra hướng đi mới, đó là phát triển sản phẩm văn phòng đáp ứng nhu cầu mới của thị 
 trường. Năm 1997, Hồng Hà đã đưa ra 50 sản phẩm mới. Năm 1998, sản phẩm của Hồng Hà 
 đã được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay, ngoài các sản phẩm văn phòng 
 truyền thống, Hồng Hà còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác mà doanh nghiệp có thế mạnh như 
 bất động sản, văn phòng cho thuê, dịch vụ, v.v 
 Câu hỏi gợi mở 
 Qua tình huống trên bạn nhìn nhận thế nào về sự thành công của Hồng Hà? 
 Họ đã áp dụng những quan điểm kinh doanh nào và quan điểm nào đã đem lại cho họ sự 
 thành công như ngày hôm nay? 
2 v1.1015107231 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
1.1. Quản trị marketing trong doanh nghiệp 
1.1.1. Khái niệm về marketing và các vấn đề liên quan 
 Nhu cầu, Giá trị, 
 Sản Trao Thị 
 Mong muốn Chi phí, 
 phẩm đổi trường Marketing
 Nhu cầu có khả năng Sự thoả mãn.
 thanh toán 
1.1.1.1. Các định nghĩa marketing 
 Định nghĩa marketing dưới góc độ quản trị doanh nghiệp (Viện nghiên cứu 
 marketing Anh): Marketing là chức năng quản lý doanh nghiệp về mặt tổ chức. Nó 
 bao gồm việc quản lý kinh doanh một cách toàn diện, từ việc phát hiện ra nhu cầu 
 thị trường về một mặt hàng nào đó đến việc tổ chức sản xuất ra hàng hoá phù hợp 
 với nhu cầu đó, đến việc phân phối nó đến tận tay người tiêu dùng nhằm đáp ứng 
 tối đa nhu cầu, đã phát hiện ra và để đạt được 
 hiệu quả kinh doanh cao nhất. 
 Định nghĩa Marketing của Philip Kotler: 
 o “Marketing là làm việc với thị trường để 
 thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn 
 nhu cầu, mong muốn của con người”. 
 o “Marketing là một dạng hoạt động của con 
 người nhằm thoả mãn những nhu cầu và Định nghĩa marketing 
 mong muốn của họ thông qua trao đổi”. 
 Đây là định nghĩa tổng quát giải thích cho mọi lĩnh vực hoạt động của marketing: 
 Xã hội, chính trị, v.v... 
1.1.1.2. Nhu cầu tự nhiên, mong muốn, nhu cầu có khả năng thanh toán 
 Nhu cầu tự nhiên 
 Nhu cầu tự nhiên là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận 
 được. Nó được hình thành từ trạng thái ý thức một sự thiếu hụt. Trạng thái này có 
 thể phát sinh do đòi hỏi của sinh lý, tri thức hay do môi trường. Nhu cầu tự nhiên 
 là vốn có. Marketing sẽ góp phần phát hiện ra các nhu cầu tự nhiên mới. Nhu cầu 
 tự nhiên là nguồn gốc sinh ra mong muốn. 
 Mong muốn 
 Mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù. Nó đòi hỏi được 
 đáp ứng bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hoá và tính cách cá 
 nhân của mỗi con người. 
 Ví dụ: Khi cần nghỉ ngơi giải trí thì mỗi người tìm đến một cách thức khác nhau 
 như đi du lịch, chơi thể thao, đọc sách báo, v.v 
 Như vậy, chỉ khi phát hiện ra được mong muốn của từng người hay từng nhóm 
 người thì doanh nghiệp mới tạo ra được những sản phẩm dịch vụ đặc thù thích hợp 
 cho họ. Điều này làm tăng khả năng thích ứng trên thị trường và tăng hiệu quả 
 kinh doanh. 
v1.1015107231 3 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
 Dựa vào nhu cầu tự nhiên nhà mà kinh doanh ... ính năng, công dụng phù hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu, xác 
 định giá bán và tổ chức kênh phân phối để sẵn sàng cung ứng sản phẩm dịch vụ 
 cho khách hàng. 
 Bước 3: Thông báo và cung ứng giá trị – thông báo và thực hiện cung cấp? 
 Đây là giai đoạn truyền thông, giao tiếp với khách hàng 
 nhằm cung ứng giá trị và sự thỏa mãn cho khách hàng 
 mục tiêu. 
1.3.2. Quản trị quá trình marketing 
 Phân tích các cơ hội marketing; 
 Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị 
 thị trường; 
 Thiết lập chiến lược và kế hoạch marketing; 
 Quản trị quá trình 
 Hoạch định các chương trình marketing; marketing 
 Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động marketing. 
v1.1015107231 13 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
1.3.3. Chuỗi giá trị cung ứng cho khách hàng 
 Mô hình 
 Micheal Porter đưa ra mô hình chuỗi giá trị cho khách hàng. Mỗi doanh nghiệp là 
 một tập hợp các hoạt động được thực hiện nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao 
 hàng, dịch vụ sau bán. 
 Chuỗi giá trị xác định chín hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị và chi 
 phí trong một doanh nghiệp cụ thể. Chín hoạt động tạo ra giá trị bao gồm năm hoạt 
 động chủ chốt và bốn hoạt động hỗ trợ. 
 Nhiệm vụ của doanh nghiệp để thực hiện mô hình 
 Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải kiểm tra chi phí và kết quả hoạt động trong 
 từng hoạt động tạo ra giá trị và cải tiến các hoạt động này. Sự thành công của doanh 
 nghiệp không chỉ phụ thuộc vào kết quả tốt của từng bộ phận mà còn là sự phối hợp 
 hài hòa giữa các bộ phận để đem lại giá trị gia tăng tối đa cho khách hàng. 
 Chuỗi giá trị cung cấp cho khách hàng của doanh nghiệp 
 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp 
 Quản lý nguồn nhân lực 
 Giá trị 
 Phát triển công nghệ gia tăng 
 Cung ứng 
 Giá trị 
 Hậu cần Sản xuất Hậu cần Marketing Dịch vụ gia tăng 
 nội bộ bên ngoài và bán 
 hàng 
 Hình 1.2. Chuỗi giá trị cung cấp cho khách hàng của doanh nghiệp 
1.4. Marketing của thế kỷ 21 (marketing kết nối) 
1.4.1. Xu hướng sử dụng công nghệ thông tin trong thế kỷ 21 của con người 
 Xu hướng 
 Con người ngày càng không thể thiếu internet và thiết bị di động. Internet đã thay 
 đổi mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, từ cách chúng ta tìm kiếm, tiếp nhận và 
 truyền tải các thông tin đến mọi hành vi thường ngày như đọc báo, xem tivi, mua 
 hàng hóa, giải trí, sáng tạo, v.v... Một nghiên cứu năm 2007 của Microsoft chỉ ra 
 rằng trên thế giới hiện có trên 1 tỷ người sử dụng internet, trên 2 tỷ thiết bị di động. 
 Trong thời gian sử dụng internet họ chủ yếu làm các việc theo mức độ giảm dần 
 như sau: tìm kiếm thông tin, giao tiếp, download – upload, làm việc với các công 
 cụ tìm kiếm, chơi game, nghe nhạc, blogging, làm việc với trang web cá nhân, học 
 trực tuyến, xem quảng cáo trên mạng, mua trực tuyến, dịch vụ ngân hàng trực 
 tuyến, đấu giá trực tuyến. 
 Hệ quả 
 Các thiết bị di động như điện thoại di động, máy nhắn tin, thiết bị sử dụng công 
 nghệ không dây cho phép con người kết nối với mọi người, với mọi hoạt động 
14 v1.1015107231 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
 trong xã hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng internet và thiết bị di động sẽ làm thay 
 đổi hành vi sống của con người đặc biệt, đối với giới trẻ. Cũng trong nghiên cứu 
 trên các chuyên gia dự đoán hành vi giới trẻ trong tương lai như sau: 
 o Có thể sẽ không đọc báo mà chỉ quan tâm đến một số tạp chí; 
 o Không sử dụng điện thoại cố định; 
 o Ít quan tâm đến tivi như các thế hệ trước; 
 o Mọi thứ đều gắn với các thiết bị di động; 
 o Tin vào những người cùng độ tuổi hơn là các chuyên gia; 
 o Chỉ quan tâm đến thông tin chứ ít quan tâm đến nguồn của nó; 
 o Mối quan tâm chung là các trải nghiệm trên internet, 
 o Các công cụ giao tiếp truyền thông chủ yếu được sử dụng trên internet. 
1.4.2. Các công cụ giao tiếp truyền thông chủ yếu được sử dụng trên internet 
 E-mail (marketing qua thư điện tử): Chi phí thấp, có những lợi ích của đàm phán 
 qua thư điện tử; 
 Tin nhắn từ trang web đến điện thoại: MSN, ICQ; 
 Chat: Tin nhắn, thư điện tử, hội đàm trực tuyến; 
 Forum (diễn đàn): Focus group (nhóm tập trung); indepth interview (nói 
 chuyện riêng); 
 Web-based (Công nghệ web): Questionnaires (bảng); 
 Mobile commerce (thương mại di động): Hình thành cùng với sự phát triển các 
 thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại, PDA, thẻ 
 Blog cá nhân và các sáng tạo của họ trong blog; 
 Các trang web xã hội nơi họ có thể chia sẻ mọi thông tin, quan điểm, sự sáng tạo 
 của cá nhân. 
1.4.3. Triển vọng hoạt động marketing gắn với internet và thiết bị di động 
1.4.3.1. Hệ thống thông tin khách hàng quyết định hoạt động marketing 
 Quản trị thông tin khách hàng 
 Quá trình quản trị thông tin khách hàng của doanh nghiệp bao gồm hai hoạt động 
 chính là thu thập thông tin khách hàng khi tiếp xúc với họ qua các phương tiện 
 khác nhau và việc sử dụng các thông tin này để xây dựng chân dung khách hàng. 
 Công việc này giúp cho doanh nghiệp tạo ra các giá trị gia tăng cũng như thoả mãn 
 khách hàng tốt hơn thông qua các chính sách marketing của mình. 
 Câu hỏi đặt ra đối với hệ thống thông tin khách hàng 
 Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp ngày càng tiếp cận với số lượng khách 
 hàng lớn hơn, thông qua nhiều và đa dạng kênh thông tin hơn, do vậy cần phải có 
 một cách tiếp cận hệ thống để khai thác và sử dụng thông tin khách hàng có hiệu 
 quả hơn. Hai câu hỏi quan trọng đặt ra đối với hệ thống thông tin của doanh 
 nghiệp là: 
v1.1015107231 15 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
 o Bằng cách nào để tổ chức tốt thông tin khách hàng? 
 o Làm thế nào để “tái tạo” suy nghĩ của khách hàng và sử dụng các thông tin này? 
 Hệ thống thông tin 
 Thông tin từ Thông tin từ Thông tin từ Thông tin từ Thông tin từ Thông tin từ 
 lực lượng lực lượng các cửa dịch vụ thương mại các thiết bị 
 bán hàng bán hàng hàng khách hàng điện tử di động 
 trực tiếp gián tiếp 
 KHO DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG (Data repository) 
 Hệ thống công nghệ Các công cụ phân Các ứng dụng tiếp Các ứng dụng bộ 
 thông tin tích xúc với khách hàng phận bên trong hỗ 
 (IT system) (Front-office) trợ (Back-office)
1.4.3.2. Các cấp độ khai thác internet và các thiết bị di động trong marketing 
 Các doang nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam tuỳ theo quy mô, nguồn lực, đặc điểm 
 khác hàng, v.v.. có thể khai thác internet và các thiết bị di động trên ba cấp độ: 
 Cấp độ 1: Cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua các trang web thông tin 
 và hệ thống nhắn tin không dây. Đây là các trang web tĩnh cung cấp các thông tin 
 một chiều với nội dung phong phú, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp. 
 Cấp độ 2: Tiến hành các giao dịch, thu nhận thông tin từ khách hàng thông qua các 
 trang web giao dịch tương tác thiết bị di động có tương tác. Khách hàng có thể gửi 
 thông tin cá nhân, đòi hỏi cung cấp các thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, v.v.. 
 Cấp độ 3: Bán hàng trực tuyến thông qua hệ thống thương mại điện tử. Trang web 
 bán hàng trực tuyến cho phép thực hiện hoàn chỉnh các giao dịch mua bán với 
 khách hàng thông qua các thiết bị cố định và di động. 
16 v1.1015107231 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Từ khái niệm, bản chất của marketing cho thấy marketing không phải là bán hàng mà là một triết 
lý kinh doanh hướng đến thị trường, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 
Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn thông qua 
trao đổi. Ưu điểm cơ bản của marketing là kết hợp được hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và 
của khách hàng. 
Chức năng cơ bản của hoạt động marketing là tạo khách hàng cho doanh nghiệp và thỏa mãn nhu 
cầu, mong muốn của khách hàng bằng những cách thức ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh. 
Sự hình thành quan điểm quản trị marketing là một quá trình, được thể hiện trên 5 quan điểm 
khác nhau. Hiện nay các doanh nghiệp cần quan tâm áp dụng theo quan điểm marketing hiện đại 
và quan điểm marketing đạo đức xã hội. 
Quá trình marketing bao gồm 5 giai đoạn khác nhau: Phân tích các cơ hội marketing, phân đoạn 
và lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết lập chiến lược và kế hoạch marketing, hoạch định các 
chương trình marketing, tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động marketing. Mọi hoạt động 
của doanh nghiệp đều hướng tới việc đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng (chuỗi giá trị gia 
tăng cho khách hàng). 
Xu hướng tương lai của hoạt động marketing gắn với internet và các thiết bị di động đòi hỏi các 
doanh nghiệp nắm bắt được hành vi của khách hàng trong giao tiếp, truyền thông gắn với 
internet và di động. 
v1.1015107231 17 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? 
2. Từ khái niệm marketing hãy phân tích bản chất của khái niệm này? 
3. Các loại hình doanh nghiệp Việt Nam có ảnh hưởng gì tới việc tổ chức hoạt động marketing? 
4. So sánh năm quan điểm quản trị kinh doanh của doanh nghiệp? Chỉ rõ nội dung sự biểu hiện, 
 ưu nhược điểm, khả năng ứng dụng của từng quan điểm và lý do các doanh nghiệp cần thực 
 hành theo quan điểm marketing? 
5. Qua một ví dụ cụ thể về một doanh nghiệp Việt Nam, phân tích quá trình cung ứng dịch vụ 
 cho khách hàng, quản trị quá trình marketing, chuỗi giá trị cung ứng cho khách hàng? 
6. Phân tích cơ hội của doanh nghiệp trong việc khai thác internet và thiết bị di động để làm các 
 chính sách marketing? 
BÀI TẬP 
Nokia là công ty hàng đầu thế giới về di động thành lập năm 1865 tại Phần Lan. Tập đoàn Nokia 
được phân chia thành 4 bộ phận kinh doanh chính: 
 Điện thoại di động 
 Giải trí đa phương tiện 
 Giải pháp mạng 
 Giải pháp cho doanh nghiệp 
 Giá trị thương hiệu 
 Nokia là liên kết mọi người – mang đến cho mọi người cái họ cần và những thứ họ thấy quan 
 trọng. Cho dù bạn là ai, Nokia đã phát triển những thiết bị di động hỗ trợ cho cuộc sống của 
 tất cả mọi người. Nokia đã làm việc hết mình để nâng cao năng suất và cuộc sống của mọi 
 người bằng việc cung cấp những sản phẩm an toàn, dễ sử dụng. 
 Tính quan trọng trong thiết kế điện thoại của Nokia là dễ sử dụng: bề mặt sản phẩm dễ định 
 hướng, các phím số dễ sử dụng, và kích cỡ, hình dáng tiện nghi và phù hợp - tất cả đã làm 
 tăng sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Nokia như là một thương hiệu. 
 Những đổi mới và phát triển 
 Từ khi cho ra đời loại điện thoại di động nhỏ cầm tay đầu tiên vào năm 1987, Nokia đã trở 
 thành một nhà tiên phong về công nghệ. Điện thoại Nokia là sản phẩm đầu tiên có những đặc 
 tính như: nhắn tin, kết nối với dịch vụ thông tin trên Internet và bao gồm cả quay phim đa 
 chức năng. Ngày nay, Nokia đang dẫn đầu về sự thay đổi trong thế hệ thứ ba của chức năng 
 điện thoại di động, điều này đã được chứng minh bằng dòng sêri Nokia máy tính truyền 
 thông đạt hiệu quả cao, đem đến các dịch vụ di động bao gồm: internet, âm nhạc di động, và 
 cả quay phim, hình ảnh, email và game. 
18 v1.1015107231 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
 Thành công lâu dài của Nokia không bởi vì do sản phẩm của mình – bên cạnh đó, chiến lược 
 marketing thực tiễn, đổi mới và mang tính tương tác cũng đóng vai trò quan trọng và Nokia 
 tiếp tục trao đổi với người tiêu dùng của mình với một cách đầy xúc cảm - sử dụng hoạt động 
 tài trợ để mang lại giá trị cho khách hàng, và tạo ra sự khát khao cho thương hiệu của mình. 
 Nokia là một trong những thương hiệu công nghệ đầu tiên tham gia vào ngành công nghiệp 
 thời trang. 
 Trong lĩnh vực âm nhạc, Nokia là thương hiệu đầu tiên bắt đầu tài trợ cho các tài năng mới 
 và các sự kiện trực tiếp vào năm 1997, Nokia cũng phát triển lĩnh vực làm phim với cuộc thi 
 làm những đoạn phim ngắn trên điện thoại Nokia, cuộc thi này đã thực hiện được bốn 
 năm.Từ khi ra đời, cuộc thi này đã tạo ra trào lưu mới cho các nhà làm phim - chỉ kể một câu 
 chuyện trong 15 giây – và đã tạo ra một vị trí cho Nokia trong thị trường tài trợ phim đông 
 đảo. 
 Những thành tựu và hoạch định tương lai 
 Nokia đã chiếm được tình cảm của khách hàng, cả người trong cuộc và các phóng viên – gần 
 đây Nokia đã giành được giải thưởng cao nhất của tạp chí Mobile News, đó là giải thưởng 
 “ Nhà sản xuất của năm” hai năm liên tiếp, giải thưởng dành cho các thiết bị tốt nhất như giải 
 thưởng Di động truyền thông Châu Âu dành cho Nokia N90 do EISA(Hiệp hội âm thanh và 
 hình ảnh Châu Âu) trao tặng, cùng với giải thưởng dành cho chiến dịch quảng cáo như giải 
 thưởng dành cho chiến lược Martketing đạt hiệu quả nhất dành cho bộ sưu tập thời 
 trang Nokia. 
 Nokia gần đây cũng cho ra mắt cửa hàng online và bắt đầu một thị trường mới – bán hàng 
 qua mạng trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong tương lai, Nokia sẽ khẳng định lại và củng cố 
 vị trí của mình là vị trí đứng đầu trong công nghệ Mobile, cũng như thiết kế và tập trung để 
 được thừa nhận như là một thương hiệu thành công trong các lĩnh vực mới như âm nhạc. 
 o Năm 1987: Nokia Mobira Cityman 900-điện thoại di động truyền thống đầu tiên được 
 ra đời. 
 o Năm 1994: Sêri Nokia 2100 là các điện thoại di động kỹ thuật số đầu tiên ra đời, để gửi 
 dữ liệu, fax và SMS(tin nhắn nhanh). 
 o Năm 2001: Điện thoại Nokia quay phim đầu tiên – Nokia 7650 được cho ra mắt. Năm 
 2004: Nokia giới thiệu bộ sưu tập ba điện thoại đầu tiên. 
 o Năm 2005: Nokia với dịch vụ 3G đầu tiên được cho ra mắt thị trường– Nokia 6630. 
 Năm 2005: Nokia Nseries được ra mắt - đại diện cho công nghệ hiện đại. Cũng trong năm 
 này, Nokia cho ra mắt dịch vụ di động – cho phép phát sóng các chương trình truyền hình 
 di động trên điện thoại Nokia. 
 o Năm 2006: Nokia N91 – thiết bị di động đầu tiên với một ổ cứng cho phép lưu trữ 3.000 
 bài hát – được tung ra ở Anh. 
 Nokia tại Việt Nam 
 Nokia không phải là công ty đầu tiên giành được vị trí “quán quân” về thị phần điện thoại di 
 động ở Việt Nam, nhưng là công ty giữ được vị trí đó lâu nhất. Nokia chính thức vào Việt Nam 
 từ năm 1996. Nokia đã hoạt động ở Việt Nam được hơn 10 năm, nhờ vậy Nokia hiểu khá rõ về 
 thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, để từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp. Thêm nữa, 
v1.1015107231 19 
 Bài 1: Tổng quan về quản trị Marketing
 đầu tư lớn của tập đoàn vào R&D, cộng với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường nội địa là những 
 yếu tố chính giúp Nokia Việt Nam duy trì vị trí hàng đầu trong suốt thời gian qua. 
 “Thương hiệu điện thoại di động hàng đầu Việt Nam” Đó là giải thưởng mà Nokia Việt 
 Nam vừa được Công ty GFK Asia trao tặng. Giải thưởng này được trao dựa trên các đánh giá 
 về số liệu thống kê hệ thống bán lẻ của Nokia từ tháng 01/2004 -12/2008, cho thấy mức độ 
 tin dùng của người tiêu dùng trong việc quyết định chọn mua điện thoại thương hiệu này. 
 Hiện nay Nokia vẫn là nhà cung cấp điện thoại di động lớn và uy tín nhất Việt Nam. 
Câu hỏi : 
1. Phân tích các quan điểm quản trị marketing mà Nokia sử dụng trên toàn cầu. 
2. Phân tích vị trí của Nokia tại Việt Nam. 
20 v1.1015107231 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_marketing_bai_1_tong_quan_ve_quan_tri_ma.pdf