Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 2)
Môi trường luật pháp
Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế
trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật
pháp: luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở đó doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động,
cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu
vực nói chung.
Những yếu tố thuộc môi trường pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp: Một là, các luật lệ và quy định của các quốc gia bao gồm cả luật pháp của
chính nước mà tại đó nhà kinh doanh hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp của các
nước, nơi hoạt động kinh doanh được tiến hành. Hai là, luật tư pháp quốc tế, luật công
pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế và các tập quán thương mại. Ba là, các tổ chức
kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi
thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó
trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Những tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh
nghiệp được thể hiện ở chỗ:
- Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng phát minh, sáng chế,
phát minh, luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại (mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,.), bí quyết
công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán.
- Môi trường luật pháp chung: luật môi trường, những quy định tiêu chuẩn về sức
khoẻ và an toàn.
- Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh.
- Luật lao động; luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh; chính sách giá
cả; luật thuế, lợi nhuận.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 2)
79 Chƣơng 3 QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH QUỐC TẾ MỤC ĐÍCH CỦA CHƢƠNG Chƣơng này giới thiệu cho ngƣời học kiến thức về chiến lƣợc kinh doanh của công ty trong kinh doanh quốc tế nhƣ: khái niệm, vai trò của chiến lƣợc kinh doanh quốc tế, các loại chiến lƣợc khác nhau mà các doanh nghiệp lựa chọn khi thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế, cũng nhƣ các vấn đề chiến lƣợc và quản lý liên quan đến liên minh chiến lƣợc toàn cầu và sáp nhập & mua lại toàn cầu. Sau khi học xong chƣơng này, học viên phải nắm vững: - Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc kinh doanh quốc tế - Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh quốc tế - Các tiếp cận chiến lƣợc phát triển quốc tế - Chiến lƣợc cạnh tranh trong môi trƣờng quốc tế - Liên minh chiến lƣợc và sáp nhập, mua bán toàn cầu NỘI DUNG CỦA CHƢƠNG 3.1. Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc kinh doanh quốc tế 3.1.1. Khái niệm chiến lƣợc kinh doanh quốc tế Chiến lƣợc (strategy) là thuật ngữ đƣợc sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lƣợc thƣờng đƣợc sử dụng để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn đƣợc đƣa ra trên cơ sở tin chắc rằng cái gì đối phƣơng có thể làm và cái gì đối phƣơng không thể làm. Trong các môn khoa học quản trị hiện nay còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về chiến lƣợc. Chẳng hạn: - Chiến lƣợc là một chƣơng trình hành động tổng quát, dài hạn, hƣớng hoạt động của toàn công ty vào việc thực hiện và đạt đƣợc các mục tiêu đã xác định. - Chiến lƣợc là hệ thống các hoạt động đã dự kiến (lập kế hoạch) và đƣợc các nhà quản lý thực hiện nhằm giúp công ty đạt đƣợc các mục tiêu đã xác định. Trong các khái niệm đó, chiến lƣợc thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến để chỉ : + Các chƣơng trình hành động tổng quát và việc triển khai các nguồn lực quan trọng để đạt đƣợc các mục tiêu toàn diện, hoặc là: + Chƣơng trình các mục tiêu của một tổ chức và những thay đổi của nó, các nguồn lực đã đƣợc sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu này, các chính sách điều hành việc thu thập, sử dụng và bố trí các nguồn lực này; hoặc là: + Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của một công ty (tổ chức) và lựa chọn các đƣờng lối hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu này. 80 Trên giác độ chung nhất, có thể định nghĩa nhƣ sau : “Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động kinh doanh quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất.” [tr 176; 5] Từ định nghĩa trên ta thấy rằng điều quan trọng để hình thành một chiến lƣợc tốt là xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt đƣợc của công ty và dự kiến trƣớc xem công ty sẽ đạt đƣợc các mục tiêu này nhƣ thế nào, công ty phải tiến hành phân tích các khả năng và thế mạnh của chính họ để xác định cái mà công ty có thể làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, mặt khác công ty cũng phải đánh giá môi trƣờng cạnh tranh, môi trƣờng kinh doanh quốc gia và quốc tế nơi mà công ty đang hoạt động. 3.1.2. Vai trò của chiến lƣợc kinh doanh quốc tế Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế có vai trò, lợi ích to lớn trong việc tạo ra hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt đông kinh doanh quốc tế .Nhà quản trị cần phải thấy rõ vai trò, lợi ích của nó một cách cụ thể để có thể xây dựng cho công ty của mình một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn ngay từ đầu, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhƣ: tài chính, nhân lực, danh tiếng, cũng nhƣ các lợi thế cạnh tranh quốc tế khác. Cụ thể : - Một chiến lƣợc kinh doanh quốc tế đƣợc xác định rõ ràng giúp công ty cạnh tranh có hiệu quả trên các thị trƣờng quốc tế mà đang cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế giúp công ty có thể phối hợp các bộ phận và các phòng ban khác nhau của công ty để đạt đƣợc các mục tiêu một cách tốt nhất. - Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế rõ ràng và thích hợp có thể hƣớng công ty vào các hoạt động mà các công ty hoạt động tốt nhất và vào các ngành mà công ty ph hợp nhất. - Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế thích hợp có thể giúp công ty và quốc gia cải thiện căn bản tình hình vị thế hiện tại của mình. - Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế rõ ràng và thích hợp có tác dụng định hƣớng cho hoạt động dài hạn của công ty và là cơ sở vững chắc để triển khai các hoạt động tác nghiệp. - Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế rõ ràng và thích hợp cho phép các nhà quản lý nhận biết và tận dụng các cơ hội kinh doanh, kết hợp đƣợc các cố gắng của cá nhân với các nỗ lực chung của tập thể, cho phép phân phối thời gian và các nguồn tài nguyên cho các cơ hội một cách hợp lý, giảm thiểu thời gian cho việc điều chỉnh lại các quyết định sai sót và cho phép ra các quyết định hỗ trợ tốt hơn cho các mục tiêu đƣợc thiết lập. 3.2. Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh quốc tế 81 Quy trình xây ... , xác định ranh giới rủi ro, trách nhiệm và chi phí giữa các bên tham gia trong hợp đồng buôn bán quốc tế. Mục đích và phạm vi áp dụng : Incoterms 2000 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Mục đích: - Cung cấp một bộ qui tắc quốc tế giải thích những điều kiện thƣơng mại thông dụng trong ngoại thƣơng. - Giúp các bên mua bán tránh những vụ tranh chấp và kiện tụng, làm lãng phí thời giờ và tiền bạc. Phạm vi áp dụng: - Incoterms chỉ điều chỉnh những vần đề về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa là hàng hoá hữu hình). - Chỉ mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc áp dụng. c . Lƣu ý khi giao nhận hàng hoá khi s dụng cấu trúc Incoterms 2000 EXW: (Giao tại xƣởng) Theo điều kiện này, ngƣời bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã 158 giao cho ngƣời mua tại xƣởng của mình, nhƣng ngƣời bán không phải chịu chi phí và rủi ro trong việc bốc hàng lên phƣơng tiện vận tải. Ngƣời bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ngoài ra ngƣời mua phải làm thủ tục XK cho lô hàng. FCA: (giao cho ngƣời chuyên chở) Theo điều kiện này, ngƣời bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho ngƣời mua thông qua ngƣời chuyên chở. Nếu địa điểm giao hàng nằm ngoài cơ sở của ngƣời bán thì ngƣời bán không phải chịu chi phí bốc hàng lên phƣơng tiện vận tải, ngƣợc lại ngƣời bán chịu chi phí đó. Ngƣời bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên ngƣời bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng. FAS: (giao dọc mạn tàu) Theo điều kiện này, ngƣời bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã đƣợc đặt dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định. Ngƣời bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. #iều kiện này có khác biệt so với phiên bản Incoterms 1990 là ngƣời bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng. FOB: (giao trên tàu) Theo điều kiện này, ngƣời bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã đƣợc chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Ngƣời bán không phải ký hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên ngƣời bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng. Lƣu ý khi lan can tàu không còn có ý nghĩa thực tế (nhƣ vận chuyển bằng các tàu Container) thì hai bên nên thoả thuận áp dụng điều kiện khác. CFR: (tiền hàng và cƣớc phí) Theo điều kiện này, ngƣời bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã đƣợc chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Ngƣời bán phải ký hợp đồng và trả cƣớc phí vận chuyển lô hàng đến cảng đến quy định, ngƣời bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng. CIF: (tiền hàng, bảo hiểm và cƣớc phí) Điều kiện này về cơ bản giống nhƣ CFR. Tuy nhiên theo điều kiện này ngƣời bán phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu cho lô hàng. CPT: (cƣớc phí trả tới) Đây là điều kiện mà theo đó ngƣời bán có nghĩa vụ gánh chịu rủi ro, phí tổn và tiền cƣớc để thuê tàu chở hàng đến tận địa điểm nhận hàng của ngƣời mua. Ngƣời chuyên chở trong điều kiện này là do ngƣời bán thuê. CIP: (cƣớc phí và phí bảo hiểm trả tới) Điều kiện này về cơ bản chính là điều kiện CPT mở rộng, nhƣng khác ở chổ ngƣời bán phải mua bảo hiểm hàng hóa cho ngƣời mua theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu. DAF: (giao tại biên giới) 159 Đây là điều kiện theo đó ngƣời bán đƣợc coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng đƣợc đặt dƣới sự định đoạt của ngƣời mua trên phƣơng tiện vận tải của ngƣòi bán tại địa điểm giao hàng tại biên giới do hai bên thoả thuận. Biên giới theo điều kiện này có thể là bất cứ biên giới nào kể cả nƣớc ngƣời bán, ngƣời mua hay một nƣớc thứ ba. Theo điều kiện này, ngƣời bán không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phƣơng tiện vận chuyển. #iều kiện này chỉ áp dụng đối với giao hàng trên bộ, nếu giao ở biên giới trên biển thì áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ. DES: (giao tại tàu) Đây là điều kiện theo đó ngƣời bán phải thuê phƣơng tiện chở hàng đến cảng dỡ hàng thoả thuận để giao cho ngƣời mua ngay trên tàu tại cảng dỡ. DEQ: (giao tại cầu cảng) Điều kiện DEQ là sự mở rộng của điều kiện DES, theo đó ngƣời bán phải chịu thêm rủi ro, chi phí cho đến khi hàng đƣợc dỡ xuống và đặt dƣới sự định đoạt của ngƣời mua trên cầu cảng do hai bên thoả thuận. Theo Incoterms 1990, khi bán hàng theo điều kiện này, ngƣời bán phải chịu rủi ro chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và các phí tổn liên quan. Nhƣng Incoterms 2000 đòi hỏi ngƣời mua phải thực hiện thủ tục này. DDU: (giao hàng chƣa nộp thuế) Theo điều kiện này, ngƣời bán phải chịu rủi ro, phí tổn để thuê phƣơng tiện chở hàng tới nơi quy định để giao cho ngƣời mua, trừ việc ngƣời bán phải làm thủ tục nhập khẩu nà nộp thuế nhập khẩu. DDP: (giao hàng đã nộp thuế) Đây là điều kiện mở rộng của điều kiện DDU, theo đó ngƣời bán không những phải đƣa hàng đến tận nơi quy định để giao cho ngƣời mua mà còn phải chịu cả rủi ro và chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng nhƣ các khoản thuế nếu có. Một số điểm lƣu ý khi sử dụng INCOTERMS Không mang tính bắt buộc áp dụng. Chỉ quy định những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết hợp đồng trong việc giao hàng hoá hữu hình. Khi sử dụng các điều kiện của Incoterms thì phải chỉ rõ phiên bản áp dụng. Phải ghi rõ những điều đôi bên đã thoả thuận vào hợp đồng khi Incoterms không đề cập đến. D Incoterms thể hiện tính phổ biến, tiện dụng, nhƣng không có nghĩa là khi d ng Incoterms nhƣ một điều kiện thƣơng mại, doanh nghiệp không còn lo lắmg gì nữa. Do vậy, trong từng trƣờng hợp cụ thể, khi quyết định chọn áp dụng điều kiện nào, doanh nghiệp cũa phải hiểu rõ mình có nghĩa vụ gì và có thể thực hiện không? Nếu xét thấy không thể thực hiện đƣợc điều kiện này thì phải chọn điều kiện khác để áp dụng. 160 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh quốc tế Câu 2: Trình bày các loại hợp đồng kinh doanh quốc tế Câu 3: Trình bày nguyên tắc khi ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế Câu 4: Trình bày những nội dung cơ bản của hợp đồng kinh doanh quốc tế Câu 5: Trình bày những quy định để hợp đồng kinh doanh quốc tế đƣợc ký kết và thực thi có hiệu quả BÀI TẬP ỨNG DỤNG Bài 1: Ngƣời mua A kí kết hợp đồng mua 150.000 đôi giày nam với ngƣời bán B, yêu cầu ngƣời bán B cung cấp giày do Hãng C sản xuất. Ngay sau khi kí kết hợp đồng ngƣời bán B đã kí kết hợp đồng mua 150.000 đôi giày của Hãng C. Đến ngày giao hàng của ngƣời bán B, Hãng C chỉ giao đƣợc 90.000 đôi giày do không kịp nhập nguyên liệu sản xuất. Do vậy ngƣời bán B cũng chỉ giao đƣợc 90.000 đôi giày nam cho ngƣời mua A. Bên A kiện B ra trọng tài thƣơng mại, yêu cầu B nộp phạt vi phạm 2% trị giá hàng giao chậm nhƣ đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời yêu cầu bên B bồi thƣờng về việc uy tín thƣơng mại bị giảm sút, với lý do, bên B giao thiếu hàng nên bên A đã không thể giao hàng cho khách của mình. Điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của đối tác A do mặt hàng giày là mặt hàng có tính thời vụ. Bên B kháng cáo và lập luận rằng, do bên A yêu cầu cụ thể trong hợp đồng là mua giày của Hãng C sản xuất nên bên B không thể tìm đƣợc nguồn hàng khác thay thế. Vì vậy, việc B không thể giao hàng d là bất khả kháng và B đƣợc miễn trách nhiệm trong trƣờng hơp này. Yêu cầu: Hãy cho viết vụ việc này sẽ đƣợc trọng tài hay tòa án giải quyết và phán quyết sẽ nhƣ thế nào? Giải thích tại sao? Bài 2: Công ty A (NB) và Công ty B (NM) ký kết hợp đồng mua bán quặng Niken vào 1/11/2017, quy định ngày giao hàng chậm nhất là 15/2/2018, tại cảng của nƣớc NM, NB là ngƣời thuê tàu và có nghĩa vụ thông báo thời gian tàu cập bến. Trƣớc đó ngày 1/1/2017, Chính phủ nƣớc NM đƣa ra dự thảo danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu trong đó có quặng Niken. Diễn biến sự việc: Ngày 12/2/2018, tàu cập cảng, NB thông báo cho NM để NM nhận hàng. Ngày 1/1/2017, chính phủ nƣớc NM ra lệnh cấm nhập khẩu quặng Niken. NM đã không nhận hàng từ phía NB, khiến NB phải lƣu khoang hàng hóa đến ngày 25/2/2018 và sau đó phải bán lại lô hàng trên cho Công ty C tại nƣớc lân cận nƣớc NM với giá thấp hơn. NB kiện NM ra tòa trọng tài ICC và yêu cầu NM bồi thƣờng thiệt hại bao gồm: - Chi phí lƣu khoang 13 ngày 161 - Chi phí chuyển tải và vận chuyển hàng hóa đến cảng nƣớc Công ty C - Chênh lệch giá bán giữa hợp đồng với giá bán cho công ty C. NM cho rằng mình không thể nhận hàng là bất khả kháng do lệnh cấm nhập khẩu của chính phủ đƣa ra sau khi kí kết hợp đồng, và yêu cầu đƣợc miễn trách trong trƣờng hợp này. ICC đã tiếp nhận đơn kiện của NB, tuy nhiên trong quá trình xét xử, Công ty NM phá sản và tuyên bố giải thể, tên của Công ty sau đó bị xóa khỏi Sổ đăng ký kinh doanh. Yêu cầu: Hãy cho biết trƣờng hợp này NM có đƣợc miễn trách hay không? Việc pháp nhân (NM) không còn tồn tại có giải phóng các nghĩa vụ của ngƣời mua đối với phán quyết của trọng tài hay không? Kết quả của bản án nhƣ thế nào? Giải thích? Bài 3: Ngày 3/8/2017, Công ty A (Việt Nam) và công ty B (Hàn Quốc) ký hợp đồng mua bán theo đó A mua của B hai máy thêu trị giá 136.000USD theo điều kiện CIF Tân Cảng Thành phố Hồ Chí Minh, bảo hành 12 tháng sau khi hoàn thành lắp đặt. Thực hiện hợp đồng, ngày 16/8/2017, B đã giao hai máy thêu cho A, máy đã đƣợc lắp đặt và đƣa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, máy có nhiều hỏng hóc, B đã cử chuyên gia sang Việt Nam sửa chữa nhƣng không thành công, B cam kết sẽ sửa chữa xong vào ngày 4/4/2018 và sẽ bồi thƣờng 29.202USD cho 40 ngày máy dừng hoạt động nhƣng sau đó B chỉ bồi thƣờng 4.302USD và không tiếp tục sửa chữa máy nữa. A đã trƣng cầu SGS Việt Nam để giám định tình trạng hai máy thêu. Biên bản giám định ngày 1/9/2018 của SGS ghi “hai máy không thể sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của nguyên đơn”. Do máy ngừng hoạt động, A đòi B đổi hai máy mới và bồi thƣờng thiệt hại phát sinh cho A. Ngày 18/4/2018, B thông báo với A việc tái giám định sẽ đƣợc tiến hành ngày 22 đến 28 tháng 4 năm 2018 bởi Vinacontrol có sự chứng kiến của luật sƣ đại diện bên B. A không phản đối. Ngày 28/4/2018, Vinacontrol cấp biên bản giám định số 095/1999G, trong đó kết luận máy bị hỏng hóc, tình trạng lắp ráp, căn chỉnh hai máy chƣa hoàn tất, vào thời điểm giám định, cả hai máy đều không thể vận hành đƣợc, B chấp nhận đổi máy cho A. Ngày 4/5/2018, A kiện B ra trọng tài đòi: 1. Trả lại hai máy thêu, lấy lại tiền. 2. Bồi thƣờng thiệt hại gồm: 3. Chi phí nhân công trong thời gian máy dừng hoạt động 4. Lãi suất trên số tiền hàng 136000USD kể từ ngày thanh toán đến ngày trọng tài xét xử. 5. Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam 6. Thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần 162 Yêu cầu: Hãy cho viết vụ việc này sẽ đƣợc trọng tài hay tòa án giải quyết và phán quyết sẽ nhƣ thế nào? Giải thích tại sao? Bài 4: Ngày 10/6/2017, giữa ngƣời bán Singapore (NB) và ngƣời mua Việt Nam (NM) ký hợp đồng 9623/INUT17, theo đó NB bán cho NM 9937kg Cà phê và bột kèm theo điều kiện CIF cảng Hồ Chí Minh, thanh toán bằng chuyển tiền vào tài khoản của NB tại Singapore trong vòng 7 ngày sau khi NM nhận đƣợc chứng từ vận tải gốc, ngƣời hƣởng lợi là NB. Thực hiện hợp đồng, NB đã giao hàng cho ngƣời mua ngày 21/6/2017. Sau khi giao hàng, NB đã chuyển giao cho NM vận đơn gốc và hóa đơn thƣơng mai số 059/17 đề ngày 21/6/2017 đòi tiền hàng, nhƣng cuối c ng NB vẫn không nhận đƣợc tiền hàng. Qua nhiều lân đòi mà không đƣợc trả tiền, NB đã khởi kiện NM ra trọng tài đòi NM phải trả các khoản tiên sau: 1. Tiền hàng 2. Tiền lãi của ngân hàng từ ngày 21/6/2017 đến ngày nhận đƣợc tiền thanh toán. 3. Phí tƣ vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax. Trong văn thƣ phản bác đơn kiện, NM đã trình bày: Ngày 10/6/2017, NM đã ký hợp đồng số 9623/INUT17 với NB để nhập khẩu ủy thác cho cửa hàng A. Theo biên bản thỏa thuận riêng (không đề cập trong hợp đồng) ngày 10/6/2017 giữa ba bên (NM, NB, cửa hàng A) thì trách nhiệm thanh toàn tiền hàng cho NB là cửa hàng A, cho nên NB không có quyền kiện NM trả tiền hàng. Yêu cầu: Hãy cho viết vụ việc này sẽ đƣợc trọng tài hay tòa án giải quyết và phán quyết sẽ nhƣ thế nào? Giải thích tại sao? Bài 5: Ngƣời mua Việt Nam (NM) và ngƣời bán Hàn Quốc (NB) kí kết hợp đồng mua bán: - Tên hàng: Thép Thanh - Số lƣợng: 80.000 tấn - Giá: 350USD/tấn chƣa bao gồm cƣớc vận chuyển - Thời gian giao hàng: từ ngày 15/6/2016 đến 15/12/2016 - Quyền mua đặc biệt: Bên mua có quyền mua đến 160.000 tấn với giá nhƣ trong hợp đồng nhƣng phải thông báo cho bên bán trƣớc ngày 15/10/2016 Ngày 1/10/2016, NM thông báo cho ngƣời bán thực hiện quyền mua đặc biệt, nâng số hàng muốn mua lên 160.000 tấn. Vào thời điểm này giá thép trên thế giới tăng đáng kể nên NB đã yêu cầu NM thƣơng lƣợng về giá cả của số thép mua thêm so với hợp đồng. NM đã kiên quyết từ chối yêu cầu tăng giá của NB và đề nghị ngƣời bán thực hiện 163 giao hàng đúng nhƣ giá thỏa thuận trong hợp đồng. Ngày 15/12/2016, NB không giao hàng, NM gửi thông báo nhấn mạnh NB đã vi phạm hợp đồng và gia hạn cho NB đến 30/12/2016. Ngày 5/1/2017, NM đã mua thép từ Nhật Bản với giá 380USD/tấn (đã bao gồm cƣớc vận chuyển là 5USD/tấn) để phục vụ sản xuất cho kịp tiến độ và yêu cầu NB thanh toán số tiền chênh lệch 2.400.000 USD. NB không đồng ý với các lý do sau: 1. Hành động mua thép của NM từ Nhật Bản không đƣợc coi là hành động mua hàng thay thế do NM đã không thông báo ý định cho NB 2. Khi NM đàm phán về việc tăng giá bán thép, NB đã đƣa ra mức giá 376 USD/tấn, thấp hơn giá NM đã mua hàng thay thế. Việc NM không mua thép của NB là một điều vô lý. Yêu cầu: Hãy cho viết vụ việc này sẽ đƣợc trọng tài hay tòa án giải quyết và phán quyết sẽ nhƣ thế nào? Giải thích tại sao? Bài 6: Hãy soạn thảo một hợp đồng kinh doanh giữa một doanh nghiệp của Việt Nam và một doanh nghiệp nƣớc ngoài? 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Dung, Quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, 2014 2. GS.TS Trần Minh Đạo, PGS.TS Vũ Trí Dũng, Marketing quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2014. 3. TS. B i Lê Hà (chủ biên), Quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản lao động - xã hội, 2010 4. PGS.TS Hà Văn Hội, Quản trị kinh doanh quốc tế, Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông, 2007 5. PGS.TS Tạ Lợi, PGS.TS Nguyễn Thị Hƣờng, Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2017 6. TS Đỗ Ngọc Mỹ, Quản trị kinh doanh quốc tế, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, 2009 7. Vũ Minh Tâm, Quản trị kinh doanh quốc tế, Trƣờng Đại học Trà Vinh, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017 8. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính, 2006 9. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Tài chính - Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, 2008. 10. PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt, TS Đỗ Thị Bình, Quản trị chiến lƣợc toàn cầu, Nhà xuất bản Hà Nội, 2017
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_tri_kinh_doanh_quoc_te_phan_2.pdf