Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1)

Toàn cầu hóa là quá trình nền kinh tế thế giới tiến tới hợp nhau và phụ thuộc lẫn

nhau là quá trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia.

Mặc d Chính phủ các nước đều đang duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với hàng

hóa, nhân công và luồng vốn lưu chuyển trên thị trường của mình, nhưng nền kinh tế toàn

cầu đang ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất. Quá trình hội nhập của các nền

kinh tế quốc gia được gọi là toàn cầu hóa, gồm 2 khía cạnh: Toàn cầu hóa thị trường (nơi

người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ ) - thị trường riêng lẻ

các nước hợp thành thị trường toàn cầu và toàn cầu hóa sản xuất - phân bổ chi nhánh sản

xuất và cung ứng ở nhiều nơi trên thế giới nhằm khai thác lợi thế các quốc gia. Ngày nay

nhiều hoạt động sản xuất đang biến thành những hoạt động mang tính toàn cầu. Công

nghệ cho phép một sản phẩm bất kỳ có thể được sản xuất ở nơi nào mà việc sản xuất

được coi là rẻ nhất. Chính phủ và chính quyền các địa phương đều đưa ra rất nhiều quy

định nhằm khuyến khích các công ty xây dựng các nhà máy ở đất nước hoặc địa phương

của mình.

Trong tình hình hiện nay, các nước muốn mở rộng thị trường, nguồn vốn đầu tư,

địa bàn cũng như chuyển giao công nghệ và hình thành phân công lao động quốc tế thì

phải mở rộng những quan hệ kinh tế quốc tế c ng có lợi. Một quốc gia không thể phát

triển nếu duy trì một nền kinh tế khép kín, tự cô lập trong nước và thậm chí một nhóm

nước.

Toàn cầu hóa là khái niệm d ng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền

kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các

tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, xã hội trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt

trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được d ng để chỉ các tác động của thương

mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ

thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ

thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.

Như vậy, toàn cầu hoá có mức độ hợp tác giữa các nước chặt chẽ hơn so với quốc

tế hoá. Quá trình toàn cầu hóa gia tăng với biểu hiện mới về vai trò ngày càng lớn của

hoạt động tài chính - tiền tệ, sự gia tăng của mậu dịch quốc tế nhanh hơn nhiều tốc độ

tăng trưởng kinh tế, vai trò ngày càng quan trọng của tri thức và sự phát triển của kinh tế

tri thức một mặt đưa tới cơ hội cho sự phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như

toàn thế giới mặt khác cũng đưa đến những thách thức lớn ở nhiều góc độ khác nhau như

khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, sự phụ thuộc quá mức vào các trung tâm kinh tế

lớn gây nên những mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị

 

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 82 trang baonam 8360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1)

Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế (Phần 1)
 BỘ CÔNG THƢƠNG 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
---------------- 
TÀI LIỆU HỌC TẬP 
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 
Hà Nội - 2019 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1 ........................................................................................................................ 2 
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ......................................... 2 
1.1. Các vấn đề cơ bản về kinh tế quốc tế ..................................................................... 2 
1.1.1. Khái niệm kinh tế quốc tế .................................................................................... 2 
1.1.2. Vai trò của kinh tế quốc tế ................................................................................... 3 
1.1.3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế ........................................... 4 
1.1.4. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế ................................................................. 6 
1.1.5. Xu thế phát triển của kinh tế quốc tế hiện nay .................................................... 8 
1.2. Tổng quan về quản trị kinh doanh quốc tế ........................................................... 14 
1.2.1. Kinh doanh quốc tế ............................................................................................ 14 
1.2.2. Quản trị kinh doanh quốc tế ............................................................................... 27 
Chƣơng 2 ...................................................................................................................... 35 
QUẢN TRỊ MARKETING QUỐC TẾ ....................................................................... 35 
2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trƣờng quốc tế .......................................................... 35 
2.1.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu ........................................................... 36 
2.1.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu ......................................................................... 36 
2.1.3. Thu thập thông tin .............................................................................................. 36 
2.1.4. Phân tích thông tin - Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu ........................................... 36 
2.1.5. Lập báo cáo kết quả nghiên cứu ........................................................................ 38 
2.2. Các quyết định về chiến lƣợc marketing quốc tế .................................................. 38 
2.2.1. Chiến lƣợc sản phẩm quốc tế ............................................................................. 38 
2.2.2. Chiến lƣợc giá quốc tế ....................................................................................... 48 
2.2.3. Chiến lƣợc phân phối sản phẩm quốc tế ............................................................ 61 
2.2.4. Chiến lƣợc xúc tiến và truyền thông quốc tế ..................................................... 69 
Chƣơng 3 ...................................................................................................................... 79 
QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH QUỐC TẾ ............................................ 79 
3.1. Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc kinh doanh quốc tế ..................................... 79 
3.1.1.Khái niệm chiến lƣợc kinh doanh quốc tế .......................................................... 79 
3.1.2 Vai trò của chiến lƣợc kinh doanh quốc tế ......................................................... 80 
3.2. Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh quốc tế ............................................. 80 
3.2.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của công ty ....................................................... 81 
3.2.2. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh quốc tế .......................................................... 81 
3.2.3. Xác định khả năng vƣợt trội và hoạt động tạo ra giá trị ................................... 87 
3.2.4. Hình thành các chiến lƣợc ................................................................................. 89 
3.3. Các tiếp cận chiến lƣợc phát triển quốc tế ............................................................ 90 
3.3.1. Chiến lƣợc quốc tế (International strategy) ....................................................... 90 
3.3.2. Chiến lƣợc đa quốc gia (Multinational strategy) ............................................... 90 
3.3.3. Chiến lƣợc toàn cầu (global strategy) ................................................................ 91 
3.3.4. Chiến lƣợc xuyên quốc gia (transnational strategy) .......................................... 91 
3.4. Chiến lƣợc cạnh tranh trong môi trƣờng quốc tế .................................................. 93 
3.4.1. Chiến lƣợc nhấn mạnh về chi phí ...................................................................... 93 
3.4.2. Chiến lƣợc khác biệt hóa ................ ... ành động bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết về kích 
cỡ, màu sắc, chất lƣợng, số lƣợng đóng gói, các điều khoản thanh toán, vận chuyển và 
giao hàng. 
Mục đích sử dụng catalog là: 
- Tạo sự quan tâm và hấp dẫn ngƣời đọc: catalog phải đƣợc in đẹp, màu sắc. 
- Phản ảnh tính cách của nhà sản xuất hoặc xuất khẩu: sự giới thiệu hàng năm về 
doanh nghiệp; chủng loại sản phẩm; số lƣợng, vị trí các nhà máy, chi nhánh; vị trí của 
công ty trong ngành Điều này rất có giá trị đối với khách hàng. Ngoài ra cũng cần chú 
ý cách sắp xếp logic, hấp dẫn. 
- Quảng bá danh tiếng của nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới: 
trong catalog cần nêu rõ logo, thƣơng hiệu, khẩu hiệu. Có một số tên gọi sản phẩm không 
đƣợc hiểu ở nƣớc ngoài. 
- Tạo thuận lợi cho vệc mua sắm: những catalog nƣớc ngoài phải trả lời tất cả các 
câu hỏi mà ngƣời mua muốn hỏi về sản phẩm, điều khoản nhƣ thế sẽ làm cho các nhà 
bán lẻ, đại lý nƣớc ngoài nhận đơn đặt hàng dễ dàng hơn. 
- Tạo ƣớc muốn sở hữu: mục đích này đạt đƣợc bằng những hình ảnh minh họa 
cực rõ và hấp dẫn về cách sử dụng sản phẩm. 
- Hỗ trợ bán hàng cá nhân: muốn thế trong catalog cần đƣa ra những đặc trƣng có 
thể hấp dẫn khách hàng của sản phẩm mà nhân viên bán d ng để thuyết phục họ, kể cả 
những cách giải quyết thắc mắc, phiền hà sau này. 
- Catalog chứa đựng tiềm năng thuyết phục khách hàng tốt hơn nhân viên bán 
hàng. Chuẩn bị cho những catalog này không phải là công việc dễ dàng, cũng không phải 
đơn thuần chỉ là việc dịch catalog trong nƣớc sang ngôn ngữ nƣớc ngoài. 
Brochures 
Đây cũng là công cụ bán hàng tốt và có nhiều hữu dụng cho nhân viên bán hàng, 
nhà phân phối, nhà bán lẻ, đại lý. Vì chi phí gửi những ấn phẩm này đến thị trƣờng nƣớc 
ngoài thƣờng rất cao, nhà xuất khẩu nên đánh giá nhu cầu của những trung gian 
marketing trƣớc khi gửi số lƣợng lớn. Ngôn ngữ sử dụng t y theo sản phẩm và thị trƣờng 
mục tiêu. Khi dịch thuật nên kết hợp với nhà phân phối và đại lý ở nƣớc ngoài. Những 
brochure hiệu quả nhất là những brochure giúp cho ngƣời đọc hiểu mọi vấn đề về sản 
74 
phẩm của công ty quốc tế. 
Marketing trực tiếp (Direct Marketing) 
Có thể trở thành một hoạt động hữu ích trong chƣơng trình quảng cáo và bán 
hàng. Hoạt động này đƣợc xem là phƣơng tiện thuyết phục hành động trực tiếp, để thuyết 
phục mua hàng ngay hoặc tiếp tục ủng hộ sau này. Đây là hoạt động rất hữu dụng đối với 
các thành viên trong hệ thống phân phối xuất khẩu cũng nhƣ các đại lý hoặc ngƣời tiêu 
d ng cuối c ng. 
Marketing trực tiếp có thể thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ thƣ điện tử, thƣ trực 
tiếp, catalog, điện thoại, fax, trang web và cũng có thể d ng nhƣ một kênh phân phối 
sản phẩm mẫu, quà tặng. Vấn đề quan trọng để tăng hiệu quả marketing trực tiếp là sự 
chuẩn bị một danh sách khách hàng đầy đủ thông tin. Chẳng hạn đối với hộ tiêu d ng, 
cần nhận rõ sự khác biệt giữa các nƣớc về số lần liên hệ với khách hàng. Tỉ lệ đáp ứng và 
hiệu quả cũng khác nhau giữa các nƣớc. 
Sử dụng thƣ trực tiếp hƣớng đến hộ gia đình để giao dịch cần chú ý đến những qui 
định về thu thập và sử dụng thông tin của cá nhân và hộ gia đình. Thƣ và điện thoại trong 
marketing trực tiếp cũng có thể là cách liên hệ tốt nhất đến các đại lý và nhà phân phối 
địa phƣơng. Mục tiêu của chiến dịch cũng có tính địa phƣơng nhƣ cung cấp sản phẩm 
mẫu, thông tin cho khách hàng nơi họ có thể tìm thấy sản phẩm hoặc thông tin về chiến 
dịch khuyến mại. Đồng thời, trong marketing trực tiếp cũng có thể d ng fax, internet để 
liên hệ giao dịch với những nhà phân phối và khách hàng ở nƣớc ngoài. 
Quảng cáo mạng (Online Advertising) 
Nhà quảng cáo phải trả chi phí để đặt nội dung quảng cáo trên một trang web 
nhằm thông tin, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về công ty hoặc sản phẩm. Cách 
thức thƣờng d ng là banner quảng cáo và vị trí đặt ở đầu trang vì những mục tiêu sau: 
- Dẫn dắt nội dung: khi nhấp vào sẽ hiện ra trang thông tin chi tiết về công ty và 
đặt hàng. 
- Tạo cơ hội giao dịch: nhấp vào để mua hàng trực tiếp. 
- Xây dựng thái độ: quảng cáo trên web giúp xây dựng nhận thức nhãn hiệu tốt. 
- Thuyết phục hành động: tạo đƣờng dẫn mới đến những địa chỉ mail về sản phẩm, 
khuyến mại, đặt hàng 
- Khuyến khích nhớ lại: chọn vị trí quảng cáo để nhắc nhở về sản phẩm và dịch vụ 
của công ty. 
Sự phổ biến của truyền thông qua mạng tạo cho các trang web nhãn hiệu khả năng 
phong phú tiếp cận và đƣa thông tin đến khách hàng. Ngƣời tiêu thụ thấy mình đƣợc 
quan tâm, có thể xây dựng quan hệ với những ngƣời gửi tin mà họ thích và những đƣờng 
dẫn sẽ đƣa họ đến trang web của công ty. Sự liên hệ đến trang web nhãn hiệu tạo ra công 
cụ marketing mới. Bằng cách đảm bảo ngƣời tiêu thụ đƣợc miễn phí trong những lần sau 
75 
và thông tin xuất hiện nhiều lần, nhà quảng cáo có thể hƣớng khách hàng đến nhãn hiệu 
hoặc những phản ứng tốt hơn. 
Hỗn hợp phương tiện (Media Mix) 
Ƣu điểm của các phƣơng tiện ở những nƣớc khác nhau thƣờng tƣơng tự nhau. Báo 
chí là phƣơng tiện tốt để nêu giá bán và địa điểm bán sản phẩm. Tạp chí thích hợp để 
hƣớng đến những nhóm khách hàng chuyên biệt, để trình bày những sản phẩm cần giải 
thích hoặc yêu cầu màu sắc đẹp. Quảng cáo ngoài trời thích hợp cho những thông điệp để 
nhìn, ngắn gọn. Truyền hình và chiếu phim tại rạp thích hợp để minh họa cách sử dụng, 
vận hành sản phẩm, để kích thích ƣớc muốn. 
Phƣơng tiện quốc tế có thể đƣợc sử dụng để tăng cƣờng danh tiếng, hình ảnh công 
ty, hoặc hƣớng đến những ngƣời dẫn dắt dƣ luận, nhân viên cao cấp, những nhà quản trị 
nƣớc ngoài, nhà khoa học và những ngƣời có vị trí ảnh hƣởng đến việc mua sắm và sử 
dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Phƣơng tiện quốc tế có thể d ng để đến với những 
thị trƣờng địa phƣơng mà phƣơng tiện tại đó không thích hợp, hoặc phát triển không đầy 
đủ để có thể bao quát đƣợc toàn bộ các đối tƣợng khách hàng. Phƣơng tiện quốc tế cũng 
có ích khi d ng để phát triển một hình ảnh thống nhất về công ty ở nhiều khu vực thị 
trƣờng nƣớc ngoài. Chẳng hạn những nhà sản xuất xe ôtô, máy bay, dầu mỏ có nhiều 
phân khúc thị trƣờng tại các quốc gia, cần d ng phƣơng tiện quảng cáo quốc tế để phát 
triển hình ảnh thống nhất. 
Mặc d phƣơng tiện quốc tế có thể sử dụng để đạt đƣợc những mục tiêu xúc tiến 
một cách khá hoàn hảo, nhƣng không phải là những phƣơng tiện duy nhất. Thật ra, hiện 
nay các công ty đang sử dụng ngày càng nhiều phƣơng tiện tại nƣớc sở tại, đồng thời xác 
định lại vai trò của phƣơng tiện quốc tế chỉ là một phần trong chƣơng trình xúc tiến. 
2.2.4.6. Quan hệ công chúng 
Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là những hoạt động truyền thông 
marketing bằng cách tiến hành những chƣơng trình đƣợc thiết kế để làm cho công chúng 
hiểu và chấp nhận sản phẩm và công ty. Đây là một trong những nỗ lực marketing quốc 
tế. 
Mục đích của hoạt động PR là đạt những mục tiêu không thể đạt đƣợc bằng những 
hoạt động khác, hoặc vì chi phí thấp hơn. 
Nội dung và nguồn của thông điệp giữ vai trò quan trọng để đƣợc đối tƣợng chấp 
nhận và có tác động nhƣ mong muốn đến thái độ của ngƣời tiêu thụ, chính phủ, cũng nhƣ 
những nhóm công chúng khác. 
Khi làm PR ở nƣớc ngoài, các nhà marketing quốc tế cũng sử dụng những công cụ 
nhƣ tại thị trƣờng trong nƣớc nhƣ: thông cáo báo chí, các ấn phẩm Những công cụ này 
thƣờng d ng để đƣa thông tin về chuẩn bị cho sản phẩm mới, triển khai dự án một nhà 
máy mới, tổng kết hoạt động công ty, thông tin về những hoạt động của công ty trong 
76 
cộng đồng hoặc một tổ chức của chính phủ hay những nhóm ảnh hƣởng khác, về sự phát 
triển hoạt động của công ty tại địa phƣơng, sự đóng góp của công ty trong kinh tế địa 
phƣơng, vai trò của công ty nhƣ là một doanh nghiệp địa phƣơng 
Tuy nhiên, ý tƣởng và công cụ sử dụng phải lấy từ hoạt động nƣớc ngoài. Ví dụ 
câu chuyện về sự ứng dụng thành công của khách hàng nƣớc ngoài nhờ d ng sản phẩm 
công ty, có kèm hình ảnh. 
Thực hiện PR tại nƣớc ngoài chịu ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng văn hóa, 
xã hội, kinh tế, chính trị tại đó. Tại những nƣớc phát triển, cách tốt nhất để truyền thông 
tin là tại hội chợ, hội nghị. Ở hầu hết các nƣớc công nghiệp phát triển, báo chí, truyền 
hình địa phƣơng, khu vực, quốc gia là những phƣơng tiện truyền thống cho hoạt động 
PR. Những cải tiến kỹ thuật trong truyền thông cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc truyền 
thông tin toàn cầu. Fax, truyền hình vệ tinh, internet giúp cho những hoạt động PR 
chuyên môn có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới. 
2.2.4.7. Khuyến mại 
Đây là hoạt động hỗ trợ và đẩy mạnh quảng cáo và bán hàng cá nhân. Hầu hết các 
hoạt động khuyến mại thực hiện trong thời gian ngắn và gia tăng giá trị vật chất cho sản 
phẩm hoặc nhãn hiệu. Giá trị hữu hình do khuyến mại tạo ra thể hiện qua nhiều hình thức 
khác nhau. Mục đích của khuyến mại là khuyến khích những ngƣời chƣa sử dụng d ng 
thử sản phẩm hoặc kích thích nhu cầu của khách hàng hiện tại. Hoạt động khuyến mại 
cũng đƣợc d ng để gia tăng mức bán trong hệ thống phân phối. 
Do có nhiều công cụ khuyến mại, nên những nhà xuất khẩu phải có sự lựa chọn 
thích hợp nhất với sản phẩm của công ty, với thị trƣờng phát triển và với khả năng của 
công ty. Ví dụ tại Bắc Âu khuyến mại bị hạn chế hơn nơi khác. Những hình thức khuyến 
mại nhƣ hoàn tiền, sổ xố không đƣợc thực hiện tại một số nƣớc. 
2.2.4.8. Bán hàng cá nhân 
Những mục tiêu của bất kỳ hoạt động marketing xuất khẩu nào cũng chỉ đạt đƣợc 
thông qua con ngƣời. Đó là khía cạnh cá nhân của marketing và có thể dẫn đến hành 
động tƣơng tự của cạnh tranh. 
Bán hàng cá nhân là sự tiếp xúc trực tiếp giữa đại diện bán hàng của công ty và 
khách hàng tiềm năng để trình bày, thuyết phục với mục tiêu là bán hàng. Công việc của 
ngƣời bán là phải hiểu ngay nhu cầu của khách hàng, dẫn những yêu cầu này đến sản 
phẩm của công ty và thuyết phục khách hàng mua. 
Những sự tuyển chọn, huấn luyện, hỗ trợ tốt và th lao cao cho nhân viên bán 
hàng trong nhiều tình huống sẽ tạo ra sự khác biệt về doanh số bán ở nƣớc ngoài. Khuyến 
mại, quảng cáo là để tạo sự quan tâm về công ty hoặc sản phẩm, nhƣng vẫn chƣa đƣợc 
xem là bán đƣợc hàng cho đến khi có quyết định mua, và sự liên hệ cá nhân thƣờng giữ 
vai trò chủ yếu lúc này. 
77 
Khi bán hàng toàn cầu, điều cơ bản nhân viên bán phải hiểu rõ khuôn mẫu văn hóa 
và hành vi chuẩn mực. Do vậy, một vấn đề chung trong huấn luyện bán hàng quốc tế là 
phải tƣởng tƣợng những cách thuyết phục bằng lời hoặc bằng cử chỉ. 
Các nhiệm vụ cơ bản của nhân viên bán hàng nƣớc ngoài là: 
- Bán hàng: cung cấp thông tin về sản phẩm và đề nghị đặt mua hàng. 
- Liên hệ với khách hàng: nhân viên bán phải liên hệ nhiều lần với khách hàng để 
duy trì và cải thiện hình ảnh, vị trí của công ty trong khách hàng và cộng đồng. 
- Tập họp và cung cấp thông tin. Ngƣời bán thƣờng cung cấp thông tin hữu ích 
cho việc hoạch định các chƣơng trình quảng cáo và xúc tiến. 
Tiến trình bán hàng trải qua nhiều giai đoạn: thăm dò, chuẩn bị tiếp cận, giải quyết 
vấn đề, tiếp cận, trình bày, giải quyết mâu thuẫn, kết thúc bán hàng, theo dõi. Điều quan 
trọng là phải nhận rõ tầm quan trọng của mỗi giai đoạn có thể khác nhau ở các nƣớc và 
khu vực. 
Sự kiên nhẫn cũng cần thiết cho sự thành công khi marketing toàn cầu cho hàng 
công nghiệp. Ở một vài nƣớc, cần kiên nhẫn đầu tƣ hàng tháng, hàng năm trƣớc khi đạt 
đƣợc kết quả bán hàng thực sự. 
Chào hàng cá nhân là công cụ truyền thông phổ biến tại những nƣớc giới hạn 
quảng cáo hoặc tại những nƣớc mà lƣơng ngƣời bán thấp. 
CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN 
Câu 1: Chọn một sản phẩm xuất khẩu của công ty Việt Nam và tìm hiểu các công 
dụng có thể có của nó tại thị trƣờng nƣớc ngoài. 
Câu 2: Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, các quyết định về tiêu chuẩn hóa 
và thích nghi hóa đối với chiến lƣợc sản phẩm quốc tế cần phải nhƣ thế nào? Giải thích? 
Cho ví dụ minh họa. 
Câu 3: Chọn một sản phẩm của một doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và đƣa ra 
chiến lƣợc định vị sản phẩm đó tại một thị trƣờng nƣớc ngoài nào đó. 
Câu 4: Các quyết định về nhãn hiệu quốc tế bao gồm những quyết định gì? Để có 
quyết định nhãn hiệu tốt nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải làm gì? Cho 
ví dụ. 
Câu 5: Những yếu tố cơ bản nào ảnh hƣởng đến chiến lƣợc định giá quốc tế? Mỗi yếu tố 
ảnh hƣởng đến chiến lƣợc định giá quốc tế nhƣ thế nào? Cho ví dụ? 
Câu 6: Có những loại chiến lƣợc định giá quốc tế nào? Những thuận lợi và khó khăn khi 
sử dụng mỗi chiến lƣợc đó? Trƣờng hợp nào sử dụng thích hợp cho mỗi chiến lƣợc? 
Câu 7: Trình bày các giai đoạn của qui trình định giá quốc tế? 
Câu 8: Nêu những quyết định về quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa? Những lập 
luận nào đƣợc đƣa ra để ủng hộ những quyết định này? 
78 
Câu 9: Những điều kiện nào cần cân nhắc khi xây dựng kênh phân phối sản phẩm quốc 
tế? 
Câu 10: Phân tích những nội dung chủ yếu để quản trị hệ thống phân phối quốc tế. 
Câu 11: Giải thích thế nào và tại sao quyết định kênh phân phối bị ảnh hƣởng bởi một số 
yếu tố vĩ mô và vi mô? 
Câu 12: Phân tích các hình thức thâm nhập vào kênh phân phối ở nƣớc ngoài. Nêu ví dụ 
về một công ty Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng Châu Âu. 
Câu 13: Phân phối vật chất của sản phẩm quốc tế khác với phân phối kênh quốc tế nhƣ 
thế nào? Vai trò của Internet trong phân phối vật chất. 
Câu 14: Phân tích những rào cản khi thực hiện xúc tiến quốc tế. 
Câu 15: Trong các hoạt động xúc tiến quốc tế hoạt động nào quan trọng nhất? Tại sao? 
Câu 16: Khi xuất khẩu giầy thể thao sang EU, các nhà xuất khẩu nên thực hiện hƣớng 
quảng cáo nào? 
Câu 17: Nhà quản trị marketing quốc tế thƣờng gặp những khó khăn nào khi điều hành 
lực lƣợng bán hàng ở nƣớc ngoài? 
BÀI TẬP ỨNG DỤNG 
Công ty Approach software ở California khi mới đƣa ra một sản phẩm mới, họ 
muốn bán ra giá thấp để tự giới thiệu và khuyến khích khách hàng d ng thử chƣơng trình 
phần mềm dữ liệu của mình. 
 Giám đốc tiếp thị của Approach là bà Jaleh Bisharat trên cơ sở phân tích tình hình 
đã đƣa ra mức giá 149$/ đĩa chƣơng trình. Để có thêm thông tin khi ra quyết định bà đã 
quyết định gửi tới 50.000 khách hàng thƣ chào hàng, trong đó đƣa ra 3 mức giá để thăm 
dò: 99$, 129$, 149$. Thông qua tập hợp thông tin từ các câu trả lời của khách hàng, bà 
nhận thấy số đặt mua ở 2 mức giá 129$ & 149$ là xấp xỉ bằng nhau, mức giá 99$ có ít 
ngƣời đặt mua nhất. Tiếp sau đó, công ty này đã thử chào hàng với mức giá 199$, công ty 
vẫn tiếp tục nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng hơn. 3 tháng sau khi tung sản phẩm ra thị 
trƣờng, Approach đã nâng mức giá bán lẻ lên tới 399$ mà vẫn là một trong những sản 
phẩm bán chạy trên thị trƣờng. 
Yêu cầu: 
a. Nhận xét về chiến lƣợc giá của công ty Approach. 
b. Khi đã nâng mức giá bán lẻ lên tới 399$ mà sản phẩm của công ty vẫn bán chạy. 
Theo bạn, công ty có nên tiếp tục tăng giá không? Nếu tăng thì tăng lên bao nhiêu? Tại 
sao? 
c. Qua tình huống này, bạn có cho rằng: Lúc nào đặt giá thấp cũng sẽ bán hàng tốt 
hơn đặt giá cao không? Tại sao? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_kinh_doanh_quoc_te_phan_1.pdf