Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành

Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ lữ hành nói riêng là một ngành công nghiệp không khói. Hiện nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trong đời sống công nghiệp hiện đại.

 Hàng năm trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch và xu hướng này ngày càng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (WTO), trong những năm tới, viễn cảnh của ngành du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan. WTO đã dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần

01 tỷ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm trực tiếp, chủ yếu là khu vực Châu Á. Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.

 Trong xu thế quốc tế toàn cầu hóa thì ngành kinh tế du lịch giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho thu nhập nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch là điều kiện tốt để thực hiện xuất khẩu tại chỗ, thu nhiều nguồn ngoại tệ về cho đất nước, giải quyết nạn thất nghiệp có xu hướng gia tăng, khai thác các nguồn lao động dư thừa, thúc đẩy cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang Trúc Khang 12/01/2024 6220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành

Giáo trình Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành
1
Giáo trình 
Quản trị kinh doanh 
dịch vụ lữ hành 
2
Lời nói đầu 
 Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ lữ hành nói riêng là một 
ngành công nghiệp không khói. Hiện nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể 
thiếu của con người trong đời sống công nghiệp hiện đại. 
 Hàng năm trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch và xu hướng này 
ngày càng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (WTO), trong 
những năm tới, viễn cảnh của ngành du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan. 
WTO đã dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần 
01 tỷ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm 
khoảng 150 triệu chỗ làm trực tiếp, chủ yếu là khu vực Châu Á. Du lịch trở thành 
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. 
 Trong xu thế quốc tế toàn cầu hóa thì ngành kinh tế du lịch giữ vai trò đặc biệt 
quan trọng cho thu nhập nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch là điều kiện tốt để 
thực hiện xuất khẩu tại chỗ, thu nhiều nguồn ngoại tệ về cho đất nước, giải quyết 
nạn thất nghiệp có xu hướng gia tăng, khai thác các nguồn lao động dư thừa, thúc 
đẩy cho các ngành kinh tế khác phát triển. 
 Thông qua phát triển du lịch, thế giới hiểu hơn về đất nước và con người Việt 
Nam. Phát triển trên cơ sở khai thác có hiệu quả về lợi thế tự nhiên, sinh thái, truyền 
thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp 
tác, hỗ trợ của quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 
 Có thể nói, kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ lữ hành 
nói riêng hiện phát triển và trở thành một lĩnh vực giữ vị trí ngày càng quan trọng 
trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Với nước ta, phát triển lĩnh vực kinh doanh 
dịch vụ du lịch càng trở nên cấp thiết và hiện Chính phủ cũng có nhiều chính sách 
khuyến khích đầu tư phát triển lĩnh vực này. 
 Tuy nhiên, do có những đặc điểm riêng của dịch vụ lữ hành, cùng với sự biến 
động lớn về nhu cầu và mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc kinh doanh 
dịch vụ lữ hành của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn và không ít rủi ro. Vì 
thế, quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành đã trở thành một phương thức, một công cụ 
đắc lực và là người bạn đồng hành đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Nhờ 
phương pháp “quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành”, các nhà quản trị doanh nghiệp 
có thể nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh, tránh rủi ro của thị trường nhằm nâng 
3
cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp lữ hành. 
 Tài liệu “Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành” sẽ phần nào giúp các bạn nhận 
biết được quan điểm và phương pháp giải quyết những vấn đề về quản trị hoạt động 
kinh doanh dịch vụ lữ hành tại doanh nghiệp. 
Chương 1 
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP QUẢN TRỊ 
KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH 
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp & doanh nghiệp lữ hành 
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp 
 Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức nhằm tạo ra sản 
phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi 
nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của 
người tiêu dùng. 
 Nhà kinh tế học người Pháp (M. Francois Perroux ) định nghĩa như sau: “Doanh 
nghiệp là một tổ chức sản xuất kinh doanh, thông qua đó, trong khuôn khổ một số 
tài sản nhất định người ta kết hợp nhiều yếu tố tài sản khác nhau nhằm tạo ra những 
sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường nhằm thu về khoản chênh lệch giữa giá 
thành và giá bán sản phẩm. 
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành 
 Tổ Chức Du Lịch Thế Giới đã dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc 
tế trên thế giới sẽ đạt gần 1 tỷ lượt người. Vì thế, kinh doanh dịch vụ du lịch ngày 
càng phát triển và trở thành một lĩnh vực giữ vị trí quan trọng của nhiều quốc gia, 
thu hút nhiều ngành, nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp tham gia. 
 Theo Edgar Robger: 
 “Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sản xuất, gián tiếp hay trực tiếp bán các 
loại dịch vụ, đáp ứng các loại thông tin, làm tư vấn cho du khách khi lựa chọn các 
loại dịch vụ ấy”. 
 A-Popliman cho rằng: 
 “Doanh nghiệp lữ hành là một người hoặc một tổ chức có đủ tư cách pháp nhân, 
được quản lý và tổ chức hoạt động với mục đích sinh lợi nhuận thương mại thông 
qua việc tổ chức tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp các loại dịch vụ, hàng hóa du lịch 
hoặc bán các hành trình du lịch hưởng hoa hồng cũng như bán các loại dịch vụ khác 
có liên quan đến hành trình du lịch đó”. 
 F. Gunter W. Eric đưa ra định nghĩa sau: 
 “Doanh nghiệp lữ hành là một doanh nghiệp cung ứng cho du khách các loại 
4
dịch vụ có liên quan đến việc tổ chức, chuẩn bị một hành trình du lịch, cung cấp 
những hiểu biết cần thiết về mặt nghề nghiệp (thông qua hình thức thông tin tư vấn) 
hoặc làm môi giới tiêu thụ dịch vụ của các khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển 
hoặc các doanh nghiệp khác trong mối quan hệ thực hiện một hành trình du lịch”. 
 Acen Georgiev nói: ... iều hành tour (operation department) 
4.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận điều hành tour 
1) Trưởng phòng điều hành 
2) Phó trưởng phòng điều hành 
3) Nhân viên điều hành phụ trách dịch vụ phòng, khách sạn 
4) Nhân viên điều hành phụ trách dịch vụ tại các địa phương (dịch vụ tỉnh) 
56
5) Nhân viên điều hành phụ trách dịch vụ ăn uống 
6) Nhân viên điều hành phụ trách dịch vụ vé máy bay, tàu thuyền 
7) Nhân viên điều hành phụ trách quản lý & triển khai hồ sơ của phòng 
4.2.2. Vai trò của bộ phận điều hành tour 
 -Triển khai thực hiện điều hành các dịch vụ của: Phòng sales & marketing (hay 
các phòng thị trường), các chi nhánh ở các địa phương như đặt phòng, đặt ăn, đặt 
vé máy bay, đặt vé tàu, đặt xe & hướng dẫn (nếu công ty không có bộ phận điều 
hành xe và hướng dẫn riêng), lo các dịch vụ, thủ tục về quản lý xuất nhập cảnh, 
công văn xin tham quan căn cứ chiến trường xưa nếu khách là cựu chiến binh 
 -Thực hiện công tác điều hành dịch vụ nối tour liên quan đến địa bàn mà phòng 
phụ trách. 
 -Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan chức năng như Sở ngoại vụ, 
Lãnh sự quán, Công an địa phương, An ninh sân bay, Hải quan, bệnh viện, các đại 
lý hàng không nhằm tranh thủ sự hổ trợ và hợp tác khi có sự cố xảy ra. 
 -Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, các chương trình du lịch và có sự điều 
chỉnh hoặc xử lý đối với các trường hợp bất thường có thể xảy ra. 
 -Phối hợp với các bộ phận khác như kế toán, sales marketing nhằm thực hiện 
việc thanh toán, tránh thất thoát cho công ty: thu tiền khách hàng hoặc thanh toán 
cho các đối tác cung cấp dịch vụ. 
 -Hướng dẫn cho hướng dẫn viên cộng tác, các đối tác về thủ tục hành chính liên 
quan đến công ty như: tạm ứng, hoàn tạm ứng, quyết toán, hóa đơn, chứng từ 
 -Cố vấn, thông tin cho Ban giám đốc, cho các bộ phận liên quan về tính chất 
dịch vụ ở các nơi và sự thay đổi (nếu có) từ các đối tác cung cấp dịch vụ 
4.2.3. Cách hạn chế rủi ro trong quá trình điều hành tour 
 -Thường xuyên cập nhật thông tin giá cả dịch vụ: giá phòng, giá dịch vụ ăn 
uống, giá vé máy bay 
 -Lưu ý điều khoản hủy phạt: của các khách sạn (ngày cut off), nhà hàng, hàng 
không 
 -Lưu ý dịch vụ visa, passport (thời hạn hiệu lực) 
 -Lưu ý về dịch vụ bảo hiểm cho khách du lịch (Inbound, outbound, nội địa). 
4.2.4. Giải quyết các vấn đề, sự cố liên quan đến khách như: 
1) Khách phàn nàn (complain) về dịch vụ (khách sạn, ăn uống, xe,về hướng dẫn 
viên) 
2) Khách muốn hủy tour về sớm 
3) Khách muốn thay hướng dẫn, thay xe, thay đổi một số dịch vụ 
4) Khách muốn hủy tour nhưng không chịu phí phạt 
57
5) Sự cố về xe hư, hướng dẫn bị bệnh đột xuất (hay ngủ quên) nên không đón 
khách 
6) Khách có chế độ ăn kiêng hoặc ăn chay 
7) Khách bị thất lạc hành lý tại sân bay 
8) Khách bị mất giấy tờ, vé máy bay, tư trang 
9) Khách bị cướp giật 
10) Khách có nhiều chứng bệnh nguy hiểm 
11) Khách bị bệnh 
12) Khách bị tai nạn, tai nạn giao thông v.v 
4.2.5. Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong quá trình điều hành tour 
 -Kiểm tra việc thực hiện dịch vụ và phục vụ khách của đội ngũ hướng dẫn viên 
du lịch và phía đối tác. 
 -Giữ mối liên hệ tốt với các đối tác cung cấp dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, 
hàng không, đại sứ quán (lãnh sự quán), đại diện hãng, đội ngũ hướng dẫn và các 
đội xe du lịch mà công ty đã, đang và sẽ cộng tác. 
 -Cập nhật giá cả dịch vụ để thông tin cho Ban giám đốc, cho phòng xúc tiến 
hoặc các bộ phận liên quan trong chính sách giá của các đối tác liên quan đến lợi ích 
của doanh nghiệp. 
4.3. Quản trị bộ phận điều hành xe và hướng dẫn 
4.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận điều hành xe và hướng dẫn 
 Bộ phận điều hành xe 
 -Triển khai kế hoạch bố trí xe theo: tuần, tháng, quý, năm, theo mùa du lịch. 
 -Giữ liên hệ chặt chẽ với các đội xe, là đối tác thường xuyên và không thường 
xuyên. 
 -Nhắc nhở bộ phận bảo trì xe lên kế hoạch đại tu, sửa chữa xe. 
 -Lưu ý xe phục vụ các đoàn khách Vip, khách Fam trip (khách khảo sát, khách 
là chủ hãng, đại diện hãng). 
 -Lưu ý đặt xe vào mùa du lịch, dịp lễ hội. 
 -Nâng cao nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ tài xế, phụ xế phục vụ khách. 
 Bộ phận điều hành hướng dẫn 
 -Triển khai kế hoạch bố trí hướng dẫn theo: tuần, tháng, quý, năm. Đặc biệt, 
hướng dẫn của các thứ tiếng hiếm như: Ý, Thái, Hàn, Đức, Nhật, Tây Ban Nha 
 -Thường xuyên kiểm tra chất lượng hướng dẫn, đặc biệt là hướng dẫn cộng tác. 
 -Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nâng cao đạo đức nghề 
nghiệp cho đội ngũ hướng dẫn. 
58
 - Lên kế hoạch bố trí hướng dẫn phục vụ các đoàn khách Vip, khách Fam trip. 
 -Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị đối với đội ngũ hướng dẫn, những đại 
sứ văn hoá của đất nước. 
 -Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên cộng tác chuyên nghiệp 
trở thành lực lượng nồng cốt cho doanh nghiệp. 
 -Kiểm tra thẻ hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn thủ tục cho hướng dẫn tham 
gia khóa học và cấp thẻ mới. 
4.4. Quản trị bộ phận xúc tiến du lịch 
 Cùng phối hợp với các bộ phận sales marketing và thị trường triển khai các 
chương trình hành động về du lịch như: tham gia hội chợ du lịch, lễ hội du lịch, liên 
hoan ẩm thực nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. 
 Đại diện doanh nghiệp làm việc và hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ. 
 Thực hiện các chương trình “quan hệ công chúng” như tặng quà cho người có 
hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ lũ lụt, xây nhà tình thương – tình nghĩa, tổ chức các 
chương trình, các sự kiện mang tính chất tài trợ nhưng thực chất lồng ghép quảng 
bá hình ảnh công ty  
4.5. Quản trị bộ phận tài chính kế toán 
4.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận tài chính kế toán 
 Bộ phận kế toán tài chính: chịu trách nhiệm hạch toán tất cả các nghiệp vụ 
phát sinh trong doanh nghiệp như kế toán thanh toán, kế toán công nợ, kế toán ngân 
hàng, kế toán tài sản cố định 
 Bộ phận kế toán tổng quát và thuế: đảm nhiệm các nhiệm vụ như: lập bảng kê 
khai thuế, lập báo cáo về tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình tài chính, kết quả 
kinh doanh, cập nhật và tìm hiểu các văn bản, luật thuế nhằm phục vụ các yêu 
cầu về thông tin cho việc đề ra các quyết định của nhà quản trị, sỡ hữu doanh 
nghiệp, nhà đầu tư, cho người vay và cả các cơ quan chức năng. 
 Bộ phận kế toán giá thành: chịu trách nhiệm kiểm tra, so sánh, đối chiếu giữa 
kết quả của chi phí thực tế với chi phí dự toán và hạch toán. Vì giá thành sản phẩm 
dịch vụ du lịch lữ hành bao gồm: tiền phòng, vận chuyển, tiển ăn, phí tham quan, 
phí hướng dẫn, bảo hiểm và các khoản khác. 
4.5.2. Cần hiện đại hoá nghiệp vụ thánh toán tại doanh nghiệp lữ hành 
 - Xây dựng phần mềm, chương trình kế toán trên máy vi tính thay cho việc ghi 
chép bằng tay: hạch toán, viết phiếu thu – chi. 
 - Hiện đại hoá hệ thống kế toán tạo cho các nhà quản trị quản lý tài chính có đầy 
đủ và kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến tình hình tài chính của doanh 
59
nghiệp. 
4.5.3. Phương pháp theo dõi và thu hồi công nợ: 
 -Kế toán công nợ phải theo dõi công nợ của từng khách hàng. 
 -Lập bảng thống kê số công nợ vào cuối mỗi tháng gửi cho khách hàng. 
 -Trên bảng tổng kết công nợ phải ghi rõ số dịch vụ đã cung cấp, số tiền, phương 
thức và thời gian thanh toán 
 -Trong trường hợp khách hàng để nợ quá hạn, kế toán công nợ phải điện thoại, 
gửi thư, cử người đến gặp trực tiếp khách hàng đòi nợ  trước khi nhờ đến cơ quan 
chức năng. 
4.6. Quản trị dịch vụ hậu mãi ở doanh nghiệp lữ hành 
 -Là những công tác mà các doanh nghiệp lữ hành không xem trọng nhưng cực 
kỳ hệ trọng. 
 -Tích cực hổ trợ khách hàng những dịch vụ nằm ngoài hợp đồng tour như: bảo 
hiểm cho khách, cơ mất (giấy tờ, hành lý, vé máy bay) cho khách. 
 -Trả lời thư cảm ơn hoặc thư thắc mắc cho khách hàng sau khi kết thúc tour. 
 -Thăm hỏi khách và tặng quà vào những dịp trọng đại liên quan đến khách hàng 
như: chúc mừng sinh nhật, giáng sinh, Tết, 8/3, 30/4, 1/5, 14/5 (ngày của mẹ),1/6, 
27/7, 1/10, 30/10, nhân kỹ niệm ngày thành lập công ty v.v. 
4.7. Quản trị việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lữ hành 
 -Các doanh cần tăng cường gia nhập các tổ chức, các hiệp hội về du lịch trong 
và ngoài nước để tranh thủ quảng bá sản phẩm du lịch và thương hiệu cho những thị 
trường này. 
 -Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp giỏi về thị trường, về 
xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty theo lộ trình kế 
hoạch: 5 năm, 10 năm, 15 năm 
 -Xây dựng khuếch trương thương hiệu phải rõ ràng, chi tiết cụ thể và được triển 
khai đến các phòng ban có liên quan để mọi người hiểu rõ và thực hiện tốt. 
 -Việc khuếch trương thương hiệu phải đi vào chiều sâu. Tránh tình trạng phát 
triển theo “bề nổi”- hình thức, kém hiệu quả. 
 -Tham gia câu lạc bộ “Thương hiệu Việt Nam”, đăng ký thương hiệu tại các thị 
trường mà công ty đã, đang và sẽ giao dịch. 
 -Công ty phải chọn một câu mang khẩu hiệu quảng cáo (slogan) phù hợp để xây 
dựng thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế (vì hiện nay công ty chưa có). 
 -Thành lập Ban thương hiệu nhằm điều hành quá trình xây dựng thương hiệu 
của công ty. Ban này phải thường xuyên họp để triển khai và rút kinh nghiệm nhằm 
60
nổ lực xây dựng thương hiệu đúng hướng và đúng tiến độ. 
4.7.1. Thương hiệu là gì? 
Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ thì: “Thương hiệu là một cái tên, một từ 
ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên 
nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của 1 hay 1 nhóm – người bán và phân 
biệt các sản phẩ m hay dịch vụ đó với đối thủ cạnh tranh. 
Thương hiệu là tài sản vô hình, vô giá của doanh nghiệp. 
4.7.2. Một số tác dụng của thương hiệu trong cạnh tranh: 
-Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử 
dụng sản phẩm 
-Dễ thu hút khách hàng mới 
-Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn 
-Tạo thuận lợi khi tìm (khai thác) thị trường mới 
-Giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài 
-Giúp việc triển khai marketing, khuếch trương nhãn hiệu dễ dàng hơn. 
-Uy tín cao của nhãn hiệu sẽ đem lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp 
doanh nghiệp có điều kiện “phòng thủ”, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá. 
4.7.3. Làm thế nào để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững: 
-Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các thương hiệu Việt Nam đã, đang và sẽ 
phải đương đầu với các thương hiệu nước ngoài trên mọi lĩnh vực (hàng hóa và dịch 
vụ). Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược về xây dựng, phát 
triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước. 
-Để xây một thương hiệu có khả năng đứng vững trong môi trường cạnh 
tranh khốc liệt ấy, doanh nghiệp cần phải: 
+Cần phải có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn thể 
doanh nghiệp, từ các cấp lãnh đạo cao nhất tới nhân viên thấp nhất để đề ra và 
thực thi được một chiến lược thương hiệu trên các mặt: xây dựng, phát triển, 
quảng bá và bảo vệ thương hiệu 
+Chiến lược xây dựng thương hiệu phải nằm trong một chiến lược marketing 
tổng thể, xuất phát từ nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xác định đối tượng khách 
hàng là mục tiêu, kết hợp với chiến lược phát triển sản phẩm, quảng bá, chính 
sách giá cả, phân phối hợp lý, nhằm tạo cho doanh nghiệp và các sản phẩm dịch 
vụ của họ một hình ảnh riêng trong tâm trí và nhân thức của khách hàng trong 
61
tương quan với các đối thủ cạnh tranh. 
+Cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 
+Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển mạng 
lưới bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng. 
-Là tài sản của doanh nghiệp, thương hiệu cần được quản lý một cách chặt 
chẽ, đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao. Điều 
này đòi hỏi: 
+Doanh nghiệp cần phải đi vào chiều sâu, tạo sự đặc biệt so với đối thủ 
cạnh tranh. 
+Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo sự gắn bó 
giữa thương hiệu và khách hàng. 
+Không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đáp ứng 
nhu cầu khách hàng. 
+Đảm bảo chất lượng dịch vụ (và hậu mãi dành) cho khách hàng. 
4.7.4. Có 07 kinh nghiệm khi xây dựng thương hiệu: 
1) Tránh đối đầu với những doanh nghiệp mạnh trên thị trường (hãy tìm thị 
trường mà công ty có lợi thế). Ngoài ra, doanh nghiệp nên xác định đối 
tượng tiêu dùng (thị trường khách hàng) cho sản phẩm của mình nhằm dễ 
thâm nhập thị trường và tránh né cạnh tranh. 
2) Thương hiệu cần đặc trưng riêng. Nếu không có đặc trưng riêng, DN sẽ 
không có thương hiệu. 
3) Thương hiệu phải mang lại những lợi ích như đã hứa với khách hàng. 
4) Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống phân phối đi trước một bước. 
5) Doanh nghiệp cần đầu tư vào những lĩnh vực (thị trường) mà đơn vị mình 
có ưu thế. 
6) Tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 
7) Khác biệt nhưng phải hiểu khách hàng (người tiêu dùng). 
Ngày thương hiệu Việt Nam? 
Chính phủ vừa (3/2008) chọn ngày 20-4 hàng năm là ngày thương hiệu Việt 
Nam 
4.7.5. Ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lữ hành: 
 Học giả kinh tế Philip Kotler, một trong bốn cây đại thụ ngành quản trị kinh 
doanh, cha đẻ của marketing hiện đại của thế giới đã phát biểu trong lần đến 
Tp.HCM vừa qua (17/8/2007):“Việt Nam đã là cái tên của đất nước ngày càng được 
yêu mến trên thế giới, ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người, ở nhiều quốc 
62
gia. Nhưng để hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam được yêu quý như người Việt 
Nam, thì theo Philip Kotler, rất cần một chính sách marketing tầm quốc gia, một kế 
hoạch PR (Xúc tiến thương mại, quảng bá công chúng) tầm quốc gia, huy động 
được những mặt mạnh nhất của ‘thương hiệu Việt Nam’ trong công cuộc ‘xanh 
hóa đại dương’ chứ không phải ‘nhuộm đỏ đại dương’. Ý Philip Kotler muốn nói 
cạnh tranh trên thương trường bây giờ không phải một mất một còn mà là ‘cùng 
xanh tươi’, cùng phát triển”. 
 Philip Kotler còn cho rằng: “hãy xây dựng Việt Nam như một con báo nhanh 
nhẹn, khéo léo”.(ý ông muốn Việt Nam đừng ví mình như con hổ hoặc con rồng mà 
Trung Quốc và Ấn Độ muốn, mà hãy đi theo con đường và bản sắc riêng của Việt 
Nam). 
 Việt Nam là một quốc gia rất giàu tiềm năng về du lịch như nhận định của hãng 
du lịch Studious (Đức) năm 1995:”Việt Nam có một sức quyến rũ rất lớn làm bất 
cứ lời nói thêm nào về nó điều thừa”. 
 Vì thế, các doanh nghiệp hãy đánh thức tiềm năng ấy, biến những sản phẩm ấy 
trở thành những tài sản vô giá và không bao giờ cạn của quốc gia và doanh nghiệp. 
Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hình ảnh thương hiệu thật đẹp trong 
mắt du khách Việt Nam và thế giới./. 
Các trang web về du lịch của Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch: 
www.vietnamtourism-info.com 
www.vietnamtourism.gov.com.vn 
www.vietnamtourism.com 
www.dulichvietnam.org.vn 
www.myhotelvietnam.com 
Lưu ý: Lớp trưởng, lớp phó 
-Các em in giáo trình trước, sau đó căn cứ vào số trang chi tiết của giáo trình mà 
ghi chú (chú thích) số trang vào mục lục cho đúng 
-Nên in, sau đó photo 2 mặt 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_kinh_doanh_dich_vu_lu_hanh.pdf