Giáo trình Quản trị học

Tổ chức là gì?

Thời nguyên thuỷ, con người đã phải sống với nhau thành bầy, đàn để cùng săn bắn

hái lượm. Khi những thứ có sẵn trong tự nhiên dần cạn kiệt, họ phải phối hợp với nhau

nhiều hơn để có thể thu được kết quả tốt hơn từ các cuộc săn bắn đó.

Xã hội ngày càng phát triển, những công việc phức tạp, khó khăn ngày càng nhiều, do

đó con người lại càng phải liên kết với nhau chặt chẽ. Đó là các doanh nghiệp, các tổ chức

chính trị, các tổ chức xã hội để tạo ra của cải vật chất, bảo vệ quốc gia, phục vụ nhu cầu

tinh thần cho con người Trên phạm vi quốc tế, ngày càng có nhiều các tổ chức được

thành lập nhằm giải quyết những mối quan tâm chung của nhân loại, giải quyết mâu thuẫn

riêng giữa các quốc gia với mục đích cùng tồn tại lâu dài và phát triển bền vững.

Như vậy, tổ chức là một yếu tố cần thiết của xã hội loại người, từ xã hội sơ khai đến xã

hội hiện đại. Tổ chức giúp thực hiện được những việc mà các cá nhân không thể làm được.

Vậy thế nào là tổ chức? Có 3 dấu hiệu:

- Do một nhóm người liên kết lại với nhau.

- Có những mục đích, mục tiêu chung.

- Có cơ cấu sắp xếp nhất định.

Tổ chức là tập hợp của hai hay nhiều người hoạt động trong cùng một hình thái, cơ

cấu nhất định và hoạt động vì mục tiêu chung.

Chẳng hạn trong các đối tượng: doanh nghiệp, đám đông, đội bóng thì đám đông

không phải là tổ chức.

Giáo trình Quản trị học trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị học trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị học trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị học trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị học trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị học trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị học trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị học trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị học trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 136 trang baonam 10060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị học

Giáo trình Quản trị học
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi đang diễn ra một cách nhanh
chóng trên mọi phương diện. Khoa học – công nghệ phát triển làm xuất hiện các sản phẩm
mới và những khái niệm mới về tổ chức cũng như không gian làm việc. Cách thức tiến hành
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng cần phải cải tiến để có thể đáp
ứng tốt hơn những yêu cầu mới từ thị trường. 
Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với mỗi nhà quản trị và các tổ chức là cần xây
dựng một cơ chế hoạt động phù hợp, một khả năng ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh với
những biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. 
Tập bài giảng “Quản trị học” được biên soạn nhằm hệ thống lại những kiến thức cơ
bản nhất về quản trị tổ chức. Bên cạnh đó, tập bài giảng có bổ sung các ví dụ minh họa, hệ
thống câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận làm rõ hơn lý thuyết, nhờ đó giúp sinh viên có
thể tự nghiên cứu và luyện tập. 
Tập bài giảng này có thể dùng làm tài liệu học tập cho đối tượng học sinh sinh viên
chuyên ngành kế toán và kinh tế nói chung. 
Ngoài lời mở đầu, mục lục, tập bài giảng được kết cấu thành 7 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản trị;
Chương 2: Các lý thuyết quản trị;
Chương 3: Thông tin và ra quyết định quản trị;;
Chương 4: Chức năng hoạch định;
Chương 5: Chức năng tổ chức;
Chương 6: Chức năng lãnh đạo;
Chương 7: Chức năng kiểm tra.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn tài liệu này không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện
và nâng cao chất lượng của cuốn tài liệu này.
Các tác giả.
1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ
1.1. TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ TỔ CHỨC
1.1.1. Tổ chức là gì?
Thời nguyên thuỷ, con người đã phải sống với nhau thành bầy, đàn để cùng săn bắn
hái lượm. Khi những thứ có sẵn trong tự nhiên dần cạn kiệt, họ phải phối hợp với nhau
nhiều hơn để có thể thu được kết quả tốt hơn từ các cuộc săn bắn đó. 
Xã hội ngày càng phát triển, những công việc phức tạp, khó khăn ngày càng nhiều, do
đó con người lại càng phải liên kết với nhau chặt chẽ. Đó là các doanh nghiệp, các tổ chức
chính trị, các tổ chức xã hội để tạo ra của cải vật chất, bảo vệ quốc gia, phục vụ nhu cầu
tinh thần cho con người Trên phạm vi quốc tế, ngày càng có nhiều các tổ chức được
thành lập nhằm giải quyết những mối quan tâm chung của nhân loại, giải quyết mâu thuẫn
riêng giữa các quốc gia với mục đích cùng tồn tại lâu dài và phát triển bền vững.
Như vậy, tổ chức là một yếu tố cần thiết của xã hội loại người, từ xã hội sơ khai đến xã
hội hiện đại. Tổ chức giúp thực hiện được những việc mà các cá nhân không thể làm được.
Vậy thế nào là tổ chức? Có 3 dấu hiệu:
- Do một nhóm người liên kết lại với nhau.
- Có những mục đích, mục tiêu chung. 
- Có cơ cấu sắp xếp nhất định.
Tổ chức là tập hợp của hai hay nhiều người hoạt động trong cùng một hình thái, cơ
cấu nhất định và hoạt động vì mục tiêu chung.
Chẳng hạn trong các đối tượng: doanh nghiệp, đám đông, đội bóng thì đám đông
không phải là tổ chức. 
1.1.2. Khái niệm quản trị và các phương diện của quản trị
1.1.2.1. Khái niệm quản trị
Tại sao thời cổ xưa con người tạo lên được những công trình cổ vĩ đại như Vạn Lý
Trường Thành, Tháp Ai Cập? Để làm được điều đó tất yếu phải huy động rất nhiều người,
họ phải cùng chung một chí hướng, phải có ai đó chỉ đạo những con người này Hay nói
cách khác phải có hoạt động quản trị.
Quản trị - hiểu đơn giản nhất là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con
người liên kết lại với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Như vậy hoạt động quản trị xuất hiện khi con người hợp lại với nhau thành tổ chức.
Mỗi cá nhân không thể tồn tại một mình mà không có sự liên kết với ai (như Rô- bin sơn
trên hoang đảo) mà cần phải có một tổ chức nào đó. Và khi đó sẽ có hoạt động quản trị để
chỉ ra họ sẽ phải làm gì và làm như thế nào, khi nào làm cho những mục tiêu chung.
Các chuyên gia về phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển đã tổng kết những năm
gần đây cho thấy: Sự cung cấp tiền bạc hoặc kỹ thuật, công nghệ không đem lại sự phát
triển. Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp là sự thiếu thốn về chất lượng và sức
mạnh của các nhà quản lý. Còn theo Ngân hàng Châu Mỹ “có 90% thất bại trong kinh
doanh là do sự thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý".
Nguồn: 
 Có rất nhiều khái niệm về quản trị:
 Quản trị là quá trình làm việc với và thông qua người khác để thực hiện các mục tiêu
của tổ chức trong một môi trường luôn biến động.
- Làm việc với và thông qua người khác: Các nhà quản trị phải thông qua con người để
tác động đến các yếu tố khác như công nghệ, vốn
2
- Mục tiêu: là sự mong đợi của các nhà quản trị trong tương lai cho tổ chức của mình.
Mục tiêu mà các doanh nghiệp mong đợi là thu được lợi nhuận.
Khi thực hiện một mục tiêu nào đó của tổ chức, các nhà quản trị phải xem xét tới kết quả
có đạt được hay không và phải duy trì tính hiệu quả của tổ chức bằng cách sử dụng hợp  ... hi phí nhỏ nhất.
131
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Hãy nêu những nguyên nhân của nạn trộm cắp trong doanh nghiệp và các biện
pháp giải quyết? 
2. Tại sao nhiều người thười bất bình với kiểm tra?
3. Trong qúa trình kiểm tra, bước nào quan trọng nhất? Vì sao?
4. Hãy cho một số ví dụ tại một tổ chức để chỉ ra mối quan hệ giữa chức năng hoạch
định và chức năng kiểm soát?
5. Hãy trình bày các thủ tục kiểm tra để một bệnh viện có thể đảm bảo chắc chắn
rằng các nhan viên sẽ tôn trọng triệt để các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp mà bệnh viện
đặt ra? (Tương tự với một tổ chức khác?)
6. Công ty có mục tiêu tăng trưởng thị phần, bạn hãy đưa ra các tiêu chuẩn nhằm
đảm bảo chắc chắn mục tiêu trên sẽ được hoàn thành?
Bài tình huống 1: Chiều thứ 6 và sáng thứ 7
Vào sáng thứ Hai, anh Sang, một quản lý văn phòng, nhận nhiệm vụ đối chiếu, ghi
địa chỉ, kiểm tra, bỏ vào phong bì và gửi qua đường bưu điện 20000 bản thông tin đến
khách hàng. Công việc phải thực hiện xong trước chiều thứ 6.
Sang khởi đầu khá tốt. Anh lập một kế hoạch hoàn chỉnh cho nhiệm vụ này, lên thời
gian biểu cho từng phần công việc. Anh giao việc cho bốn nhân viên và hướng dẫn họ kỹ
lưỡng. Công việc sẽ được thực hiện theo các quy tắc và chuẩn mực được xác định trước
cùng sự trợ giúp của các trang thiết bị văn phòng sẵn có.
Sang tự tin rằng anh đã thu xếp mọi việc đâu vào đấy và công việc sẽ tiến triển như
kế hoạch nên anh để mặc cho nhân viên làm việc
Vài ngày trôi qua, Sang thấy rằng "nhóm gửi thư" vẫn đang làm việc tất bật. Thứ 6
đã đến và Sang bất ngờ khi nhận ra rằng họ mới chỉ gửi đi được khoảng 13 000 thư. Không
còn cách nào khác anh phải yêu cầu nhân viên làm thêm giờ và chiều tối thứ Sáu và ngày
thứ Bẩy để có thể gửi đi hết số còn lại – dù vậy vẫn chậm một ngày.
Câu hỏi:
Câu 1: Sang đã mắc phải lỗi gì trong quá trình kiểm tra?
Câu 2: Nếu anh (chị) là Sang, anh chị đã làm gì để đảm bảo công việc sẽ hoàn thành
đúng thời hạn?
Bài tình huống 2: Kiểm soát hay không kiểm soát
Trong cuộc phỏng vấn một phó giám đốc kinh doanh về công tác kiểm soát hoạt
động kinh doanh tại hệ thống các cửa hàng của công ty A, ông này đã trả lời như sau:
“Chúng tôi không có hoạt động kiểm soát gì cả. Hiện nay chúng tôi áp dụng hình thức giao
khoán cho các cửa hàng. Các cửa hàng lại khoán xuống từng quầy. Nhân viên của các quầy
sẽ tự tính toán, tìm nguồn hàng và kinh doanh sao cho đảm bảo doanh thu được giao khoán.
Quầy hàng nào, cửa hàng nào thua lỗ thì sẽ phải tự chịu. Nếu không nộp đủ khoán về cho
công ty thì công ty sẽ xem xét, chuyển giao cửa hàng đó cho một phụ trách mới hoặc sát
nhập với một đơn vị kinh doanh khác. Trong trường hợp có lãi, số lãi thu được sau khi nộp
khoán về công ty thì các quầy, các cửa hàng tự chia nhau theo thỏa thuận. Do vậy chúng tôi
chẳng cần phải kiểm tra giám sát về giờ giấc và hiệu quả làm việc của nhân viên. Chúng tôi
chỉ cần căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hằng quý của các trưởng đơn vị
trong công ty để ra các quyết định đầu tư, thu hồi, điều chỉnh nhân sự nếu cần thiết”.
Câu hỏi:
Câu 1: Anh (chị) hãy nhận xét những ý kiến của ông phó giám đốc trên đối với hoạt
động kiểm soát của công ty A. 
132
Câu 2: Anh (chị) đánh giá như thế nào về công tác kiểm soát các hoạt động kinh
doanh của công ty A.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, (2011), Giáo trình quản trị học,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính;
[2]. Nguyễn Thị Liên Diệp, (2003), Quản trị học, NXB Thống kê;
[3]. Hà Văn Hội, (2007), Quản trị học những vấn đề cơ bản, NXB Thống kê;
[4]. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng, (2005), Quản trị học, NXB Thống kê;
[5]. Đào Duy Huân, (2006), Quản trị học trong xu thế hội nhập, (2006), NXB Thống
kê.
Các website: www.quantri.vn, www. voer.edu.vn , http:www.sdcc.vn, 
133
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ..................................2
1.1. TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ TỔ CHỨC...............................................................2
1.1.1. Tổ chức là gì?..............................................................................2
1.1.2. Khái niệm quản trị và các phương diện của quản trị...........................2
1.1.3. Các chức năng quản trị và vai trò của quản trị..................................5
1.1.4. Bản chất của quản trị.......................................................6
1.2. NHÀ QUẢN TRỊ (QUẢN TRỊ VIÊN – MANAGER)........................................6
1.2.1. Khái niệm............................................................................6
1.2.2. Các cấp bậc quản trị.....................................................................7
1.2.3. Kỹ năng quản trị..........................................................................8
1.2.4. Vai trò của nhà quản trị.................................................10
1.3. MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ...............................................................................11
1.3.1. Khái niệm và phân loại................................................................11
1.3.2. Môi trường vĩ mô.......................................................................13
1.3.3. Môi trường vi mô.......................................................................16
1.4. QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ QUẢN TRỊ SỰ THAY
ĐỔI.............................................................................................................................. 20
1.4.1. Quản trị trong môi trường toàn cầu...............................................20
1.4.2. Quản trị sự thay đổi....................................................................21
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN..............................................23
Chương 2. CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ..............................................26
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ........26
2.2. HỆ THỐNG CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ...................................................27
2.2.1. Lý thuyết quản trị cổ điển............................................................27
2.2.2. Thuyết tâm lý xã hội trong quản trị (Lý thuyết quản trị hành vi)........30
2.2.3. Lý thuyết hệ thống và định lượng trong quản trị..............................32
2.2.4. Trường phái tích hợp trong quản trị..............................................34
2.2.5. Các xu hướng mới trong quản trị..................................................36
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN..............................................38
Chương 3. THÔNG TIN VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ.................39
3.1. THÔNG TIN QUẢN TRỊ...................................................................................39
3.1.1. Khái niệm và vai trò của thông tin quản trị................39
3.1.2. Phân loại thông tin quản trị..........................................41
3.2. RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ..........................................................................42
3.2.1. Khái niệm ra quyết định quản trị.................................42
3.2.2. Vai trò của quyết định quản trị.....................................43
3.2.3. Các loại quyết định quản trị..........................................44
3.2.4. Các phương pháp ra quyết định quản trị....................45
3.2.5. Quá trình ra quyết định quản trị..................................50
3.3. QUẢN TRỊ THÔNG TIN ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ.......................52
3.3.1. Các dòng thông tin để ra quyết định quản trị............52
3.3.2. Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định.....................54
3.3.3. Kiểm soát thông tin ra quyết định...............................55
Chương 4. CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH...............................................58
4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH (LẬP KẾ HOẠCH)............58
134
4.1.1. Khái niệm hoạch định.....................................................58
4.1.2. Vai trò của hoạch định....................................................58
4.1.3. Nội dung của chức năng hoạch định............................59
4.1.4. Các loại hoạch định....................................................................59
4.1.5. Các nguyên tắc hoạch định............................................60
4.2. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH.............................................................................61
4.2.1. Xác định mục tiêu hoạch định.......................................................61
4.2.2. Lập kế hoạch.............................................................................62
4.3. CÁC CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT HOẠCH ĐỊNH...........................................70
4.3.1. Kỹ thuật định lượng môi trường...................................70
4.3.2. Kỹ thuật phân bổ nguồn lực..........................................71
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN..............................................72
5.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC...75
5.1.1. Khái niệm..........................................................................75
5.1.2. Vai trò của công tác tổ chức..........................................75
5.1.3. Nội dung của chức năng tổ chức...................................75
5.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC...........................................................................................76
5.2.1. Khái niệm và các thuộc tính của cơ cấu tổ chức........76
5.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng cơ cấu tổ chức79
5.2.4. Các mô hình cơ cấu tổ chức..........................................................80
5.3. QUYỀN HẠN, PHÂN QUYỀN VÀ TẦM HẠN QUẢN TRỊ...........................84
5.3.1. Khái niệm và các hình thức phân quyền.....................84
5.3.3. Quá trình phân quyền.....................................................85
5.3.4. Các cấp và tầm hạn quản trị..........................................85
5.4. QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC................................................87
5.4.1. Nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng lên cơ cấu tổ
chức (Phân tích mục tiêu và môi trường của tổ chức)..........87
5.4.2. Chuyên môn hóa hay phân chia công việc (Xác định các
hoạt động cần thiết để thực hiện các mục tiêu)...................87
5.4.3. Xây dựng nên các bộ phận để thực hiện các chức năng
.......................................................................................................87
5.4.4. Thể chế hóa cơ cấu tổ chức (Giàng buộc các nhóm/bộ
phận với nhau theo chiều dọc và qua mối quan hệ quyền hạn)
.......................................................................................................87
5.5. MỐI QUAN HỆ QUYỀN HẠN TRONG TỔ CHỨC.......................................88
5.5.1. Quyền hạn trực tuyến và quyền hạn chức năng................................88
5.5.2. Sự phân chia quyền hạn trong tổ chức............................................90
5.6. CÔNG TÁC BỐ TRÍ NHÂN SỰ TRONG TỔ CHỨC.....................................93
5.6.1. Khái niệm.................................................................................93
5.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bố trí nhân sự. . .93
CÂU HỎI ÔN TẬP & THẢO LUẬN................................................98
Chương 6. CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO................................................101
6.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CHỨC NĂNG LÃNH
ĐẠO..........................................................................................................................101
6.1.1. Khái niệm chức năng lãnh đạo....................................................101
6.1.2. Vai trò của chức năng lãnh đạo...................................................101
6.1.3. Nội dung của chức năng lãnh đạo..............................102
6.1.4. Các nguyên tắc lãnh đạo............................................................102
6.2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO...........................................................................103
135
6.2.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền...........................103
6.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ.......................................103
6.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do..........................................104
6.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO THƯỜNG DÙNG................................104
6.3.1. Các phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền104
6.3.2. Các phương pháp hành chính......................................104
6.3.3. Các phương pháp kinh tế.............................................105
6.4. LÃNH ĐẠO NHÓM..........................................................................................106
6.4.1. Hành vi nhóm và những vấn đề cơ bản của nhóm...106
6.4.2. Quản trị nhóm và quản trị xung đột..........................109
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN............................................121
Chương 7. CHỨC NĂNG KIỂM TRA/KIỂM SOÁT.................................123
7.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT................123
7.1.1. Khái niệm kiểm soát.....................................................123
7.1.2. Vai trò của kiểm soát....................................................123
7.1.3. Nội dung của công tác kiểm tra/kiểm soát.....................................124
7.1.4. Các nguyên tắc kiểm soát...........................................................124
7.2. QUY TRÌNH KIỂM TRA/ KIỂM SOÁT........................................................125
7.2.1. Thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát....................................................125
7.2.2. Đo lường và đánh giá kết quả thực hiện........................................126
7.2.3. Điều chỉnh sai lệch....................................................................127
7.3. CÁC HÌNH THƯC KIỂM TRA/KIỂM SOÁT...............................................127
7.3.1. Phân theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm tra........................127
7.3.2. Phân theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm tra..............128
7.3.3. Phân theo quá trình hoạt động....................................................128
7.4. HỆ THỐNG KIỂM TRA/KIỂM SOÁT..........................................................128
7.4.1. Thiết lập hệ thống kiểm tra........................................................128
7.4.2. Các hệ thống kiểm tra...............................................................129
7.5. CÁC ĐẶC TÍNH KIỂM TRA CÓ HIỆU QUẢ..............................................131
7.5.1. Hệ thống kiểm tra phải được thiết kế theo kế hoạch........................131
7.5.2. Kiểm tra phải mang tính đồng bộ................................................131
7.5.3. Kiểm tra phải công khai, chính xác và khách quan.........................131
7.5.4. Kiểm tra cần phù hợp với tổ chức và con người trong tổ chức..........131
7.5.5. Kiểm tra cần phải linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý.......................131
7.5.6. Kiểm tra cần phải hiệu quả........................................................131
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN............................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................133
136

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_hoc.pdf