Giáo trình Quản trị dự án đầu tư

Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao

động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản

xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát từ

phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về

đầu tư.

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt

động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các

nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên

nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài

chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại

nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã

sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài

chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời

gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội

Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây:

- Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc

thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ

thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển,

các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ

phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

- Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có

thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng

một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định

đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án.

- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện

qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế

xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 185 trang baonam 12640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị dự án đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị dự án đầu tư

Giáo trình Quản trị dự án đầu tư
ThS. Võ Ngàn Thơ 
(Tổng hợp và giới thiệu) 
Bài giảng môn học 
QUẢN TRỊ 
DỰ ÁN ĐẦU TƯ 
Lưu hành nội bộ 
2009 
i
Mục lục 
Phần I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ ......................................................................................1 
Chương 1. Một số vấn đề chung về đầu tư và dự án đầu tư .............................................................................1 
1.1 Đầu tư và hoạt động đầu tư vốn ....................................................................................................1 
1.1.1 Khái niệm đầu tư .........................................................................................................................1 
1.1.2 Các loại đầu tư ........................................................................................................................2 
1.1.3 Các giai đoạn đầu tư ................................................................................................................3 
1.2 Khái niệm dự án và dự án đầu tư ..................................................................................................4 
1.2.1 Dự án và những quan niệm về dự án ........................................................................................4 
1.2.2 Dự án đầu tư ...........................................................................................................................8 
1.3 Quản trị dự án đầu tư ...................................................................................................................9 
Chương 2. Trình tự và nội dung nghiên cứu của quá trình lập dự án đầu tư ................................................. 10 
2.1 Khái quát các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu tư .................................................. 10 
2.1.1 Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư........................................................................................ 10 
2.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi ......................................................................................................... 11 
2.1.2.1 Mục đích của nghiên cứu tiền khả thi............................................................................ 11 
2.1.2.2 Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi ............................................................................ 12 
2.1.2.3 Nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ............................................................... 12 
2.1.2.4 Những lưu ý trong nội dung báo cáo tiền khả thi ........................................................... 14 
2.1.3 Nghiên cứu khả thi ................................................................................................................ 15 
2.1.3.1 Bản chất và mục đích của nghiên cứu khả thi. ............................................................... 15 
2.1.3.2 Nội dung chủ yếu của nghiên cứu khả thi:..................................................................... 16 
2.1.3.3 Nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi ...................................................................... 18 
2.2 Trình tự nghiên cứu và lập dự án đầu tư khả thi .......................................................................... 19 
2.2.1 Xác định mục đích yêu cầu .................................................................................................... 19 
2.2.2 Lập nhóm soạn thảo .............................................................................................................. 19 
2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu lập dự án đầu tư khả thi ......................................................... 19 
2.3 Phương pháp trình bày một dự án đầu tư khả thi ......................................................................... 21 
2.3.1 Bố cục thông thường của một dự án khả thi ........................................................................... 21 
2.3.2 Khái quát trình bày các phần của một dự án đầu tư khả thi ..................................................... 21 
2.3.2.1 Lời mở đầu .................................................................................................................. 21 
2.3.2.2 Sự cần thiết phải đầu tư ................................................................................................ 22 
2.3.2.3 Phần tóm tắt dự án đầu tư ............................................................................................. 22 
2.3.2.4 Phần thuyết minh chính của dự án đầu tư ...................................................................... 22 
2.3.2.5 Phần phụ lục của dự án:................................................................................................ 23 
Chương 3. Nghiên cứu phân tích thị trường sản phẩm và dịch vụ của dự án .................................................. 24 
3.1 Tổng quan về phân tích thị trường sản phẩm và dịch vụ của dự án đầu tư .................................... 24 
3.1.1 Khái niệm ........................................................................................... ...  
là sự kết hợp giữa đồ thị và các đường giới hạn kiểm soát để xác định xem một quá trình có 
nằm trong tầm kiểm soát hay không, trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp điều chỉnh. Biểu 
đồ thường dùng để giám sát các hoạt động có tính chất lặp, giám sát các biến động về chi phí 
và tiến độ thời gian. Có hai loại biểu đồ kiểm soát là biểu đồ kiểm soát định tính và biểu đồ 
kiểm soát định lượng. Biểu đồ kiểm soát định tính thể hiện các đặc tính chất lượng có giá trị 
rời rạc, ví dụ, tỷ lệ % phế phẩm, khuyết tật... Biểu đồ kiểm soát định lượng biểu hiện các giá 
trị liên tục, số liệu có thể đo lường được. 
12.4.5 Biểu đồ phân bố mật độ: 
Là một công cụ quan trọng để tổng hợp, phân tích và thể hiện số liệu thống kê. Số 
liệu thống kê thu thập được thường rất nhiều, chưa cho thấy tính quy luật của hiện tượng 
nghiên cứu. Do vậy cần phải tiến hành phân loại chúng. Biểu đồ phân bố mật độ là một 
phương pháp phân loại, biểu diễn số liệu theo các nhóm. Nhìn vào biểu đồ dễ nhận thấy 
Số đơn vị 
nghiên cứu 
40 
14 35% 
% tích lũy 
% tích lũy 
100% 
Yếu tố 
con 
người 
Nguyên 
liệu 
kém 
Máy 
móc 
thiết bị 
Phương 
pháp 
Yếu tố 
khác 
171
hình dạng của tập hợp số liệu, cho phép đánh giá số liệu theo những tiêu chuẩn xác định. 
Biểu đồ phân bố mật độ có ba đặc điểm quan trọng liên quan đến tâm điểm, độ dốc và độ 
rộng. Thông thường biến động của tập hợp số liệu theo một hình dạng nhất định nào đó. 
Những khác biệt nhiều với hình mẫu chung là sự không bình thường. Công tác quản lý 
chất lượng cần tìm ra nguyên nhân và có giải pháp để điều chỉnh kịp thời. 
Để xây dựng biểu đồ phân bố mật độ cần đi theo một số bước sau: 
* Thu thập các số liệu thống kê liên quan đến chỉ tiêu chất lượng cần nghiên cứu. 
* Xác định biên độ số liệu (giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất), phân bổ tổng thể 
thống kê thành một số tổ hợp nhất định, khoảng cách tổ hợp tùy thuộc vào mục đích nghiên 
cứu, có thể nhiều hoặc ít tổ hợp nhưng không nên quá nhiều và quá ít tổ hợp. 
* Xác định tần số xuất hiện các giá trị của các tổ hợp. 
172
Chương 13 
Quản lý rủi ro dự án đầu tư 
13.1 Khái niệm và phân loại quản lý rủi ro 
13.1.1 Khái niệm quản lý rủi ro 
Quản lý rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ 
rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế 
và loại trừ rủi ro, trong suốt vòng đời dự án. 
Quản lý rủi ro là việc chủ động kiểm soát các sự kiện trong tương lai dựa trên cơ sở kết 
quả dự báo trước các sự kiện xảy ra mà không phải là sự phản ứng thụ động. Như vậy, một 
chương trình quản lý rủi ro hiệu quả không những làm giảm bớt sai sót mà còn làm giảm mức 
độ ảnh hưởng của những sai sót đó đến việc thực hiện các mục tiêu dự án. 
Quản lý rủi ro là quá trình liên tục, được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ 
dự án, kể từ khi mới hình thành cho đến khi kết thúc dự án. Dự án thường có rủi ro cao trong 
giai đoạn đầu hình thành. Trong suốt vòng đời dự án, nhiều khâu công việc cũng có mức độ 
rủi ro rất cao nên cần thiết phải phân chia thành nhiều giai đoạn để xem xét, phân tích rủi ro, 
trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm giảm bớt và loại trừ rủi ro. 
13.1.2 Phân loại 
 Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính. 
- Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế. 
Loại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả 
mất mát hoặc tổn thất. Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài 
sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy). Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là 
bảo hiểm. 
- Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự đoán, 
phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy ra trong thực tế. Ví 
dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định. Tăng 
giá có thể mang lại nhiều lời cho người có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn. 
Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có thế đối phó 
bằng biện pháp rào chắn (hedging). 
 Rủi ro có thể tính được và không tính được. 
- Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán 
được ở một mức độ tin cậy nhất định. 
- Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất thường và 
rất khó dự đoán được. 
Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực. Khái niệm chỉ về hình thức. Hầu 
hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó, giữa hai cực này có vô số mức độ 
chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng đo lường mang tính chất tương 
đối. Một số có thể đo lường được nhiều, một số đo được ít hơn. 
 Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh. 
173
- Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án. Quy mô, độ 
phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết kế và xây dựng, hệ 
thống tổ chức quản lý dự án là những nguyên nhân nội sinh. 
- Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên. Những nhân 
tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn có của lao động và 
nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết. 
13.2 Chương trình quản lý rủi ro 
Quản lý rủi ro là một quá trình bao gồm nhiều nội dung, nhiều khâu công việc. Mỗi 
khâu công việc có một nội dung riêng. Thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề để thực hiện tốt 
các khâu sau. Các khâu công việc tạo nên một chu trình liên tiếp. Quản lý rủi ro là một hệ 
thống các bước công việc từ hoạt động xác định, nhận diện rủi ro đến phân tích đánh giá mức 
độ rủi ro, đề ra những giải pháp, chương trình để phòng chống rủi ro và quản lý các hoạt động 
quản lý rủi ro. 
Hình 10. Chu trình các khâu công việc quản lý rủi ro 
13.2.1 Xác định rủi ro 
Xác định rủi ro là quá trình phân tích đánh giá, nhận dạng lĩnh vực rủi ro, các loại rủi ro 
tiềm tàng ảnh hưởng đến dự án. Nhận diện rủi ro không phải công việc chỉ diễn ra một lần mà 
đây là một quá trình thực hiện thường xuyên trong suốt vòng đời dự án. Những căn cứ 
chính để xác định rủi ro là: 
- Xuất phát từ bản chất sản phẩm dự án. Sản phẩm công nghệ chuẩn hóa ít bị rủi ro 
hơn sản phẩm cần sự cải tiến đổi mới. Những rủi ro ảnh hưởng đến sản phẩm thường được 
lượng hóa qua các thông tin liên quan đến tiến độ và chi phí. 
- Phân tích chu kỳ dự án. 
- Căn cứ vào sơ đồ phân tách công việc, lịch trình thực hiện dự án. 
- Phân tích chi phí đầu tư, nguồn vốn đầu tư. 
Chương trình quản 
lý rủi ro 
Nhận diện, phân 
loại rủi ro 
Đánh giá mức độ 
rủi ro 
Phát triển chương 
trình phòng chống 
rủi ro 
Hoạt động quản lý 
rủi ro 
174
- Căn cứ vào thiết bị, nguyên vật liệu cho dự án. 
- Thông tin lịch sử các dự án tương tự về tình hình bán hàng, nhóm quản lý dự án. 
13.2.2 Đánh giá và đo lường khả năng thiệt hại 
Thiệt hại có nhiều loại. 
 Thiệt hại tài sản trực tiếp: là những thiệt hại vật chất do nguyên nhân trực tiếp 
nào đó gây nên. Ví dụ: do hỏa hoạn, va chạm, vật tư kém chất lượng. 
 Thiệt hại tài sản gián tiếp: là những thiệt hại do hoạt động của bên thứ ba gây nên. 
Ví dụ: do cháy chiếc máy quan trọng nhất mà doanh nghiệp bị giảm thu nhập 
Chú ý: 
- Thiệt hại trực tiếp của hoạt động đầu tư kinh doanh theo mùa vụ thường khác 
nhau giữa mùa làm ăn và thời kỳ nhàn rỗi. 
- Nhiều trường hợp thiệt hại gián tiếp lại lớn hơn thiệt hại trực tiếp. 
 Thiệt hại trách nhiệm: là những thiệt hại do bị phạt liên quan đến trách nhiệm của 
công ty mà người bị hại kiện thành công. Có 3 loại thiệt hại trách nhiệm chính: 
- Thiệt hại do bồi thường tai nạn lao động. Trường hợp này chi phí rất lớn cho cả chủ 
và người làm công, do đó, cần ngăn ngừa. 
- Trách nhiệm đối với sản phẩm sản xuất. Ví dụ, sản phẩm kém chất lượng do thiết 
kế sai sót hoặc sai sót trong quá trình thực hiện dự án mà bên dự án phải chịu trách nhiệm 
pháp lý. 
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường 
13.2.3 Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro 
Có thể phân tích và đánh giá mức độ rủi ro bằng phương pháp phân tích định tính và 
phân tích định lượng. Phân tích định tính là việc mô tả tác động của mỗi loại rủi ro và sắp xếp 
chúng vào từng nhóm mức đọ: rủi ro cao, trung bình, thấp. Mục đích của phân tích định 
tính là nhằm đánh giá tổng thể xem rủi ro tác động đến những bộ phận nào và mức độ ảnh 
hưởng của nó đến từng bộ phận và toàn bộ dự án. Đối với những dự án đơn gián có thể chỉ 
áp dụng phương pháp định tính để xác định rủi ro. Ngoài ra, cũng có một số dự án không thể 
áp dụng phương pháp phân tích định lượng thì việc phân tích định tính để xác định rủi ro 
là rất cần thiết. 
Phân tích định lượng là việc sử dụng các phương pháp toán, thống kê và tin học để ước 
lượng rủi ro về chi phí, thời gian, nguồn lực và mức độ bất định. Một số công cụ thường 
sử dụng để lượng hóa rủi ro như phân tích mạng, phân tích xác suất, phương pháp đồ thị, 
phân tích quan hệ. 
13.2.4 Các phương pháp quản lý rủi ro 
1. Né tránh rủi ro. 
Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án có độ rủi 
ro quá lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng bị thiệt hại cao và mức 
độ thiệt hại lớn. Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự 
án. Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu. 
175
2. Chấp nhận rủi ro 
Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về 
rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro thiệt hại nếu nó xuất 
hiện. Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt 
hại không lớn. Ngoài ra, cũng có những rủi ro mà đơn vị phải chấp nhận. 
3. Tự bảo hiểm 
Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tự nguyện 
kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác, đủ để dự đoán chính 
xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó xảy ra. Giải 
pháp tự bảo hiểm có đặc điểm: 
- Là hình thức chấp nhận rủi ro. 
- Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bố mẹ hoặc một ngành. 
- Có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí thiệt hại. 
- Có hoạt động dự đoán mức thiệt hại (giống hoạt động bảo hiểm). 
- Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chi tiêu của hệ thống bảo hiểm. 
Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục chi trả bảo 
hiểm nhanh gọn, đồng thời, nâng cao khả năng sinh lợi vì tạo điều kiện quay vòng vốn. Tuy 
nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có nhược điểm là đơn vị phải chi phí để vận hành chương 
trình tự bảo hiểm; đơn vị phải mua và cung cấp nội bộ những dịch vụ có giá trị như những 
thiết bị ngăn ngừa thiệt hại ; khi khả năng bị thiệt hại xuất hiện đơn vị phải thuê người điều 
hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm. Phương pháp tự bảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố rủi 
ro cờ bạc vì ở đây thực tế đơn vị chấp nhận rủi ro với hy vọng thiệt hại có thể không xảy ra 
trong một số năm. 
4. Ngăn ngừa thiệt hại 
Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của thiệt hại khi nó 
xuất hiện. Để ngăn ngừa thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân tố 
chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân tố về nội tại dự án. Một số biện pháp 
ngăn ngừa như phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lại lao động, thuê người bảo vệ. 
5. Giảm bớt thiệt hại. 
Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, bộ quản lý dự án sử dụng các biện 
pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách liên tục và xây dựng các kế hoạch để 
đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra và khi không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc 
áp dụng biện pháp này không phù hợp. 
6. Chuyển dịch rủi ro. 
Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết với nhiều bên khác để cùng 
chịu rủi ro. Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương pháp bảo hiểm ở chỗ: độ bất định 
về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác ở chỗ bảo hiểm không chỉ đơn 
thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng 
luật số lớn trước khi nó xuất hiện. 
7. Bảo hiểm 
176
Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro theo 
hợp đồng. Từ bên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch rủi ro 
mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm người có rủi ro tương tự nhau tự nguyện tham gia bảo 
hiểm đã cho phép dự đoán mức độ thiệt hại trước khi nó xuất hiện. Bảo hiểm là công cụ quản 
lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng. 
Chương trình quản lý rủi ro cần được xem xét đánh giá lại thường xuyên. Vì môi trường 
kinh doanh và đầu tư luôn thay đổi. Mỗi sự thay đổi trong kinh doanh có thể nảy sinh khả 
năng thiệt hại mới. Cần xác định lại thiệt hại, số lượng, nguyên nhân... và chuẩn bị các 
chương trình quản lý rủi ro thích hợp. Có nhiều chương trình quản lý rủi ro nhưng một nguyên 
tắc chung là khi lợi ích do chương trình nào đó tạo ra nhỏ hơn chi phí của nó thì nên thay 
thế bằng một chương trình khác hợp lý hơn. 
13.3 Phương pháp đo lường rủi ro 
Có nhiều phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích rủi ro. Đó là các phương 
pháp: phân tích phương sai hoặc độ lệch chuẩn, phân tích hệ số biến thiên (xét phạm vi 1 dự 
án); phương pháp tính lại hệ số chiết khấu; phân tích độ nhạy; phân tích nhân tố ảnh hưởng; 
phân tích kịch bản; phân tích cây quyết định; phân tích xác suất Tùy theo mục đích sử dụng 
mà nhà phân tích lựa chọn phương pháp đo lường rủi ro phù hợp. 
177
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Thu. 2007. Thiết 
lập và thẩm định dự án đầu tư : Lý thuyết và bài tập. Ấn bản thứ 4. NXB Thống Kê. 
Business Edge. 2007. Phân tích dự án đầu tư : Làm thế nào để dự án của bạn được duyệt? 
Ấn bản thứ 4. Bộ sách Quản trị tài chính và kế toán. NXB Trẻ. 
Clark A. Campell. 2008. Quản lý dự án trên một trang giấy. Vũ Kiều Tuấn Anh dịch. 
Nguyễn Mạnh Hùng hiệu đính. NXB Tri Thức. 
Đinh Thế Hiển. 2007. Excel ứng dụng phân tích hoạt động kinh doanh và tài chính kế toán. 
Ấn bản thứ 5. NXB Thống Kê 
Đinh Thế Hiển. 2008. Lập và thẩm định tài chính dự án đầu tư. Ấn bản thứ 5. NXB Thống 
Kê. 
Trần Bá Nhẫn, Đinh Thái Hoàng. 2006. Thống kê ứng dụng trong quản trị, kinh doanh và 
nghiên cứu kinh tế. Ấn bản thứ 3. NXB Thống Kê. 
Bùi Xuân Phong. 2006. Quản trị dự án đầu tư. NXB Bưu chính viễn thông. 
Trần Thanh Phong. 2004. Excel ứng dụng trong kinh tế : Phần 2. Kho học liệu mở Chương 
trình giảng dạy kinh tế Fullbright – Chương trình đào tạo một năm về kinh tế ứng dụng 
cho chính sách công. 
Từ Quang Phương (chủ biên). 2005. Giáo trình quản lý dự án đầu tư. NXB Lao Động Xã 
Hội. 
Nguyễn Xuân Thủy. 1998. Quản trị dự án đầu tư. NXB Giáo Dục. 
Vũ Công Tuấn. 2007. Phân tích kinh tế dự án đầu tư. Ấn bản thứ 5. NXB Tài Chính. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_du_an_dau_tu.pdf