Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tài chính doanh nghiệp
Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Nhìn từ góc độ tài chính cho thấy quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá
trình huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực hợp thành hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Trong quá trình đó, làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng
iền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh
doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp. Xét về hình thức, tài chính doanh
nghiệp phản ánh quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng, vận động của các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp gắn liền với các quan hệ kinh tế
dưới hình thức giá trị nảy sinh giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan trong quá trình
tạo lập, sử dụng, vận động các quỹ tiền tệ và phân phối kết quả của doanh nghiệp với mục
tiêu không ngừng gia tăng lợi ích của mỗi bên - nhất là lợi ích của doanh nghiệp. Quan hệ
giữa các chủ thể kinh tế với doanh nghiệp tạo ra sự vận động của các dòng tiền vào, ra
gắn liền với hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tài chính doanh nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Trình độ: Cao đẳng Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ Mã môn học: MH 13 Năm 2017 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP............1 1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).................................................1 1.1.1. Khái niệm...........................................................................................................1 1.1.2. Đặc điểm của các DNNVV của Việt Nam..........................................................3 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN NHẬP MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP..............................................................................3 1.2.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp.................................................................3 1.2.2. Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp....................................................4 1.2.3. Khái niệm về thị trường tài chính, tổ chức tài chính, công cụ tài chính.............5 1.2.4. Khái niệmgiá trị theo thời gian của tiền tệ..........................................................6 1.2.5. Khái niệm về giá trị doanh nghiệp.....................................................................7 1.2.6. Khái niệm về vốn và tài sản của doanh nghiệp..................................................8 Chương 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP.......................................................................................................................12 2.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.........................12 2.1.1. Cơ sở đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp..............................................12 2.1.2. Nội dung và phương pháp đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp..............13 2.2. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP.......................................................................17 2.2.1. Các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp.....................................................17 2.2.2. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp...............................................19 Chương 3. Dự BÁO NHU CẦU VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP..........................................................................................................26 3.1. Dự BÁO NHU CẦU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.....................................26 3.1.1. Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu...................................................26 3.1.2. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán mẫu....................................................28 3.1.3. Phương pháp dự báo dựa vào chu kỳ vận độngcủavốn...................................29 3.1.4. Dự báo nhu cầu vốn tiền mặt............................................................................29 3.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP........................30 3.2.1. Huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp..........................................................30 3.2.2. Huy động vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.......................................................43 3.3. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP....................................46 3.3.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn.........................................................................46 3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn...............................................48 3.3.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân.........................................................................48 3.3.4. Chi phí cận biên về sử dụng vốn.......................................................................49 3.4. HỆ THỐNG ĐÒN BẨY CỦA DOANHNGHIỆP.........................................50 3.4.1. Rủi ro kinh doanh và dòn bẩy kinh doanh........................................................50 3.4.2. Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính................................................................52 3.4.3. Phối hợp đòn bẩy tài chính và đòn bẩykinh doanh...........................................55 Chương 4. QUẢN TRỊ VỐN, TÀI SẢN , DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP........................................................................................................59 4.1. Quản lý vốn cố định và tài sản cố định..........................................................59 4.1.1. Tài sản cố định và vốn cố định.........................................................................59 4.1.2. Khấu hao tài sản cố định...................................................................................59 4.1.3. Quản lý, sử dụng tài sản cốđịnh........................................................................61 4.2. Quản lý các khoản đầu tư tàichính................................................................64 4.2.1. Các khoản đầu tu tài chính:...............................................................................64 4.2.2. Mức trích dự phòng..........................................................................................64 4.2.3. ... nh nghiệp đều có những hạn chế về nguồn vốn đầu tư ổn định, nhất là nguồn vốn dài hạn, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có đủ điều kiện để thu hút vốn từ thị trường vốn. Mặt khác do quy mô nhỏ nên khả năng tích luỹ vốn từ lợi nhuận hay khấu hao đều có những hạn chế... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp phải tiến hành phân bổ một cách tối ưu nguồn ngân quỹ mà họ có cho các dự án đầu tư. Nếu doanh nghiệp có nguồn ngân quỹ dồi dào thì họ có thể chấp thuận tất cả các dự án đầu tư có NPV > 0. Khi ngân sách đầu tư hạn chế các doanh nghiệp sẽ tối đa hoá tổng NPV của toàn bộ ngân lưu. Điều đó có thể dẫn tới việc loại bỏ một số dự án, đó là những dự án có NPV thấp hơn. Bởi vậy khi nguồn vốn đầu tu bị giới hạn, PI có thể trở thành một tiêu chuẩn hữu hiệu để lựa chọn các dự án. Tuy nhiên, qua khảo sát thực nghiệm cho thấy không thể sử dụng PI một cách tuỳ tiện. Do đó, sau khi xếp hạng các dự án theo PI, chúng ta phải xem xét danh sách để xác định có cần phải điều chỉnh để tìm đuợc tổ hợp dự án có tổng NPV cao nhất hay không.. Khi nguồn ngân luu bị giới hạn, có thể thiết lập một qui tắc chung để tìm một tập hợp dự án hiệu quả nhất nhu sau: Bước 1: xếp hạng các dự án theo PI. Bước 2: Điều chỉnh danh sách các dự án nhằm sử dụng tối đa nguồn luu hiện có và tối đa hoá NPV. xếp hạng theo PI đặc biệt hữu dụng khi có nhiều dự án có đủ khả năng đuợc chấp thuận, vì lẽ trong truờng hợp điều chỉnh những dự án đã đuợc lựa chọn sẽ ảnh huỏng đến một số dự án ở cuối danh sách. 5.3.2. Lựa chọn dự án đầu tư thuộc loại xung khắc có tuổi thọ khác nhau (không đồng nhất về thời gian) Các dự án đầu tu có tuổi thọ khác nhau mà ta chỉ duạ vào NPV, hoặc IRR để lựa chọn thì có thể đua lại quyết định sai lầm, bởi lẽ NPVcao nhất, hoặc IRR cao nhất thực chất chua chắc đã là hiệu quả nhất. Để khắc phục nhuợc điểm này ta phải quy đổi các dự án về cùng một tuổi thọ. Phuong pháp hữu hiệu nhất là. Bước 1: Xác định NPV của từng dự án Bước 2: Dàn đều NPV của từng dự án ra các năm tồn tại của nó. Bước 3: Dự án nào có kết quả ở buớc 2 lớn nhất là dự án đuợc lựa chọn. 5.3.3. Mâu thuẫn giữa NPV và IRR Cả hai phuong pháp NPV và IRR đều đánh giá khả năng sinh lợi của dự án đầu tu dựa trên co sở dòng tiền của chúng có tính đến yếu tố của giá trị tiền tệ theo thời gian. Tuy vậy, việc sử dụng cả hai phuong pháp váo đánh giá dự án đầu tu không phải lúc nào cũng dẫn đến quyết định nhu nhau. Cả hai phuong pháp NPVvà IRR đều dẫn đến quyết định chấp nhận hoặc từ bỏ dự án giống nhau khi các dự án đuợc đánh giá độc lập lẫn nhau. Bởi vì nếu NPV > 0, lãi suất chiết khấu tại điểm mà NPV bằng 0 chắc chắn phải cao hơn chi phí sử dụng vốn là r. Nói một cách khác: nếu NPV > 0 thì IRR > r. Tuơng tự, nếu IRR > r thì khi dòng tiền đuợc chiết khấu ở mức lãi suất r, NPV > 0. Trong truờng hợp các dự án xung khắc nhau, NPV và IRR không phải lúc nào cũng dẫn đến sự lựa chọn giống nhau, đây là điều dễ nhầm lẫn nhất trong thực tiễn thẩm định dự án đầu tư. IRR được diễn tả bằng một tỷ lệ %, trong khi NPV lại được đo bằng tiền. Như vậy IRR không giải thích trực tiếp được vấn đề, nếu xét theo ý nghĩa của sự gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Nói một cách khác, NPV được đo bằng một số tiền cụ thể, nó có thể giải thích một cách trực tiếp và hiệu quả của dự án. Vì vậy, giả sử khi có sự mâu thuẫn giữa NPV và IRR của hai dự án A và B, người ta thực hiện các bước đánh giá và lựa chọn sau: + Bước 1: Tìm một tỷ lệ chiết khấu cân bằng giữa NPV của dự án A và B + Bước 2: So sánh giữa tỷ suất chiết khấu cân bằng với chi phí sử dụng vốn của hai dự án để lựa chọn dự án có hiệu quả hơn thông qua NPV. 5.3.4. Lựa chọn dự án trong điều kiện lạm phát Lãi suất thường được niêm yết dưới dạng lãi suất danh nghĩa hơn là lãi suất thực. Công thức diễn tả mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực (hiệu ứng fisher) là: (1 + lãi suất danh nghĩa) = (1 + lãi suất thực) (1 + tỉ lệ lạm phát) Nếu lãi suất chiết khấu là lãi suất danh nghĩa, thì tính nhất quán đòi hỏi dòng tiền phải được đánh giá với ý nghĩa là dòng tiền danh nghĩa (có nghĩa là có tính đến yếu tố lạm phát làm thay đổi giá bán, tiền lương,chi phí vật liệu v.v). Dĩ nhiên là không có gì sai khi chiết khấu dòng tiền thực bằng lãi suất thực mặc dù người ta ít khi làm thế 5.3.5. Ảnh hưởng của việc áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định tới việc lựa chọn quyết định đầu tư vốn Hiện nay có hai phương pháp khấu hao thường được sử dụng: phương pháp khấu hao khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh. Vì khấu hao là một khoản chi phí, được tính vào chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, nếu thay đổi phương pháp khấu hao trong khuôn khổ chế độ tài chính mà Nhà nước cho phép khi tính tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến dòng tiền sau thuế của dự án đầu tư. Điều này được hiểu qua công thức sau: CFht = CFKt (1-t%) + KHt . t% Trong đó: CFht: Dòng tiền thuần hoạt động của dự án năm t. CFKt: Dòng tiền trước thuế chưa kể khấu hao ở năm t. KHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t. t%: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. KHt . t%: Mức tiết kiệm thuế do khấu hao ở năm t. Từ công thức trên cho thấy, phần chi phí khấu hao càng cao thì dòng tiền thuần hàng năm của DA sẽ càng cao. Như vậy nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh thì trong những năm đầu sử dụng tài sản, do khấu hao cao dòng tiền mặt thu về hàng năm sẽ cao, và càng những năm cuối của thời gian sử dụng tài sản cố định nếu các yếu tố khác không có gì thay đổi thì dòng tiền thuần hàng năm của doanh nghiệp sẽ càng giảm đi. Do vậy, áp dụng phương pháp khấu hao khác nhau mà Nhà nước cho phép sẽ đưa lại kết qủa giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án có sự khác nhau 5.3.6. Dự án đầu tư thay thế Thông thường đầu tư thay thế thiết bị công nghệ là việc thay thiết bị công nghệ cũ bằng một thiết bị công nghệ mới có hiệu quả hơn. Trong trường hợp này, người ta đi xem xét hiệu quả dự án trên cơ sở dòng tiền tăng thêm phát sinh do dự án tạo ra. Các bước tiến hành như sau: + Bước 1: Xác định số vốn đầu tư thuần khi thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới. VĐT thuần = Vốn đầu tư cho thiết bị mới + VLĐ bổ sung (nếu có) - Số tiền thu thuần do bán thanh lý thiết bị cũ. + Bước 2: Xác định dòng tiền thuần tăng thêm hàng năm của dự án đầu tư thay thế. Do đầu tư thay thế nên phải đi xác định dòng tiền thuần tăng thêm hàng năm do việc thay thế thiết bị mới mang lại. Dòng tiền thuần tăng thêm hàng năm = Lợi nhuận sau thuế tăng thêm + khấu hao TSCĐ tăng thêm + Thu thuần thanh lý TSCĐ mới thay thế khi kết thúc dự án + Thu hồi số VLĐ bổ sung đã ứng ra (nếu có) + Bước 3: Xác định giá trị hiện tại thuần của dự án thay thế thiết bị và lựa chọn dự án. Nếu NPV 0 dự án được chấp thuận. 5.4. Đầu tư vốn trong điều kiện có rủi ro Đầu tư đồng nghĩa với sự mạo hiểm, đặc biệt đầu tư dài hạn. Khi đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện an toàn, tất cả các yếu tố vốn đầu tư, thu nhập được giả thiết là cố định. Thực tế, thường ngược lại,lượng vốn bỏ ra còn có thể biết tương đối chính Dòng tiền thuần trước thuế chưa kể k ấu hao (CFKT) Doanh thu thuần C i phí hoạt động bằng tiền (không kể khấu hao) xác, nhưng thu nhập trong tương lai lại hoàn toàn trên cơ sở giả định, mức độ rủi ro khá cao. Ngay các phương pháp dự báo tốt nhất cũng không thể cung cấp cho ta những thông tin chắc chắn an toàn (đó là chưa kể đến kết quả dự báo sai so với thực tế). Vì vậy điều kiện không an toàn sẽ cung cấp các dòng thông tin khác nhau về kết quả có nhiều khả năng xảy ra, để những người có thẩm quyền có thể có những quyết định khôn ngoan nhất. 5.4.1. Phương pháp tính tỷ suất chiết khấu có điều chỉnh theo mức độ rủi ro Theo phương pháp này thì, tỷ suất chiết khấu sẽ được cộng thêm một tỷ lệ nhất định, tuỳ thuộc vào mức độ mạo hiểm của dự án, và được gọi là tỷ suất chiết khấu đầy đủ. Dự án nào mạo hiểm càng cao, thì tỷ suất chiết khấu đầy đủ càng lớn. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp không sử dụng một tỷ lệ chiết khấu chung cho tất cả các dự án có mức độ mạo hiểm khác nhau. Phần chênh lệch giữa tỷ lệ chiết khấu đầy đủ với tỷ lệ chiết khấu gọi là phần dự phòng bù đắp rủi ro. Tỷ lệ chiết khấu đầy đủ có thể xác định bằng hai phương pháp: chủ quan và khách quan. a) Theo phương pháp chủ quan thì tất cả các dự án đầu tư được phân loại theo mức độ mạo hiểm. Dự án nào có mức độ mạo hiểm lớn thì tỷ lệ chiết khấu đầy đủ cao và do danh nghiệp tự ấn định. Thí dụ: Các loại dự án Tỷ lệ chiết khấu đầy đủ Dự án an toàn 5% Dự án có mạo hiểm thấp 8% Dự án có mạo hiểm cao 11% 3% chênh lệch ở đây được gọi là dự phòng bù đắp rủi ro. b) Theo phương pháp khách quan: người ta dựa vào xác suất xuất hiện rủi ro để điều chỉnh tỷ suất chiết khấu. Công thức tính tỷ suất chiết khấu đầy đủ như sau: r : là chỉ lệ chiết khấu (tỷ lệ hiện tại hoá.); r (d) : là tỷ lệ chiết khấu đầy đủ (tỷ lệ chiết khấu có điều chỉnh theo mức độ mạo hiểm); q :là xác suất xuất hiện rủi ro. 5.4.2. Xác định sự mạo hiểm của dự án + Sự mạo hiểm được biểu hiện sự biến động của thu nhập của dự án. Vì vậy tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên, và người ta chỉ xác định sự biến động của các khoản thu nhập. Mức độ mạo hiểm cao thấp của một dự án được đo bằng độ lệch chuẩn. + Xác định độ lệch chuẩn được tiến hành theo các bước sau đây: Trong đó: Bước 1: Đánh giá các khoản thu nhập ở các mức độ khác nhau (thấp, trung bình, cao). Bước 2: Xác định xác suất ở các mức độ khác nhau của thu nhập. Bước 3: Tính kỳ vọng toán của các khoản thu nhập mong đợi. Bước 4: Tính độ lệch chuẩn để xác định sự mạo hiểm của dự án. Kết luận: Độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ mạo hiểm càng cao, khả năng an toàn càng thấp. Do đó dự án có thể bị từ chối. + Trong trường hợp hai dự án thuộc loại xung khắc có độ lệch mẫu khác, người ta đi xác định hệ số phương sai (CV) để đánh giá dự án nào có rủi ro lớn hơn. 5.4.3. Phân tích độ nhạy của dự án: Rủi ro trong đầu tư được định nghĩa bằng sự biến đổi của thu nhập. Có rất nhiều yếu tố tác động tới thu nhập (giá cả, thuế suất. sản lượng tiêu thụ...). Trong phần này, chúng ta cho tất cả các yếu tố đó biến động để xem xét sự thay đổi của thu nhập. Đó là công việc phân tích độ nhạy của dự án. a) Biến động của giá trị hiện tại thuần khi các yếu tố đầu vào thay đổi Khi các đại lượng đầu vào được coi là không an toàn (có sự giao động với một xác suất tương ứng), sẽ làm cho giá trị hiện tại ròng (hoặc tỷ suất doanh lợi nội bộ, chỉ số sinh lợi...) biến đổi. Sự biến đổi này thường được biểu hiện bằng một tỷ lệ phần trăm so với dự kiến ban đầu. Trình tự theo 4 bước sau: Bước 1: Chọn các đại lượng đầu vào thấy không an toàn. Bước 2: Chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án trong điều kiện an toàn. Bước 3: Ản định mức thay đổi của các đại lượng đầu vào so với giá trị gốc ở điều kiện an toàn. Bước 4: Tính sự biến đổi của đại lượng đầu ra do sự thay đổi của một hay nhiều đại lượng đầu vào. b) Tìm giá trị cực tiểu của đại lượng đầu vào Giả sử, ta dùng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV) để lựa chọn dự án đầu tư. Tiêu chuẩn cơ bản để dự án để lựa chọn là NPV > 0. ở phần này, ta nghiên cứu các đại lượng đầu vào (giá bán sản phẩm, chi phí vốn đầu tư, tuổi thọ của dự án...) biến thiên sao cho NPV = 0. Đó chính là giá trị cực tiểu của đầu vào. Các bước giải được tiến hành như sau: Bước 1: Chọn các đại lượng đầu vào thấy không an toàn (sản lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm, tuổi thọ dự án, tỷ lệ hiện tại hoá, chi phí vốn đầu tư, chi phí sản xuất...). Bước 2: Lựa chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án đầu tư (ví dụ dùng phương pháp NPV). Bước 3: Cho giá trị hiện tại ròng bằng 0 (NPV = 0) và giải bài toán ở bước 2 theo một ẩn. Nếu đầu vào có n đại lượng không an toàn thì ta cho lần lượt từng đại lượng biến đổi trong khi (n - 1) đại lượng cố định để tìm giá trị cực tiểu. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU 1. MỤC ĐÍCH: Học viên cần hiểu nội dung và thực hành đuợc các phuơng pháp thẩm định tài chính dự án đầu tu trong DNNVV 2. YÊU CẢU: Nguời học cần hiểu rõ các khái niệm giá trị theo thời gian của tiền tệ 3. PHƯƠNG PHÁP: Nguời học nghiên cứu tài liệu, thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án đầu tu của 1 DNNVV cụ thể, trao đổi nhóm với các học viên khác và tham vấn ý kiến của giảng viên để thực hành các nội dung về thẩm định tài chính dự án đầu tu của DNNVV 4. TÌNH HUÔNG: Công ty ABC sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu (không có cổ phiếu uu đãi). Công ty có thể vay vốn với số luợng không hạn chế với mức lãi suất là 10%/năm (mỗi năm trả lãi một lần vào cuối năm) miễn là Công ty đảm bảo đuợc kết cấu nguồn vốn tối uu : 0,45 vốn vay và 0,55 vốn chủ sở hữu. Lợi tức 1 cổ phần của Công ty năm nay dự kiến là 2,04$/ cổ phần. Công ty mong muốn tỉ lệ tăng truởng cổ tức đều đặn là 4%. Giá cổ phiếu của Công ty hiện đang ở mức 25$/ cổ phiếu. Công ty có thể phát hành cổ phiếu thuờng mới với giá ròng là 20$/ CP (sau khi trừ đi chi phí phát hành). Thuế suất thuế thu nhập là 40%. Năm nay, Công ty dự kiến số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tu trong năm sẽ đạt đuợc 100 triệu USD. Hiện công ty có 2 dự án đầu tu: - Dự án A với tổng vốn đầu tu là 200 triệu USD và tỉ suất doanh lợi nội bộ là 13%. - Dự án B với tổng vốn đầu tu là 125 triệu USD và tỉ suất doanh lợi nội bộ là 10%. Tất cả các dự án tiềm năng của Công ty có mức rủi ro tuơng đuơng nhau. Yêu cầu : 1. Hãy xác định chi phí sử dụng vốn sau thuế của vốn vay, chi phí sử dụng lợi nhuận, chi phí sử dụng cổ phiếu thuờng mới? 2. Hãy xác định chi phí sử dụng vốn trung bình cho từng đồng vốn mới (chi phí cận biên sử dụng vốn) của công ty ABC. Cho biết công ty có thể thực hiện cả 2 dự án trên hay không? DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật doanh nghiệp năm 2005. 2. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. 3. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. 4. Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. 5. Thông tư số 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mua bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. 6. Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp. 7. Quyết định 48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 8. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về hỗ trợ các DNNVV 9. Quản trị tài chính - Eugene F.Brigham, Joel.F.Houston Đại học Florida do GS.TS Nguyễn Thị Cành - Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh chủ biên dịch thuật
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_tri_doanh_nghiep_vua_va_nho_tai_chinh_doanh.pdf