Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản

I- KHÁI NIỆM VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm văn bản

Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu hay

bằng ngôn ngữ, nghĩa là bất cứ phương tiện nào dùng để ghi nhận và truyền đạt thông

tin từ chủ thể này đến chủ thể khác. Theo cách hiểu này thì bia đá, hoành phi, câu đối,

chúc thư, tác phẩm văn học hoặc khoa học kỹ thuật, công văn, khẩu hiệu, băng ghi

âm, bản vẽ . đều được gọi là văn bản.

Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được hình

thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức. Theo nghĩa

này, các loại giấy tờ dùng để quản lý và điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức

như nghị quyết, quyết định, chỉ thị, công văn, thông báo, báo cáo . đều được gọi là

văn bản.

Văn bản là bản viết hoặc bản in mang nội dung là những gì cần được lưu lại

làm bằng.

2. Khái niệm và phân loại văn bản nhà nước

Văn bản nhà nước là văn bản do các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà

nước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, tên loại do pháp luật quy định nhằm

điều chỉnh các quan hệ xã hội hoặc để giải quyết những sự việc cụ thể thuộc phạm vi

nhiệm vụ của mình.

Theo Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công

tác văn thư thì văn bản nhà nước được chia thành hai loại:

- Văn bản quy phạm pháp luật; và

- Văn bản hành chính.

2.1. Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban

hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành

văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm

quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm

pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng nhiều lần, đối với nhiều đối tượng

khi rơi vào trường hợp đã nêu trong phần giả định của các quy phạm pháp luật. Các

đối tượng tác động của chúng luôn luôn chung, trừu tượng, không có địa chỉ cụ thể.

Ví dụ: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật

Đất đai năm 2013, v.v. . . .Các văn bản hành chính là những văn bản mang tính thông tin quy phạm nhằm

thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành

chính trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đây là loại văn bản được sử dụng

phổ biến nhất trong các cơ quan, tổ chức.

Trong hệ thống văn bản hành chính, ngoại trừ thông cáo quy định rõ chủ thể

ban hành, các văn bản hành chính khác không xác định thẩm quyền ban hành theo tên

loại của văn bản. Các cơ quan, tổ chức tùy theo thẩm quyền giải quyết công việc có

thể lựa chọn để ban hành loại văn bản phù hợp.

Hệ thống văn bản hành chính gồm:

- Văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật); và

- Văn bản hành chính thông thường

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 120 trang baonam 9060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Soạn thảo văn bản
1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH 
SOẠN THẢO VĂN BẢN
Trình độ: Cao đẳng
Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mã môn học: MD 11
Năm 2017
2LỜI GIỚI THIỆU
Soạn thảo văn bản là hoạt động tồn tại thường xuyên, liên tục và xuyên suốt
theo sự tồn tại của cơ quan, tổ chức. Công tác này rất quan trọng diễn ra hàng
ngày trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong hệ thống cơ quan quyền lực
nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước.
Để xây dựng và ban hành văn bản có chất lượng, người soạn thảo cần có
kiến thức nhất định về pháp luật, về ngôn ngữ, về kinh tế - xã hội. Việc soạn thảo
và trình bày văn bản không thể tùy tiện mà phải dựa vào những cơ sở pháp lý. Đặc
biệt khi các cơ sở pháp lý có sự thay đổi thì những người làm công tác liên quan
đến xây dựng văn bản cần cập nhật thông tin nhằm đảm bảo tính quy phạm của
công tác này.
Do tầm quan trọng như thế nên nội dung Soạn thảo văn bản được đưa vào
hầu hết các chương trình đào tạo sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp trong cả nước, đặc biệt là cho sinh viên ngành luật.
Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản
về các loại văn bản nhà nước, về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; đồng thời
cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các vấn đề liên quan đến
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đây là môn học chuyên ngành, do đó yêu cầu sinh viên trước khi học môn
này phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp.
Môn học Soạn thảo văn bản gồm có 4 bài, cụ thể:
• Bài 1: Khái quát chung về văn bản và văn bản nhà nước
• Bài 2: Tổng quan về văn bản quy phạm pháp luật
• Bài 3: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản và bản sao văn bản
• Bài 4: Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức
Tác giả
Nguyễn Thị Phượng
BÀI 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC
I- KHÁI NIỆM VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm văn bản
Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu hay
bằng ngôn ngữ, nghĩa là bất cứ phương tiện nào dùng để ghi nhận và truyền đạt thông
tin từ chủ thể này đến chủ thể khác. Theo cách hiểu này thì bia đá, hoành phi, câu đối,
chúc thư, tác phẩm văn học hoặc khoa học kỹ thuật, công văn, khẩu hiệu, băng ghi
âm, bản vẽ ... đều được gọi là văn bản.
Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được hình
thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức. Theo nghĩa
này, các loại giấy tờ dùng để quản lý và điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức
như nghị quyết, quyết định, chỉ thị, công văn, thông báo, báo cáo ... đều được gọi là
văn bản.
Văn bản là bản viết hoặc bản in mang nội dung là những gì cần được lưu lại
làm bằng.
2. Khái niệm và phân loại văn bản nhà nước
Văn bản nhà nước là văn bản do các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà
nước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, tên loại do pháp luật quy định nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội hoặc để giải quyết những sự việc cụ thể thuộc phạm vi
nhiệm vụ của mình.
Theo Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công
tác văn thư thì văn bản nhà nước được chia thành hai loại:
- Văn bản quy phạm pháp luật; và
- Văn bản hành chính.
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng nhiều lần, đối với nhiều đối tượng
khi rơi vào trường hợp đã nêu trong phần giả định của các quy phạm pháp luật. Các
đối tượng tác động của chúng luôn luôn chung, trừu tượng, không có địa chỉ cụ thể.
Ví dụ: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật
Đất đai năm 2013, v.v. . . .
Các văn bản hành chính là những văn bản mang tính thông tin quy phạm nhằm
thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành
chính trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đây là loại văn bản được sử dụng
phổ biến nhất trong các cơ quan, tổ chức.
Trong hệ thống văn bản hành chính, ngoại trừ thông cáo quy định rõ chủ thể
ban hành, các văn bản hành chính khác không xác định thẩm quyền ban hành theo tên
loại của văn bản. Các cơ quan, tổ chức tùy theo thẩm quyền giải quyết công việc có
thể lựa chọn để ban hành loại văn bản phù hợp.
Hệ thống văn bản hành chính gồm:
- Văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật); và
- Văn bản hành chính thông thường.
2.2.1. Văn bản cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt gồm có: Nghị quyết cá biệt, Quyết định cá biệt,
Chỉ thị cá bi ... ều trị Methadone. Tiếp tục thực hiện
chính sách khuyến khích, hỗ trợ hỏa táng đến năm 2020.
3.3. Công tác quy hoạch, quản lý trật tự, xây dựng đô thị, tài nguyên và cải
thiện chất lượng môi trường
Hoàn thành phê duyệt các quy hoạch chung và quy hoạch phân khu còn lại. Tiếp tục rà
soát, sửa đổi, điều chỉnh các văn bản quản lý đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Triển khai phát triển khu vực đô thị dọc hai bên trục đường Nhật Tân - Nội Bài theo cơ chế
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát triển mạng lưới giao thông hiện đại, triển khai xây dựng các công trình giao thông,
tập trung tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai
các tuyến đường sắt đô thị, hoàn thành và đưa vào vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông, nút
giao cầu Thanh Trì.
Tiếp tục thực hiện các mục tiêu đảm bảo trật tự xây dựng và văn minh đô thị, đảm bảo
trật tự, kỷ cương an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông; xây dựng các cầu vượt,
cải tạo, xây dựng lại các cầu yếu.
Tiếp tục chọn năm 2016 là "Năm trật tự và văn minh đô thị". Tăng cường kiểm tra, giám
sát xây dựng theo quy hoạch và giấy phép xây dựng. Thực hiện có hiệu quả việc khai thác, sử
dụng hồ nước, công viên, vườn hoa, sân chơi, cây xanh, hệ thống chiếu sáng. Nâng cao chất
lượng xã hội hóa các dịch vụ đô thị. Mở rộng mạng lưới cấp nước sạch tập trung tại các quận,
huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm và một số khu vực thuộc các huyện:
Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mỹ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các dự án sử dụng
6đất nhưng chậm triển khai, để hoang hóa. Tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn
2016 - 2020; phát triển nhà ở xã hội phục vụ đối tượng thu nhập thấp; rà soát chuyển đổi các dự
án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội...Tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác
khoáng sản, chủ động phòng, chống và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái
phép.
Hoàn thành dự án cải tạo hệ thống thoát nước nhằm cải thiện môi trường giai đoạn 2; cải
tạo, xây dựng hệ thống thoát nước lưu vực sông Nhuệ. Xử lý một số điểm úng ngập cục bộ
trong khu vực nội thành. Triển khai đầu tư Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Hoàn thành xây
dựng trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp Bình Phú và Phú Thị. Triển khai xây dựng trạm xử
lý nước thải tại 06 cụm công nghiệp: Ngọc Hòa, Ngọc Sơn (Chương Mỹ), Phú Thịnh (Sơn
Tây), Liên Phương (Thường Tín), Liên Hà (Đan Phượng) và cụm công nghiệp thị trân Phúc
Thọ (Phúc Thọ). Tiếp tục đầu tư, hoàn thành các công trình xử lý rác thải, nước thải tại khu xử
lý chất thải rắn Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây), các huyện: Chương Mỹ,
Hoài Đức,...Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xử lý rác thải trên địa bàn các huyện ngoại thành.
3.4. An ninh, quốc phòng và các hoạt động đối ngoại
Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bầu
cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tăng cường quản lý nhà nước
về an ninh trật tự, nhất là quản lý nhân khẩu, quản lý lao động, quản lý các cơ sở kinh doanh,
dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự, quản lý vũ khí, vật liệu nổ,...Đẩy mạnh cuộc đấu tranh
phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Chú trọng đảm bảo an ninh nông thôn, không để
xảy ra “điểm nóng” về an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tiếp tục tăng cường củng co tiềm lực quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ thành
phố Hà Nội ngày càng vững chắc. Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững
mạnh. Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, tìm kiếm cứu nạn, nâng cao chất lượng huấn
luyện, xây dựng lực lượng, giáo dục an ninh quốc phòng, động viên tuyển quân, công tác phòng
không nhân dân, diễn tập khu vực phòng thủ, phòng chống khủng bố, thực hiện tốt chính sách
hậu phương quân đội, đối ngoại quân sự. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện công tác tìm
kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy nổ cho lực lượng vũ trang Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng
các lực lượng khác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, khu dân cư thực hiện các quy định về
phòng, chong cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát công tác phòng chống cháy nổ, đặc
biệt là các khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ và có biện pháp xử lý mạnh các điểm vi phạm.
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động đối ngoại. Chú trọng các hoạt động hợp tác
quốc tế về khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá du lịch. Đẩy mạnh
công tác đối ngoại, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Thủ đô với bạn bè quốc tế.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong những vấn đề liên quan đến
cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố. Thực hiện tốt các nội dung, dự án hợp tác, giao lưu
kinh tế, văn hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
3.5. Cãi cách hành chính; phòng, chong tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu nại,
tố cáo
Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về
kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công
chức. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Rà
7soát, chỉnh sửa và bổ sung các cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch, thông thoáng, phù
hợp với các Luật và Nghị định mới ban hành.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt
trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước. Xử lý
kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo;
hạn chế thấp nhất khiếu kiện, khiếu nại đông người.
83.6. Tích cực thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước, các hoạt động cao điểm chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chào mừng cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 20162021. Nâng cao chất lượng các hoạt
động quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, thông tin trên hệ thống báo điện tử, mạng xã hội 
và công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt thông tin tuyên truyền việc xử lý những vấn đề báo chí
phản ánh và dư luận quan tâm. .
3.7. Triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI; xây dựng và triển khai
thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -
2020. Chuẩn bị và tổ chức tốt bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 -
2021.
Điều 2. Giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban, các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND Thành
phố và đề nghị ủy ban MTTQ Thành phố giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
HĐND Thành phố kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các cấp, ngành,
MTTQ và các đoàn thể Thành phố nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát
triển KT-XH năm 2016 của thành phố Hà Nội.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XIV, kỳ họp thứ 14
thông qua ngày 01 tháng 12 năm 2015./.t
Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- VP Quốc hội; VP Chính phù;
- Các bộ, ngành Trung ương;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- TT Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ TP;
- Các vị đại biểu HĐND TP;
- Các Ban Đàng Thành ủy;
- VP TƯ, VP Đoàn ĐBQH&ẸĐND, VP ƯBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- TT HĐND, ƯBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan thông tấn báo chí;
- Lưu: VT / ,
li'
Nguyễn Thị Bích Ngọc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số- nonnin/MD-rp
CÔNG THÔNG TĨN ĐIỆN TỬ
CHÍNH PHỦ
CỘNG VĂN ĐEN
Sỏ:... -Ị ........................
Ngày.....tha:rtg.....:.nafri ......
Kinh chuyên:.............................. .
sửa đôi, bổ sung một
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và
ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau:
1. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 2 như sau:
“2. “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ
quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền;
3. “Bản chính văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức vãn bản và
được cơ quan, tổ chức ban hành”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 4 như sau:
“L Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành vãn bản quy
phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này.
2. Văn bản hành chính
Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo,
thông báo, hướng dẫn, chương trình, kê hoạch, phương án, đê án, dự án, báo cáo, biên
bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhơ, bản cam kết, bản thoả
thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép,
giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công”.
CHÍNH PHỦ
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
số điều cua Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
23. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các
thành phần sau:
- Quốc hiệu;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số, ký hiệu của văn bản;
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Dấu của cơ quan, tổ chức;
- Nơi nhận;
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
b) Đối với công vãn, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản
này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện
thoại, số Telex, so Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo)
của cơ quan, tổ chức.
c) Đối với công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng
nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy
biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công không bắt buộc phải có tất cả các
thành phần thể thức trên và có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện
tử (E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website)
và biểu tượng (logo) của cơ quan, tổ chức.
d) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật
trình bày văn bản quy phạm pháp luật; Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật
trình bày vãn bản hành chính”.
4. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau:
“ 1. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định
của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
1. Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và
chịu trách nhiệm về nội dung vãn bản trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và
trước pháp luật.
32. Chánh Văn phòng; Trưởng Phòng Hành chính ở những cơ quan, tổ chức
không có Văn phòng; người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ
chức quản lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác phải kiêm tra và chịu
trách nhiệm vê thê thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản trước người
đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và 3 Điều 10 nhu* sau:
“1. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả vãn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các vãn bản thuộc
các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số vãn bản thuộc thẩm quyền của
người đứng đầu. cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ
chức và trước pháp luật.”.
“3. Ký thừa uỷ quyền
Trong trường họp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền
cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một
số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng
văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa uỷ quyền
không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức
và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Chuyển phát và đính chính văn bản đi
3. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay
thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục
ban hành phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tô chức ban
hành văn bản”.
8. Sửa đổi Điều 19 như sau:
“1. Mỗi vãn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức
và bản chính lưu trong hồ sơ.
2. Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp
theo thứ tự đăng ký”.
Điều 2. Hiệu lực thỉ hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2010.
2. Bãi bỏ phần căn cứ; khoản 2, 3 Điều 2; khoản 1, 2 Điều 4; khoản 1 Ẹ)iều 5;
khoản 1 Điều 6; khoản 1, 2 Điều 9; khoản 1, 3 Điều 10; tên Điều 18; khoản 1, 2 Điều
19; Điều 34 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính
phủ về công tác văn thư.
4
Điều 3. Hướng dẫn thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra việc thi hành 
Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính 
phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi 
hành Nghị định này./. * f
TM. CHÍNH PHỦ
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, ƯBND các tinh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Nguyễn Tấn Dũng
5
- Kiểm toán Nhà nước;
- ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (1 Ob);
- VPCP: BTCN, các PCN, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, HC (5b).xH ỈM
-

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_doanh_nghiep_vua_va_nho_soan_thao_van_ba.pdf