Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị sản xuất kinh doanh
Khái niệm về sản xuất
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ.
Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế
tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như xi măng, tủ lạnh,. mới gọi
là các đơn vị sản xuất. Những đơn vị khác không sản xuất các sản phẩm vật chất đều xếp
vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như
vậy không còn phù hợp nữa.
Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con người,
máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để
chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm
và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống
sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất.
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu
vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung
quá trình này như trong sơ đồ 1-1.
Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của
con người. Nó có thể phân thành: sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3.
♦ Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên
thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở dạng
tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng trọt,.
♦ Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các
loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như gỗ chế biến
thành bàn ghế, quặng mỏ biến thành sắt thép. Sản xuất bậc 2 bao gồm cả việc chế tạo
các bộ phận cấu thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công
nghiệp.
♦ Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu đa dạng của con người. Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất ra
nhiều hơn các hàng hóa hữu hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được cung cấp những
điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các công ty vận tải chuyên chở
sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ. Các nhà bán buôn và nhà
bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra còn nhiều loại dịchvụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y
tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn,.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị sản xuất kinh doanh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH Trình độ: Cao đẳng Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ Mã môn học: MH 20 Năm 2017 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1 Khái niệm về sản xuất Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như xi măng, tủ lạnh,... mới gọi là các đơn vị sản xuất. Những đơn vị khác không sản xuất các sản phẩm vật chất đều xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa. Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất. __________________________ Đầu vào -- ► Chuyển hóa --- ► Đầu ra -Nguồn nhân lực -Nguyên liệu -Công nghệ -Máy móc,thiết bị -Tiền vốn -Khoa học & nghệ thuật quản trị. -Làm biến đổi -Tăng thêm giá trị -Hàng hóa -Dịch vụ Sơ đồ 1-1: Quá trình sản xuất. Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung quá trình này như trong sơ đồ 1-1. Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó có thể phân thành: sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3. ♦ Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng trọt,... ♦ Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như gỗ chế biến thành bàn ghế, quặng mỏ biến thành sắt thép. Sản xuất bậc 2 bao gồm cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. ♦ Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người. Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn các hàng hóa hữu hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ. Các nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn,... 1.2 Đặc điểm của sản xuất hiện đại Quản trị sản xuất ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất. Sản xuất hiện đại có những đặc điểm: Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, có đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại. Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao. Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quí nhất của công ty. Yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị, vai trò năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công trong các hệ thống sản xuất. Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng, trong mỗi giai đoạn quản lý. Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hóa cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công ty thấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh. Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, qui mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi phí sản xuất. Nhưng khi nhu cầu ngày càng đa dạng, biến đổi càng nhanh thì các đơn vị vừa-nhỏ, độc lập mềm dẻo có vị trí thích đáng. Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng chương ... đặt hàng và tổng chi phí thay đổi như thế nào. c. Nếu chi phí tồn trữ giảm 15% thì lượng đặt hàng và tổng chi phí thay đổi như thế nào. d. Nếu chi phí đặt hàng giảm 15% thì lượng đặt hàng và tổng chi phí thay đổi như thế nào. Bài 17: Nhu cầu về một loại sản phẩm của công ty C hàng năm là 42.000 sản phẩm. Chi phí đặt hàng là 2,5 triệu đồng/đơn hàng, chi phí tồn trữ cho một sản phẩm mỗi tháng mất 2% giá mua hàng hoá, biết giá mua mỗi sản phẩm là 30.000 đồng/sản phẩm. Thời gian đặt hàng mất trung bình 12 ngày, thời gian làm việc mỗi năm là 300 ngày. Hiện tại công ty đang đặt hàng với số lượng là 8.000 sản phẩm/đơn hàng. a. Tính tổng chi phí tồn kho theo chính sách công ty đang áp dụng là bao nhiêu. b. Hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu và tổng chi phí tồn kho phát sinh hàng năm là bao nhiêu. c. Xác định điểm đặt hàng lại và thời gian cách quảng giữa 2 lần đặt hàng. Lượng đặt mua (sản phẩm) 1-999 1.000-1.999 trên 2.000 Đơn giá (đồng/sản phẩm) 450.000 390.000 350.000 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ..................................................................................................... 1 1.1 Khái niệm về sản xuất .................................................................................................... 1 1.2 Đặc điểm của sản xuất hiện đại .................................................................................... 2 1.3 Khái niệm về quản trị sản xuất .................................................................................... 2 II. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT .................................................... 3 2.1 Cách mạng công nghiệp ............................................................................................... 3 2.2 Quản trị khoa học ........................................................................................................ 4 2.3 Cách mạng dịch vụ ...................................................................................................... 4 III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT .................................................... 5 3.1 Sản xuất như là một hệ thống ....................................................................................... 5 3.2 Các quyết định trong quản trị sản xuất và tác nghiệp .................................................. 8 IV. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ...................................... 9 4.1 Các kỹ năng cần thiết ở người quản trị sản xuất .......................................................... 9 4.2 Các hoạt động của người quản trị sản xuất .................................................................. 10 CÂU HỎI ÔN TẬP ........ ... ................................................................................................. 10 CHƯƠNG 2: Dự BÁO I. KHÁI NIỆM VỀ Dự BÁO ............................................................................................... 11 II. PHƯƠNG PHÁP Dự BÁO ĐỊNH TÍNH ...................................................................... 11 2.1 Lấy ý kiến của ban điều hành ...................................................................................... 11 2.2 Lấy ý kiến của người bán hàng .................................................................................... 12 2.3 Phương pháp chuyên gia (Delphi) ............................................................................... 12 2.4 Phương pháp điều tra người tiêu dùng ........................................................................ 12 III. PHƯƠNG PHÁP Dự BÁO ĐỊNH LƯỢNG. ..................................................................... 12 3.1 Dự báo ngắn hạn .......................................................................................................... 13 3.2 Dự báo dài hạn ........................................................................................................... 17 IV. GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT Dự BÁO: ..................................................................... 22 TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I. CÔNG THỨC ÁP DỤNG. ............................................................................................... 23 II. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ................................................................................................. 25 III. BÀI TẬP Tự GIẢI: ....................................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH NĂNG LựC SẢN XUẤT I/ THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM .................................................................... 35 1.1 Nguồn phát minh sản phẩm: ......................................................................................... 36 1.2 Tổ chức nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm.................................................... 36 1.3 Qui trình phát triển sản phẩm ....................................................................................... 37 II. Lựa chỌn qui trình sẢn xuẤt ........................................................................................ 40 2.1 Lựa chọn các khả năng trong qui trình sản xuất .......................................................... 40 2.1.1 Kích thước loạt sản xuất và sự biến động của sản phẩm ..................................... 40 2.1.2 Nhu cầu vốn cho việc thiết kế qui trình ................................................................ 41 2.2 Phân tích kinh tế ......................................................................................................... 41 2.2.1 Hàm số chi phí của các qui trình ........................................................................ 42 2.2.2 Khái niệm về đòn cân hoạt động. ........................................................................ 42 2.2.3 Phân tích điểm hòa vốn ....................................................................................... 43 III. HOẠCH ĐỊNH NĂNG Lực SẢN XUẤT DÀI HẠN ................................................. 44 3.1 Định nghĩa, đo lường và dự báo năng lực sản xuất thực tế: ........................................ 44 3.1.1 Định nghĩa năng lực sản xuất thực tế: ................................................................ 44 3.1.2 Đo lường năng suất: ............................................................................................ 45 3.1.3 Dự báo nhu cầu của năng lực sản xuất: ............................................................. 45 3.1.4 Cách thức thay đổi năng lực sản xuất: ............................................................... 46 3.2 Phân tích cây quyết định về hoạch định năng lực sản xuất: ....................................... 46 TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I. CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................... 48 II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG. ............................................................................................. 48 III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI .............................................................................................. 49 CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY I. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY ..................................... 62 1.1 Mục đích của xác định địa điểm .................................................................................. 62 1.2 Tầm quan trọng của xác định địa điểm ....................................................................... 63 1.3 Quy trình tổ chức xác định địa điểm ........................................................................... 63 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN ĐỊA ĐIỂM ................................................... 64 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng ................................................................. 64 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm ................................................................. 65 2.3 Xu hướng định vị các doanh nghiệp hiện nay trên thế giới ........................................ 66 III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM... ................................................................. 66 3.1 Phương pháp dùng trọng số đơn giản ......................................................................... 66 3.2 Phương pháp toạ độ trung tâm .................................................................................... 67 3.3 Phương pháp bài toán vận tải...................................................................................... 68 TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I. CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................... 73 II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG .............................................................................................. 73 III. BÀI TẬP ........................................................................................................................ 73 CHƯƠNG 5: BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU CỦA BỐ TRÍ MẶT BẰNG: ...................................................................... 76 II. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT: ............................................................................. 77 2.1 Các kiểu bố trí mặt bằng sản xuất: .............................................................................. 77 2.1.1 Bố trí theo quá trình: ............................................................................................ 77 2.1.2 Bố trí theo sản phẩm: ........................................................................................... 78 2.1.3 Bố trí theo khu vực sản xuất: ............................................................................... 79 2.2 Phương pháp phân tích bố trí mặt bằng sản xuất ........................................................ 80 2.2.1 Phân tích bố trí mặt bằng theo hướng qui trình ................................................. 80 2.2.2 Phân tích mặt bằng theo hướng sản phẩm: ....................................................... 83 III. BỐ TRÍ MẶT BẰNG DỊCH VỤ:..... .... . ...................................................................... 89 3.1 Các kiểu bố trí mặt bằng dịch vụ: ................................................................................ 89 3.2 Phân tích bố trí mặt bằng dịch vụ: ............................................................................... 89 TÓM LƯỢC CỔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I. CÂU HỎI ỔN TẬP: ......................................................................................................... 91 II. CỔNG THỨC ÁP DỤNG ............................................................................................... 91 III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ............................................................................................... 91 IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI:..................................................................................................... 100 CHƯƠNG 6: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP ..................... 107 1.1 Đối tượng và phạm vi của hoạch định tổng hợp ........................................................ 107 1.2 Mục tiêu của hoạch định tổng hợp ............................................................................. 108 1.3 Sự cần thiết của hoạch định tổng hợp ........................................................................ 109 II. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP:.......... ............................................................................ 109 2.1 Các kế hoạch trong hoạch định tổng hợp ................................................................... 109 2.2 Phương pháp hoạch định tổng hợp ............................................................................ 111 III. LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH: ................................................................................ 115 3.1 Mục tiêu của lịch trình sản xuất: ................................................................................ 115 3.2 Mốc thời gian trong lịch trình sản xuất: .................................................................... 115 3.3 Qui trình xây dựng lịch trình sản xuất: ...................................................................... 116 TÓM LƯỢC CỔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I. CÂU HỎI ỔN TẬP ........................................................................................................ 120 II. CỔNG THỨC ÁP DỤNG ............................................................................................. 120 III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ............................................................................................. 120 IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI:..................................................................................................... 130 CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH TỒN KHO I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TỒN KHO: ............................................ 136 1. Hệ thống tồn kho: ......................................................................................................... 136 2. Các quan điểm khác nhau về lượng tồn kho ................................................................ 136 3. Phân tích chi phí tồn kho ............................................................................................. 137 3. Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng tồn kho: ................................................ 138 II. TỒN KHO ĐÚNG THỜI ĐIỂM ................................................................................. 139 1. Khái niệm về tồn kho đúng thời điểm .......................................................................... 139 2. Những nguyên nhân chậm trễ của quá trình cung ứng ................................................ 140 3. Biện pháp giảm tồn kho trong các giai đoạn ............................................................... 140 III. CÁC MỔ HÌNH TỒN KHO. ..... .. ............................................................................. 141 1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ-Economic Order Quantity) .................. 141 2. Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ-Prodution Order Quantity) ............. 143 3. Mô hình EOQ, POQ với chiết khấu theo số lượng: ..................................................... 144 4. Ứng dụng mô hình phân tích biên tế để xác định lượng dự trữ .................................. 146 TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬPCUỐI CHƯƠNG I. CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................................ 148 II. CÔNG THỨC ÁP DỤNG ............................................................................................ 148 III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ............................................................................................ 148 IV. BÀI TẬP TỰ GIẢI:.................................................................................................... 151
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_tri_doanh_nghiep_vua_va_nho_quan_tri_san_xua.pdf