Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương

Nhu cầu tối thiểu là nhu cầu thiết yếu, cơ bản tối thiểu về các mặt ăn, mặc,

ở, đi lại, học tập, đồ dùng, hưởng thụ văn hoá, giao tiếp xã hội, bảo hiểm và

nuôi con nhằm duy trì cuộc sống và làm việc.

Mức sống tối thiểu là mức độ thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, trong những

điều kiện kinh tế xã hội cụ thể đó là mức sống chỉ đủ đảm bảo cho con người có

một thân thể khoẻ mạnh và một nhu cầu văn hoá tối thiểu, dưới mức sống đó

con người không đảm bảo nhân cách cá nhân.

Mức lương tối thiểu là số lượng tiền dùng để trả cho người lao động làm

những công việc giản đơn nhất trong xã hội trong điều kiện và môi trường lao

động bình thường, chưa qua đào tạo nghề. Đó là số tiền đảm bảo cho người lao

động có thể mua được các tư liệu sinh hoạt và tiêu dùng thiết yếu cho tái sản xuất

sức lao động cá nhân và dành một phần bảo hiểm tuổi già và nuôi con.

Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định lương tối thiểu trên cơ

sở có sự tham gia của đại diện người sử dụng lao động và người lao động. Nhà

nước công bố tiền lương tối thiểu và sự điều chỉnh chúng trong từng thời kỳ.

Nhà nước cũng thực hiện các biện pháp (giám sát, kiểm tra.) nhằm tăng cường

thuyết phục giới chủ thực hiện lương tối thiểu, công khai đến người lao động.

Các mức tiền lương thấp nhất xác định thông qua thoả ước lao động tập

thể của các doanh nghiệp không phải là các mức tiền lương tối thiểu (đây là

mức lương thoả thuận giữa người sử dụng lao động và đại diện của người lao

động) vì nó không được luật pháp hoá. Mức tiền lương thấp nhất trong khu vực

hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cũng không phải là mức tiền lương tối

thiểu vì nó có thể còn tính đến các yếu tố khác.

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 325 trang baonam 11380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị lao động tiền lương
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH 
QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
Trình độ: Cao đẳng
Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mã môn học: MH 12
Năm 2017
1
Lời nói đầu
Khoa học về tiền lương, cũng như các môn học học xã hội khác luôn xuất
phát từ thực tiễn, là sự tổng kết và khái quát hoá thực tiễn, phục vụ thực tiễn.
Sự vận động của quan hệ tiền lương trong nền kinh tế thị trường không tách rời
khỏi sự vận động chung của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội. Do vậy,
tính chất, hình thái vận động và chất lượng của quan hệ tiền lương luôn có tác
động tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường
luôn là động lực kích thích khả năng lao động sáng tạo không giới hạn của lực
lượng lao động quốc gia và phản ánh tính tích cực tiến bộ của xã hội. Mặt khác
quan hệ tiền lương cũng như sự vận động của nó chịu sự tác động của cơ chế
quản lý tiền lương ở cấp vĩ mô và việc thực hiện các nghiệp vụ tiền lương tại
các đơn vị cơ sở. 
Giáo trình quản trị lao động tiền lương nhằm trang bị cho sinh viên
những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản về tiền lương và tổ chức quản lý
tiền lương cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Sinh viên sau khi nghiên cứu môn học này
có thể thực hiện được nghiệp vụ tiền lương trong các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp thuộc các khu vực, lĩnh vực kinh tế - xã hội.
2
 Chương I
CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
1. Một số khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, do tiền lương bị chi phối của quy luật cung -
cầu lao động, việc tìm kiếm các biện pháp để bảo đảm mức tiền lương thoả
đáng cho người lao động đã từ lâu là mối quan tâm của Chính phủ các nước và
các tổ chức Quốc tế.
- Năm 1919, trong hiến chương thành lập của ILO đã khuyến cáo “Bảo
đảm mức tiền lương đủ sống cho người lao động” là một trong những nội dung
nhằm hoàn thiện các điều kiện lao động, an sinh xã hội và thúc đẩy hoà bình.
- Năm 1944, tuyên bố Philadenphia đã khuyến khích các nước đấu tranh
bảo vệ “mức tiền lương tối thiểu đủ sống cho toàn thể những người làm công
ăn lương”.
- Công ước 131 về tiền lương tối thiểu do ILO ban hành năm 1970 và
khuyến nghị kèm theo số 135, đã xác định “Bảo đảm cho những người làm
công ăn lương một sự đảm bảo xã hội cần thiết dưới dạng mức tiền lương tối
thiểu đủ sống”. Hay nói cách khác, tiền lương tối thiểu là mức tiền lương duy trì
cuộc sống ở mức tối thiểu cho người làm công ăn lương.
- Trong tuyên bố Chương trình hành động tại Hội nghị Quốc tế ba bên
năm 1976 về Việc làm, Phân phối thu nhập và Tiến bộ xã hội, đã khuyến nghị
“Bảo đảm mức sống tối thiểu là một trong những nội dung cơ bản của chiến
lược phát triển kinh tế xã hội và chính sách tiền lương của mỗi nước”.
ở nước ta, điều 56 Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam chỉ rõ: "Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo
đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động
bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất
mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao
động khác". Như vậy, tiền lương tối thiểu (hay mức lương tối thiểu) là số
lượng tiền mà Nhà nước quy định để trả công cho lao động giản đơn nhất
3
trong xã hội trong điều kiện lao động bình thường. Tiền lương tối thiểu được
trả theo tháng hoặc theo ngày. Tiền lương tối thiểu phải phản ánh mức sống
tối thiểu trong từng thời kỳ nhất định. Do kinh tế xã hội ngày càng phát triển,
mức sống của người lao động ngày càng cao đòi hỏi tiền lương tối thiểu phải
ngày càng tăng, để đảm bảo đời sống cho những người trong diện hưởng
lương tối thiểu.
Nhu cầu tối thiểu là nhu cầu thiết yếu, cơ bản tối thiểu về các mặt ăn, mặc,
ở, đi lại, học tập, đồ dùng, hưởng thụ văn hoá, giao tiếp xã hội, bảo hiểm và
nuôi con nhằm duy trì cuộc sống và làm việc.
Mức sống tối thiểu là mức độ thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, trong những
điều kiện kinh tế xã hội cụ thể đó là mức sống chỉ đủ đảm bảo cho con người có
một thân thể khoẻ mạnh và một nhu cầu văn hoá tối thiểu, dưới mức sống đó
con người không đảm bảo nhân cách cá nhân.
Mức lương tối thiểu là số lượng tiền dùng để trả cho người lao động làm
những công việc giản đơn nhất trong xã hội trong điều kiện và môi trường lao
động bình thường, chưa qua đào tạo nghề. Đó là số tiền đảm bảo cho người lao
động có thể mua được các tư liệu sinh hoạt và tiêu dùng thiết yếu cho tái sản xuất
sức lao động cá nhân và dành một phần bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định lương tối thiểu trên cơ
sở có sự tham gia của đại diện người sử dụng lao động và người lao động. Nhà
nước công bố tiền lương tối thiểu và sự điều chỉnh chúng trong từng thời kỳ.
Nhà nước cũng thực hiện các biện pháp (giám sát, kiểm tra...) nhằm tăng cường
thuyết phục giới chủ thực hiện lương tối thiểu, công khai đến người lao động.
Các mức tiền lương thấp nhất xác định thông qua thoả ước lao độ ... 6
9.6
8.5
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
N. 2000 N. 2003 N.2004
N¨m 
T¨
ng
 n¨
m 
sa
u s
o v
íi 
n¨
m 
tr 
íc
 (%
)
LN
NSL§
TL bq
- Chính sách tiền lương của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý đảm bảo
quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong trả lương cho người lao động:
Các doanh nghiệp được giao toàn quyền trong xác định nguồn hình thành
quỹ tiền lương ở đầu vào, tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương trong giá thành
sản phẩm hoặc chi phí kinh doanh, nên các doanh nghiệp quan tâm hơn đến
việc xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Các doanh nghiệp đựoc chủ động
trong xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, định
mức lao động để tuyển dụng, tổ chức và bố trí sử dụng lao động, nâng cao hiệu
quả của lao động, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Nhà nước đã giao quyền cho công ty căn cứ vào đặc điểm sản
xuất kinh doanh, hiệu quả, khả năng chịu đựng của giá thành, mức tiền công
trên thị trường để lựa chọn, áp dụng mức lương tối thiểu phù hợp.
Thực tế cho thấy, các công ty Nhà nước đã áp dụng mức lương tối thiểu
ngang bằng với mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và
liên tục được điều chỉnh theo mức tăng trưởng kinh tế, theo chỉ số giá cả sinh
hoạt, tạo điều kiện hình thành đúng giá công trên thị trường, thúc đẩy quá trình
đổi mới của các công ty Nhà nước.
Theo số liệu điều tra 500 công ty Nhà nước, mức lương tối thiểu bình quân
của công ty áp dụng năm 2002 là 292.659 đồng, năm 2003 là 366.821 đồng
318
tăng 25,5% so với năm 2002, trong đó công ty áp dụng mức lương tối thiểu
dưới 290.000 đồng là 2%, năm 2004 mức lương tối thiểu là 450.000 đồng tăng
20% so với 2003, năm 2005 là 550.000 đồng/tháng, tăng khoảng 20% so với
năm 2004.
- Tiền lương, thu nhập của người lao động được ổn định và nâng lên, gắn
với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, gắn với mức tiền
lương trên thị trường lao động thị trường lao động:
Năm 2003, tiền lương bình quân/ lao động/ tháng trong các công ty Nhà
nước đạt 1.617 nghìn đồng, tăng 23,5% so với năm 2002; năm 2004 đạt 1.780
nghìn đồng, tăng 10,1% so với năm 2003; năm 2005 ước đạt 1.995 nghìn đồng,
tăng 12,0% so với năm 2004.
Theo số liệu điều tra 500 doanh nghiệp, năm 2002, các doanh nghiệp Miền
Bắc có tiền lương bình quân đạt 1.089,8 nghìn đồng, doanh nghiệp Miền Trung
đạt 1.085, 2 nghìn đồng, doanh nghiệp Miền Nam đạt 1.616,2 nghìn đồng. Năm
2003, doanh nghiệp Miền Bắc đạt 1.228,9 nghìn đồng, tăng 12,8% so với năm
2002; doanh nghiệp Miền Trung đạt 1.277,2 nghìn đồng, tăng 17,7% so với
năm 2002; doanh nghiệp Miền Nam đạt 1.832,0 nghìn đồng, tăng 13,4% so với
năm 2002.
Năm 2002, doanh nghiệp ngành Nông lâm, ngư nghiệp có tiền lương bình
quân đạt 763.083 đồng, doanh nghiệp ngành công nghiệp, xây dựng đạt
1.300.500 đồng, doanh nghiệp ngành dịch vụ đạt 1.429.583 đồng. Năm 2003
doanh nghiệp ngành Nông lâm, ngư nghiệp đạt 939.833 đồng, tăng 23,1% so
với năm 2002; doanh nghiệp ngành công nghiệp, xây dựng đạt 1.502.750 đồng,
tăng 15,5% so với năm 2002; doanh nghiệp ngành dịch vụ đạt 1.555.660 đồng,
tăng 8,8% so với năm 2002.
- Nhà nước quy định nguyên tắc để các doanh nghiệp xây dựng thang
lương, bảng lương phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp đã có tác dụng thúc đẩy xác định tiền lương theo giá thị trường.
- Thang lương, bảng lương được phân biệt cho từng loại lao động, gắn với
các chức danh, công việc và khuyến khích một bước người lao động nâng cao
trình độ chuyên môn kỹ thuật.
319
- Nhà nước giao toàn quyền cho các công ty trong việc trả lương, trả
thưởng cho người lao động đã tạo điều kiện để các công ty sắp xếp lại lao động,
đào tạo, sử dụng lao động một cách hợp lý, trả lương, tiền thưởng cho người lao
động theo chất lượng, kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, gắn tiền lương, thu
nhập với năng suất, chất lượng và hiệu quả. Do đó, từng bước khắc phục được
tính bình quân, khoảng cách chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa người có
tiền lương, thu nhập cao nhất và thấp nhất trong doanh nghiệp Nhà nước trước
đây từ 3-4 lần thì nay được mở rộng lên 5-6 lần, có công ty từ 12-14 lần. Tiền
lương trả cho lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đã được nâng lên
tương ứng với mức tiền công của lao động cùng loại trên thị trường lao động.
a2. Những mặt hạn chế của chính sách tiền lương đối với các công ty Nhà nước
- Nhà nước quy định hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương áp
dụng đối với công ty Nhà nước chưa thể hiện đúng vai trò là bảng giá nhân
công để trả lương cho người lao động, chưa phản ánh đúng quan hệ tiền lương
giữa các loại lao động trong công ty và không phù hợp với cơ chế thị trường.
Mức lương trong các thang lương, bảng lương được tính theo mức lương tối
thiểu chung do Nhà nước qui định chỉ chiếm 25% - 30% mức lương thực lĩnh
của người lao động, Do đó, dần dần đã làm mất tác dụng của mức lương theo
các thang lương, bảng lương. Mức lương này chỉ còn giữ vai trò quan trọng để
tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện các quyền
lợi khác theo pháp luật lao động quy định;
- Nhà nước chưa quy định nguồn trả lương của công ty phải xuất phát từ
giá trị mới tăng thêm. Điều này đã làm cho mối quan hệ giữa tiền lương với
hiệu quả và năng suất lao động còn có bất cập, thể hiện phần nào ở số liệu sau
đây:
+ Theo số liệu tổng hợp của các cơ quan chức năng cho thấy, 1 đồng tiền
lương của công ty Nhà nước làm ra 0,7 đồng lợi nhuận, trong khi đó doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì 1 đồng tiền lương làm ra 2,3 đồng lợi
nhuận;
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty Nhà nước chỉ bằng 1/3 so với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức lãi bình quân chỉ bằng 1/6 mức lãi
320
bình quân của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Mức tăng tiền lương bình quân năm 2000 là 16%, trong khi năng suất
lao động bình quân tăng 13,9%; năm 2001, tiền lương bình quân tăng 11%,
năng suất lao động bình quân tăng 1,3%; năm 2003, tiền lương bình quân tăng
16%, năng suất lao động bình quân tăng 11%.
- Mặc dù Nhà nước đã giao quyền chủ động cho công ty trong việc trả
lương, trả thưởng. Tuy nhiên, hiện nay các công ty Nhà nước chủ yếu vẫn trả
lương, trả thưởng trên cơ sở các hệ số lương theo thang lương, bảng lương
mang tính chất bình quân, chưa phản ánh đầy đủ chất lượng lao động, hiệu quả
công việc.
Điều này dẫn đến mức độ chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại
lao động trong công ty không lớn, chưa khuyến khích người có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi. Tiền lương trả cho loại lao động này thấp hơn
so với mức tiền công trên thị trường lao động, dẫn đến tình trạng khó thu hút
lao động chuyên môn, kỹ thuật cao vào khu vực Nhà nước.
b. Mặt tích cực và tồn tại của chính sách tiền lương đối với doanh nghiệp FDI
và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp:
b1. Mặt tích cực:
- Nhà nước quy định mức lương tối thiểu theo vùng nhằm bảo vệ mức
sống tối thiểu của người lao động dưới tác động của các yếu tố chỉ số giá sinh
hoạt, điều kiện lao động... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lựa chọn được
vùng đầu tư phù hợp với khả năng tài chính, công nghệ của mình và nguồn tài
nguyên phong phú của đất nước. Quy định này trong giai đoạn đầu phù hợp với
thực tế, các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp đều cơ bản thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Theo số liệu điều tra 1313 doanh nghiệp, năm 2003 có 3,1% doanh nghiệp
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu từ 180.000
đến dưới 290.000 đồng; 2,3% doanh nghiệp bằng mức lương tối thiểu 290.000
đồng; 94,6% doanh nghiệp cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Năm 2004, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu khoảng
350- 400 nghìn đồng/ tháng.
321
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2003 có 4,7% doanh
nghiệp thực hiện dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại Quyết
định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH; năm 2004 các doanh nghiệp đều áp dụng
mức lương tối thiểu bằng và cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy
định.
- Nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp các khu vực này tự
xây dựng thang lương, bảng lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao
động của doanh nghiệp và cơ chế thị trường. Giữa mức lương qui định trong hệ
thống thang lương, bảng lương với mức lương ghi trong hợp đồng và tiền lương
thực trả không có khoảng cách lớn như ở trong doanh nghiệp Nhà nước.
Theo số liệu thống kê, báo cáo của các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp
hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường xây dựng các mức lương theo bảng
lương có các mức lương cao dùng để trả cho lao động có trình độ chuyên môn -
kỹ thuật cao, tay nghề giỏi nhằm giữ và thu hút lao động “chất xám” từ các
doanh nghiệp Nhà nước, phân biệt rõ theo loại lao động. Tiền lương bình quân
của viên chức quản lí doanh nghiệp cao gấp 1,83 lần so với tiền lương bình
quân của lãnh đạo các phòng, ban; gấp 1,59 lần tiền lương bình quân của cán bộ
nghiệp vụ, kỹ thuật; gấp 5 lần tiền lương bình quân của lao động trực tiếp.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương bình quân
của Tổng giám đốc, Giám đốc gấp khoảng 6,25 lần tiền lương bình quân của
trưởng phó phòng, gấp 12,5 lần tiền lương bình quân của viên chức chuyên
môn, nghiệp vụ và gấp 35,71 lần tiền lương bình quân của lao động trực tiếp
sản xuất, kinh doanh.
- Nhìn chung, tiền lương trong các doanh nghiệp đã đạt được mức độ nhất
định việc thực hiện phân phối theo quan hệ thị trường; gắn tiền lương, thu nhập
với năng suất, chất lượng và hiệu quả. Cơ chế phân phối từng bước nâng cao
được tác dụng khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và
sử dụng lao động hiệu quả. 
- Cơ chế trả lương của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp hoạt động
theo Luật doanh nghiệp đã có tác động khuyến khích thu hút những người có
tay nghề cao, kỹ thuật giỏi trên thị trường lao động, động viên khích lệ họ nâng
322
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao tay nghề để nâng cao năng suất
lao động, tiền lương của người lao động được nâng lên.
b2. Những mặt tồn tại:
- Chính sách tiền lương của Nhà nước chưa có cơ chế điều tiết quan hệ
giữa các ngành theo mức độ phức tạp lao động của ngành (chưa quy định mức
lương tối thiểu ngành). Dẫn đến doanh nghiệp ký Hợp đồng lao động với người
lao động không có sự khác biệt về tiền lương giữa các ngành. 
- Nhà nước quy định các nguyên tắc xây dựng, đăng ký thang lương bảng
lương nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể việc xây dựng, trong khi đó các doanh
nghiệp này phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có cán bộ am hiểu về
xây dựng thang lương, bảng lương. Hệ thống thang, bảng lương trong khu vực
tư nhân thiếu vắng trong các doanh nghiệp, do đó thiếu căn cứ để trả lương,
tăng lương, nâng lương cho người lao động;
- Việc quy định khác biệt về mức lương tối thiểu cho các khu vực doanh
nghiệp dẫn đến sự bất bình đẳng trong kinh doanh, hạn chế sự hoạt động của thị
trường lao động.
- Nhà nước còn thiếu cơ chế, thông tin quản lý tiền lương trong các loại
hình doanh nghiệp này; các biện pháp chế tài của Nhà nước chưa đủ mạnh để
buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về
tiền lương, dẫn đến quyền và lợi ích của người lao động về tiền lương chưa
được đảm bảo đầy đủ, đặc biệt là trong trả lương làm thêm giờ, lương ngừng
việc, tiền lương của lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm...
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tiền lương- tiền công PGS. TS Nguyễn Tiệp - TS Lê Thanh Hà,
NXBLĐXH- 2003.
2. Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung 2002)
323
3. Các văn bản quy định về chế độ tiền lương năm 2004 tập I, II, III- NXB Hà
Nội, 2004.
4. Hệ thống văn bản pháp luật về chế độ tiền lương mới trong khu vực hành
chính sự nghiệp, NXB Lao động, 2005.
5. Các văn bản quy định về chế độ tiền lương - bảo hiểm xã hội năm 2004,
NXBLĐXH 2005.
6. Chính sách tiền lương mới thực hiện tháng 10/2004, tập I, II- NXB Tài
chính, 2005.
7. Các văn bản về Lao động- TBXH ban hành năm 2005, NXBLĐXH, 2005.
8. Giáo trình Kinh tế lao động- PGS. TS Phạm Đức Thành và TS. Mai Quốc
Chánh chủ biên. NXB Giáo dục, 1998.
9. Giáo trình kinh tế lao động (dùng cho sinh viên không chuyên ngành kinh
tế lao động)- TS. Mai Quốc Chánh, TS. Trần Xuân Cầu, NXBLĐXH,
2000.
10. Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, Nguyễn Tấn Thịnh, Đại
học Bách khoa Hà Nội, NXBLĐXH, 2003.
11. Luận cứ khoa học cho việc xây dựng đề án tiền lương mới. Đề tài cấp Nhà
nước. Chủ nhiệm đề tài TS. Lê Duy Đồng, Hà Nội, 2001.
12. Luận cứ khoa học cho việc xây dựng đề án tiền lương mới của Lực lượng
vũ trang. Đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho
việc xây dựng đề án tiền lương mới”. Chủ nhiệm Đại tá, TS. Nguyễn Hữu
Cảng, Hà Nội, 1999.
13. Phương hướng và bước đi của tiền lương tối thiểu và quan hệ tiền lương
trong các khu vực thời kỳ 2001- 2005. Kỷ yếu hội thảo. Sầm Sơn, 7/2001.
14. Quy chế trả lương, trả thưởng, NXB Giáo dục năm 2004.
15. Quy chế trả lương theo hệ số chức danh và công việc cho công nhân viên
chức Xí nghiệp in bao bì và phụ liệu thuốc lá. Phân viện Khoa học Lao
động và các vấn đề xã hội. Tp. Hồ Chí Minh, 7/2000.
16. Quy chế trả lương và phụ cấp cho công nhân viên chức của công ty Bia Hà
Nội. Viện khoa học Lao động và các vấn đề xã hội. Hà Nội, tháng 8/1997.
324
17. Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương và quy chế trả lương theo chế độ
tiền lương mới. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, NXBLĐXH, 2005.
18. Hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương theo chế độ tiền lương mới. Viện
nghiên cứu và đào tạo về quản lý, NXBLĐXH, 2006.
19. Tập bài giảng Bồi dưỡng nghiệp vụ tiền lương. Vụ tiền lương, Bộ Nội vụ.
Hà Nội, 8/2003.
20. Tiền lương trong thời kỳ chuyển đổi ở Việt Nam (2 tập). Tài liệu toạ đàm.
Tổ chức Lao động Quốc tế- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Hà Nội,
28/6- 30/6/1999.
21. Đề tài Cấp Bộ “Xác định những nguyên tắc cơ bản xây dựng thang lương,
bảng điểm, định mức lao động trong các doanh nghiệp”. Chủ nhiệm đề tài
TS. Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ tiền lương- tiền công, 2003.
22. Đề tài Cấp Bộ “Xác định mức lương tối thiểu trong thời kỳ 2006- 2010 và
các biện pháp giám sát để điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp với phát
triển kinh tế xã hội, với thị trường lao động”. Chủ nhiệm đề tài Hoàng
Minh Hào, Phó Vụ trưởng Vụ tiền lương- tiền công, 2003.
23. Tài liệu Hội thảo chính sách tiền lương trong tiến trình hội nhập, Bộ
LĐTBXH- Tổ chức Lao động quốc tế- Chương trình phát triển Liên Hợp
Quốc, Hà Nội 9/2005.
24. Tài liệu Toạ đàm về định hướng chính sách phát triển quan hệ lao động
lành mạnh, Bộ LĐTBXH- Tổ chức Lao động quốc tế, Hà Nội 10/2005.
25. Tài liệu Hội thảo quốc gia về tiền lương, năng suất và quan hệ lao động,
Chương trình hợp tác ASEAN- Nhật Bản về quan hệ lao động, Tp. Hồ Chí
Minh, 3/2006.
26. Vấn đề phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. NXB
Thống kê, 2003.
325

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_doanh_nghiep_vua_va_nho_quan_tri_lao_don.pdf