Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị doanh nghiệp
Khái niệm tổ chức
Tổ chức đi từ đơn giản đến phức tạp, từ những tập thể không chính thức, những
nhóm lâm thời, đến những tổ chức có cơ cấu bộ máy quản trị chặt chẽ. Tổ chức đầu tiên
xuất hiện trong quân đội, tôn giáo. Ngày nay, tổ chức xuất hiện trong mọi lĩnh vực xã
hội, chính trị, tôn giáo, kinh tế. Xã hội ngày nay được coi là xã hội của các tổ chức và tổ
chức là nguồn sức mạnh của xã hội.
Vậy, thế nào là một tổ chức? Có nhiều định nghĩa tổ chức khác nhau. Tuy nhiên,
có thể nêu ra một số định nghĩa cơ bản sau đây:
- Tổ chức là một nhóm người mà một số hoặc tất cả các hoạt động của họ được
phối hợp với nhau.
- Tổ chức:
Là sự hướng về mục tiêu, trong đó con người có mục đích để theo đuổi.
Là con người làm việc chung với nhau trong tập thể.
Là hệ thông khoa học kỹ thuật, trong đó con người sử dụng kiến thức và kỹ thuật.
Là sự sắp xếp các hoạt động theo hệ thống cơ cấu, tức là con người cùng nhau làm
việc.
- Tô chức là sự tập hợp nhiều người cùng tham gia vào một nỗ lực có hệ thống để
sản xuất ra hàng hoá hoặc một hành động.
- Tổ chức là sự tập hợp nhiều người một cách có hệ thống để hoàn thành những
mục tiêu cụ thể.
-Tổ chức là một hệ thống các hoạt động hay tác động có ý thức của hai hay nhiều
người.
Các định nghĩa trên đều nhấn mạnh đến vai trò của mỗi người và sự phối hợp, hợp
tác giữa những con người trong tổ chức. Điều đó có nghĩa là tổ chức phải được xem xét
trong một hệ thống, tức là xem xét mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố thành tố, từng bộ
phận với hệ thống tổ chức, giữa hệ thống này với hệ thống khác. .
Các tổ chức trong thực tế chỉ là các hệ thống cục bộ. Mỗi tổ chức là một bộ phận
của tổ chức lớn hơn và phức tạp hơn. Mỗi tổ chức được tạo thành bởi nhiều đơn vị nhỏ
khác nhau, mỗi đơn vị tự nó đã là một tổ chức. Hơn nữa, hệ thống (tổ chức) phải được
xét như là một tổng thể.
Theo nguyên tắc “tính trội” của hệ thống, một tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn
của tổng số các bộ phân của nó. Vấn đề không phải là hoạt động của các cá nhân và bộ
phân mà là của một hệ thống tổ chức nhất định.
Vì vậy, quản trị tổ chức không phải chỉ là công việc của tổ chức mà là công việc
chuyên môn nhầm duy trì hoạt động của tổ chức.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quản trị doanh nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Trình độ: Cao đẳng Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ Mã môn học: MH 19 Năm 2017 Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công thì phải hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, điều này tùy thuộc nhiêu vào việc quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất tiềm nâng và cơ hội để thực hiện những hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội. Nhằm giúp cho người đọc có cách nhìn toàn diện vê quản trị doanh nghiệp, chương này sẽ giới thiệu những vấn đề tổng quát về Doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp và các giai đoạn phát triển của khoa học quản trị doanh nghiệp; những quan điểm tiếp cận và các trường phái ứng dụng trong quản trị Doanh nghiệp. I. DOANH NGHIỆP LÀ MỘT TỔ CHỨC CHẶT CHẼ 1. Khái niệm tổ chức Tổ chức đi từ đơn giản đến phức tạp, từ những tập thể không chính thức, những nhóm lâm thời, đến những tổ chức có cơ cấu bộ máy quản trị chặt chẽ. Tổ chức đầu tiên xuất hiện trong quân đội, tôn giáo. Ngày nay, tổ chức xuất hiện trong mọi lĩnh vực xã hội, chính trị, tôn giáo, kinh tế. Xã hội ngày nay được coi là xã hội của các tổ chức và tổ chức là nguồn sức mạnh của xã hội. Vậy, thế nào là một tổ chức? Có nhiều định nghĩa tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, có thể nêu ra một số định nghĩa cơ bản sau đây: - Tổ chức là một nhóm người mà một số hoặc tất cả các hoạt động của họ được phối hợp với nhau. - Tổ chức: Là sự hướng về mục tiêu, trong đó con người có mục đích để theo đuổi. Là con người làm việc chung với nhau trong tập thể. Là hệ thông khoa học kỹ thuật, trong đó con người sử dụng kiến thức và kỹ thuật. Là sự sắp xếp các hoạt động theo hệ thống cơ cấu, tức là con người cùng nhau làm việc. - Tô chức là sự tập hợp nhiều người cùng tham gia vào một nỗ lực có hệ thống để sản xuất ra hàng hoá hoặc một hành động. - Tổ chức là sự tập hợp nhiều người một cách có hệ thống để hoàn thành những mục tiêu cụ thể. -Tổ chức là một hệ thống các hoạt động hay tác động có ý thức của hai hay nhiều người. 2 Các định nghĩa trên đều nhấn mạnh đến vai trò của mỗi người và sự phối hợp, hợp tác giữa những con người trong tổ chức. Điều đó có nghĩa là tổ chức phải được xem xét trong một hệ thống, tức là xem xét mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố thành tố, từng bộ phận với hệ thống tổ chức, giữa hệ thống này với hệ thống khác. . Các tổ chức trong thực tế chỉ là các hệ thống cục bộ. Mỗi tổ chức là một bộ phận của tổ chức lớn hơn và phức tạp hơn. Mỗi tổ chức được tạo thành bởi nhiều đơn vị nhỏ khác nhau, mỗi đơn vị tự nó đã là một tổ chức. Hơn nữa, hệ thống (tổ chức) phải được xét như là một tổng thể. Theo nguyên tắc “tính trội” của hệ thống, một tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn của tổng số các bộ phân của nó. Vấn đề không phải là hoạt động của các cá nhân và bộ phân mà là của một hệ thống tổ chức nhất định. Vì vậy, quản trị tổ chức không phải chỉ là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn nhầm duy trì hoạt động của tổ chức. Ngoài ra, còn một số định nghĩa khác về tổ chức như sau: - Tổ chức bộ máy là thiết kế các bộ phận quản lý, xác định các mối quan hệ về nhiệm vụ và quyền hành giữa các cá nhân và các bộ phận quản lý của tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức. - Tổ chức là sự phối hợp ý chí hành động của một số người nhằm hoàn thành những mục tiêu chung, cụ thể thông qua sự phân chia công việc, nhiệm vụ vầ cấp bậc quản trị. Vậy, có thể nêu khái niệm tổng quát về tổ chức như sau: Tổ chức là một tập hợp nhiều người mang tính chất tự giác có ý thức về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm thực hiện mục tiêu chung cụ thể. Từ khái niệm này có thể thấy tổ chức là một phạm trù rộng, bao gồm cả trường học, bệnh viện, tiệm ãn, khách sạn, doanh nghiệp... Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức, nhưng chung quy lại có thể nêu lên đặc điểm chung của tổ chức như sau: - Một tổ chức phải có nhiều người; - Những người tham gia vào tổ chức với ý thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân và cả tập thể; - Cùng thực hiện những mục tiêu chung, cụ thể; Trên cơ sở định nghĩa tổ chức, có thể định nghĩa quản trị tổ chức như sau: Quản trị tổ chức là quán trị những hoạt động phát sinh từ sự tập hợp tự giác của một nhóm người một cách có ỷ thức nhằm hoàn thành mục tiêu chung cụ thể. Như vậy, tổ chức là một thực thể tồn tại có mục tiêu riêng phải hoàn thành, có đời sống và hoạt đông riêng của nó để có thể tồn tại và phát triển. 3 Quản trị tổ chức là sự duy trì và thúc đẩy hoạt động của tổ chức nhằm bảo đảm sự tồn tại và vận hành của tổ chức đó hướng vào thực hiện mục tiêu. Quản trị tổ chức là sự chỉ huy theo một nghĩa hẹp. Một dàn nhạc là một tổ chức. Nhưng dàn nhạc không chơi được và cũng không tồn tại được nếu không có người chỉ huy. Chỉ huy và t ... cầu có sự biến động, trong đó thời gian gần nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa thì ảnh hưởng càng nhỏ, ta dùng phương pháp bình quân di động thích hợp. Phương pháp bình quân di động, dùng kết quả trên cơ sở thay đổi liên tục khoảng thời gian trước đây cho dự báo giai đoạn tiếp theo. Chẳng hạn, bình quân di động 3 quý có nghĩa là dự báo quý sau theo bình quân của ba quý trước đó trượt trên dòng thời gian liên tục khi giai đoạn dự báo trượt trên dòng thời gian đó. Ví dụ: Nhu cầu về máy điện thoại của công ty theo biểu dưới đây, dùng bình quân di động 3 quý để dự báo nhu cầu cho quý tới (năm 2009). Quý Số máy điện thoại thực tế bán được Dự báo nhu cầu bình quân 3 quý di động giản dơn 1 9.500 II 7.500 III 5.000 IV 7.000 (5000+7500+9500)73 = 7333 1 năm sau 8.120 (7000+5000+7500)73 = 6500 2 năm sau 9.250 (8120+7000+5000)73=6707 3 nănq sau 6.438 (9250+8120+7000)73=8123 4 năm sau 5.500 (6438+9250+8120)73=7936 6. Phương pháp bình quân di động có trọng sô Đây là phương pháp bình quân, nhưng có tính đến ảnh hưởng khác nhau của từng giai đoạn đến nhu cầu thông qua sử dụng các trọng số. (Trọng số trong giai đoạn n Nhu cầu theo bình quân _ (nhu cầu trong giai đoạn n) di động có trọng số - Tổng trọng số Trong công thức trên, tính chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng xác định được trọng số hợp lý. Ví dụ: Công ty Vật tư Bưu điện áp dụng mô hình dự báo bình quân di động 3 quý, trọng số mỗi quý như sau: Giai đoạn Trọng số áp dụng Quý trước 5 2 quý trước 3 3 quý trước 2 Tổng trọng số 10 Kết quả dự báo theo mô hình bình quân di động có trọng số 3 quý được thể hiện ở bảng sau: Quý Số máy điện thoại thực tế bán được Dự báo nhu cầu bình quân 3 quý di động giản đơn I 9.500 II 7.500 III 5.000 IV 7.000 (5000x5+7500x3+9500x2)710 = 6650 1 năm sau 8.120 (7000x5+5000x3+7500x2)710 = 6500 2 năm sau 9.250 (8120x5+7000x3+5000x2)710=6760 3 năm sau 6.438 (9250x5+8120x3+7000x2)710=8461 4 năm sau 5.500 (6438x5+9250x3+8120x2)710=7618 Việc áp dụng các phương pháp bình quân để dự báo se phát sinh các vấn đề sau: - Khi quan sát n tăng lên, khả năng san bằng các dao động tốt hơn, nhưng kết quả dự báo ít nhạy cảm hơn với những biến đổi thực tế của nhu cầu. - Dự báo thường không bắt kịp nhu cầu, không bắt kịp xu hướng thay đổi nhu cầu. - Đòi hỏi phải ghi chép số liệu đã qua rất cặn kẽ và phải đủ lớn mới giúp cho dự báo chính xác hơn. 7. Phương pháp san bằng sô mũ giản đơn Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp trên, công ty có thể sử dụng phương pháp san bằng số mũ để dự báo. Đây là phương pháp dễ sử dụng, cần ít số liệu trong quá khứ. Công thức cơ bản của san bằng số mũ được diễn tả như sau: F(1) - a (A(|_!) - F(l.ln Trong đó: F(t); Dự báo mới F(l ]): Dự báo của giai đoạn đã qua A(1.1): Nhu cầu thực trong giai đoạn đã qua a : Hệ số san bằng số mũ. Thực chất là dự báo cuối cùng bằng dự báo cũ cộng với khoảng chênh lệch giữa nhu cầu thực và dự báo của giai đoạn đã qua có điều chỉnh theo mức độ xu hướng cho phù hợp. Mô hình san bằng số mũ rất giản đơn, tuy nhiên công ty phải chú ý trong việc chọn hằng số san bằng số mũ a sao cho thích hợp để đạt được một dự báo chính xác. Để chọn được hệ số mũ a hợp lý cũng như để đánh giá mức độ chính xác của dự báo cần so sánh giữa giá trị dự báo với giá trj của nhu cầu thực tế. Sai số của dự báo tính như sau: Sai số dự báo = Nhu cầu thực - Dự báo = A, - F(t) Ngoài ra, để đánh giá mức sai lệch tổng thể của dự báo, người ta còn dùng độ lệch chuẩn tuyệt đối trung bình MAD: n [Các sai số dự báo] n— 1 MAD =------------------- --------------- Chọn hằng số san bằng số mủ của MAD nhỏ nhất để dự báo. Ví dụ: Áp dụng phương pháp dự báo nhu cầu theo quý cho năm 2009 và 2010 bằng phương pháp san bằng số mũ giản đơn. Với nhu cầu thực quý I nãm 2009. Quý Nhu cẩu thực Dự báo nhu cầu binh quân 3 quỷ di động giản đơn Sai sổ dự báo Nhu cẩu dự báo vởi........... Sai sô dự báo 1 9,500 9.500 0 9500 0 II 7.500 9500+0,1 (9500- 95001=9500 -2000 9500+0,9(9500-9500)= 9500 -2000 III 5.000 9500+0,1(7500- -4300 9500+0,9 (7500-9500)= -2700 IV 7.000 9300+0,1(5000- -1870 7700+0,9(5000-7700)= 1730 1 nãm 8.120 8870+0,1(7000- -563 5270+0,9(7000-5270)= 1293 2 năm 9.250 8683+0,1(8120- -623,3 6827+0,9(8120-6827)= 1259,3 3 năm 6.438 8626,7+0,1(9250- 2251 7990,7+0,9(9250-7990,7)= 9124 -2686 4 năm sau 5.500 8689+0,1(6438- 86891=8464 2964 9124+0,9(6438-9124)= 6706, í -1206,5 Xlsaisốl 14571,3 , MADa=Oi| =------------------ = -fr— = 1821,4 x_ s sai số I MADa _ 0 9 = Z So sánh 2 kết quả trên ta khẳng định dự báo với a = 0,9 chính xác hơn a = 0,1. Do đó, công ty nên chọn a = 0,9 làm hệ số san bằng số niũ để dự báo nhu cầu về máy điện thoại cho các quý của nãm 2009 và 2010. 8. Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng Phương pháp san bằng số mũ đơn giản không phản ánh được XI hướng. Để phản ánh tốt hơn xu hướng vận động của nhu cầu, công ty có thé sử dụng mô hình san bằng số mũ ở trên và điều chỉnh mô hình dự báo làm tăng lên hoặc giảm đi theo xu hướng của nhu cầu cho phù hờp hơn. Công -hức như sau: FIT, = F, + T, Trong đó: F,: dự báo theo san bằng số mũ giản đơn cho giai đoạn t Fu dự báo theo san bằng số mũ giản đơn giai đoạn trước đó.' Tt: Hiệu chỉnh theo xu hướng cho giai đoạn tính theo công thức: T • T.! + PHYFH) T{,.n: Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t-1 ' 12874,8 - 8 = 1608,25 3 : Hệ số san bằng xu hướng Để kiểm nghiệm xem dự báo theo san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướn£ tốt hơn ta vẫn kiểm soát bằng việc dùng chỉ tiêu độ lệch tuyệt đối trung bình MAD. Ví dụ: Trở lại ví dụ trên, ta lập bảng dự báo theo san bằng số mũ có điều chỉnh theo xu hướng p - 0,1 và ơ = 0,9. Quý Nhu cầu thực Dự báo Dự báo nhu cầu bình quân 3 quỷ diđộng giản đơn Dự báo có xu hướng FITt = Ft + Tị Độ lệch tuyệt đối 1 9.500 9500 0 9500+0=9500 0 II 7.500 9500 0+0,1(9500-9500)=9500 9500+0=9500 0 III 5.000 7700 0+0,1(7700-9500)=-180 7700-180=7520 2520 IV 7.000 5270 -189+0,1(5270-7700)=423 5270-423=4847 2153 1 năm sau 8.120 6827 -423+0,1(6827-5270)=267,3 6827-267,3=6559,7 1560,3 2 năm sau 9.250 7990,7 -267,3+0,1(7990-76827)=- 150,9 7990,7-150,9=7839,8 1410,2 3 năm sau 6.438 9124 -150,9+0,1(9124-7990,7)=- 36,7 9124-37,6=9088,4 2648,4 4 năm sau 5.500 6760,5 -37,6+0,1(6706,5- 9124)=279,3 6706,9-279,3=6427,6 927,6 _____ 11219,5 . MAD = = 1402,4 8 MAD..,.. <MAD,......... Ta thấy MAD 1402,4 < 1608,25 So sánh 2 kết quả trên ta khẳng định dự báo bằng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh theo xu hướng chính xác hơn dự báo bằng phương pháp san bằng số mũ đơn giản. 9. Phép hoạch định theo xu hướng Phép hoạch định theo xu hướng giúp công ty dự báo nhu cầu trong tương lai dựa trên một tập hợp các dữ liệu có xu hướng trong quá khứ. Kỹ thuật này tìm cách vẽ một đường sao cho phù hợp với các số liệu đã qua rồi dựa vào đường dự báo nhu cầu của giai đoạn tiếp theo xu hướng của các giai đoạn thống kê thu được. Có thể dùng nhiều phương trình để diễn tả xu hướng (hàm bậc 1, hàm bậc 2, hoặc hàm số mũ cao hơn), phương pháp bình phương tối thiểu vạch một đường thẳng đi qua các số liệu sẵn có sao cho tổng bình phương các khoảng cách từ số liệu đo đến đường vừa vạch ra theo hướng trục y là nhỏ nhất. Phương trình đường thẳng có dạng: Y = a+ bt Trong đó: Y: Nhu cầu tính theo giai đoạn t. t: Giai đoạn thứ t tính một năm nào đó. n: Số điểm các số liệu quan sát được. n ^Yt - n "ỸT b ■ ; a - Y - b. t n D2 - n=l Trong đó: ỄY, Ềt, Ví dụ: Số liệu thống kê cho biết số máy điện thoại công ty bán được trong giai đoạn từ 2004 - 2008. Ta dự báo nhu cầu cho năm 2009. Năm Số máy điện thoại đã bán 2004 83.000 2005 75.000 2006 50.000 2007 36.000 2008 30.000 206 Ta có bảng sau: Năm Giai đoạn thứ t Nhu cầu máy điện thoại (Y) t2 ty 2004 1 83.000 1 83.000 2005 2 75.000 4 150.000 2006 3 50.000 9 150.000 2007 4 36.000 16 144.000 2008 5 30.000 25 150.000 s Xy = 274.000 D It.y = 677.000 Do đó, phương trình xu hướng là y = a + bt = 98.300 - 14.500 X t. Với t = 6; y = 98.300 - 6 X 14.500 = 11.300 máy. Với nhu cầu điện thoại của công ty vào năm 2009 là 11.300 máy. Lựa chọn đúng mô hình dự báo định lượng kết hợp với đánh giá lại bàng phương pháp định tính (phương pháp chuyên gia, phương pháp lấy ý kiếr lực lượng bán hàng) sẽ giúp cho các con số dự báo của còng ty sát với tình hình thực tế, hạn chế tối đa các rủi ro trong kinh doanh. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH QƯẢN TRỈ DOANH NGHIỆP Trong khuôn khổ của việc hoạch định một chương trình quản trị doanh ngh ộp, nội dung tổ chức thực hiện đề cập 3 vấn đề như sau: 1. Xác định mức độ ảnh hưởng đến các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh, ở từng lĩnh vực kinh doanh sẽ có những sự cố tie động nhất định, việc liệt kê và dự tính trước các sự cố đó là bước đầu 207 tiên cần thiết để tổ chức thực hiện. Các lĩnh vực quản trị * Lĩnh vực vật tư Mua sắm vật tư Bảo quản kho vật tư Quản lý vật tư * Lĩnh vực sản xuất Các thời hạn thực hiện Tận dụng công suất Bảo đảm chất lượng * Lĩnh vực marketing Chuẩn bị cho sản xuất Xây dựng giá cả Thực hiện tiêu thụ * Lĩnh vực nhân sự Bố trí nhân công không đúng chỗ Phát triển nhân viên Thái độ của nhân viên * Tài chính kế toán Tổ chức hoạt động tài chính Kế toán Xây dựng các bảng tổng kết * Nghiên cứu và phát triển Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu mới Thẩm định * Tổ chức và nhân sự Tổ chức bộ máy Tổ chức điều hành Tổ chức các dự án Xử lý các dữ liệu * Lĩnh vực hành chính, pháp lý 208 Các sự cố thường gặp Quyết định thời gian mua Mất mát Lỗi trong giao nhận Gián đoạn do “các bệnh tật” Sự cố máy móc Lỗi của nguyên vật liệu Thiếu các ý tưởng, phương án Bị sức ép từ chi phí Lỗi trong các dự đoán Hạn chế do đào tạo Khó khăn trong đào tạo, đánh giá nhân viên Thường không hài lòng Có vấn đề ra quyết định Lỗi trong sổ sách chừng từ Thiếu số liệu (thông tin) Thiếu thông tin Thiếu ý tưỏng Không chặt chẽ Gặp vấn đề về quyền hạn Quá nhiều việc sự vụ Vấn đề về nhóm thực hiện Thiếu thống nhất Nhận thức pháp lý Thường không đạt yêu cầu Tổ chức nghiệp vụ hành chính Rườm rà, giấy tờ. Nhận biết sơ lược các sự cố trên từng lĩnh vực để có cách nhìn toàn diện cho việc quản trị là rất cần thiết, đặc biệt đối với cấp quản trị cao cấp. Ngoài ra, một số sự cố rất hay gặp trong lĩnh vực điều phối hoạt động giữa các lĩnh vực trong doanh nghiệp là vấn đề phân phối các nguồn lực. 2. Các giải pháp đối phó và điều chỉnh bằng các kỹ năng quản trị Các quản trị viên cần thiết phải có đầy đủ các kỹ năng quản trị và biết sử dụng các kỹ nàng đó để xử lý các vấn đề phát sinh. a) Các kỹ năng cần có: Kỹ năng thông tin và kiểm tra Kỹ năng kế hoạch và quyết định Kỹ năng tổ chức Kỹ năng tâm lý học Kỹ năng phối hợp thông tin Kỹ năng dự đoán.. b) Vận dụng các kỹ năng. Có thể mô tả việc vận đụng các kỹ năng tương ứng với các vấn đề phát sinh ở bảng sau: Các vấn để phát sinh Các kỹ năng vận dụng -Thiếu hụt, lỗi nguyên vật liệu - Vấn đé thiếu thống nhất - Lỗ trong dự đoán - Sức ép chì phí - Phối hợp thời gian - Thiếu ý tưởng - Quà nhiều việc - Vấn đê quyển hạn - Kỹ năng kiểm tra - Kỹ năng phối hợp thông tin - Kỹ năng dự đoán - Thanhh toán, kiểm tra lại các khoản chi phí - Kỹ năng kế hoạch - Kỹ năng sáng tạo - Kỹ năng uỷ quyén - Kỹ năng tổ chức 3. Các công cụ quản trị trong tổ chức thực hiện hoạch định chương trình quản trị doanh nghiệp. Ở tất cả các cấp quản trị trong doanh nghiệp, việc sử dụng các công cụ quản trị mang lại một giá trị to lớn. 204 Các công cụ cơ bản cần sử đụng gồm: Công cụ có tính chất pháp lý: Những điều khoản có tính chất pháp lý thường được thể hiện trong hợp đồng lao động, nó là cơ sở quan trọng để xử lý mối quan hệ công tác trong quá trình làm việc. Công cụ khuyến khích: Sử dụng công cụ khuyến khích đúng quyỉn hạn và đúng thực tế là điều cần lưu ý đối với quản trị viên. Công cụ thông tin: Các quản trị viên phải có đầy đủ thông tin irưi nhất về mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó các cu>c họp các cấp quản trị là những công cụ quản trị không thể thiếu được trong doanh nghiệp. Công cụ điều chỉnh: Đề cập đến điểu chỉnh thái độ và lợi ích củì cộng sự để hướng tới thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Công cụ đánh giá: Điều quan trọng ở đây là phải xây dựng được các cơ sở đánh giá thống nhất về kết quả hoạt động của từng lĩnh vực cũng như toàn bộ doanh nghiệp. 4. Kiểm tra và đánh giá Đánh giá ở đây được hiểu chủ yếu dưới giác độ xem xét và so sánh những kết quả đã đạt được trên thực tế so với những mục tiêu đã đề rr: “sẽ” và “đã”. Trước hết, sự đánh giá là tiền đề để bảo đảm sự ăn khớp giữa mục tiêu đề ra và thực tế đạt được. Sau nữa, chính hoạt động kiểm tra, đanh giá đòi hỏi phải có những chỉ tiêu thống nhất chung, không chỉ cho kiểm soát mà ngay cả khi làm kế hoạch. Đó là: Chỉ tiêu cho từng cộng sự (ví dụ phải tăng doanh số bán ra lên 3%). Các chỉ tiêu cho từng nhóm (ví dụ khoán tăng sản lượng 300 cái. Các chỉ tiêu cho từng lĩnh vực. Chỉ tiêu cho toàn doanh nghiệp. Sự phân tích một cách thấu đáo phần chênh lệch giữa “sẽ” và ‘đã” là hoàn toàn cần thiết trong những trường hợp sự chênh lệch là quá lén hoặc không nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó. Xét cho cùng, toàn bộ việc phân tích chỉ ra những điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa đến cho lãnh đạo doanh nghiệp những cách thức giải quyết mới. Chính quá trình phân tích này dồng thời với việc tìm ra cách giải quyết trong chừng mực nhất định dẫn đến làm thay đổi cả chiến lược tổng thể cũng như mục tiêu, kế hoạch. 211 CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP CHƯƠNG 7 1. Tại sao có thể nói hoạch định là chức năng quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp ? 2. Hãy thử đặt ra mục tiêu mà bạn cho là cấp thiết và cần phải hoàn thành trong 6 tháng tới cho doanh nghiệp của bạn. Đối với mỗi mục tiêu đưa ra ba giả thiết để lựa chọn ? 3. tại sao phải thiết lập thứ tự ưu tiên đối với các mục tiêu khi tiến hành hoạch định ? 4. Giữa hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp có những điểm gì khác biệt? 5. Để có thể hoạch định một cách có hiệu quả cho doanh nghiệp cần phải chú trọng áp dụng những biện pháp gì ? 5. Những vướng mắc và hạn chế trong đổi mới công tác hoạch định của các doanh nghiệp ở Việt Nam ? Để có thể hoạch định có hiệu quả cần chú trọng áp dụng những biện pháp gì ? 7. Hoạch định và vai trò của hoạch định chương trình kinh doanh trong doanh nghiệp ? Tại sao hoạch định có thể không chính xác những vẫn có ich trong quản lý ? lấy ví dụ minh họa ? 8. Phân tích nội dung và vai trò của hoạch định mục tiêu của doanh nghiệp ? hoạch định mục tiêu có quan hệ gì với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vãn hóa doanh nghiệp ? 7. Các loại kế hoạch kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp ? Hãy so sánh và phân tích giữa chiến lược với ké hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 10. Những kịch bản phức tạp thường có lợi ích gì trong hoạch định kinh doanh ? 212
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_tri_doanh_nghiep_vua_va_nho_quan_tri_doanh_n.pdf