Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô

Để hiểu được nền kinh tế vận hành như thế nào, chúng ta hãy xem xét các thành

phần của nền kinh tế và sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần này. Trong nền kinh tế

giản đơn, các thành phần của nền kinh tế bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp và chính

phủ.

Hộ gia đình bao gồm một nhóm người chung sống với nhau như một đơn vị ra

quyết định. Một hộ gia đình có thể gồm một người, nhiều gia đình, hoặc nhóm người

không có quan hệ nhưng chung sống với nhau. Chẳng hạn, hai sinh viên cùng thuê trọ

một phòng.

Hộ gia đình là nguồn cung cấp lao động, tài nguyên, vốn và quản lý để nhận các

khoản thu nhập từ tiền lương, tiền lãi và lợi nhuận. Hộ gia đình cũng đồng thời là người

tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh sở hữu và điều hành các đơn vị kinh doanh

của nó. Đơn vị kinh doanh là một cơ sở trực thuộc dưới hình thức nhà máy, nông trại, nhà

bán buôn, bán lẻ hay nhà kho mà nó thực hiện một hoặc nhiều chức năng trong việc sản

xuất và phân phối sản phẩm hay dịch vụ.

Một doanh nghiệp có thể chỉ có một đơn vị kinh doanh, hoặc cũng có thể gồm

nhiều đơn vị kinh doanh. Trong khi đó, một ngành gồm một nhóm các doanh nghiệp sản

xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự nhau.

Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực như: nhà

máy, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, mặt bằng kinh doanh và các nguồn lực

khác. Các nhà kinh tế phân chia nguồn lực thành các nhóm:

- Tài nguyên là nguồ n lực thiên nhiên, “quà tặ ng củ a thiên nhiên”, tham gia

vào quá trình sản xuất, bao gồm: đất trồng trọt, tài nguyên rừng, quặng mỏ, nước, .

- Vốn hay còn gọi là đầu tư, nhằ m hỗ trợ cho quá trình sản xu ất và phân phối

sản phẩm. Chẳng hạn, công cụ máy móc, thiết bị, phân xưởng, nhà kho, phương tiện

vận tải, . vốn ở đây không phải là tiền, bản thân tiền thì không tạo ra cái gì cả trừ khi

tiền được dùng để mua sắm máy móc, thiết bị và các tiện ích phục vụ cho sản xuất thì

mới trở thành vốn.

- Lao động chỉ năng lực về trí tuệ và thể lực tham gia vào quá trình sản xuất

hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn, lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất,

bán hàng, .

- Quả n lý là khả nă ng đ i ề u hành doanh nghiệ p. Người quả n lý thực hiệ n

các cả i tiế n trong việc kết hợp các nguồn lực tài nguyên, vốn, lao động để tạo ra

hàng hóa và dịch vụ; đưa ra các quyết định về chính sách kinh doanh; đổi mới sản

phẩm, kỹ thuật, cải cách quản lý; người quản lý gắn trách nhiệm với các quyết định

và chính sách kinh doanh. Vì vậy, người quản lý cũng là người chịu rủi ro.5

Chính phủ là một tổ chức gồm nhiều cấp, ban hành các luật, qui định và vận hành

nền kinh tế theo một cơ chế dựa trên luật. Chính phủ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ

công cộng như: an ninh quốc phòng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giao thông,

giáo dục. Bằng cách thay đổi và điều chỉnh luật, qui định, thuế. Chính phủ có thể tác

động đến sự lựa chọn của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 260 trang baonam 8700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh tế vi mô
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH 
KINH TẾ VI MÔ
Trình độ: Cao đẳng
Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mã môn học: MH 26
Năm 2017
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo trình kinh tế học vi mô là tài liệu dùng trong giảng dạy và học tập dành cho sinh viên
năm thứ nhất khối ngành kinh tế. Tài liệu được biên soạn nhằm cung cấp cho bạn đọc nghiên
cứu các quy luật, nguyên lý kinh tế cơ bản, tiếp cận tư duy phân tích của một nhà kinh tế đối
với các sự kiện kinh tế thông qua các mô hình. Các chủ đề bao gồm: phân tích cung cầu; lý
thuyết lựa chọn tiêu dùng, lý thuyết sản xuất và chi phí, phân tích hành vi ra quyết định của
doanh nghiệp trong cấu trúc thị trường; phân tích chính sách công đối với các vấn đề như
thuế, thương mại quốc tế, ngoại ứng và hàng hóa công cộng.
Các nhà kinh tế thường tiếp cận các vấn đề trong nền kinh tế thông qua phân tích cung
cầu: bằng cách nghĩ về người mua và bán là các lực lượng cầu thành thị trường; mục tiêu và
những ràng buộc để phát triển các mô hình; mô tả các điều kiện cho cân bằng thị trường; và
giải pháp xác định cân bằng cũng như các thay đổi cân bằng thị trường khi có sự tác động
chính phủ vào thị trường. Với cách tiếp cận này, bạn đọc có thể dể dàng hiểu được sự vận
hành và tương tác của các lực lượng cấu thành thị trường, cơ chế giá cả và cách thức phân bổ
nguồn lực đối với các đặc tính thị trường khác nhau.
Với bạn đọc khi bắt đầu nghiên cứu kinh tế vi mô, không ai nói rằng đây là môn học dễ,
nhiều bạn đọc thậm chí cho rằng đây là môn học khó khăn nhất. Mặc dầu như vậy, nhưng hầu
hết các bạn có thể kiểm soát việc học tập của mình và chúng tôi đảm bảo rằng bạn có thể
thành công. Nhưng để nghiên cứu tốt môn học này đòi hỏi người học phải cam kết và kiên trì
với một kế hoạch học tập thích hợp; đọc tài liệu và nắm yêu cầu học tập trước khi đến lớp; đọc
thêm các tài liệu liên quan và tin tức kinh tế; liên kết nội dung bài học với các sự kiện kinh tế;
đặt câu hỏi phân tích và suy luận vấn đề.
Để hỗ trợ cho bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và ôn tập, tác giả đã liệt kê các khái
niệm và thuật ngữ quan trọng được in đậm trong giáo trình ở cuối mỗi chương. Các câu hỏi ôn
tập và chỉ dẫn tóm lược để hỗ trợ cho bạn đọc hệ thống hóa kiến thức và luyện tập mô hình
với một số vấn đề và ứng dụng. Ngoài ra, nhóm biên soạn lược dịch một số bài báo liên quan
đến các sự kiện kinh tế nổi bật. Điều này làm cho bạn đọc dể dàng liên kết lý thuyết với vấn
đề thực tiễn và điều quan trọng là trao dồi kỹ năng phân tích các vấn đề kinh tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn những tác giả trong các tài liệu mà tôi đã tham khảo trong quá
trình biên soạn giáo trình này. Nhân dịp này, lời cảm ơn xin được gởi đến các đồng nghiệp đã
tham gia biên soạn và đóng góp nhiều ý kiến quý giá. Sự thành công của giáo trình phải kể
đến sự ủng hộ của bạn đọc, những người luôn chia sẽ những ý kiến để tôi hoàn thiện giáo
trình.
Tác giả
Nguyễn Thị Diệu Linh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ...............................................1
NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN ............................................................1
BA VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN...................................................................1
NỀN KINH TẾ: TỔNG QUAN ......................................................................2
VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ................................5
KINH TẾ HỌC LÀ GÌ?.....................................................................................6
KINH TẾ HỌC................................................................................................6
KHOA HỌC VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ ...................................................7
KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ CHUẨN TẮC .....................................9
DOANH NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH..................................9
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP .....................................................................9
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH......................................................................10
KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ.............................................................................11
PHỤ LỤC: SỰ LỰA CHỌN VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI.........................................21
CHI PHÍ CƠ HỘI............................................................................................21
ĐƯỜNG CONG NĂNG LỰC SẢN XUẤT....................................................21
CHUYÊN MÔN HÓA VÀ THƯƠNG MẠI....................................................26
CHƯƠNG 2: CUNG CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG.......................................35
THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH .................................................................35
THỊ TRƯỜNG ................................................................................................35
CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ KHÔNG HOÀN HẢO .............................35
CẦU HÀNG HÓA.............................................................................................36
KHÁI NIỆM CẦU ................................. ... h kem hiệu quả, giá của bánh kem điều chỉnh cân đối cung và cầu và sự cân bằng
này cực đại hóa thặng dư người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy nhiên, như chúng ta đã bàn
luận trước đây, chúng ta không thể dựa vào thị trường để ngăn cản các nhà sản xuất nhôm khỏi
ô nhiễm không khí mà chúng ta đang thở. Người mua và người bán ở một thị trường điển hình
22
9
không quan tâm đến những ảnh hưởng bên ngoài của những quyết định của họ. Do vậy, những
thị trường hoạt động tốt khi hàng hóa đó là bánh kem và nó hoạt động tồi tệ khi hàng hóa đó là
không khí trong lành.
Khi nghiên cứu về những hàng hóa khác nhau trong nền kinh tế, thật là hữu hiệu khi phân
loại chúng theo hai đặc tính sau:
- Có phải là hàng hóa loại trừ không? Người khác có bị ngăn cản sử dụng hàng hóa
không?
- Có phải là hàng hóa công cộng không? Có phải sử dụng hàng hóa của một người này
làm giảm sự thưởng thức của người khác về hàng hóa đó không?
Sử dụng hai đặc điểm này, biểu đồ dưới đây phân chia hàng hóa thành 4 loại:
Đối thủ?
Có Không
Hàng hóa cá nhân
- Bánh kem
- Quần áo
-Đường thu phí bị tắc 
nghẽn
Độc quyền tự nhiên
- Phòng cháy, chữa cháy
-Truyền hình cáp
-Đường thu phí không bị
tắc nghẽn
Tài nguyên chung
- Cá ở đại dương
- Môi trường
-Đường không thu phí 
bị tắc nghẽn
Hàng hóa công cộng
-Tri thức
-Quốc phòng
-Đường không thu phí 
không bị tắc nghẽn
Hàng hóa cá nhân
Hàng hóa cá nhân là bao gồm cả “hàng hóa cạnh tranh và hàng hóa loại trừ”, chẳng hạn như
xem xét một cái bánh kem. Một bánh kem là hàng hóa loại trừ bởi vì không ai có thể ngăn cản
bạn cho một người khác thưởng thức. Một bánh kem là loại hàng hóa cạnh tranh bởi vì nếu
một người ăn bánh kem này thì người khác không thể ăn nó nữa. Hầu hết hàng hóa trong nền
kinh tế là hàng hóa cá nhân như những bánh kem. Khi chúng ta phân tích cung và cầu và tính
hiệu quả của thị trường, chúng ta giả thiết đơn giản rằng hàng hóa bao gồm cả loại trừ và cạnh
tranh.
Hàng hóa công cộng
23
0
Những hàng hóa công cộng không phải hàng hóa loại trừ hay cạnh tranh. Đó là người ta
không thể bị ngăn cản được việc sử dụng hàng hóa công cộng và sự thưởng thức của một
người này về hàng hóa công cộng không làm giảm đi sự thưởng thức của người khác về hàng
hóa đó. Chẳng hạn như, quốc phòng là một hàng hóa công cộng. Một khi quốc gia được bảo
vệ khỏi giặc ngoại xâm, nó không thể ngăn cản bất kỳ cá nhân nào khỏi việc tham gia vào lợi
ích của quốc phòng. Hơn nữa, khi một người quan tâm đến lợi ích quốc phòng, thì anh ta
không làm giảm lợi ích của người khác.
Tài nguyên chung
Những nguồn tài nguyên chung là hàng hóa cạnh tranh nhưng không phải là loại trừ. Chẳng
hạn như, cá ở đại dương là một hàng hóa cạnh tranh. Khi một người bắt cá, sẽ có ít cá hơn cho
người khác đánh bắt. Tuy nhiên, nó cũng là hàng hóa loại trừ bởi vì khó có thể ngăn cản người
đánh cá khi họ đánh bắt cá.
Độc quyền tự nhiên
Khi một hàng hóa là loại trừ nhưng không phải là cạnh tranh, nó là một ví dụ của hàng hóa
độc quyền tự nhiên. Hãy xem xét việc chống cháy trong một thị trấn nhỏ, bộ phận phòng
chống cháy có thể chỉ dập tắt lửa nhà đang cháy. Tuy nhiên, việc phòng chống cháy không
phải là hàng hóa cạnh tranh. Các đội chống cháy tốn nhiều thời gian chờ đợi một đám cháy, vì
vậy bảo vệ một thêm ngôi nhà thì không thể giảm đi sự bảo vệ sẵn có cho các ngôi nhà khác.
Nói cách khác, một lần một thị trấn phải trả cho cục phòng cháy chữa cháy một chi phí phụ
thêm cho việc bảo vệ thêm một ngôi nhà nhỏ. Trong chương 7, chúng ta cho một định nghĩa
đầy đủ hơn về độc quyền tự nhiên và nghiên cứu chúng khá chi tiết.
Trong chương này chúng ta xem xét hàng hóa không phải là hàng hóa loại trừ và vì vậy nó
có sẵn cho mọi người và miễn phí: những hàng hóa công cộng và những nguồn tài nguyên
chung. Như chúng ta đã thấy, chủ đề này có liên hệ rất gần với việc nghiên cứu những yếu tố
bên ngoài. Đối với cả những hàng hóa công cộng và những nguồn tài nguyên chung, những
yếu tố bên ngoài phát sinh bởi vì một phần giá trị không có giá đính kèm. Nếu một người đã
cung cấp hàng hóa công cộng, như quốc phòng, thì người khác sẽ được hưởng sự yên bình và
dĩ nhiên họ không thể bị tính tiền cho những lợi ích này. Một cách đơn giản khi một người
dùng nguồn tài nguyên chung, như cá ở đại dương, lợi ích người khác sẽ giảm đi và dĩ nhiên là
họ không được bồi thường cho mất mát này. Vì những ảnh hưởng bên ngoài này, những quyết
định cá nhân về sản xuất và tiêu thụ có thể dẫn đến phân bổ không hiệu quả những nguồn tài
nguyên và sự can thiệp của chính phủ có thể cải thiện hiệu quả thị trường và nền kinh tế.
HÀNG HÓA CÔNG CỘ NG
Để hiểu được những hàng hóa công cộng khác và những vấn đề nảy sinh đối với xã hội, chúng
ta hãy xem xét một ví dụ: lễ hội hoa đăng. Đây không phải là hàng hóa loại trừ bởi vì nó
không thể ngăn cản người nào đó xem hội hoa đăng và nó không phải là hàng hóa cạnh tranh
23
1
bởi vì sự thưởng thức hội hoa đăng của người này không làm giảm đi thưởng thức bất kỳ ai
khác.
Hàng hóa miễ n phí
Những cư dân của thị trấn Hội An, thích xem “hội hoa đăng” vào ngày tết nguyên tiêu. Mỗi
một cư dân trong số 5 nghìn cư dân ở thị trấn trả một phí 2 nghìn đồng cho mỗi lần xem. Chi
phí của hội hoa đăng là 5 triệu đồng. Vì thế, 10 triệu đồng doanh thu vượt quá 5 triệu đồng chi
phí. Thật là hiệu quả cho cư dân thị trấn Hội An xem hội hoa đăng vào ngày tết nguyên tiêu.
Thị trường tư nhân có đem lại kết quả hiệu quả không? Có thể không. Hãy tưởng tượng
rằng một chủ doanh nghiệp tư nhân ở thị trấn Hội An, đã quyết định tổ chức hội hoa đăng.
Đấu tranh với cái nghèo
Một số chương trình định hướng vào việc giúp đỡ người nghèo. Hệ thống phúc lợi cung
cấp một khoản trợ cấp cho những gia đình nghèo. Tương tự như thế, chương trình hỗ trợ thực
phẩm, hỗ trợ việc mua thực phẩm cho những người thu nhập thấp và nhiều chương trình nhà ở
của chính phủ cho những người có thu nhập thấp. Những chương trình chống lại nghèo khổ
được hỗ trợ về tài chính bằng những khoản thuế đối với các gia đình có thu nhập khá giả.
Các nhà kinh tế thường tranh luận về vai trò của chính phủ trong việc đấu tranh chống cái
nghèo. Những người ủng hộ về chương trình chống nghèo cho rằng chống nghèo là một hàng
hóa công cộng.
Giả sử rằng, mọi người mong muốn sống trong một xã hội không có nghèo đói. Thậm chí,
điều mong muốn này rất mạnh mẽ và phổ biến rộng rãi, việc đấu tranh chống nghèo không
phải là một “hàng hóa” đối với thị trường tư nhân. Các chương trình hỗ trợ người nghèo là
việc làm nhân đạo của cá nhân và rất khó thúc đẩy trong việc giải quyết vấn đề này. Trong khi
đó, những cá nhân được trợ cấp có thể dùng miễn phí theo sự rộng lượng của người khác.
Trong trường hợp này, đánh thuế vào người giàu nhằm nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống cho
người nghèo. Mọi người sẽ trở nên tốt hơn và khoản thuế sẽ góp phần làm cho mọi người sống
trong một xã hội ít nghèo đói hơn.
Phân tích chi phí - lợ i ích
Cho đến nay, chúng ta đã thấy rằng chính phủ cung cấp những hàng hóa công cộng bởi vì bản
thân thị trường tư nhân sẽ không cung ứng một số lượng hiệu quả. Tuy nhiên, quyết định của
chính phủ đóng một vai trò chỉ là bước đầu tiên. Sau đó, chính phủ phải quyết định những loại
hàng hóa công cộng nào cần cung cấp và số lượng là bao nhiêu?
Giả sử rằng, chính phủ đang xem xét một dự án công cộng, như xây dựng một xa lộ mới.
Muốn xây dựng xa lộ này, người ta phải so sánh tất cả những lợi ích cho tất cả những người sẽ
sử dụng xa lộ đó để có được chi phí xây dựng và duy trì hoạt động của nó. Để quyết định,
chính phủ có thể thuê một nhóm chuyên gia kinh tế và kỹ sư để hướng dẫn công việc này, gọi
23
2
là phân tích chi phí - lợi ích, mục đích là đánh giá tổng chi phí và lợi ích của dự án đối với
tổng thể xã hội.
Những chuyên gia phân tích chi phí - lợi ích làm một công việc khó khăn, bởi vì xa lộ này
sẽ có sẵn miễn phí cho mọi người, không có giá để đánh giá được giá trị của xa lộ như hàng
hóa công. Đơn giản hỏi ai đó họ sẽ đánh giá điều này ra sao, là không tin tưởng. Định lượng
lợi ích bằng việc sử dụng bảng câu hỏi là rất khó và những người tham gia có ít động cơ để nói
sự thật. Còn đối với những người sử dụng xa lộ thường có động cơ khuếch đại những lợi ích
mà họ nhận được để chính phủ cho xây dựng xa lộ này. Còn đối với những người mà sẽ bị tổn
hại do xa lộ có động cơ khuếch đại chi phí cho nó để tránh khỏi việc xây xa lộ này.
Do đó, việc cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng mang giá trị xác thực là khó khăn hơn
những hàng hóa tư nhân cung ứng ở thị trường. Những người mua ở thị trường tư nhân tiết lộ
giá trị mà họ đặt Tại sao “bàn tay vô hình” của Adam Smith không giải quyết tốt thị trường
trong một số trường hợp?
Bàn tay vô hình có sức mạnh kinh hồn nhưng không phải là tuyệt đối. Một thị trường ổn
định làm tối đa thặng dư của người mua và người bán. Nhìn chung, khi người mua và người
bán trong thị trường này chỉ là những bên liên quan, kết luận trên là chính xác khi đứng trên
khía cạnh xã hội. Nhưng khi có những ngoại ứng, như sự ô nhiễm, việc đánh giá thị trường đòi
hỏi phải xem xét đến sự ảnh hưởng đối với bên thứ ba. Trong trường hợp này, bàn tay vô hình
của thị trường có thể không phân phối các tài nguyên một cách có hiệu quả.
1. Ngoại ứng trong sản xuất là gì? Ngoại ứng trong tiêu dùng là gì?
Ngoại ứng xuất hiện khi một người tiến hành một hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của
người ngoài cuộc. Nếu tác động đó là có hại, nó được gọi là ngoại ứng tiêu cực; nếu tác động
có lợi được gọi là ngoại ứng tích cực. Sự tác động của ngoại ứng trong sản xuất và tiêu dùng
đều làm thay đổi giá và lượng cân bằng thị trường, bởi sự cân bằng thị trường là không hiệu
quả khi có ngoại ứng.
Ngoại ứng trong sản xuất xuất hiện khi chi phí của cá nhân (các nhà sản xuất) không đồng
nhất với chi phí xã hội, sự tác động sẽ làm thay đổi cung hàng hóa. Nếu ảnh hưởng ngoại ứng
làm dịch chuyển cung sang phải (tăng cung), khi đó xuất hiện ngoại ứng tích cực trong sản
xuất. Trong trường hợp làm dịch chuyển cung sang trái (giảm cung), khi đó xuất hiện ngoại
ứng tiêu cực trong sản xuất.
Ngoại ứng trong tiêu dùng xuất hiện khi giá trị của cá nhân (người tiêu dùng) không đồng
nhất với giá trị xã hội, sự tác động làm thay đổi cầu hàng hóa. Nếu ảnh hưởng ngoại ứng làm
dịch chuyển cầu sang phải (tăng cầu), khi đó xuất hiện ngoại ứng tích cực trong tiêu dùng.
Trong trường hợp làm dịch chuyển cầu sang trái (giảm cầu), khi đó xuất hiện ngoại ứng tiêu
cực trong tiêu dùng.
23
3
2. Định lý Coase đề cập đến điều gì?
Định lý Coase chỉ ra rằng lĩnh vực tư nhân giải quyết vấn đề ngoại ứng giữa bản thân họ
với nhau. Với bất kỳ quyền chi phối như thế nào, thì các bên liên quan có thể thương lượng ở
mức tốt hơn cho mỗi bên và kết quả cuối cùng là hiệu quả.
Trong một số trường hợp, con người có thể giải quyết các vấn đề ngoại ứng theo cách thức
và mối quan tâm riêng của họ. Định lý Coase nói rằng các bên liên quan có thể đàm phán với
nhau để đi đến cách giải quyết tốt. Tuy nhiên, đôi khi một quyết định hiệu quả có thể không
đạt được, có lẽ bởi vì các bên liên quan quá đông khiến việc thỏa thuận trở nên khó khăn hơn.
3. Các giải quyết cá nhân đối với ngoại ứng?
Ngoại ứng là nguyên nhân làm cho thị trường không hiệu quả. Tuy nhiên, sự tác động của
chính phủ không phải bao giờ cũng là cần thiết để giải quyết vấn đề. Trong một vài trường
hợp, cá nhân có thể có cách giải quyết tốt hơn về vấn đề ngoại ứng. Các giải quyết cá nhân đối
với vấn đề ngoại ứng có thể giải quyết theo: đạo lý và sự ủng hộ của xã hội; tính nhân đạo;
theo mối quan tâm cá nhân; hoặc các bên liên quan ký kết hợp đồng.
4. Tại sao chính phủ phải can thiệp giải quyết đối với ngoại ứng?
Khi con người không thể giải quyết các vấn đề ngoại ứng riêng rẽ, chính quyền thường sẽ
can thiệp. Cho đến bây giờ, xã hội không nên bỏ rơi hoàn toàn các lực lượng thị trường. Đúng
hơn, chính quyền có thể nhắm vào vấn đề bằng cách đòi hỏi những người ra quyết định chịu
toàn bộ chi phí cho các hoạt động của họ. Chẳng hạn, thuế chất thải và mức ô nhiễm phép để
tiếp nhận các trạng thái bên ngoài của sự ô nhiễm. Điều này đòi hỏi các công ty phải xem xét
chính sách lựa chọn và đối với những ai quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Các lực lượng
thị trường, lại một lần nữa, trở thành phương thuốc cứu chữa tốt nhất cho những khiếm khuyết
của thị trường.
5. Các đặc tính cơ bản để phân biệt các hàng hóa?
Hàng hóa là khác biệt, có khi đó là hàng hóa loại trừ và có khi là hàng hóa cạnh tranh. Một
hàng hóa là loại trừ nếu nó có thể ngăn cản ai sử dụng hàng hóa đó. Một hàng hóa là cạnh
tranh nếu sự sử dụng hàng hóa của một người này sẽ ngăn người khác sử dụng cùng đơn vị
hàng hóa đó. Thị trường hoạt động tốt cho hàng hóa cá nhân là hàng hóa loại trừ và cạnh
tranh. Thị trường không hoạt động tốt cho các loại hàng hóa khác.
6. Hàng hóa công cộng là gì? Tại sao chính phủ phải cung cấp các hàng hóa công cộng?
Những hàng hóa công cộng không phải là hàng hóa cạnh tranh, cũng không là loại trừ.
Những ví dụ về hàng hóa công cộng bao gồm hội hoa đăng, quốc phòng và kiến thức cơ bản.
Bởi vì người ta không bị đánh thuế cho việc sử dụng hàng hóa công cộng, họ có một động cơ
dùng miễn phí khi hàng hóa được cung cấp cá nhân. Vì thế, các chính phủ cung cấp những
hàng hóa công cộng, quyết định số lượng dựa trên phân tích chi phí - lợi ích.
23
4
7. Phân tích chi phí - lợi ích của hàng hóa công cộng là gì? Những khó khăn gặp phải là
gì?
Phân tích chi phí - lợi ích nhằm mục đích là đánh giá tổng chi phí và lợi ích của dự án đối
với tổng thể xã hội.
Những chuyên gia phân tích chi phí - lợi ích thường gặp phải những khó khăn, bởi vì
những người ủng hộ sẽ cố gắng khuyếch đại lợi ích mà hàng hóa công cộng đem lại. Trong khi
đó, những người không ủng hộ có động cơ khuyếch đại chi phí trong phân tích chi phí - lợi
ích. Thông thường, những công việc tìm kiếm về chi phí và lợi ích của những dự án công dựa
trên những tính toán được tiên lượng là tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Michael Melvin and William Boyes, Microeconomics, 6th ed. Houghton-Mifflin, 2005
2. Michael Parkin, Microeconomics, 7th ed. Addison-Wesley, 2004
3. N. Gregory Mankiw, Principles of Microeconomics, 3rd ed. Thomson Learning, 2004
4. David C. Colander, Microeconomics, 5th ed. McGraw-Hill, 2004
5. Robert E. Hall and Marc Lieberman, Microeconomics, 3rd ed. Thomson Learning, 2005
6. N. Gregory Mankiw, Principles of Economics, 3rd ed. Thomson Learning, 2003
7. Campbell R McConnel and Stanley L. Brue, Economics, 15th ed. McGraw-Hill, 2001
8. Micheal R Edgmand, Ronald L. Moomaw, and Kent W. Olson, Economics and
Contemporary Issues, 6th ed. Thomson Learning, 2003
9. Mark Hirschey, Fundamentals of Managerial Economics, 8th ed. Thomson Learning, 2005
10. James R. McGuigan, R. Charles Moyer, and Frederick H.deB. Harris, Managerial
Economics, 10th ed. Thomson Learning, 2004
11. Steven Landsburg, Price Theory and Applications, 6th ed. Thomson Learning, 2004
12. McGraw Hill's Economics Web Newsletter - The Wall Street Journal

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_doanh_nghiep_vua_va_nho_kinh_te_vi_mo.pdf