Giáo trình Quản trị chiến lược (Phần 1)
Vai trò của chiến lược kinh doanh
Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các
khía cạnh sau:
- Chiến lược kinh doanhgiúp doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng đi của
mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doan nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của
doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự
thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững
chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy
sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy
được vai trò của cục bộ trong toàn hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội
kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những mối nguy cơ, đe dọa trên
thị trường kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng
cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền
vững.
- Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các
quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho các
hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo bồi dưỡng nhân sự, hoạt
động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trong
đầu tư, công nghệ, thị trường đều xuất phát từ chỗ xây dựng chiến lược hoặc có sự sai
lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị chiến lược (Phần 1)
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Tài liệu lưu hành nội bộ) Đối tượng: SV trình độ Đại học, Cao đẳng Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh Hà Nội, 2019 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... . LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ........................................... 2 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ................. 2 1.1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược ......................................................................................... 2 1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................... 2 1.1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh .......................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược ............................................................................ 4 1.1.2.1. Khái niệm về quản trị chiến lược ........................................................................... 4 1.1.2.2. Một số khái niệm được sử dụng trong quản trị chiến lược .................................... 6 1.1.2.3. Vai trò của quản trị chiến lược ............................................................................... 8 1.2.CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC ........................................................................................................... 9 1.3. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP ............... 14 2.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ..................................................................................... 14 2.1.1. Môi trường chính trị- pháp luật ............................................................................................... 14 2.1.1.1. Chính trị ................................................................................................................ 14 2.1.1.2. Luật pháp .............................................................................................................. 14 2.1.1.3. Chính phủ: ............................................................................................................ 15 2.1.2. Môi trường kinh tế ................................................................................................... 15 2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ...................................................................... 15 2.1.2.2. Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế ............................................. 15 2.1.2.3. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái .................................................................... 16 2.1.2.4. Lạm phát ............................................................................................................... 16 2.1.3. Môi trường văn hoá- xã hội .................................................................................................... 16 2.1.4. Môi trường công nghệ- kỹ thuật ............................................................................................. 17 2.1.5. Môi trường tự nhiên ................................................................................................................. 18 2.1.6. Các yếu tố của hội nhập quốc tế ............................................................................................. 19 2.2. MÔI TRƯỜNG NGÀNH .......................................................................................................... 19 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại ...................................................................................................... 20 2.2.2. Phân tích nguy cơ xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn................................................. 22 2.2.3. Phân tích sức ép của nhà cung cấp ......................................................................................... 24 2.2.4. Phân tích sức ép của khách hàng ............................................................................................ 24 2.2.5 Phân tích xu hướng phát triển của sản phẩm thay thế ............................................................ 25 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP .............. 28 3.1. NGUỒN LỰC VÀ NĂNG LỰC CỦA DOANH NGHIỆP .................................................. 28 3.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn lực .......................................................................................... 28 3.1.1.1. Khái niệm nguồn lực ............................................................................................ 28 ... ở hữu (Chú ý: chiến lược kết hợp theo chiều ngang sẽ không thích hợp nếu các đối thủ cạnh tranh làm ăn thất bại vì việc kinh doanh của ngành đang suy thoái). Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp có các giải pháp chiến lược: - Chiến lược hợp nhất: Chiến lược hợp nhất có thể thực hiện bằng cách sáp nhập hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất một cách tự nguyện. Mục đích của mô hình chiến lược này là tăng thêm sức mạnh để đối mặt với các thách thức và rủi ro có thể xảy ra hoặc tận dụng triệt để hơn các cơ hội kinh doanh trong thời kì chiến lược. Chiến lược này được thực hiện trong các trường hợp mà các doanh nghiệp có cùng mụcđích vươn lên trong kinh doanh, có cùng nguyện vọng khai thác thời cơ chia sẻ rủi ro và có các lợithế cạnh tranh bổ sung cho nhau.Tuy nhiên chiến lược này thường làm gia tăng các chi phí hành chính và phối hợp các hoạtđộng. Các nhà quản trị chỉ nên chọn chiến lược này khi các lợi ích dự kiến vượt trội các chi phí cókhả năng phát sinh. 71 - Chiến lược thôn tính Chiến lược tăng trưởng qua thôn tính được hình thành và phát triển thông qua cạnh tranhtrên thị trường. Nhờ cạnh tranh các doanh nghiệp mạnh, có tiềm lực lớn thôn tính các doanhnghiệp nhỏ để phát triển thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, mạnh hơn. Một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện chiến lược thôn tính nếu nó đủ mạnh. Mặt khác, thực hiện chiến lược qua thôn tính sẽ gặp phải cản trở rất lớn bởi yếu tố pháp luật. Doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành nếu phù hợp với quy định của pháp luật. Khi thực hiện chiến lược này cần chú ý: + Tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp, các nhà quản trị chiến lược cần chọn đối tượng phùhợp để mua lại. + Đánh giá đúng giá trị các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp mua lại. + Các nhà quản trị cần biết rõ có đối thủ cạnh tranh nào muốn tranh giành thực hiện chiếnlược này không. 5.1.3. Chiến lược tăng trưởng bằng cách đang dạng hoá Chiến lược đa dạng hoá là chiến lược thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trên các thị trường khác nhau (tham gia vào những ngành khác có liên quan hoặc không liên quan với ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp). Các lý do khiến doanh nghiệp phải đa dạng hoá: - Doanh nghiệp có vốn lớn hoặc đang dư vốn có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, để tạo nhiều thị trường, nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm có lợi nhuận cao hơn. - Có những công nghệ mới ra đời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp. - Giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội sản xuất kinh doanh đang xuất hiện trên thị trường để tăng trưởng nhanh. - Hạn chế rủi ro do chỉ tập trung vào một lĩnh vực, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chung, tận dụng mạng lưới bán hàng hiện có. - Tạo cơ hội xâm nhập thị trường quốc tế, nắm bắt kỹ thuật mới. - Khi thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung kém hiệu qủa, cần phải thay đổi chiến lược đa dạng hoá. - Khi sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp đang rơi vào giai đoạn suy thoái hoặc sản xuất hay tiêu thụ có tính thời vụ trong năm, một số đơn vị kinh doanh rơi vào thế yếu so với các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường. Giải pháp chiến lược để đa dạng hóa là doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược đa dạng hoá bằng cách đầu tư phát triển các đơn vị kinh doanh mới hoàn toàn hoặc mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính. Có 3hình thức đa dạng hoá: 72 5.1.3.1. Đa dạng hoá theo chiều ngang Đa dạng hoá chiều ngang là chiến lược tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thị trường hiện tại với những sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà về mặt công nghệ không liên quan đến sản phẩm hiện tại. Ví dụ: Pepsico là một công ty giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới. Bên cạnh dòng sản phẩm là nước giải khát pepsi thì còn có rất nhiều sản phẩm khác như Snack food, bột ngũ cốc Quaker oats. Lưu ý khi áp dụng chiến lược này đòi hỏi phải có sự phù hợp có ý nghĩa chiến lược trongphương diện nào đó của sản phẩm như kênh tiêu thụ hiện thời, về nhu cầu người sử dụng. Chiến lược này được áp dụng trong các trường hợp: - Doanh thu từ những sản phẩm hay dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiềudo thêm vào những sản phẩm mới không liên quan. - Các kênh phân phối hiện tại của doanh nghiệp có thể được sử dụng để cung cấp nhữngsản phẩm mới cho những khách hàng hiện tại. 5.1.3.2. Đa dạng hoá đồng tâm Đa dạng hóa đồng tâm còn gọi là đa dạng hóa liên quan, ở đây các hoạt động sản xuất mới phát triển vẫn liên quan đến hoạt động sản xuất chính của công ty về khách hàng, công nghệ, phân phối, quản lý và nhãn hiệu.Như vậy, đa dạng hóa đồng tâm là chiến lược tăng doanh thu bằng cách thêm vào sản phẩm, dịch vụ mới có liên quan với sản phẩm, dịch vụ hiện có để cung cấp cho khách hàng hiện tại. Chìa khoá để thực hiện đa dạng hoá đồng tâm là tranh thủ chí ít một trong các ưu thế nội bộ chủ yếu của doanh nghiệp. Chiến lược này được áp dụng trong trường hợp: - Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành chậm tăng trưởng hay không có tăngtrưởng. - Khi việc thêm vào sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau sẽ làm tăng rõ rệt doanh sốsản phẩm hiện tại. - Các sản phẩm dịch vụ mới có tính cạnh tranh cao. - Khi các sản phẩm của doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm - Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý mạnh. 5.1.3.3. Đa dạng hoá không liên quan (đa dạng hóa kết khối) Đa dạng hoá không liên quan là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới với các sản phẩm mới mà về mặt công nghệ không liên quan đến các sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. 73 Một vài doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hoá không liên quan dựa trên mộtphần mong muốn có được lợi nhuận từ việc phân tán các công ty sở hữu. Ví dụ: Công ty USWest là một công ty viễn thông hiện đang sở hữu các cơ sở trongngành công nghiệp như truyền hình cáp, tài trợ thiết bị, dịch vụ quảng cáo, phát triển bất độngsản, điện thoại không dây, và xuất bản... Chiến lược này được áp dụng trong các trường hợp. - Khi doanh nghiệp có vốn và tài năng quản lý cần thiết để cạnh tranh thành công trong ngành kinh doanh mới. - Khi doanh nghiệp có cơ hội mua một cơ sở kinh doanh không có liên hệ với ngànhkinh doanh của doanh nghiệp vốn là một cơ hội đầu tư hấp dẫn. 5.2. CHIẾN LƯỢC SUY GIẢM Chiến lược suy giảm là giải pháp làm giảm tốc độ tăng doanh số và lợi nhuận của những đơn vị kinh doanh không còn lợi thế cạnh tranh và sức hấp dẫn trên thị trường kém. Các tính huống áp dụng: - Doanh nghiệp cần sắp xếp lại cơ cấu các ngành, các chủng loại sản phẩm, các mặt hàng để củng cố hiệu quả kinh doanh. - Một số đơn vị kinh doanh mới đi vào hoạt động nhưng không hiệu quả như mong muốn. - Một số đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp không còn cơ hội tăng trưởng lâu dài và không còn khả năng sinh lợi, sản phẩm rơi vào giai đoạn suy thoái của chu kỳ sống sản phẩm. - Khi môi trường kinh tế của quốc gia và quốc tế không ổn định, ảnh hưởng đến sự phát triển của các đơn vị kinh doanh hiện tại. - Doanh nghiệp có khả năng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới hấp dẫn hơn các cơ hội hiện tại. Có 4 loại chiến lược suy giảm: 5.2.1. Cắt giảm chi phí (Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động) Chiến lược này xảy ra khi một công ty tổ chức lại/củng cố hoạt động thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản để cứu vãn tình thế doanh số và lợi nhuận đang bị sụt giảm. Đây còn gọi là chiến lược xem xét hay tổ chức lại, khi việc thu hẹp bớt hoạt động nhằm tập trung củng cố thế mạnh đặc biệt/ ngành, lĩnh vực mũi nhọn của công ty. 5.2.2. Thu hồi vốn đầu tư (cắt bỏ bớt hoạt động) Bán đi một bộ phận, một chi nhánh, một phần công ty hoạt động không có lãi hoặc đòi hỏi quá nhiều vốn, hoặc không phù hợp với các hoạt động chung của công ty để tăng vốn cho các hoạt động khác. 74 Doanh nghiệp có thể phải lựa chọn chiến lược này khi đã đa dạng hóa vốn đầu tư nhưng một trong các đơn vị kinh doanh của nó đã quá tồi tệ hoặc không có triển vọng. Kết quả của việc thu hồi vốn đầu tư dẫn đến việc phân bố lại các nguồn lực để làm sống lại các doanh nghiệp hoặc tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. 5.2.3. Thu hoạch (thu hồi tiền mặt) Chiến lược thu hoạch là giải pháp khai thác cạn kiệt những đơn vị kinh doanh không còn khả năng phát triển lâu dài nhằm tận thu những gì còn có thể bán được trong thời gian trước mắt. Mục tiêu của chiến lược thu hoạch có thể là: tối đa hoá vòng quay vốn lưu động, tiết kiệm các khoản chi, tận thu những gì còn có thể bán Chiến lược thu hoạch thường thích hợp cho đơn vị kinh doanh chiến lược có tương lai mờ mịt, ít hy vọng có lãi khi bán nó nhưng lại vẫn có thể mang lại nguồn thu. Đây là lựa chọn tốt nhất khi doanh nghiệp muốn thoát khỏi sự suy thoái của ngành.Chiến lược thu hoạch đòi hỏi doanh nghiệp phải cắt giảm toàn bộ các khoản đầu tư mới về thiếtbị, quảng cáo, nghiên cứu và phát triển, sa thải bớt lao động hoặc chuyển cho các đơn vị trong nội bộ, không mua thêm các yếu tố đầu vào, giảm giá bán đến mức khách hàng chấp nhận mua hết những gì còn lại thậm chí thấp hơn chi phí. Kết cục không thể tránh khỏi là doanh nghiệp sẽ đánhmất thị phần bởi vì doanh nghiệp sẽ không còn tiếp tục đầu tư vào kinh doanh ở lĩnh vực nàyvà dòngtiền sẽ tăng lên. Tuy nhiên cuối cùng dòng tiền sẽ giảm và ở giai đoạn này doanh nghiệp nên rútlui khỏi lĩnh vực kinh doanh. 5.2.4. Chiến lược giải thể /thanh lý (rút lui) Là giải pháp chấm dứt sự tồn tại và bán tất cả các tài sản của đơn vị kinh doanh. Giải pháp này được thực hiện khi không thể thực hiện được các chiến lược trên đối với các đơn vị kinh doanh ở giai đoạn suy thoái, hoặc không cạnh tranh được với các đối thủ trong ngành, không có đủ nguồn lực theo đuổi các chiến lược khác.Hạn chế của chiến lược rút lui là nó phụ thuộc vào khả năng của công ty về việc nhận ra sự suy giảm của ngành trước khi tình hình trở nên bi đát hoặc bán hết công việc kinh doanh của công ty khi mà tài sản của nó vẫn còn giá trị đối với công ty khác. Thanh lý là việc làm chấp nhận thất bại, vì vậy về mặt tình cảm có thể gặp khó khăn khi phải áp dụng chiến lược này.Tuy nhiên, ngừng hoạt động vẫn còn tốt hơn phải tiếp tục chịu thua lỗ những khoản tiền quá lớn. 5.3. CHIẾN LƯỢC ỔN ĐỊNH Chiến lược ổn định là chiến lược duy trì quy mô sản xuất kinh doanh cũng như thế ổn định của mình trong thời kỳ chiến lược. Khi không có điều kiện để tiếp tục phát triển bền vững hoặc khi có nguy cơ suy giảm doanh nghiệp cần tìm đến chiến lược này để duy trì thế cân bằng trong khoảng thời gian nhất định, làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo. Các trường hợp doanh nghiệp phải tìm đến chiến lược ổn định thường là ngành kinh 75 doanh đang bị chững lại hoặc chậm phát triển, chi phí mở rộng thị trường cao quá phạm vi có hiệu quả, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực yếu, doanh nghiệp đi sâu vào chuyên môn hóa phục vụ thị trường hẹp, gặp các biến động bất thường trên thị trường. Trong điều kiện kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực, khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược ổn định không có nghĩa là tất cả các đơn vị kinh doanh chiến lược đều ổn định, không tăng trưởng. Chiến lược ổn định không đem lại sự phát triển nên không phải là chiến lược hấp dẫn các doanh nghiệp. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN Câu 1: Hãy so sánh chiến lược thôn tính và chiến lược liên doanh? Ví dụ minh họa? Câu 2: Chiến lược tăng trưởng tập trung là gì? Các loại chiến lược tăng trưởng tập trung? Để áp dụng các chiến lược này thành công thì doanh nghiệp cần chú ý các điều kiện nào? Lấy ví dụ minh họa? Câu 3: Trình bày ưu - nhược điểm của chiến lược đa dạng hóa? Câu 4: Phân biệt chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa ngang và chiến lược phát triển sản phẩm? Câu 5: Đặc điểm chiến lược hội nhập? Khi nào công ty thực hiện chiến lược hội nhập dọc? Thực tế các công ty có dễ dàng thực hiện chiến lược hội nhập dọc hay không? Câu 6: Chiến lược cắt giảm chi phí và chiến lược thu hồi vốn là một? Điều này đúng hay sai? Hãy giải thích? BÀI TẬP ỨNG DỤNG Bài 1: Công ty chế biến thuỷ sản T.A trong giai đoạn 2010-2019 chỉ kinh doanh một sản phẩm duynhất là tôm đông lạnh, sản phẩm được xuất sang thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ thông qua các đốitác nhập khẩu ở nước ngoài. Trong giai đoạn này công ty thu mua tôm của các hộ nuôi tôm ở Đồngbằng song Cửu Long để chế biến, nên nguồn nguyên liệu không ổn định, ảnh hưởng lớn đến kế hoạchxuất khẩu. Trước những biến động của tình hình mới, trong giai đoạn 2020-2030, công ty quyết định: 1. Xây dựng các xí nghiệp nuôi tôm và cá để ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. 2. Thiết lập các kênh bán hàng ở thị trường nội địa thông qua các siêu thị và cửa hàng thựcphẩm. 3. Tích cực tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước để đẩy mạnh xuất khẩu. 4. Đưa các sản phẩm tươi sống vào kinh doanh nội địa. 5. Sản xuất thêm một số sản phẩm mới: tôm lăn bột, tôm hộp, cá viên 76 6. Mua lại xí nghiệp sản xuất bao bì phục vụ đóng gói sản phẩm và bán cho các công ty chế biếnthuỷ sản khác. 7. Áp dụng mô hình quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc thuỷ sản để có thể xuất khẩu sảnphẩm sang những thị trường khó tính. 8. Đưa các sản phẩm vào các thị trường mới: Cộng hoà liên bang Đức, Nga, Ucraina và Ai Cập. 9. Cung cấp hàng cho Metro Việt Nam để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hãy cho biết những hoạt động của công ty T.A thực hiện thuộc các loại chiến lược nào? Giảithích vì sao T.A lại chọn chiến lược đó. Bài 2: Nghiên cứu tình huống TỪ CÔNG VIÊN NƯỚC ĐẾN NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT Nghiên cứu sáng tạo đề tìm ra cái mới luôn là ý tưởng phấn đấu cuả anh chàng họ DƯƠNG – người lấy tên mình đặt cho doanh nghiệp sản xuất đồ chơi cái tên NGỌC THẠCH. Sang thế kỷ mới, bước đột phá lớn nhất cuả công ty là chế tạo đồ chơi cho các công viên nước. Đây là đơn vị đầu tiên tại Việt nam thực hiện hoàn chỉnh qui trình thiết kế, chế tạo và lắp đặt công trình công viên nước bằng composite. Từ sản phẩm đầu tiên là công viên nước tỉnh Gia lai (gồm các loại hình trò chơi như: máng trượt, hồ tạo sóng, cano đạp nước, phao đụng, đu quay bạch tuộc ), công ty NGỌC THẠCH đang nhân rộng mô hình này tại công viên nước tỉnh Bình Dương, đồng thời cũng đã vươn ra thị trường nước ngoài bằng việc xuất cho Thụy Sỹ các loại thú trang trí cho sân chơi bằng composite. Chưa dừng lại ở loại hình kinh doanh này, anh DƯƠNG NGỌC THẠCH lại một lần nữa thử sức mình trong sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai nhãn hiệu MOONWA. Từ sản phẩm này, anh đang có kế hoạch hợp tác với các nhà khoa học sản xuất loại nước uống làm chậm quá trình lão hoá cuả cơ thể. NAM PHƯƠNG (báo Khoa học Phổ thông số Xuân Tân tỵ 2001) Câu hỏi: 1. Chiến lược cuả công ty NGỌC THẠCH trước đây và hiện nay là những chiến lược gì? giải thích. 2. Theo anh (chị) việc sản xuất nước tinh khiến đóng chai cuả công ty có mạo hiểm không? Với tư cách là chuyên gia chiến lược anh chị sẽ đưa ra những ý kiến gì cho công ty nếu được hỏi ý kiến?
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_tri_chien_luoc_phan_1.pdf