Giáo trình Quản trị bán hàng
Bán hàng
Có lẽ không lĩnh vực nào của hoạt động kinh doanh lại tạo ra nhiều tranh
luận bỏ đi và liên quan trực tiếp tới nhiều nhóm như hoạt động bán hàng. Điều
này không làm cho chúng ta ngạc nhiên khi chúng ta nghĩ đến vai trò của hoạt
động bán hàng trong việc cung cấp những tiện ích cho khách hàng. Ngay
cảnhững ai không liên quan
trực tiếp đến việc bán hàng
vẫn dính líu đến nó với vai
trò là người tiêu dùng. Có
lẽ vì đặc tính quen thuộc
này mà không ít người đã
có những quan điểm sai
lệch về việc bán hàng và về
những người bán hàng. Hình _ 02: Nhân viên phục vụ nhà hàng
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là một số người đã bỏ ra một phần cuộc đời cho
việc bán hàng cũng có quan niệm sai lầm như thế; có lẽ như ngạn ngữ nói “quen
quá hóa nhàm”
Bán hàng liên quan đến năng lực giao tiếp của nhân viên - người đại diện
cho bên bán (doanh nghiệp) với khách hàng nhằm làm cho khách hàng nhận
thức được sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, qua đó khách hàng quyết
định mua hàng hóa và dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng và lợi ích của
doanh nghiệp
Theo quan điểm cổ điểm, bán hàng được định nghĩa như sau:
“Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của
người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền hay vật
phẩm hoặc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”.
Khái niệm này cho thấy hoạt động bán hàng gồm có 2 hành động chính,
đó là trao đổi và thỏa thuận.
Trao đổi trong bán hàng gồm có hành động mua và hành động bán. Hành
động bán, đó là hành động trao đi hàng hoá hay dịch vụ để nhận về tiền hay vật
phẩm có giá trị trao đổi theo thỏa thuận ban đầu. Còn hành động mua là hành
động nhận về hàng hóa và dịch vụ từ phía bên kia và trao tiền hay vật phẩm có
giá trị trao đổi được bên kia chấp nhận.
Hành động bán hàng chỉ được thực hiện khi hành động thỏa thuận
thành công. Hành động thỏa thuận chủ yếu là về giá cả, các điều kiện mua bán,
giao hàng, thanh toán
Qua khái niệm trên ta thấy hai đối tượng chủ yếu được đề cập: người
mua (khách hàng) và người bán (nhân viên bán hàng, doanh nghiệp).
Ngày nay sự cạnh tranh trong thế giới kinh doanh ngày càng gay gắt
nên công việc bán hàng ngày càng phức tạp. Bán hàng ngày nay không đơn
thuần là sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ mà là quá trình giúp đỡ lẫn nhau giữa
người mua và người bán. Người bán giúp đỡ người mua có được những thứ họ
cần, ngược lại người mua cũng giúp cho người bán đạt được mục tiêu, thu về lợi
nhuận, giải quyết đầu ra cho nơi sản xuất, đẩy mạnh sự sáng tạo trong kinh
doanh và sản xuất. Do đó công việc bán hàng ngày nay khó khăn hơn. Sau đây
là một số khái niệm bán hàng được phổ biến trên thế giới hiện nay:
Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh, đó là sự gặp gỡ giữa người
mua và người bán ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu
nếu cuộc gặp gỡ thành công trong đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.
Bán hàng là một phần của tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục
khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụ của họ.
Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu
nhu cầu của khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán,
giao hàng và thanh toán.
Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho
khách hàng những thứ mà họ mong muốn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị bán hàng
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ BÁN HÀNG NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG (Dùng cho trình độ Cao đẳng) TP. HCM – THÁNG 03 NĂM 2018 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II KHOA DL-NH-KS TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đich khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 Giáo trình Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình môn học KỸ NĂNG BÁN HÀNG TRONG NHÀ HÀNG là môn học chuyên ngành cho nghề nghiệp vụ nhà hàng. Trong giáo trình gồm có 4 chương: Chương 1: Khái quát về hoạt động bán hàng trong nhà hàng Chương 2: Các yếu tố cơ bản của hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trong nhà hàng Chương 3: Các kiến thức và kỹ năng bán hàng cơ bản trong nhà hàng Chương 4: Quy trình bán hàng trong kinh doanh, phục vụ nhà hàng Trong quá trình giảng dạy và học tập giáo trình môn KỸ NĂNG BÁN HÀNG TRONG NHÀ HÀNG có gì chưa rõ, hoặc cần thêm hoặc bớt nội dung, mong quý Thầy Cô và các Em sinh viên góp ý để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Tp.HCM, ngày tháng.năm 2018 Biên soạn Bùi Xuân Thắng 2 Giáo trình Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NHÀ HÀNG ........................................................................................................................... 7 GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................... 7 1. Khái niệm, vai trò của bán hàng trong kinh doanh nhà hàng .......................... 8 1.1. Khái niệm ................................................................................................. 8 1.2. Vai trò của bán hàng............................................................................... 11 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng trong nhà hàng .................... 12 3. Tổ chức hoạt động bán hàng trong nhà hàng ................................................ 15 BÀI 2: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ TRONG NHÀ HÀNG ........................................................ 17 1. Thị trường trong kinh doanh nhà hàng ......................................................... 17 1.1. Đặc điểm của thị trường trong kinh doanh nhà hàng .............................. 18 1.2. Phân loại thị trường trong kinh doanh nhà hàng ..................................... 21 1.3. Cung và cầu trên thị trường sản phẩm ăn uống ....................................... 25 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm ăn uống......................... 26 2. Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của nhà hàng .......................................... 27 2.1. Các sản phẩm của nhà hàng .................................................................... 27 2.2. Chính sách giá ........................................................................................ 30 2.2.1. Xác định mục tiêu của chính sách giá ............................................... 30 2.2.2. Các phương pháp xác định giá......................................................... 32 2.2.3. Cách giá sản phẩm nhà hàng ............................................................ 36 2.3. Các hoạt động xúc tiến bán hàng của nhà hàng ...................................... 39 2.3.1. Bán hàng trực tiếp ............................................................................ 40 2.3.2. Quan hệ công chúng ......................................................................... 41 2.3.3. Xúc tiến bán hàng............................................................................. 42 2.3.4. Quảng cáo trong kinh doanh ăn uống ............................................... 43 3. Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của các nhà hàng khác ........................... 50 BÀI 3: CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG BÁN HÀNG CƠ BẢN TRONG NHÀ HÀNG.................................................................................................... 52 1. Người bán hàng ............................................................................................ 52 1.1. Khái niệm, vai trò nhiệm vụ của người bán hàng.................................... 52 1.2. Các yêu cầu cần có của người bán hàng ................................................. 55 2. Tâm lí học trong bán hàng ............................................................................ 58 2.1. Cách phán đoán, tìm hiểu tâm lí khách hàng .......................................... 61 2.2. Vận dụng các quy luật tâm lí vào bán hàng ............................................ 64 3. Nghệ thuật giao tiếp và nói chuyện trong bán hàng ......................... ... ch hàng như: Quan tâm đến giá cả, chất lượng, vui vẻ thử, đắn đo suy nghĩ, ngửi mùi, ướm thử...Khi phát hiện ra tín hiệu hãy kết thúc. Đừng bao giờ hỏi khách hàng: Chị có mua không? Khách hàng sẽ dễ dàng trả lời là không. Hãy kết thúc trực tiếp: Em lấy cái này cho chị nhé! Chị lấy 3 hay 4 cái ạ! Bạn giúp khách hàng một quyết định mua hàng khi họ còn chần chừ. Sau khi kết thúc cuộc bán hàng, phần còn lại là phần nhạy cảm nhất và cần thiết nhất để giữ được khách hàng lần sau quay lại. Thu tiền và trao hàng: Khi nhận tiền của khách hàng bạn hãy nói lên số tiền mình nhận từ khách hàng, ví dụ: Em nhận của chị 100.000 đồng, khi thối tiền cũng nói cho họ số tiền mà bạn trả lại, ví dụ: Tiền thối lại cho chị là 30.000 đồng. Trao hàng cho khách hàng một cách nâng niu, trân trọng vì đó là món hàng mà khách hàng vừa sở hữu và vừa trả tiền cho bạn. Tư vấn hướng dẫn sử dụng: Khi trao món hàng cho khách hàng, bạn nên tư vấn hướng dẫn cách sử dụng để khách hàng yên tâm và sử dụng đúng sẽ bảo đảm chất lượng của món hàng mà bạn đã từng nói với họ. Bước 5: Cảm ơn và chào tạm biệt Đây chưa phải là bước kết thúc, vì kết thúc cuộc bán hàng hôm nay là bạn đang chuẩn bị và chào đón cho một cuộc bán hàng mới lần sau cho khách hàng đó. 4. Cảm ơn Cảm ơn cũng là bước thứ 5 trong cuộc bán hàng của bạn và cũng là chữ C thứ tư trong công thức bán hàng. Cảm ơn, xin lỗi, rất lấy làm tiếc, vui lòng là những từ ngữ hay nhất và văn minh, lịch sự nhất trong xã hội. Ở các nước tiên tiến như gần chúng ta nhất là Singapore, người buôn bán hay xã giao hàng ngày họ luôn dùng những từ ngữ này như một thói quen có văn hóa và văn minh. Hình_46: Hãy nói lời cảm ơn Hãy cảm ơn một cách chân thành tự đáy lòng mình, bạn sẽ thấy thanh thản và tạo được cảm tình với khách hàng. 95 Giáo trình Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II 5. Cam kết Cam kết trong bán hàng là một yêu cầu cần thiết, người bán hàng tạo niềm tin và uy tín của sản phẩm, dịch vụ của mình bằng những điều cam kết về chất lượng, dịch vụ bảo hành, bảo trì nhằm khẳng định niềm tin tuyệt đối của khách hàng vào nơi bán hàng. Cam kết là tinh thần trách nhiệm cao của người bán hàng đối với khách hàng của mình, cam kết với chính mình và xã hội. 6. Chuyên nghiệp Thế nào là chuyên nghiệp? Khái niệm chuyên nghiệp tùy theo tính chất công việc, nghề nghiệp và quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên chúng ta đang hướng đến tính chuyên nghiệp trong bán hàng thông qua hình ảnh của người bán hàng. Bán Hàng - Nghề Chuyên Nghiệp Một người bán hàng giỏi và chuyên nghiệp cần có rất nhiều yếu tố liên quan. Nhưng tóm lại cần bảo đảm 4 điều cơ bản đó là: Kiến thức chuyên môn (Knowledge), Thái độ tích cực về nghề nghiệp (Attitude) và Kỹ năng ứng dụng (Skills) được thực hành thường xuyên để biến thành Thói quen tốt (Habbit), người ta gọi đó là công thức chuyên nghiệp K.A.S. Trước hết, nhân viên phải có một KIẾN THỨC chuẩn về sản phẩm, văn hoá địa phương, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, tâm lý người tiêu dùng. Tiếp theo, người bán hàng phải nhận thức được mình đang làm gì, thái độ của mình như thế nào đối với nghề nghiệp, công ty, cửa hàng và với khách hàng. Thái độ phục vụ! Đây là yếu tố mà hầu hết các nhân viên bán hàng hiện nay chưa quan tâm. Điều này tạo cho người tiêu dùng ấn tượng không tốt về doanh nghiệp cũng như thương hiệu sản phẩm. Một yếu tố không thể thiếu đối với nhân viên bán hàng là kỹ năng. Nhân viên bán hàng cần phải giao tiếp tốt, đàm phán, trình bày lợi ích sản phẩm, hoá giải các phản bác, kết thúc cuộc bán hàng thuyết phục, biết khách hàng cần gì và làm hài lòng khách như thế nào, trưng bày hàng hoá, lập kế hoạch cho công việc mỗi ngày. Đây cũng là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc của người bán hàng cũng như tính cam kết và tinh thần trách nhiệm của họ. Hãy thực hành thường xuyên phong cách bán hàng theo công thức 6 C để biến thành thói quen tốt trong nghề nghiệp. 6C = Cười, Chào, Chăm sóc, Cảm ơn, Cam kết và Chuyên nghiệp * Chăm sóc khách hàng Hoạt động chăm sóc khách hàng ( Customers care) ban đầu chỉ đơn giản là hoạt động chào đón các khách hàng một cách thân thiện và nhiệt tình của các nhân viên trong doanh nghiệp. Nhưng nhu cầu của khách hàng luôn luôn biến đổi theo hướng ngày càng cao nên đòi hỏi hoạt động chăm sóc khách hàng cũng phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Dưới đây xin trình bày khái niệm về hoạt động chăm sóc khách hàng hiện nay: 96 Giáo trình Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Hoạt động chăm sóc khách hàng – hay còn được gọi là dịch vụ khách hàng là tất cả các hoạt động làm thoả mãn các nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Theo khái niệm trên, hoạt động chăm sóc khách hàng rất linh động và mang tính tổng hợp cao. Hoạt động chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp không hoàn toàn giống nhau, nó phụ thuộc vào đặc tính sản phẩm, đặc điểm khách hàng và quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm vật chất có cách chăm sóc khách hàng khác với doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Mỗi khách hàng lại đòi hỏi có một cách chăm sóc riêng vì họ có sở thích, nhu cầu về các sản phẩm và về cách mà họ muốn được phục vụ rất khác nhau. Do đó không thể áp dụng cùng một cách chăm sóc cho nhiều khách hàng, các nhân viên chăm sóc khách hàng cần vận dụng một cách sáng tạo và tổng hợp nhiều biện pháp, kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình làm hài lòng các khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng khó tính.Hoạt động chăm sóc khách hàng được xem như một hoạt động “bảo dưỡng” mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khách hàng có hài lòng về các dịch vụ của doanh nghiệp và có tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay không, điều đó phụ thuộc vào cách mà doanh nghiệp chăm sóc họ có tốt, có đúng hay không? Hình_47: Chăm sóc khách hàng Hoạt động chăm sóc khách hàng ra đời đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Các khách hàng sẽ không thể mua được hai dịch vụ giống y hệt nhau trên thị trường vì dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, việc thực hiện và đánh giá chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn bởi các trạng thái tâm lý của con người như: vui, buồn, chán nản, mệt mỏiỞ mỗi trạng thái tâm lý, cảm nhận về chất lượng dịch vụ của con người có một mức độ tương ứng và do đó việc đánh giá chất lượng dịch vụ mang nhiều màu sắc chủ quan. Doanh nghiệp nào cũng cố gắng duy trì mối quan hệ với khách hàng càng lâu càng tốt. Vì chi phí để tìm và tạo quan hệ với một khách hàng mới thường cao gấp 6 lần chi phí để giữ chân khách hàng cũ. Hơn nữa nếu mất đi một khách hàng về lâu dài doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản thu nhập đáng kể. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng không những duy trì được doanh thu, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà còn có cơ hội mở rộng hơn nữa mạng lưới khách hàng thông qua mối quan hệ khác của các khách hàng. Hoạt động chăm sóc khách hàng đang ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.Vai trò của hoạt động chăm sóc khách hàng được thể hiện rõ qua các chức năng của nó. Một số nguyên tắc về chăm sóc khách hàng. 97 Giáo trình Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Để đảm bảo hoạt động chăm sóc khách hàng trong doanh nghiệp được thực hiện một cách nhất quán và chuyên nghiệp thì buộc các doanh nghiệp phải đề ra các nguyên tắc cụ thể về chăm sóc khách hàng. Dưới đây là một số nguyên tắc chăm sóc khách hàng hiệu quả, không thể thiếu cho các doanh nghiệp: Đảm bảo lợi ích cho khách hàng: Đảm bảo mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng là việc cần làm của một nhân viên chăm sóc khách hàng có trách nhiệm. Các khách hàng khi mua sản phẩm đều kỳ vọng sẽ thu về được những lợi ích như họ mong muốn. Do đó, việc thực hiện các cam kết, lời hứa đối với khách hàng là rất quan trọng. Các nhân viên chăm sóc khách hàng phải luôn luôn tỏ ra thông cảm và tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho khách hàng. Trong trường hợp có yêu cầu khiếu nại và bồi thường từ phía khách hàng, các nhân viên cần có thái độ tiếp thu tích cực, giải quyết bồi thường cho khách hàng nhanh chóng với thái độ vui vẻ và không quên cảm ơn khách hàng vì họ đã có những những ý kiến đóng góp quý báu cho doanh nghiệp. Đảm bảo lợi ích cho khách hàng cũng có nghĩa là các nhân viên chăm sóc khách hàng cần “lắng nghe” các nhu cầu của khách hàng để từ đó phối hợp cùng các bộ phận khác trong doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu của khách hàng. Luôn luôn chủ động: Các nhân viên chăm sóc khách hàng cần nắm rõ và thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng: Tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, sở thích cá nhân, thói quen tiêu dùng du lịchđể có thể trò chuyện, cũng như cung cấp thông tin quan trọng, hữu ích cho khách hàng theo các đặc điểm về phong cách sống và nghề nghiệp của họ. Nắm rõ thông tin về sản phẩm: giá cả, lịch trình, thông tin về điểm đến, thủ tục làm các dịch vụ như: hộ chiếu, visa, chứng minh thưđể có thể sẵn sàng trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh nhất, chính xác nhất và không để khách hàng khó chịu vì phải đợi lâu. Hiểu biết về chính sách pháp luật, chính sách sản phẩm của doanh nghiệp và những thông tin về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những khuyến cáo cho khách hàng, giúp đỡ khách hàng tìm kiếm các giải pháp cũng như để phản ứng nhanh và giải quýêt kịp thời những phàn nàn, khiếu nại của khách hàng. Hãy là người trung thực: Một nhân viên chăm sóc khách hàng trung thực luôn cung cấp những thông tin chính xác sẽ tạo được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng và doanh nghiệp sẽ trở thành một địa chỉ đáng tin cậy để khách hàng tìm đến. Các nhân viên chăm sóc khách hàng trung thực sẽ không nói quá tốt về sản phẩm khi nó không thực sự như vậy mà hãy để khách hàng tự đánh giá, các nhân viên chăm sóc khách hàng chỉ có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng loại sản phẩm nào và cách thức sử dụng như thế nào để đạt được sự thoả mãn cao nhất mà thôi. 98 Giáo trình Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Các nhân viên không những phải trung thực với khách hàng mà còn phải trung thực với doanh nghiệp của mình, đó là một trong những tố chất của một nhân viên trung thành, một nét văn hoá đạo đức kinh doanh tốt đẹp cần được tạo dựng cho các nhân viên trong doanh nghiệp. Nền tảng đạo đức tốt là cơ sở để giữ uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và các đối tác trong quá trình kinh doanh. Tôn trọng khách hàng: Hình_48: Hãy luôn trung thực trong giao tiếp Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong giao tiếp của nhân viên chăm sóc khách hàng với các khách hàng của doanh nghiệp, quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Các khách hàng luôn có mong muốn được tôn trọng vì tôn trọng là một nhu cầu có thứ bậc cao (theo lý thuyết nhu cầu của con người của Abraham Maslow), có tầm quan trọng đối với cuộc sống của con người, ảnh hưởng lớn đến các quyết định của con người. Nếu nhu cầu đó không được thoả mãn sẽ gây ra tâm lý bất mãn và các khách hàng sẽ sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp không một chút do dự. Các khách hàng không bao giờ từ bỏ dịch vụ mà chỉ rời bỏ nhà cung cấp này để đến với nhà cung cấp dịch vụ khác mà thôi. Khách hàng chính là người trả lương cho doanh nghiệp, mất khách hàng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị mất đi một phần thu nhập. Vì vậy, dù khách hàng là ai, có địa vị xã hội cao hay thấp, dù họ có tỏ ra nóng nảy,có những phản ứng tiêu cực thì các nhân viên luôn luôn phải tỏ ra khiêm tốn, chú ý lắng nghe khách hàng, đối xử với khách hàng một cách lịch sự, nhã nhặn và tuyệt đối không nói những gì xúc phạm đến chính trị, tôn giáo, đời tư của khách hàng. Khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng khi tiếng nói của họ thật sự có giá trị, những lời góp ý của họ được doanh nghiệp được đánh giá cao, nhận được lời cảm ơn từ phía doanh nghiệp vì những gì họ đã mang lại cho doanh nghiệp và quan trọng hơn cả là tiếng nói của họ đã được lắng nghe và tiếp thu một cách tích cực. * Lợi ích của hoạt động chăm sóc khách hàng. Lợi ích cho công ty lữ hành: - Thông qua hoạt động chăm sóc khách hàng, công ty lữ hành có thể hiểu rõ hơn về tình hình khách hàng của mình. Họ là những ai? Họ có mong muốn gì? Họ có hài lòng về cách phục vụ của công ty hay không? Theo dõi được những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Từ đó, công ty có những điều chỉnh thích hợp trong công tác phục vụ khách hàng, để ngày càng nâng cao được chất lượng phục vụ, thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng, tăng 99 Giáo trình Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II cường được khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Hoạt động chăm sóc kháchhàng giúp công ty duy trì mối quan hệ với khách hàng, duy trì nguồn khách cũng như doanh thu ổn định cho công ty. - Mở rộng thị trường khách cho công ty thông qua mạng khách hàng Lan. Hoạt động chăm sóc khách hàng có hiệu quả sẽ xây dựng cho công ty một đội ngũ khách hàng thân thiết và khách hàng trung thành đông đảo. Hơn thế nữa, Công ty có thể mở rộng thị trường khách thông qua kênh truyền thông khách hàng tới các mối quan hệ riêng của họ như: bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng và hàng xóm Lợi ích cho khách hàng: - Các khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin du lịch, được giải đáp các thắc mắc khi sử dụng dịch vụ, nhận được sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của các nhân viên chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, khách hàng còn có thể nhận được sự ưu đãi về giá cả, sự ưu tiên trong sử dụng dịch vụ của công ty lữ hành, nhận được các món quà bất ngờ, thú vị - Tiết kiệm thời gian và chi phí: Các khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi tìm hiểu thông tin, giảm bớt được các chi phí cơ hội khi được san sẻ những điều băn khoăn lo lắng, được truyền đạt các kinh nghiệm du lịch Hình_49: Chăm sóc khách hàng tạo lực hút hấp dẫn khách hàng CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV: 1. Quy trình bán hàng trực tiếp ? 2. Tiếp nhận yêu cầu và bán hàng gián tiếp (qua các phương tiện thông tin, liên lạc) ? 3. Quy trình bán hàng cho khách mang đi (không tiêu dùng tại nhà hàng) ? 100 Giáo trình Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II TÀI LIỆU THAM KHẢO - Philip Cottler, Marketing căn bản, NXB thống kê Hà Nội, 2002. - TS. Trịnh Xuân Dũng, Nghề bán hàng, NXB Thống kê Hà Nội, 2005 - Trịnh Xuân Dũng - Đinh Văn Đáng, Kỹ năng giao tiếp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang, Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Hiến Lê (dịch), Đắc nhân tâm - Bí quyết của thành công, NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1994.
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_tri_ban_hang.pdf