Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học

Khái niệm về khoa học

* Khoa học (Science), cùng với lịch sử phát triển của nhân loại, khoa học đóng vai trò

cốt yếu cho các thành tựu đạt được như hiện nay. Tùy theo cách tiếp cận và nhìn nhận khác

nhau, mà có nhiều quan niệm, định nghĩa về khoa học.

- UNESCO (1961): “Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và

sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy"

Hay " Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy về những qui luật phát triển

khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và

không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội"

- Từ điển tiếng Việt (Minh Tân và cộng sự, 1999, tr.579) giải thích, Khoa học là hệ

thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những

qui luật của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người

có khả năng cải tạo thế giới.

- Luật khoa học và công nghệ (QH13, 2013): Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất,

qui luật tồn tại và phát triển sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Một cách tổng hợp có thể nêu như sau: khoa học là hệ thống tri thức được hệ thống và

khái quát hoá từ hiện thực và được thực tiễn kiểm nghiệm. Nó phản ánh dưới dạng logic, trừu

tượng và khái quát hoá những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những

quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy. Đồng thời khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về

những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến

đối thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người.

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày

trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình

nay giúp con người hiểu biết và nắm bắt về sự vật, hiện tượng, các quy luật của tự nhiên để từ

đó đưa ra các cách thức quản lý và điều khiển tự nhiên sao cho có lợi nhất sự tồn tại của hệ

sinh thái và con người. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát

triển trong các hoạt động thực tế.

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 1

Trang 1

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 2

Trang 2

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 3

Trang 3

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 4

Trang 4

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 5

Trang 5

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 6

Trang 6

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 7

Trang 7

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 8

Trang 8

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 9

Trang 9

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 93 trang baonam 7200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học

Giáo trình Phương pháp tiếp cận khoa học
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ 
KHOA TNĐ & MTNN 
BÀI GIẢNG 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHOA HỌC 
TS. Nguyễn Thuỳ Phương 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
MỤC LỤC 
Chương I. ĐỀ CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ......................... 1 
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC .................................................................................. 1 
1.1.1. Khái niệm về khoa học ....................................................................................... 1 
1.1.2. Sự phát triển của khoa học .................................................................................. 2 
1.2. KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.......................................................... 4 
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và chức chức năng của nghiên cứu khoa học ........................ 4 
1.2.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học ..................................................................... 5 
1.3. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ....................................................... 6 
1.3.1. Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) .......................................................... 6 
1.3.2. Nghiên cứu ứng dụng (applied researh) ............................................................... 8 
1.3.3. Nghiên cứu triển khai ( developmental research ) ................................................ 9 
1.3.4. Nghiên cứu thăm dò (survey research) ................................................................ 9 
1.4. PHÂN LOẠI KHOA HỌC ...................................................................................... 10 
1.5. KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ ........................................................ 11 
1.5.1. Khoa học ......................................................................................................... 11 
1.5.2. Phân biệt khoa học, kỹ thuật và công nghệ ........................................................ 11 
1.5.3. Chuyển giao công nghệ .................................................................................... 13 
Chương II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .............................................................. 16 
2.1. VẤN ĐỀ KHOA HỌC ............................................................................................ 16 
2.1.1. Vấn đề khoa học (vấn đề nghiên cứu) ............................................................... 16 
2.1.2. Các tình huống của vấn đề khoa học ................................................................. 17 
2.1.3. Cách phát hiện “vấn đề” nghiên cứu khoa học ................................................... 17 
2.2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ..................................................................... 18 
2.2.1. Đề tài nghiên cứu khoa học............................................................................... 18 
2.2.3. Phân loại đề tài nghiên cứu khoa học ................................................................ 20 
2.2.4. Chọn đề tài nghiên cứu khoa học ...................................................................... 20 
2.2.5. Tên đề tài ......................................................................................................... 22 
2.2.6. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................... 22 
2.2.7. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 24 
2.3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............... 24 
2.3.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 24 
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25 
2.3.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 25 
2.3.4. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu ..................................................................... 25 
2.4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................... 27 
2.4.1. Khái niệm giả thuyết khoa học .......................................................................... 27 
2.4.2. Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu khoa học .............................................. 29 
2.4.3. Phân loại giả thuyết khoa học ........................................................................... 29 
2.4.4. Liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề khoa học ...................................................... 30 
2.4.5. Các thao tác logic để đưa ra một giả thuyết ....................................................... 31 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
2.4.6. Kiểm chứng giả thuyết ................................................................ ... heo kiểu tương tác: được sử dụng trong trường hợp xuất hiện những mối liên 
hệ qua lại với nhau giữa sự vật này với sự vật khác. 
Liên hệ mạng lưới, gồm một trung tâm và các phần tử vây quanh. Ví dụ mạng nhện, 
mạng giao thông, mạng lưới đại lý của một công ty. Liên hệ mạng lưới là liên hệ đặc trưng 
của nền kinh tế thị trường (Hình f). 
- Liên hệ hình cây: Đây là dạng liên hệ phổ biến như tên gọi, dạng liên hệ này xuất 
phát từ một gốc, chia ra các cành và tiếp đến các nhánh (Hình g). Chiều sâu của sự phân chia 
có thể tiến đến vô cùng vì khả năng phân chia của hệ thống thành các phân hệ nhỏ hơn bên 
dưới nó. Cây gia phả, sơ đồ hệ thống tổ chức cơ quan là thuộc dạng liên hệ này. Cơ thể phân 
chia các phân hệ, như tuần hoàn, hô hấp, thần kinh,v.v..; phân hệ tuần hoàn lại gồm tim, 
mạch,v.v.. Trong kinh tế, liên hệ hình cây là liên hệ đặc trưng. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
82 
Chương 5 
TÀI LIỆU KHOA HỌC 
5.1. NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
Mọi kết quả nghiên cứu cần được viết ra dưới dạng tài liệu khoa học để công bố, trừ 
những lĩnh vực phải giữ bí mật như an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh bí mật cá nhân. Tài 
liệu khoa học mang nhiều ý nghĩa như để trao đổi thông tin, đi tìm địa chỉ áp dụng. Đón nhận 
những ý kiến bình luận, góp ý kiến bổ sung, phê phán của đồng nghiệp, khẳng định quyền tác 
giả đối với công trình. 
5.2. CÁC LOẠI TÀI LIỆU KHOA HỌC 
Tùy theo yêu cầu của tác giả, cơ quan tài trợ hoặc cơ quan chủ trì mà viết tài liệu 
khoa học khác nhau: 
5.2.1. Bài báo và báo cáo hội nghị khoa học 
Bài báo khoa học và báo cáo hội nghị khoa học được viết để công bó trên các tạp chí 
chuyên môn hoặc trong hội nghị khoa học nhằm nhiều mục đích như công bố một ý hĩởng 
khoa học, công bố, từng kết quả riêng biệt của một công trình dài hạn công bô kết quả nghiên 
cứu toàn bộ công trình, đề xướng một cuộc tranh luận trên tạp chí hoặc hội nghị khoa học. 
5.2.1.1. Cấu trúc logic của bài báo và báo cáo hội nghị khoa học 
Tùy thuộc thể loại mà mỗi loại bài báo và báo cáo hội nghị khoa học cần phải có một 
cấu trúc logic và một bố cục nội dung thích hợp. Các loại bài báo và báo cáo khoa học có cấu 
trúc logic như trình bày trên Bảng 5, trong đó, dấu cộng (+) là cần thiết phải trình bày, dấu trừ 
là không cần thiết, còn dấu cộng trong ngoặc [(+)] là có thể trình bày hoặc không trình bày. 
Các loại bài báo khoa học luôn phải chứa đựng các tri thức khoa học dựa trên kết quả 
quan sát, thực nghiệm khoa học. Một bài báo khoa học chỉ nên viết trong khoảng 1.500-2.000 
chữ (tương đương 3 - 4 trang giấy A4). Báo cáo hội nghị khoa học có thể dài hơn, nhưng cũng 
không nên dài quá 3.000- 4.000 chữ (tương đương 6 - 8 trang giấyA4). 
Bảng 5.1. Cấu trúc logic của các loại bài báo và báo cáo khoa học 
STT Các loại bài báo Vấn đề Luận đề Luận cứ Luận chứng 
1 Công bố ý tưởng khoa học + + - - 
2 Công bố kết quả nghiên cứu [+] + + + 
3 Báo cáo để dẫn hội nghị KH + [+] - - 
4 Tham luận hội nghị khoa học [+] [+] + + 
5 Đề xướng một cuộc tranh luận + [+] - - 
6 Tham gia tranh luận [+] [+] + 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
83 
5.2.1.2. Bố cục nội dung khoa học của bài báo 
Bố cục nội dung khoa học của bài báo có thể cấu tạo theo một số phần tùy cách sắp 
xếp của mỗi tác giả. Tuy nhiên, dù chia thành bao nhiêu phần thì một bài báo khoa học cũng 
có những phần như nhau. Mỗi phần là một khối lượng nội dung tương đối hoàn chỉnh. Nhìn 
chung, một bài báo khoa học gồm các phần chính như trong Bảng 5.2. 
Bảng 5.2. Bố cục các phần của một bài báo khoa học 
Phần Nội dung Tỷ lệ số trang 
Phần 1 Đặt vấn đề 5 – 10 % 
Phần 2 Đối tượng, nội dung phương pháp nghiên cứu 10 – 20 % 
Phần 3 Kết quả thu thập và xử lý thông tin 40 – 60 % 
Phần 4 Phân tích (bàn luận) kết quả 10 – 20 % 
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 5 – 10 % 
Cuối bài báo khoa học phải viết một đoạn tóm tắt (Summary), thường không quá 300 
chữ (tiếng Việt) hoặc 200 chữ (tiếng Anh). Nội dung phần tóm tắt nêu rõ mục đích, phương 
pháp nghiên cứu và những kết quả chủ yếu (chỉ viết bằng chữ và số, không hình vẽ, không 
bảng, không biểu đồ...) 
5.2.2. Thông báo khoa học 
Thông báo khoa học được sử dụng trong một số trường hợp cần đưa tin vắn tắt về hoạt 
động nghiên cứu. Có thể thông báo trên tạp chí, trong hội nghị hoặc trong các bản tin khoa 
học. Mục đích thông báo là cung cấp thông tin tóm tắt về hoạt động và thành tựu, không trình 
bày luận cứ hoặc luận chứng. Thông báo khoa học thường viết khoảng 200 - 300 chữ, hoặc 
tình bày miệng không quá 5 phút. Thông báo tại hội nghị thường được dự kiến trước trong 
chương trình nghị sự. Nếu là thông báo miệng thì thường kèm theo văn bản chuẩn bị sẵn để 
phân phát cho các đại biểu tham dự hội nghị. 
5.2.3. Kỷ yếu khoa học 
Kỷ yếu khoa học là ấn phẩm công bố các công trình, các bài thảo luận trong khuôn 
khổ các hội nghị khoa học hoặc trong một giai đoạn hoạt động của một tổ chức khoa học. Kỷ 
yếu được công bố nhằm mục đích ghi nhận hoạt động của một hội nghị hoặc một tổ chức, tạo 
cơ hội để người nghiên cứu công bố kết quả nghiên cứu và thiết lập quan hệ với đồng nghiệp. 
Các bài viết đăng kỷ yếu khoa học có bố cục nội dung tương tự như bài báo khoa học. 
5.2.4. Chuyên khảo khoa học 
Chuyên khảo khoa học là loại ấn phẩm đặc biệt, không định kỳ, được xuất bản theo kế 
hoạch của một chương trình, dự án, hoặc nhóm nghiên cứu liên quan đến một hướng nghiên 
cứu đang có triển vọng phát triển. 
Chuyên khảo gồm các bài viết định hướng theo một nhóm vấn đề xác định tập trung 
theo một chủ đề đã lựa chọn, nhưng không nhất thiết hợp thành một hệ thống lý thuyết, ngược 
lại còn có thể có hàng loạt luận điểm khoa học trái ngược nhau. Các tác giả viết bài cho 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
84 
chuyên khảo không nhất thiết kết thành một tập thể tác giả. Chuyên khảo khoa học cũng có 
thể được phân chia thành các phần, mỗi phần có một tên gọi riêng. 
Chuyên khảo khoa học là một hình thức cần quan tâm phát triển, bởi vì nó không có 
yêu cầu chặt chẽ về một hệ thống lý thuyết nào, không định hạn thời gian xuất bản và hết sức 
linh hoạt về mặt khoa học. Chính nơi đây, các nhà khoa học có cơ hội trao đổi kết quả nghiên 
cứu liên ngành, liên bộ môn, mở đường cho các bộ môn khoa học thúc đẩy và hỗ trợ nhau 
phát triển. 
5.2.5. Sách giáo khoa, giáo trình 
Sách giáo khoa, giáo trình cần được xem là một công trình khoa học, vì phải dựa trên 
hàng loạt nghiên cứu về quy luật tâm lý của người học trước đặc điểm của kiến thức được 
truyền thụ, đặc điểm của nền học vấn xã hội và phải lựa chọn trong số những thành tựu hiện 
đại liên quan đến môn học. 
Sách giáo khoa, giáo trình có những tính chất khác với một tác phẩm khoa học, đó là: 
 - Tính hệ thống: sách giáo khoa, giáo trình phải bao quát toàn bộ khối lượng kiến thức 
cần thiết truyền thụ cho người học. 
- Tính hiện đại: sách giáo khoa, giáo trình phải cập nhật những thành tựu mới nhất của 
khoa học và những phương pháp luận hiện đại trong khoa học. 
- Tính sư phạm: Phương pháp trình bày sách giáo khoa, giáo trình nhằm dẫn người 
học từ không hiểu biết đến hiểu biết các kiến thức khoa học. 
5.2.6. Báo cáo kết quả nghiên cứu 
Báo cáo kết quả nghiên cứu là văn bản trình bày một cách hệ thống các kết quả nghiên 
cứu. Báo cáo được chuẩn bị nhằm một số mục đích sau: 
 - Ghi nhận một giai đoạn nghiên cứu. 
- Công bố các kết quả nghiên cứu. 
- Mở rộng diễn đàn trao đổi các ý tưởng khoa học. 
- Báo cáo cơ quan quản lý nghiên cứu hoặc cơ quan tài trợ. 
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu là một công việc quan trọng và cần thiết mà mọi 
người nghiên cứu cần phải biết cách thực hiện. Nó là cơ sở để các bên xác định quá trình 
nghiên cứu đã kết thúc. Vì vậy nó được trình bày thành một mục riêng và theo yêu cầu của cơ 
quan tài trợ. 
5.3. NGÔN NGỮ CỦA TÀI LIỆU KHOA HỌC 
Có nhiều loại ngôn ngữ được sử dụng trong tài liệu khoa học: Lời văn, biểu thức toán, 
số liệu, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ ảnh cần kết hợp sử dụng thể hiện được một cách 
sinh động nội dung tài liệu. Không nên sử dụng nhiều công cụ chỉ để thể hiện làm rõ một 
thông tin nào đó, như vậy sẽ làm nặng nề báo cáo khoa học. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
85 
5.3.1. Văn phong khoa học 
Văn phong khoa học phải giúp trình bày một cách khách quan kết quả nghiên cứu. 
Câu văn phải ngắn gọn sáng sủa, đúng chính tả không cần trau chuốt và tránh dài dòng. Các 
thông tin trong tài liệu khoa học phải chính xác, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. 
5.3.2. Ngôn ngữ toán học 
Ngôn ngữ toán học được sử dụng để trình bày những quan hệ định lượng thuộc đối 
tượng nghiên cứu. Người nghiên cứu có thể sử dụng nhiều hình thức phong phú về ngôn ngữ 
toán học như số liệu rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị toán học. 
5.3.3. Sơ đồ 
Các loại sơ đồ là hình ảnh trực quan về mối liên hệ giữa các yếu tố trong hệ thống 
hoặc liên hệ giữa các công đoạn trong một quá trình. Sơ đồ được sử dụng trong trường hợp 
cần cung cấp một hình ảnh khái quát về cấu trúc của hệ thống, nguyên lý vận hành của hệ 
thống nhưng không đòi hỏi chỉ rõ tỷ lệ và kích thước của các bộ phận cấu thành hệ thống. 
5.3.4. Hình vẽ 
Hình vẽ cung cấp một hình ảnh tương tự như đối tượng nghiên cứu về mặt hình thể và 
tương quan không gian nhưng cũng không quan tâm đến tỷ lệ hình học. Hình vẽ được sử dụng 
trong trường hợp cần cung cấp những hình ảnh tương đối xác thực của hệ thống, đúng về mặt 
nguyên lý, nhưng không đòi hỏi trình bày một cách cụ thể về hình dạng và kích thước (trừ các 
bản vẽ, thiết kế). 
5.3.5. Ảnh khoa học 
Ảnh khoa học là những hình ảnh ghi lại tiến trình thực hiện nghiên cứu và những kết 
quả thu được, đây là những hình ảnh mang tính sống động. Đối với một số ngành khoa học 
như sử học, kiên trúc, môi trường, y học, nông lâm, thủy sản thì hình ảnh đóng một vai trò vô 
cùng quan trọng. Yêu cầu ảnh phải minh họa cho một giai đoạn hoặc cho cả quá trình, chứa 
hàm lượng khoa học cao. 
5.4. TRÍCH DẪN KHOA HỌC 
Khi sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học của đồng nghiệp, thì việc ghi rõ xuất xứ của 
tài liệu đã trích dẫn là một nguyên tắc hết sức quan trọng. Tài liệu mà tác giả đã trích dẫn cần 
được ghi lại theo đúng các quy định hiện hành. 
Khi viết trích dẫn, người nghiên cứu cần tôn trọng nguyên tắc bảo mật của nguồn tài 
liệu được cung cấp, nếu nơi cung cấp có yêu cầu này. Có trường hợp vì lợi ích khoa học, 
người viết cần nêu một sự kiện nào đó để làm bài học chung mà không cần nêu đích danh 
tác giả. 
Nói chung, khi trích dẫn phải đảm bảo ý nghĩa khoa học, ý nghĩa trách nhiệm và ý 
nghĩa pháp lý, thể hiện sự tôn trọng những cam kết về chuẩn mực đạo đức trong khoa học. 
Nêu trích dẫn nguyên văn tài liệu thì cần cho toàn bộ đoạn trích dẫn vào ngoặc kép và ghi rõ 
xuất xứ. Nếu chỉ trích dẫn một ý tưởng thì cần ghi rõ ý tưởng đó là của tác giả nào, lây từ 
sách nào. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
86 
Trích dẫn khoa học có thể ghi cuối trang, cuối chương hoặc cuối tài liệu tùy theo thói 
quen của người viết hoặc tùy theo quy định của cơ quan sử dụng tài liệu. 
5.5. QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 
Các sản phẩm khoa học, dù đựơc thể hiện dưới bất kỳ dạng sản phẩm công bố nào đều 
được bảo hộ pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai bộ 
phận bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp. 
5.5.1. Bảo hộ sở hữu trí tuệ trên thế giới 
Văn bản quốc tế quan trọng nhất về sở hữu trí tuệ là công ước Beme về quyền tác 
giả và công ước Paris về sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883. Tiếp đó, có 
những văn kiện khác như thỏa ước Madrid (1981), thỏa ước La Haye (1925) thỏa ước Nice 
(1957), thỏa ước Lisboi (1958) và thỏa ước Locamo (1968). Văn bản có liên hệ trực tiếp với 
người nghiên cứu là công ước Paris. Còn các văn bản khác chủ yếu có liên quan đến công 
nghiệp và thương mại. 
5.5.2. Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ta 
Luật sở hữu chí tuệ của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 
50/2005/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2005 gồm có 18 chương và 222 điều. Trong đó qui định 
rất rõ có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học như quyền tác giả và sở hữu kiểu dáng 
công nghiệp. Nội dung có một số điểm quan trọng: 
- Bản quyền: thuộc về những tác phẩm viết, bài báo, đề cương bài giảng, bài thuyết 
trình được ghi âm, ghi hình. Tác phẩm viết về các phát minh (chứ không phải bản thân phát 
minh) thì được bảo hộ theo luật này. Trong bản quyền có phân biệt chủ tác phẩm và tác giả 
của tác phẩm. Tác giả được hưởng quyền tác giả, còn chủ tác phẩm thì có quyền quyết định số 
phận của tác phẩm, như cho xuất bản, cho tái bản, cho phép dịch,v.v... 
Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền đối với các sáng chế. Các giải pháp hữu ích tuy 
chưa đạt tính mới về nguyên lý kỹ thuật như sáng chế, nhưng cũng được bảo hộ quyền sở hữu 
công nghiệp. Sau khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, tác giả được cấp bằng sáng chế độc 
quyền. Luật sở hữu công nghiệp phân biệt chủ của sáng chế và tác giả của sáng chế. Tác giả 
của sáng chế được hưởng quyền tác giả. Còn chủ của sáng chế thì có quyền ký hợp đồng cho 
phép sử dụng sáng chế. Tuy nhiên, có một số sáng chế mà các chính phủ trên thế giới đều 
không cho phép bất kỳ cá nhân nào có quyền làm chủ, đó là những sáng chế thuộc các lĩnh 
vực an ninh, quốc phòng, bí mật quốc gia. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
87 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Văn Tuấn (1999). Nghiên cứu khoa học- Phương pháp luận và thực tiễn. NXB Quốc 
Gia, Hà Nội. 
Dương Thiệu Tống (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB khoa học và kỹ 
thuật, Hà Nội. 
Phạm Minh Hạc (1981). Phương pháp luận khoa học giáo dục. Viện khoa học giáo dục. 
Hà Nội 
Hướng dẫn tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ. Bộ giáo dục và Đào tạo số 4394/SDHi-v 27 tháng 
6 năm 1996. 
Luật sở hữu chí tuệ của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 0/2005/QH10 
ngày 29 tháng 11 năm 2005 
Luật Khoa Học & Công nghệ Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013/QH13. 
Lưu Xuân Mới (1996). Phương pháp luận nghiên cứ khoa học. Trung tâm quốc tế đào tạo về 
khoa học vật liệu -ITIMS. 
Lưu Xuân Mới. Phương pháp luận nghiên cứ khoa học.NXB Đại học Sư phạm 2003 . 
Lưu Xuân Mới. Lý luận dạy đại học.NXB Giáo dục, 2000. 
Lê Tử Thành (1996). Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB trẻ TP. Hồ Chí Minh. 
Từ Điển Bách Khoa Nông nghiệp ( 1991). Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển Bách Khoa 
Việt Nam, Hà Nội. 
Nguyên Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài ( 2005). Giáo trình phương pháp nghiên cứu Khoa học, 
Trường Đại Học cần Thơ. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_tiep_can_khoa_hoc.pdf