Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2)

Khái niệm và ý nghĩa

Quá trình hoạt động sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản (lao động, tư

liệu lao động và đối tượng lao động) để tạo ra những vật phẩm cần thiết phục vụ cho con

người. Trong quá trình kết hợp đó, các yếu tố cơ bản bị tiêu hao, tạo ra chi phí sản xuất.

Như vậy, chi phí sản xuất biểu hiện bặng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động

sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất

trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu

hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dung trong một kỳ để thực

hiện quá trình sản xuất. Về thực chất, chi phí sản xuất chính là sự dịch chuyển vốn –

chuyển giá trị của các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vào đối tượng tính giá (sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ).

Gắn liền với chi phí sản xuất là giá thành sản xuất sản phẩm. Về thực chất, chi phí

và giá thành là 2 mặt khác nhau của cùng một quá trình: Chi phí phản ánh mặt hao phí,

còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả thu được. Tất cả những khoản chi phí phát

sinh trong hoạt động sản xuất (kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước

có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu

giá thành sản xuất sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện

bằng tiền toàn bộ các khoản cho phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào

nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 72 trang baonam 9480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2)

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2)
 85 
CHƯƠNG IV 
 PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG 
Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được: 
- Cách thức phân tích chung tình hình giá thành 
+ Chỉ tiêu và phương pháp phân tích biến đông giá thành toàn bộ sản phẩm; 
+ Chỉ tiêu và phương pháp phân tích nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm so sánh được; 
+ Phương pháp phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa; 
- Cách thức phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 
+ Chỉ tiêu và phương pháp phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; 
+ Chỉ tiêu và phương pháp phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp; 
+ Chỉ tiêu và phương pháp phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung. 
NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT 
4.1. Phân tích chung tình hình về giá thành 
4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa 
Quá trình hoạt động sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản (lao động, tư 
liệu lao động và đối tượng lao động) để tạo ra những vật phẩm cần thiết phục vụ cho con 
người. Trong quá trình kết hợp đó, các yếu tố cơ bản bị tiêu hao, tạo ra chi phí sản xuất. 
Như vậy, chi phí sản xuất biểu hiện bặng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động 
sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất 
trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu 
hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dung trong một kỳ để thực 
hiện quá trình sản xuất. Về thực chất, chi phí sản xuất chính là sự dịch chuyển vốn – 
chuyển giá trị của các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vào đối tượng tính giá (sản 
phẩm, hàng hóa, dịch vụ). 
Gắn liền với chi phí sản xuất là giá thành sản xuất sản phẩm. Về thực chất, chi phí 
và giá thành là 2 mặt khác nhau của cùng một quá trình: Chi phí phản ánh mặt hao phí, 
còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả thu được. Tất cả những khoản chi phí phát 
sinh trong hoạt động sản xuất (kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước 
có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu 
giá thành sản xuất sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện 
bằng tiền toàn bộ các khoản cho phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào 
nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. 
 86 
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với 
hoạt động quản lý. Nó cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để đề ra 
các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định có liên quan đến lựa chọn mặt hạng 
kinh doanh; xác định giá bán; số lượng sản xuất, thu mua; thị trường tiêu thụ, Những 
vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn trong một thị trường cạnh tranh. Mặt khác, phân 
tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm còn giúp cho các nhà quản lý nắm 
được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến tình hình chi phí sản xuất và giá thành 
sản phẩm. Từ đó, các quyết sách đúng đắn để hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, góp phần 
nâng cao hiệu quả kinh doanh. 
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp về chất lượng phản ánh trình độ sử 
dụng các nguồn nhân, vật lực trong doanh nghiệp để sản xuất ra một khối lượng sản 
phẩm nhất định. Ðây là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với tất cả các doanh 
nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 
Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí 
hay tiết kiệm lao động xã hội (lao động sống và lao động vật hoá) trong quá trình sản 
xuất ra sản phẩm. Nó phản ánh kết quả của quá trình quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn 
và sức lao động trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nghiên cứu giá thành đòi 
hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, tiết kiệm chi phí hạ 
giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 
Trong điều kiện hiện nay với sự cạnh tranh tương đối gay gắt, các doanh nghiệp 
phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành cho 
phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, hạ giá thành sản phẩm là một trong 
những con đường vô cùng quan trọng để tăng doanh lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh 
trên thị trường. Nó không những là vấn đề quan tâm của riêng từng doanh nghiệp mà 
còn là vấn đề đáng quan tâm của từng ngành và của toàn xã hội. 
Ðể hạ giá thành sản phẩm, đứng trên góc độ quản lý, các nhà quản trị cần phải 
biết nguồn gốc, nội dung của giá thành, xem xét các nguyên nhân cơ bản làm tăng, 
giảm giá thành sản phẩm. Ð ...  cổ phiếu 
Trong đó, thực giá một cổ phiếu được xác định trên cơ sở thực giá một đồng vốn 
góp nhân (×) với mệnh giá cổ phiếu. 
 147 
Nếu chỉ tiêu “Hệ số giá thị trường so với giá sổ sách một cổ phiếu” < 1, chứng tỏ 
các nhà đầu tư đã đánh giá giá trị vô hình của doanh nghiệp thấp, cổ phiếu kém hấp dẫn. 
Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này > 1, chứng tỏ các nhà đầu tư đã có những nhìn nhận 
khả quan về sự phát triển của doanh nghiệp. 
6.3. Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn 
6.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 
Ðể quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp có hiệu quả, 
thì vấn đề sử dụng vốn là một trong những vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và 
phát triển các đơn vị. Phân tích hiệu quả sử dụng các loại vốn sản xuất trong các doanh 
nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp đánh giá được chất lượng 
quản lý sản xuất kinh doanh, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa hiệu 
quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm vốn. 
Chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là chỉ tiêu 
phản ánh kết quả chung nhất, phản ánh được vấn đề mấu chốt của việc sử dụng vốn. 
Ðó là vấn đề tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng hoặc tối đa hoá kết quả thu được trên cơ 
sở sử dụng vốn sản xuất, đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trong sự phù 
hợp với các nguồn vốn sản xuất. 
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét hiệu quả sử dụng các loại vốn chung của 
doanh nghiệp. Chỉ tiêu dùng để phân tích ở đây là chỉ tiêu sức sản xuất của vốn (Sv), nó 
được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu (D) hay sản lượng sản phẩm tiêu thụ trên toàn 
bộ vốn sản xuất bình quân (Vb). 
Sv = 
Doanh thu 
= 
D 
Vốn sản xuất bình Vb 
Từ công thức trên cho thấy: Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất cao hay thấp, không 
những phụ thuộc vào vốn sản xuất bình quân mà còn phụ thuộc vào giá trị sản lượng sản 
xuất kinh doanh bình quân. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 
không những làm tăng giá trị sản lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu mà còn phải 
tiết kiệm cả vốn sản xuất bình quân nữa. 
Sức sản xuất của vốn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng. Hiệu quả sử 
dụng vốn sản xuất kinh doanh có thể tính cho: 
+ Toàn bộ số vốn thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp (tính bình quân). 
+ Hay trên số vốn bình quân có thể sử dụng vào sản xuất kinh doanh. 
+ Hoặc trên số vốn thực tế đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh. 
6.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ 
biến là các chỉ tiêu: 
 148 
Sức sản xuất của tài sản 
cố định 
= 
Tổng doanh thu thuần (Tổng giá trị sản xuất) 
Nguyên giá bình quân tài sản cố định 
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy 
đồng doanh thu thuần (hay giá trị sản xuất). 
Sức sinh lợi của tài sản 
cố định 
= 
Lợi nhuận thuần (lãi gộp) 
Nguyên giá bình quân tài sản cố định 
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy 
đồng lợi nhuận thuần (lãi gộp). 
Suất hao phí tài 
sản cố định 
= 
Nguyên giá bình quân tài sản cố định 
Doanh thu thuần (lợi nhuận thuần giá trị sản xuất) 
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần cần 
bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. 
6.3.3. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động 
6.3.3.1. Phân tích chung 
Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức 
sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động. 
Sức sản xuất của 
vốn lưu động 
= 
Tổng doanh thu thuần 
Vốn lưu động bình quân 
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng 
doanh thu. 
Sức sinh lợi của vốn = 
Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp) 
Vốn lưu động bình quân 
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần 
(lãi gộp). 
Khi phân tích chung cần tính ra các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa kỳ phân tích với 
kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước), nếu các chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lợi 
vốn lưu động tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng chung tăng lên và ngược lại. 
6.3.3.2. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường 
xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ, sản xuất, tiêu thụ). Đẩy nhanh 
tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh 
 149 
nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu 
sau: 
Số vòng quay của 
vốn lưu động 
= 
Tổng doanh thu thuần 
Vốn lưu động bình quân 
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ nếu số vòng 
quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. 
Thời gian của 
một vòng luân chuyển 
= 
Thời gian của kỳ phân tích 
Số vòng quay của VLĐ trong kỳ 
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. 
Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. 
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = 
Vốn lưu động bình quân 
Tổng doanh thu thuần 
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm 
càng nhiều. 
Cách tính từng chỉ tiêu theo công thức trên như sau: 
+ Tổng số doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ - (thuế tiêu thụ 
đặc biệt, thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu phải nộp + chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng 
bán + doanh thu hàng bán đã bị trả lại). 
+ Thời gian của kỳ phân tích: Theo quy ước để đơn giản trong phân tích thì thời 
gian tháng là 30 ngày, quý là 90 ngày, năm là 360 ngày. 
+ Vốn lưu động bình quân để đơn giản tính như sau: 
Vốn lưu động bình 
quân tháng 
= 
Vốn lưu động đầu tháng + Vốn lưu động cuối tháng 
2 
Vốn lưu động bình 
quân quý 
= 
Tổng vốn lưu động bình quân 3 tháng 
3 
Vốn lưu động bình 
quân năm 
= 
Tổng vốn lưu động bình quân 4 quý 
4 
Trường hợp có số liệu về vốn lưu động đầu tháng thì có thể xác định vốn lưu động 
bình quân quý, năm: 
1
... 2/122/1
n
VVVV
V nn 
 150 
Trong đó: 
nVVV ,...,, 21 : Vốn lưu động hiện có vào đầu các tháng 
 n: Số thứ tự các tháng 
 Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm 
rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình kinh 
doanh. 
Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn 
cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa. 
Cụ thể: Với một số vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động kinh 
doanh từ đó tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ 
luân chuyển. 
Từ công thức: 
Hệ số luân chuyển vốn lưu động = 
Doanh thu thuần 
Vốn lưu động bình quân 
 Doanh thu thuần = VLĐbq × Hệ số luân chuyển VLĐ 
Như vậy trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng được hệ số luân chuyển sẽ tăng 
được tổng số doanh thu thuần. 
Với số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển sẽ đạt được doanh thu như 
cũ. Điều này được lý giải như sau: 
- Nếu tốc độ luân chuyển vốn không thay đổi so với kỳ gốc thì để đạt được tổng số 
doanh thu thuần ở kỳ phân tích ta phải cần một lượng vốn lưu động là: 
Tổng số doanh thu thuần kỳ phân tích 
Hệ số luân chuyển kỳ gốc 
So số vốn cần thiết này với số vốn thực tế sử dụng ở kỳ phân tích sẽ thấy được 
lượng vốn tiết kiệm hay lãng phí do thay đổi tốc độ luân chuyển. Một cách tổng quát có 
thể xác định số VLĐ tiết kiệm hay lãng phí trong kỳ của doanh nghiệp theo công thức 
sau: 
Số vốn lưu động tiết 
kiệm (-) hay lãng 
phí (+) do thay đổi 
tốc độ luân chuyển 
= 
Tổng số doanh thu 
thuần kỳ phân tích 
 ( 
Độ dài 
vòng luân 
chuyển kỳ 
phân tích 
- 
Độ dài 
vòng luân 
chuyển kỳ 
gốc 
) 
Thời gian kỳ phân 
tích 
Có thể tóm tắt nội dung, trình tự và phương pháp phân tích tốc độ luân chuyển vốn 
lưu động như sau: 
- Đánh giá chung tốc độ luân chuyển: Tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc 
độ luân chuyển của kỳ phần tích với kỳ gốc. 
 151 
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển bằng phương pháp loại 
trừ. 
- Tính ra số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luân chuyển thay đổi. 
- Xác định nguyên nhân ảnh hưởng và biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển 
vốn lưu động kỳ tới. 
6.4. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp 
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài 
sản lưu động, khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. 
Đây là một trong những nội dung phân tích của các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan 
tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả 
năng sinh lợi của vốn, người phân tích thường tính ra và so sánh chỉ tiêu sau: 
Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = 
Lợi nhuận 
Vốn kinh doanh 
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. 
Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròng trước thuế hay 
sau thuế lợi tức hoặc lợi tức gộp, còn vốn kinh doanh có thể là tổng số nguồn vốn (vốn 
chủ sở hữu và công nợ phải trả) hay vốn chủ sở hữu, vốn vay Tuỳ thuộc vào mục đích 
phân tích và người sử dụng thông tin. Đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sử hữu, quá 
trình phân tích có thể tiến hành theo các bước sau: 
6.4.1. Đánh giá chung khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 
Để đánh giá chung khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cần tính ra và so sánh chỉ 
tiêu “hệ số doanh lợi” của vốn chủ sở hữu hiữa kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ kế hoạch, 
thực tế, các kỳ trước). Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và 
ngược lại. 
6.4.2. Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả 
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 
Từ công thức tính “hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu” (*) và mối quan hệ giữa các 
nhân tố ảnh hưởng ta có: 
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = 
Lãi ròng 
Vốn chủ sở hữu 
= 
Doanh thu thuần Lãi ròng 
Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần 
 152 
= 
Hệ số quay vòng của vốn 
chủ sở hữu 
 Hệ số doanh lợi doanh thu 
thuần 
Dựa vào công thức trên ta thấy hệ số doanh lợi của vốn chử sở hữu chịu ảnh 
hưởng của 2 nhân tố và được xác định bằng phương pháp loại trừ: 
- Nhân tố “hệ số quay vòng vủa vốn chủ sở hữu”: Nhân tố này phản ánh trong kỳ 
kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng, số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng 
tăng thì hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại. 
- Nhân tố “hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh”: Nhân tố này cho biết nột đồng 
vốn doanh thu thuần đem lại mấy đồng lãi ròng, số lãi đem lại trên một đồng doanh thu 
thuần càng lớn thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng tăng. 
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị. 
 153 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG 
1. Trình bày phương pháp phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong doanh 
nghiệp? 
2. Trình bày phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của tổng tài sản; của tài 
sản cố định? 
BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG 
Bài 1: Có số liệu như sau của một doanh nghiệp như sau: 
ĐVT: Triệu đồng 
Chỉ tiêu 
N N+1 
Thực tế Kế hoạch Thực tế 
1. Tổng doanh thu bán hàng 4.200 4.700 4.900 
2. Các khoản giảm trừ 1.150 500 650 
3. Số dư bình quân vốn lưu động 3.100 1.500 2.300 
Yêu cầu: 
1. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động? 
2. Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn 
nhanh hay chậm? 
Bài 2: Một doanh nghiệp có tài liệu như sau: 
Đơn vị: Triệu đồng 
Chỉ tiêu 
N N+1 
Thực tế Kế hoạch Thực tế 
- Doanh thu bán hàng 3.000 4.500 4.700 
- Vốn lưu động bình quân 320 600 620 
- Thuế tiêu thụ phải nộp 120 300 310 
Yêu cầu: 
1. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. 
2. Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn 
nhanh hay chậm. 
 154 
Bài 3: Một doanh nghiệp có tài liệu như sau: 
 ĐVT: Triệu đồng 
Chỉ tiêu N N+1 
1. Tổng doanh thu thuần 7.000 9.200 
2. Giá vốn hàng bán 6.200 7.500 
3. Chi phí bán hàng 180 195 
4. Chi phí quản lý 300 310 
5. Vốn lưu động bình quân 1.400 1.520 
6. Tài sản cố định bình quân 1.600 1.420 
Yêu cầu: 
1. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 2 năm? 
2. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động? 
Bài 4: Trong năm N doanh nghiệp X có tài liệu như sau: 
Sản lượng tiêu thụ, giá thành, giá bán 1 đơn vị sản phẩm (NĐ) 
Sản 
phẩm 
Sản lượng tiêu thụ Giá thành đơn vị Giá bán đơn vị 
KH TT KH TT KH TT 
A 70.000 75.000 13 16 25 30 
B 92.000 95.000 25 27 32 37 
Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (NĐ) 
Chỉ tiêu KH TT 
1. Tổng chi phí bán hàng 65.000 69.000 
2. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. 75.000 69.000 
Vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển (NĐ) 
Kế hoạch: 350.000 
Thực tế: 310.000 
Yêu cầu: 
1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm? 
2. Phân tích tốc độ luân chyển của vốn lưu động? 
3. Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do thay đổi tốc độ luân 
chuyển? 
 155 
Bµi 5: Có số liệu sau đây ở một doanh nghiệp: 
 ĐVT: Triệu đồng 
Chỉ tiêu N N+1 
1. Tổng doanh thu bán hàng 5.200 5.620 
2. Các khoản giảm trừ 300 410 
3. Số dư bình quân vốn lưu động 2050 2.460 
Yêu cầu: 
1. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 
năm N+1 so với năm N? 
2. Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn 
nhanh hay chậm? 
 156 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. GVC Nguyễn Thị Mỵ (2009), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB 
Thống kê. 
[2]. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2015), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB ĐH 
Kinh tế quốc dân. 
[3]. PGS.TS. Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình phân tích hoạt động tài chính, NXB 
ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng 
[4]. Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_phan_2.pdf