Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1)

Phương pháp chi tiết

Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết phải

nghiên cứu chi tiết theo chiều hướng khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt10

được. Bởi vậy khi phân tích có thể chi tiết theo chỉ tiêu bộ phận cấu thành, theo thời gian

và theo địa điểm. Sau đó mới tiến hành xem xét so sánh mức độ đạt được của từng bộ

phận (kỳ phân tích so với kỳ gốc) và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể

cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ

đóng góp của từng phân xưởng, tổ, đội vào kết quả chung.

Phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu:

Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các

bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.

Do đó phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong

phân tích mọi mặt về kết qủa sản xuất kinh doanh.

Ví dụ:

Giá trị sản xuất công nghiệp cần được chi tiết thành các bộ phận: Giá trị thành

phẩm làm bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp, giá trị thành phẩm làm bằng nguyên

vật liệu của người đặt hàng, giá trị của dụng cụ tự chế, giá trị của sản phẩm dở dang.v.v.

Trong xây dựng, trước hết cần chi tiết thành giá trị xây và lắp đặt cấu kiện, sau đó

trong phần xây cần phải chi tiết đến các phần đổ bê tông, xây tường, móng.v.v.

Trong phân tích giá thành thường được phân thành các bộ phận như: Chi phí

nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, động lực, chi phí tiền lương, khấu hao máy

móc thiết bị, chi phí quản lý phân xưởng.v.v.

Các bộ phận lại chi tiết bao gồm nhiều yếu tố cụ thể khác nhau, ví dụ như chi phí

sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành lại bao gồm: lương chính, phụ, của nhân viên

quản lý phân xưởng, hao mòn tài sản cố định chung cho phân xưởng, chi phí phục vụ và

quản lý phân xưởng.v.v.

- Chi tiết theo thời gian:

Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên

nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn

vị thời gian xác định thường không đều nhau.

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 90 trang baonam 9040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1)

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
TÀI LIỆU HỌC TẬP 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
Đối tượng: HSSV trình độ Đại học, Cao đẳng 
Ngành đào tạo: Dùng chung cho ngành Quản trị kinh doanh 
Lưu hành nội bộ 
 i 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC ............................................................................................................................ i 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v 
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .. 2 
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG ........................................................................................ 2 
NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT ....................................................................... 2 
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ..... 2 
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................. 2 
1.1.2. Ý nghĩa ................................................................................................................................. 3 
1.1.3. Nhiệm vụ .............................................................................................................................. 3 
1.1.4. Ðối tượng.............................................................................................................................. 3 
1.2. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .......................... 6 
1.2.1. Phương pháp so sánh .......................................................................................................... 6 
1.2.2. Phương pháp chi tiết ............................................................................................................ 9 
1.2.3. Phương pháp loại trừ ........................................................................................................ 11 
1.2.4. Phương pháp cân đối ........................................................................................................ 14 
1.3. Tài liệu phân tích và tổ chức công tác phân tích trong doanh nghiệp .................. 15 
1.3.1. Nguồn tài liệu phân tích ................................................................................................... 15 
1.3.2. Tổ chức công tác phân tích .............................................................................................. 16 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG ................................. 17 
BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG ............................................................................. 17 
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 18 
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG ...................................................................................... 18 
NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT ..................................................................... 18 
2.1. Phân tích kết quả sản xuất về mặt qui mô ............................................................. 18 
2.1.1. Sự cần thiết của việc phân tích kết quả sản xuất về mặt qui mô .................................. 18 
2.1.2. Phân tích tổng giá trị sản xuất (GO) ............................................................................... 19 
2.1.3. Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa ................................................................................. 26 
2.1.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về quy mô ...... 26 
2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng ........................... 27 
2.2.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt hàng chủ yếu .................... 27 
2.2.2. Phân tích tính trọn bộ của sản xuất ................................................................................. 30 
 ii 
2.2.3. Phân tích nhịp điệu của sản xuất ..................................................................................... 31 
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm ............................................................................ 31 
2.3.1. Trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp được chia thứ hạng ..................................... 32 
2.3.2. Trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp không chia thứ hạng ................................... 34 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG ................................. 38 
BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG ............................................................................. 38 
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA 
DOANH NGHIỆP ............................................................................................................. 42 
MỤC ĐÍCH CỦ ... hực thể của sản phẩm 
 f: Mức phế liệu, dư liệu bình quân 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành 
 h: Mức hao phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hỏng bình quân 1 đơn vị 
sản phẩm hoàn thành 
Đối với những loại sản phẩm sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu, mức chi phí 
nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm được xác định bằng công thức: 

n
i
iiii
n
i
ii shfksm
11
)(
 75 
Như vậy, mức chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm chịu ảnh 
hưởng của 2 nhân tố: 
Mức tiêu dùng nguyên vật liệu từng loại cho sản xuất đơn vị sản phẩm (mi). 
Giá thành đơn vị nguyên vật liệu từng loại xuất dùng cho sản xuất sản phẩm (si). 
Nhưng bản thân mức tiêu dùng từng loại nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản 
phẩm lại chịu sự ảnh hưởng của ba nhân tố: trọng lượng tinh, mức phế liệu, các mức tiêu 
phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hỏng. 
Có thể phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho 
sản xuất đơn vị sản phẩm do ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố: 
- Mức tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm 
 m = m1 – mk = (k1 – kk) + (f1 – fk) + (h1 – hk) 
- Mức tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: 
 ms = 
n
i
ikik
n
i
ii smsm
11
11 
Do các nhân tố ảnh hưởng sau: 
- Do ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu: 
 m(m)= 
n
i
ikiki smm
1
1 )( 
+ Trong đó do nhân tố trọng lượng tinh đơn vị sản phẩm: 
 m(k) =
n
i
ikiki skk
1
1 )( 
+ Do nhân tố phế liệu bình quân đơn vị sản phẩm: 
 m(f) = 
n
i
ikiki sff
1
1 )( 
+ Do nhân tố phế phẩm bình quân đơn vị sản phẩm: 
 m(h) = 
n
i
ikiki shh
1
1 )( 
- Do ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị nguyên vật liệu: 
 m(s) = 
n
i
ikiki mss
1
1 )( 
 76 
Ví dụ: Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất theo tài liệu sau: 
Loại 
nguyên 
vật 
liệu 
Giá đơn vị 
nguyên vật 
liệu 
(NĐ/kg) 
Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản 
phẩm (Kg/sản phẩm) 
Mức tiêu 
dùng 
Trọng lượng 
tịnh 
Phế liệu Phế phẩm 
Kế 
hoạch 
Thực 
tế 
Định 
mức 
Thực 
tế 
Kế 
hoạch 
Thực 
tế 
Kế 
hoạch 
Thực 
tế 
Kế 
hoạch 
Thực 
tế 
A 10 12 3,3 3,5 3,0 3,0 0,2 0,3 0,1 0,2 
B 15 14 5,5 5,3 5,0 5,0 0,2 0,0 0,3 0,2 
Vận dụng phương pháp phân tích trên, xác định đối tượng phân tích: 

n
i
ikik
n
i
ii smsmm
11
11 = [ (3,5 x 12) + (5,3 x 14)] – [ (3,3 x 10) + (5,5 x 15) ] 
 = 116,2 – 115,5 = 0,7 (NĐ) 
Mức chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch 
tăng lên 700 đồng. 
Do các nguyên nhân sau: 
 - Mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm, làm cho chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 
đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch giảm đi là 400 đồng. Trong đó: trọng lượng tinh 
của đơn vị sản phẩm không làm thay đổi mức biên động của chỉ tiêu phân tích, phế liệu 
bình quân đơn vị sản phẩm giảm, làm cho mức chi phí nguyên vật liệu thực tế so với kế 
hoạch sản phẩm giảm 200 đồng, phế phẩm bình quân đơn vị sản phẩm giảm, làm cho 
mức chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch giảm 
200 đồng. 
- Do giá thành đơn vị nguyên vật liệu xuất kho tiêu dùng cho sản xuất tăng lên, 
làm cho mức chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch 
tăng lên 1.100 đồng. 
Qua kết quả phân tích trên, giúp cho các nhà doanh nghiệp xác định rõ những 
nguyên nhân thay đổi mức chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm. 
Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp thích hợp, làm giảm mức tiêu hao nguyên vật 
liệu cho vệc sản xuất đơn vị sản phẩm. Đây là một nhân tố rất cơ bản để làm giảm chi phí 
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. 
 77 
3.3.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật 
liệu đến kết quả sản xuất kinh doanh: 
Việc cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm đảm bảo 
tốt thì kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao. Đây là mối quan hệ nhân 
quả. Mối quan hệ này được biểu hiện ở công thức: 
Khối lượng 
sản phẩm 
sản xuất 
= 
Khối lượng 
nguyên vật liệu 
tồn kho đầu kỳ 
+ 
Khối lượng 
nguyên vật liệu 
nhập trong kỳ 
- 
Khối lượng 
nguyên vật liệu dự 
trữ cuối kỳ 
Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm 
* Phương pháp phân tích: 
- Xác định đối tượng phân tích: ∆Q = Q1 – Qk 
Trong đó: Q1, Qk: Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế và kế hoạch 
 ∆Q: Mức chênh lệch tuyệt đối về khối lượng sản phẩm sản xuất giữa 
kỳ thực tế và kế hoạch 
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và tình hình cung cấp dự trữ và sử 
dụng nguyên vật liệu đến sản xuất sản phẩm: 
+ Do ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ: 
 ∆Q(mđk) = 
k
dkkdk1
m
MM 
Trong đó: Mđk1, Mđkk: Khối lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ thực tế và kế 
hoạch 
 mk: Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm kỳ kế 
hoạch 
+ Do ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ: 
 ∆Q(mnk) = 
k
nkknk1
m
MM 
+ Do ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản 
phẩm: 
∆Q(m) = 
Msd1 
- 
Msd1 
m1 mk 
Trong đó: Msd1: Khối lượng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm thực tế 
 m1: Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm thực tế 
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 
 78 
∆Q(mdk) + ∆Q(mnk) + ∆Q(mck) + ∆Q(m) = ∆Q 
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ 
tiêu phân tích, kiến nghị những biện pháp thích hợp để đảm bảo việc cung ứng, dự trữ và 
sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. 
 79 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG 
1. Trình bày phương pháp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động về mặt 
số lượng? Cho ví dụ cụ thể? 
2. Trình bày phương pháp phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp công 
nghiệp? Liên hệ với tình hình sử dụng ngày công, giờ công? 
3. Trình bày phương pháp phân tích ngày công trong doanh nghiệp công nghiệp? 
4. Hãy xác định chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định và phương 
pháp phân tích chỉ tiêu đó? 
5. Hãy trình bày phương pháp phân tích sự biến động của tài sản cố định? 
6. Hãy phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp? 
7. Trình bày phương pháp phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy 
móc thiết bị? 
8. Hãy phân tích tình hình sử dụng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị? 
9. Hãy trình bày ý nghĩa và phương pháp phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài 
sản cố định? 
10. Trình bày phương pháp phân tích cung ứng vật tư theo số lượng? 
11. Trình bày phương pháp phân tích cung ứng vật tư theo chủng loại? Cho ví dụ 
cụ thể minh hoạ? 
BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG 
Bài 1: Một doanh nghiệp có tài liệu trong năm N như sau: 
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực tế 
A. Tổng số công nhân viên sản xuất 
công nghiệp 
Người 250 220 
Trong đó: - Số CNSX công nghiệp Người 170 160 
 - Số NVSX công nghiệp Người 80 60 
B. Kết quả sản xuất kinh doanh Triệu đồng 15.270 14.780 
Yêu cầu: 
1. Phân tích sự biến động của tổng số công nhân viên và từng loại? 
2. Nhận xét mối quan hệ giữa sự biến động của số công nhân và sự biến động của 
năng suất lao động? 
 80 
Bài 2: Một doanh nghiệp có tài liệu về tình hình lao động như sau: 
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực tế 
1. GO Triệu đồng 6.000 6.400 
2. Số công nhân trong danh sách bình 
quân bình quân 
Người 300 320 
3. Năng suất lao động bình quân người Triệu đồng/người 20 22 
Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của công nhân sản xuất nói trên và các 
nhân tố ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất? 
Bài 3: Có số liệu của doanh nghiệp trong năm N như sau: 
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực tế 
1. GO Triệu đồng 12.570 14.250 
2. Tổng số ngày công làm việc của công nhân Ngày 29.250 31.720 
3. Tổng số giờ làm việc của công nhân Giờ 220.370 237.520 
Cho biết số công nhân sản xuất theo quy định là 120 người, số công nhân sản xuất 
thực tế bình quân theo các quý như sau: Quý I: 110 người, Quý II: 120 người, Quý III: 
125 người, Quý IV: 128 người. 
Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về năng suất lao động theo 3 chỉ 
tiêu sau: Năng suất lao động bình quân một công nhân, năng suất lao động bình quân 
ngày, năng suất lao động bình quân giờ và cho nhận xét? 
Bài 4: Một doanh nghiệp có tài liệu năm N như sau: 
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực tế 
1. GO Triệu đồng 6.200 7.500 
2. Số công nhân trong danh sách bình quân Người 280 320 
3.Tổng ngày làm việc trong năm Ngày 71.000 85.200 
Yêu cầu: 
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng lao động đến tình hình thực hiện 
kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp? 
 81 
Bài 5: Một doanh nghiệp có tình hình sử dụng lao động như sau: 
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực tế 
1. GO Triệu đồng 607.560 589.680 
2. Số công nhân trong danh sách bình quân Người 610 600 
3. Số giờ làm việc hiệu quả toàn công nhân Giờ 1.215.120 1.179.360 
4. Số ngày làm việc hiệu lực toàn công nhân Ngày 151.890 151.200 
Yêu cầu: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lao động đến tổng giá trị sản xuất? 
Bài 6: Có tài liệu về một doanh nghiệp trong năm N như sau: 
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế 
1.Tổng số công nhân viên sản xuất công nghiệp (Người) 300 400 
Trong đó: - Công nhân viên sản xuất công nghiệp 250 360 
 + Công nhân sản xuất công nghiệp 150 280 
 + Nhân viên kĩ thuật 25 25 
 + Nhân viên quản lý kinh tế 50 25 
 + Nhân viên hành chính 25 30 
 - Công nhân viên các ngành khác 50 40 
2. Giá trị sản xuất (Triệu đồng) 13.250 14.250 
Yêu cầu: Phân tích sự biến động tổng công nhân viên và từng loại? Cho nhận xét? 
Bài 7: Một doanh nghiệp trong năm N có tài liệu như sau: 
Chỉ tiêu Kế hoạch 1 ngày Tổng giờ công TT 
- Số giờ công làm việc có hiệu lực (Giờ) 7,5 230.250 
- Số giờ công thiệt hại (Giờ) 0,5 24.520 
Trong đó: + Ốm đau 0,2 5.270 
 + Con ốm 0,2 11.250 
 + Hội họp 0,1 6.000 
 + Không có nhiệm vụ sản xuất - 1.000 
 + Do thiếu công cụ - 1000 
Yêu cầu: 
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng giờ công của doanh nghiệp? 
 82 
Cho biết số công nhân trong danh sách thực tế 120 người, số ngày làm việc bình 
quân của 1 công nhân thực tế là 285 ngày. 
Bài 8: Có tài liệu về tình hình tài sản cố định năm N như sau: 
 ĐVT: Triệu đồng 
Chỉ tiêu 
Hiện có 
đầu năm 
Tăng 
trong 
năm 
Giảm 
trong 
năm 
1. Tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh 500.000 25.000 10.000 
Trong đó: - Nhà cửa 70.000 5.000 - 
 - Máy móc thiết bị làm việc 430.000 20.000 10.000 
2. Tài sản cố định phúc lợi 60.000 19.000 - 
3. Tài sản cố định chờ xử lý 70.000 - - 
Yêu cầu: 
Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định và cho nhận xét? 
Bài 9: Một doanh nghiệp có tài liệu về tài sản cố định trong năm N như sau 
ĐVT: Triệu đồng 
Chỉ tiêu 
Nguyên giá TSCĐ 
Số tiền khấu hao cơ bản đã 
trích 
Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 
1. Tài sản cố định dùng 
trong sản xuất kinh doanh 
520.000 580.000 312.000 340.000 
- Nhà cửa 80.000 89.000 20.000 29.000 
- Máy móc thiết bị làm việc 370.000 420.000 215.000 200.000 
2. Tài sản cố định phúc lợi 52.000 57.000 27.000 29.000 
3. Tài sản cố định chờ xử 
lý 
6.000 8.000 5.000 5.100 
Yêu cầu: Phân tích tình trạng kĩ thuật của toàn bộ tài sản cố định và của từng loại? 
Bài 10: Có tình hình về số lượng thiết bị sản xuất của một doanh nghiệp như sau: 
Ngày 1: 120 máy làm việc thực tế. 
Ngày 14: Mua thêm 10 máy và huỷ bỏ 4 máy đã cũ vì hết hạn sử dụng. 
Ngày 19: Mua thêm 5 máy và đưa ra sửa chữa lớn theo kế hoạch 2 máy từ ngày đó 
đến hết tháng. 
 83 
Các máy mới mua đến hết ngày 30 của tháng đó mới lắp xong và đưa vào sử dụng 
ở tháng sau. 
Yêu cầu: Hãy tính hệ số sử dụng thiết bị hiện có của doanh nghiệp và cho nhận 
xét? 
Bài 11: Một doanh nghiệp có tài liệu năm N như sau: 
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 
1. GO (Triệu đồng) 2.520 2.870 
2. Số máy làm việc thực tế bình quân (Cái) 9 11 
3. Số giờ làm việc có hiệu lực của toàn bộ máy (Giờ) 25.000 26.730 
Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên hãy phân tích ảnh hưởng của các nhân tố về sử 
dụng máy móc thiết bị đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất? 
Bài 12: Một doanh nghiệp có tài liệu trong năm N như sau: 
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 
1. GO (Triệu đồng) 8.270 8.520 
2. Số máy làm việc thực tế bình quân (Cái) 50 55 
3. Số ngày làm việc bình quân 1 máy (Ngày/cái) 275 280 
4. Số ca máy làm việc bình quân 1 ngày (Ca/ngày) 2 2 
5. Số giờ làm việc bình quân 1 ca (Giờ/ca) 6,8 7,5 
Yêu cầu: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng máy móc thiết bị đến 
tình hình thực hiện kế hoạch giá trị sản xuất? 
Bài 13: Theo báo cáo năm N tại một doanh nghiệp X có tài liệu sau: 
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế 
1- Giá trị sản xuất (NĐ) 4.941.360 5.044.462 
2- Số máy sử dụng bình quân (Cái) 18 19 
3- Năng suất bình quân 1 máy (NĐ/cái) 274.520 265.498 
4- Số giờ làm việc có hiệu lực của toàn bộ máy (Giờ) 91.566 86.032 
5- Số giờ làm việc có hiệu lực của một máy (Giờ/máy) 5.087 4.528 
6- Năng suất bình quân 1 giờ máy (NĐ/giờ) 53,97 58,63 
Yêu cầu: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng máy móc thiết bị đến 
tình hình thực hiện kế hoạch giá trị sản xuất? 
 84 
Cho biết: 
- Hệ số hao mòn tài sản cố định đầu năm là 0,5 cuối năm là 0,65. 
- Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp đang có chiều hướng suy giảm. 
- Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ trong kỳ. 
Bài 14: Có tình hình lao động và sử dụng thời gian lao động của một doanh 
nghiệp như sau: 
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế 
1. Giá trị sản xuất (Triệu đồng) 380.000 456.838,4 
2. Số công nhân sản xuất (Người) 600 630 
3. Tổng số ngày công làm việc của công nhân sản xuất (Ngày) 165.000 171.020 
4. Tổng số giờ công làm việc của công nhân sản xuất (Giờ) 2.000.000 2.058.920 
Yêu cầu: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lao động đến kết quả sản xuất? 
Cho biết: 
- Trong năm tình hình cung cấp nguyên vật liệu của doanh nghiệp thuận lợi. 
- Hệ số hao mòn của tài sản cố định giảm. 
- Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp đều sản xuất theo đơn đặt hàng của khách 
hàng. 
- Các điều kiện sản xuất khác vẫn bình thường. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_phan_1.pdf