Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 8: Dự báo Báo cáo tài chính
8.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự báo báo cáo tài chính
Khái niệm: Trong tài chính doanh nghiệp, dự báo
tài chính là quá trình xem xét quá khứ, nhìn nhận
hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong tương lai đặt trong viễn cảnh nhất
định. Các dự báo này chủ yếu được thể hiện thông
qua các báo cáo tài chính dự báo của doanh nghiệp.
Ý nghĩa: Dự báo tính hình tài chính đóng vai trò
vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh
nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xác định được
hướng đi, và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra.
Với những thông tin công bố của một doanh nghiệp cũng những thông tin về ngành và
những giả thiết hợp lý, nhà quản lý doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cũng có thể
thiết lập dự báo tài chính cho doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn sâu hơn, chi tiết hơn vào
năng lực hiện tại cũng như tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra đây
cũng là những thông số rất tốt cho các phân tích mở rộng về doanh nghiệp, cụ thể hơn
là về cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.
8.2. Quy trình và căn cứ lập báo cáo tài chính dự báo
8.2.1. Quy trình lập dự báo báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Quy trình lập kế hoạch tài chính có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Thu thập và phân tích thông tin.
Cũng như các nội dung phân tích đã được trình bày trước đây, các thông tin dùng
để lập dự báo BCTC của doanh nghiệp được lấy từ bên ngoài cũng như bên trong
doanh nghiệp.
Các thông tin nội bộ doanh nghiệp chủ yếu nhất chính là các báo cáo tài chính
trong những kỳ gần đây (thông thường 3 – 5 năm), ngoài ra cũng cần thu thập các
thông tin khác như ngành nghề kinh doanh, quy mô, hệ thống nhân sự cũng như
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác
dự báo như tinh hình kinh tế vĩ mô, tình hình của các doanh nghiệp trong ngành,
các chính sách của chính phủ
Giai đoạn 2: Soạn thảo dự báo.
Trên cơ sở tài liệu thông tin thu thập được, bộ phận lập dự báo sẽ sử dụng những
phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự báo sơ bộ về tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Nội dung chính của giai đoạn này sẽ được trình bày chi tiết
trong các phần tiếp theo của bài học.
Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự báo, bao gồm các công đoạn:
o Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.
o Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát
hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các
hoạt động.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 8: Dự báo Báo cáo tài chính
Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính 120 TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 BÀI 8 DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp” (Dùng cho sinh viên trong ngành), PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên), Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2014. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này sẽ giới thiệu cho các bạn học viên thêm một nội dung quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp: Các báo cáo tài chính dự báo, bao gồm các công tác lập các báo cáo tài chính dự báo. Ngoài ra, bài học còn đưa ra một ứng dụng phân tích tài chính cụ thể của công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô để giúp người học tiếp cận với ví dụ cụ thể trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Mục tiêu Nắm được ý nghĩa của hoạt động dự báo tài chính đối với doanh nghiệp. Thiết lập phương pháp, quy trình và cơ sở để lập dự báo báo cáo tài chính. Vai trò của dự báo doanh thu cũng như dự báo kết quả kinh doanh, dự báo bảng cân đối kế toán. Các nội dung cơ bản trong dự báo ngân quỹ. Biết cách lập báo cáo tài chính dự báo theo phương pháp tỷ phần doanh thu, phân tích thống kê giá vốn và chi phí. Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 121 Tình huống dẫn nhập Tầm quan trọng của dự báo đối với hoạt động của doanh nghiệp Cách đây gần 7 năm, vào tháng 5/2008, ông Arjun Murti, chuyên gia dầu lửa hàng đầu của Goldman Sachs, từng dự báo trong 2 năm tiếp theo giá dầu sẽ lên đến 200 USD/thùng. 6 tháng sau, giá dầu rớt xuống còn 34 USD/thùng. Nhiều doanh nghiệp đi theo dự báo này và nhận được những tổn thất nặng nề, thậm chí phá sản với kế hoạch kinh doanh của mình. Những dự báo sai lầm tương tự của tổ chức tài chính khổng lồ này là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới đại khủng hoảng kinh tế 2008 – 2012. Người ta từng xem tổ chức này là một trong những “thủ phạm” của đại suy thoái kinh tế. 1. Tầm quan trọng của công tác dự báo đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp là gì? 2. Các yếu tố cần thiết nào giúp doanh nghiệp đưa ra được các dự báo với độ chính xác cao? Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính 122 TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 8.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự báo báo cáo tài chính Khái niệm: Trong tài chính doanh nghiệp, dự báo tài chính là quá trình xem xét quá khứ, nhìn nhận hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai đặt trong viễn cảnh nhất định. Các dự báo này chủ yếu được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính dự báo của doanh nghiệp. Ý nghĩa: Dự báo tính hình tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi, và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Với những thông tin công bố của một doanh nghiệp cũng những thông tin về ngành và những giả thiết hợp lý, nhà quản lý doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cũng có thể thiết lập dự báo tài chính cho doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn sâu hơn, chi tiết hơn vào năng lực hiện tại cũng như tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra đây cũng là những thông số rất tốt cho các phân tích mở rộng về doanh nghiệp, cụ thể hơn là về cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. 8.2. Quy trình và căn cứ lập báo cáo tài chính dự báo 8.2.1. Quy trình lập dự báo báo cáo tài chính của doanh nghiệp Quy trình lập kế hoạch tài chính có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Thu thập và phân tích thông tin. Cũng như các nội dung phân tích đã được trình bày trước đây, các thông tin dùng để lập dự báo BCTC của doanh nghiệp được lấy từ bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp. Các thông tin nội bộ doanh nghiệp chủ yếu nhất chính là các báo cáo tài chính trong những kỳ gần đây (thông thường 3 – 5 năm), ngoài ra cũng cần thu thập các thông tin khác như ngành nghề kinh doanh, quy mô, hệ thống nhân sự cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác dự báo như tinh hình kinh tế vĩ mô, tình hình của các doanh nghiệp trong ngành, các chính sách của chính phủ Giai đoạn 2: Soạn thảo dự báo. Trên cơ sở tài liệu thông tin thu thập được, bộ phận lập dự báo sẽ sử dụng những phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự báo sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nội dung chính của giai đoạn này sẽ được trình bày chi tiết trong các phần tiếp theo của bài học. Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự báo, bao gồm các công đoạn: o Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu. o Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động. Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 123 8.2.2. Những căn cứ chủ yếu lập dự báo tài chính Để đưa ra được những dự báo tài chính có độ chính xác cao, doanh nghiệp cần chú trọng nhiều đến các nguồn thông tin sau: Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước: Nếu không có thay đổi nhiều về quy mô hoạt động hay trang thiết bị máy móc, khoa học kỹ thuật thì các thông số, tỉ lệ trong các báo cáo tài chính dự báo sẽ tương tự như các báo cáo tài chính gần đây của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp khác có thay đổi đáng kể về chiến lược hoạt động thì chúng ta cũng căn cứ vào các kết quả kỳ trước và dự báo về sự thay đổi sao cho phù hợp nhất. Các chiến lược hay định hướng tài chính của doanh nghiệp. Đây là những thông tin quan trọng để đánh giá dự báo các thông số tài chính của doanh nghiệp trong kỳ, ví dụ doanh nghiệp có chiến lược quảng cáo mạnh trong kỳ tới để tăng doanh số bán hàng, mở rộng quan hệ khách hàng hay thị phần, khi đó các dự báo về tình hình doanh thu và chi phí quảng cáo của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Do đó nhà lập dự báo rất cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng từ chiến lược hay định hướng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ tới. Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp như các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn. Những thông tin này cũng không thể thiếu trong quá trình lập dự báo của doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số tài chính của doanh nghiệp trong kỳ tới. Ví dụ nếu chính phủ quyết định hỗ trợ cho ngành sản xuất của doanh nghiệp bằng các chính sách kích cầu hay đặt hạn ngạch, thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu thì doanh số của doanh nghiệp sẽ biến động, cụ thể là có sự tăng lên và nhà lập dự báo cần nắm được điều này. Những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự biến động của lãi suất, của thị trường chứng khoán, sự phát triển của các Công ty cho thuê tài chính. Đây là những thông tin hữu ích giúp các nhà dự báo đánh giá được khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong thời gian tới. Ví dụ lãi suất có xu hướng tăng sẽ khiến cho chi phí huy động vốn của doanh nghiệp tăng lên và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 8.3. Phương pháp lập dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp Các bước tiến hành lập dự báo Báo cáo tài chính theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu: Xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu. Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu. Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh. Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung. Điều chỉnh dự báo. Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính 124 TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 8.4. Lập dự báo báo cáo kết quả kinh doanh Lập dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 bước sau: Bước 1: Dự báo doanh thu. Bước 2: Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu bằng cách xác định tỷ lệ chi phí trên doanh thu của kỳ trước, từ đó có thể điều chỉnh thích hợp dự kiến cho kỳ này. Bước 3: Trên cơ sở xác định các yếu tố trên, dự kiến sơ bộ Bảng kết quả kinh doanh. 8.4.1. Dự báo doanh thu Tầm quan trọng của dự báo doanh thu Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu chi phối hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Do vậy để tiến hành lập các báo cáo tài chính dự báo thì trước tiên doanh nghiệp phải đưa ra dự báo về doanh thu trong kỳ tới của doanh nghiệp sao cho chính xác nhất, như đã nói dự báo doanh thu cần tham khảo nhiều thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đây là công việc không hề đơn giản, nếu thị trường mở rộng hơn nhiều so với dự báo doanh nghiệp có thể đối mặt với việc mất thị phần và khách hàng do lượng dự trữ hàng hóa thấp, ngược lại nếu dự báo quá lạc quan về doanh thu có thể khiến cho doanh nghiệp tồn đọng quá nhiều hàng hóa gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Những yếu tố cần xem xét trong dự báo doanh thu Dự báo doanh thu là vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố như: o Triển vọng của nền kinh tế Sức mạnh của nền kinh tế có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp do tiến hành dự báo sai về triển vọng của nền kinh tế trong tương lai nên đưa ra các số liệu về dự báo doanh số của doanh nghiệp không chính xác, điều này khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiến hành hoạt động quản lý của mình dựa vào các số liệu dự báo đó. o Thị phần và khả năng cạnh tranh Đây cũng là nội dung quan trọng khi đưa ra dự báo doanh thu của doanh nghiệp, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị phần của hãng hay doanh số của hãng như sự gia nhập của các hãng mới với giá thấp hơn khiến cho doanh số dự báo trong kỳ tới của doanh nghiệp sụt giảm. o Chính sách giá cả Chính sách giá cả cũng ảnh hưởng đến kết quả dự báo doanh thu của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp tiến hành giảm giá sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường hay gia tăng khả năng cạnh tranh cũng đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp lên, ngược lại việc tăng giá để bù đắp các chi phí tăng lên cũng sẽ khiến cho doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm. Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 125 o Chính sách marketing và chính sách tín dụng thương mại với khách hàng Chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần xem xét khi dự báo tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách tín dụng thả lỏng, kéo dài thời gian chậm thanh toán cho khách hàng sẽ tăng khả năng bán hàng của doanh nghiệp và ngược lại chính sách tín dụng thắt chặt sẽ khiến cho doanh số giao dịch với doanh nghiệp giảm xuống. o Yếu tố lạm phát, chính sách của chính phủ Những yếu tố của nền kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách khuyến khích hay hạn chế của chính phủ đối với sản phẩm trong ngành cũng có tác động không nhỏ đến doanh thu của doanh nghiệp và để đưa ra được các dự báo chính xác cao thì không thể bỏ qua các nội dung này. Cách thức dự báo doanh thu Dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong những thời kỳ trước đó, thông thường, xem xét doanh thu trong khoảng từ 3 – 5 năm trước đó. Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu. Tính toán, xem xét tốc độ tăng trưởng của thời kỳ đã qua và dự kiến cho kỳ sắp tới cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp. Ví dụ về lập dự báo doanh thu của doanh nghiệp. Lập dự báo doanh thu của doanh nghiệp TLC 2012 với các thông tin về báo cáo KQKD 2011 và dự báo giá sản phẩm năm 2012 như sau: Giá bán sản phẩm tăng đối với mô hình sản xuất X và Y lần lượt là $20 lên $25 và $40 lên $50. Sự tăng giá bán này là cần thiết đối với doanh nghiệp để bù đắp sự tăng lên về chi phí lương, nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung. Báo cáo kết quả kinh doanh của TLC 2011 Đơn vị: $ Doanh thu Mô hình X (1.000sp, giá 20$/sp) 20.000 Mô hình Y (2.000sp, giá 40$/sp) 80.000 Tổng doanh thu 100.000 Giá vốn hàng bán Lương 28.500 Vật liệu A 8.000 Vật liệu B 5.500 Chi phí sản xuất chung 38.000 Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính 126 TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 Tổng giá vốn hàng bán 80.000 Lợi nhuận gộp 20.000 Chi phí hoạt động 10.000 Lợi nhuận hoạt động 10.000 Chi phí lãi vay 1.000 Lợi nhuận trước thuế 9.000 Thuế TNDN (15%) 1.350 Lợi nhuận sau thuế 7.650 Trả cổ tức cho cổ đông thường 4.000 Lợi nhuận giữ lại 3.650 Từ các số liệu trên ta tiến hành lập dự báo doanh thu của doanh nghiệp TLC bao gồm sản phẩm X và sản phẩm Y, cụ thể kết quả như sau: Dự báo doanh thu TLC 2012 Sản lượng tiêu thụ Mô hình X 1.500 Mô hình Y 1.950 Doanh thu Mô hình X ($25/sp) 37.500 Mô hình Y ($50/sp) 97.500 Tổng doanh thu 135.000 8.4.2. Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu Sau khi tiến hành dự báo doanh thu năm tới, doanh nghiệp cần xác định tỷ phần (%) của các chi phí (chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và chi phí lãi vay) với doanh thu dự báo. Thông thường các tỷ số này được tính toán dựa vào các tỷ phần trong những báo cáo tài chính của kỳ trước. Ví dụ: Với doanh nghiệp TLC, từ báo cáo KQKD của doanh nghiệp năm 2011, ta xác định được các tỉ số như sau: Giá vốn hàng bán 80.000 Doanh thu = 100.000 = 80% Chi phí lãi vay 1.000 Doanh thu = 100.000 = 1% Chi phí hoạt động 10.000 Doanh thu = 100.000 = 10% Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 127 8.4.3. Lập dự báo báo cáo kết quả kinh doanh Trên cơ sở xác định được các dự báo về doanh thu và chi phí trên, nhà dự báo sẽ tiến hành lập dự kiến sơ bộ Bảng kết quả kinh doanh dự báo. Ví dụ: Dự báo BCKQKD công ty TLC năm 2012 Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo của TLC 2012 Đơn vị: $ Doanh thu 135.000 Giá vốn hàng bán (80% doanh thu) 108.000 Lợi nhuận gộp 27.000 Chi phí hoạt động (10% doanh thu) 13.500 Lợi nhuận hoạt động 13.500 Chi phí lãi vay (1% doanh thu) 1.350 Lợi nhuận trước thuế 12.150 Thuế thu nhập doanh nghiệp (15%) 1.823 Lợi nhuận sau thuế 10.328 Trả cổ tức 4.000 Lợi nhuận giữ lại 6.328 8.5. Lập bảng cân đối kế toán dự báo Khi tiến hành dự báo bảng cân đối kế toán, cần quan chú ý các nội dung chính sau: 8.5.1. Dự kiến nhu cầu tài sản tăng thêm Lập dự báo Bảng cân đối kế toán theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu dựa trên cơ sở nguyên lý mối liên hệ giữa doanh thu và tài sản, tài sản và nguồn tài trợ để cân đối với nhu cầu. Để tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu. Tài sản lưu động nhìn chung thay đổi tương ứng với doanh thu: Khi có sự biến động về doanh thu thì thông thường lập tức kéo theo sự biến động vốn bằng tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho. Tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thay đổi tương ứng với tốc độ tăng doanh thu (đặc biệt là khi công ty hoạt động chưa huy động tối đa công suất năng lực sản xuất hiện có). 8.5.2. Dự báo về nguồn tài trợ và cân đối với nhu cầu Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Số tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ bằng những phương thức nhất định. Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính 128 TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 Số vốn thiếu hụt trước tiên sẽ được bù đắp bởi các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ. Nếu vẫn chưa đủ, số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài bằng cách vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra công chúng tùy thuộc vào các chiến lược tài trợ của doanh nghiệp. 8.5.3. Ví dụ về bảng cân đối kế toán dự báo Những giả thuyết sử dụng để dự báo bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp TLC 2012: Tiền mặt tối thiểu là $6.000. Chứng khoán thanh khoản không thay đổi $4.000. Phải thu dựa trên DT bán hàng TB trong 45 ngày là: 45/360 × 135.000 = $16.875. Hàng tồn kho: $16.00 trong đó NVL: 25% (~$4.000), thành phẩm: 75% (~$12.00). Nguyên giá máy móc thiết bị mới: $20.000. Tổn khấu hao trong năm $8.000. Giá trị còn lại của tài sản cố định cũ là $ 51.000. Các khoản mua trong năm tới ước tính = 30% DT hàng năm: 30% × 135.00 = $40.500. Khoản phải trả: 72/360 × 40.500 = $8.100. Khoản thuế phải trả ước tính một quý là: 1.823/4 = $455. Giấy tờ có giá phải trả là $8.300. Nợ ngắn hạn khác không thay đổi, duy trì ở mức $3.400. Nợ dài hạn và cổ phiếu thường không đổi, tương ứng là $18.000 và $30.000. Doanh nghiệp không thu hồi và không phát hành thêm trái phiếu và cổ phiếu. Lợi nhuận giữ lại sẽ tăng thêm $6.327, từ $23.000 năm 2011 lên $29.327 năm 2012. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ BÁO CỦA TLC NĂM 2012 Tài sản Nguồn vốn Tiền 6.000 Phải trả 8.100 Chứng khoán thanh khoản 4.000 Thuế phải nộp 455 Hàng tồn kho 16.875 Giấy tờ có giá phải trả 8.300 Nguyên vật liệu 4.000 Nợ ngắn hạn khác 3.400 Thành phẩm 12.000 Tổng nợ ngắn hạn 20.255 Tổng hàng tồn kho 16.000 Nợ dài hạn 18.000 Tổng tài sản ngắn hạn 42.875 Vốn chủ sở hữu Tài sản cố định ròng 63.000 Cổ phiếu thường 30.000 Lợi nhuận giữ lại 29.327 Tổng nợ và VCSH 97.582 Vốn cần bổ sung 8.293 Tổng tài sản 105.875 Tổng nguồn vốn 105.875 Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính TXNHTC04_Bai8_v1.0015106229 129 8.6. Lập dự báo ngân quỹ Sau khi có được dự báo sơ bộ về Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng Cân đối kế toán, chúng ta tiếp tục thực hiện lập dự báo ngân quỹ để phục vụ công tác quản lý dòng tiền hiệu quả, dự báo ngân quỹ tiền hành thông qua các báo cáo chi tiết sau: Dự báo dòng tiền vào. Dự báo dòng tiền ra. Dự báo dòng tiền ròng, tiền cuối kỳ, nguồn tài trợ, thặng dư tiền. Bảng đánh giá ngân quỹ. 8.6.1. Dự báo dòng tiền vào Dòng tiền vào bao gồm toàn bộ các khoản thu tiền trong một giai đoạn tài chính nhất định của doanh nghiệp (doanh thu bằng tiền, tập hợp khoản phải thu và số thu tiền khác). Ví dụ: Xác định ngân quỹ cho Doanh nghiệp TLC tháng 10, 11, 12. Có các thông tin sau: Doanh thu của doanh nghiệp tháng 8 và 9 lần lượt là $100.000 và $200.000. Doanh thu dự báo tháng 10, 11, 12 là $400.000, $300.000 và $200.000. 20% doanh thu thu được bằng tiền mặt, 80% phải thu (trong đó, 50% và 30% phải thu thu được bằng tiền sau 1 tháng và 2 tháng). Nợ xấu (không thể thu hồi) giả định là không có. Tháng 12, doanh nghiệp nhận được $30.000 cổ tức từ các khoản góp vốn. Dòng tiền vào dự kiến như sau: Dòng tiền vào dự kiến của doanh nghiệp TLC Đơn vị: $ Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Dư báo doanh thu 100 200 400 300 200 Doanh thu bằng tiền 20 40 80 60 40 Thu khoản phải thu bằng tiền Sau 1 tháng 50 100 200 150 Sau 2 tháng 30 60 120 Các khoản thu khác 30 Tổng dòng tiền vào 210 320 340 8.6.2. Dự báo dòng tiền ra Dòng tiền ra là toàn bộ tiền thực chi ra của doanh nghiệp trong một giai đoạn tài chính nhất định (chi mua nguyên vật liệu, chi lương nhân viên, chi nộp thuế). Ví dụ: Doanh nghiệp TLC thu thập thông tin cần thiết để chuẩn bị cho kế hoạch chi tiêu bằng tiền cho tháng 10, 11 và 12 như sau: Chi phí mua sắm bằng 70% doanh thu. Trong đó, 10% chi bằng tiền, 70% trả chậm một tháng, 20% còn lại trả chậm 2 tháng. Chi tiền thuê là $5.000, trả hàng tháng.
File đính kèm:
- bai_giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_bai_8_du_bao_bao_cao_t.pdf