Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán

4.1. Khả năng thanh toán và ý nghĩa phân tích

4.1.1. Khả năng thanh toán

Tình hình hay tình trạng tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua khả năng

thanh toán. Một doanh nghiệp nếu có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh, chứng tỏ

hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp không những có đủ mà còn có

thừa khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính

xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp không bảo đảm khả

năng thanh toán các khoản nợ, uy tín của doanh nghiệp thấp. Thực tế cho thấy, nếu

khả năng thanh toán của doanh nghiệp không bảo đảm, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp

rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, thậm chí doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng

phá sản.

Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thể hiện

khả năng đáp ứng các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc

nào. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao

là doanh nghiệp luôn luôn có đủ năng lực tài chính

(tiền, tương đương tiền, các loại tài sản ) để bảo

đảm thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ

chức có quan hệ với doanh nghiệp trong quá trình

hoạt động kinh doanh. Ngược lại, khi năng lực tài chính không đủ để trang trải các

khoản nợ, doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào

tình trạng phá sản. Chính vì vậy, phân tích khả năng thanh toán là một nội dung quan

trọng và cần thiết khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt khác nhau như: Khả

năng thanh toán chung (khả năng thanh toán tổng quát), khả năng thanh toán ngắn

hạn, khả năng thanh toán dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian. Thực tế cho

thấy, có khá nhiều doanh nghiệp mặc dầu khả năng thanh toán tổng quát rất cao nhưng

khả năng thanh toán ngắn hạn không bảo đảm. Mặt khác, cũng khá nhiều doanh

nghiệp có thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng khả năng thanh toán nhanh

hay khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nợ đến hạn lại không bảo

đảm Chính vì vậy, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp phải được xem

xét đầy đủ, toàn diện cả về khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn

hạn, khả năng thanh toán dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian. Đồng thời,

các nhà phân tích cần thiết và phải liên kết các khả năng thanh toán với nhau để đánh

giá, không được sử dụng khả năng thanh toán này để bù trừ hay thay thế cho khả năng

thanh toán khác

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 1

Trang 1

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 2

Trang 2

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 3

Trang 3

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 4

Trang 4

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 5

Trang 5

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 6

Trang 6

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 7

Trang 7

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 8

Trang 8

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 9

Trang 9

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 11360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
68 TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 
BÀI 4 
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 4 (mục 4.1.4), Chương 5 
(mục 5.2). 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
 Khả năng thanh toán và ý nghĩa phân tích. 
 Phân tích khả năng thanh toán. 
Mục tiêu 
 Nhận diện vai trò quan trọng của khả năng thanh toán và phân tích khả năng thanh toán 
trong doanh nghiệp. 
 Làm sáng tỏ nội dung phân tích khả năng thanh toán. 
 Xác định chỉ tiêu và cách thức phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh 
toán dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian. 
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 69 
Tình huống dẫn nhập 
Mẹ con Cường đô-la đang ngồi 'ôm' khoản nợ trên 3.000 tỉ 
Trong năm 2014, tổng số nợ phải trả của Công ty Quốc Cường 
Gia Lai là 3.014 tỉ đồng, trong đó nợ phải trả ngắn hạn là 
814,7 tỉ đồng, nợ phải trả dài hạn là 2.199 tỉ đồng. Mẹ con đại 
gia Cường đô-la cũng đang phải "ôm" đống hàng tồn kho lên 
đến hơn 4.000 tỉ đồng. 
(Theo tác giả Duyên Duyên, đăng bởi Một Thế Giới - 17:12 27-03-2015, 
tren-3000-ti-169359.html) 
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai có thực sự ngồi trên đống 
nợ hay không? 
2. Quốc Cường Gia Lai có bảo đảm khả năng thanh toán không? 
3. Quốc Cường Gia Lai liệu có lâm vào tình trạng phá sản? 
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
70 TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 
4.1. Khả năng thanh toán và ý nghĩa phân tích 
4.1.1. Khả năng thanh toán 
Tình hình hay tình trạng tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua khả năng 
thanh toán. Một doanh nghiệp nếu có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh, chứng tỏ 
hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp không những có đủ mà còn có 
thừa khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính 
xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp không bảo đảm khả 
năng thanh toán các khoản nợ, uy tín của doanh nghiệp thấp. Thực tế cho thấy, nếu 
khả năng thanh toán của doanh nghiệp không bảo đảm, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp 
rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, thậm chí doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng 
phá sản. 
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thể hiện 
khả năng đáp ứng các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc 
nào. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao 
là doanh nghiệp luôn luôn có đủ năng lực tài chính 
(tiền, tương đương tiền, các loại tài sản) để bảo 
đảm thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ 
chức có quan hệ với doanh nghiệp trong quá trình 
hoạt động kinh doanh. Ngược lại, khi năng lực tài chính không đủ để trang trải các 
khoản nợ, doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào 
tình trạng phá sản. Chính vì vậy, phân tích khả năng thanh toán là một nội dung quan 
trọng và cần thiết khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt khác nhau như: Khả 
năng thanh toán chung (khả năng thanh toán tổng quát), khả năng thanh toán ngắn 
hạn, khả năng thanh toán dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian. Thực tế cho 
thấy, có khá nhiều doanh nghiệp mặc dầu khả năng thanh toán tổng quát rất cao nhưng 
khả năng thanh toán ngắn hạn không bảo đảm. Mặt khác, cũng khá nhiều doanh 
nghiệp có thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng khả năng thanh toán nhanh 
hay khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nợ đến hạn lại không bảo 
đảm Chính vì vậy, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp phải được xem 
xét đầy đủ, toàn diện cả về khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn 
hạn, khả năng thanh toán dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian. Đồng thời, 
các nhà phân tích cần thiết và phải liên kết các khả năng thanh toán với nhau để đánh 
giá, không được sử dụng khả năng thanh toán này để bù trừ hay thay thế cho khả năng 
thanh toán khác. 
4.1.2. Ý nghĩa phân tích 
Phân tích khả năng thanh toán cung cấp cho người sử dụng những thông tin cần thiết 
để đánh giá khái quát khả năng thanh toán; xác định khả năng thanh toán ngắn hạn, 
dài hạn và khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp. Từ đó, nắm bắt được 
thực trạng tài chính của doanh nghiệp để có các kế sách phù hợp. Ý nghĩa của phân 
tích khả năng thanh toán thể hiện trên các mặt sau: 
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 71 
 Cung cấp thông tin về khả năng thanh toán tổng quát 
Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp cung cấp thông tin sơ 
bộ, ban đầu về khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trên các mặt: Mức độ 
bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát,  ... hanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh 
nghiệp. Khả năng đó đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp so với 
tổng số nợ mà doanh nghiệp đang gánh chịu. Mặt khác, khả năng thanh toán của một 
doanh nghiệp còn thể hiện qua khả năng thanh khoản – khả năng chuyển đổi thành 
tiền của tài sản để ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn. 
Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ nhằm mục đích 
cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được về mặt tổng thể, doanh nghiệp có bảo 
đảm khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ hay không mà còn cung cấp cho họ các 
thông tin về mức độ biến động, xu hướng biến động và nhịp điệu biến động khả năng 
thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp. Nói cách khác, đánh giá khái quát khả 
năng thanh toán của doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi sau: 
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 73 
1. Doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán nợ không? 
2. Khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp cao hay thấp so 
với bình quân ngành, bình quân khu vực hay so với các doanh nghiệp tiên tiến, 
điển hình? 
3. Tình hình biến động (tăng, giảm) khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản 
trong kỳ của doanh nghiệp? 
4. Xu hướng và nhịp điệu biến động (tăng trưởng) khả năng thanh toán của doanh 
nghiệp theo thời gian? 
Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích sử 
dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”1. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng 
thanh toán chung (tổng quát) của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là chỉ tiêu khái quát 
nhất phản ánh năng lực (khả năng) thanh toán của một doanh nghiệp. 
Tổng số tài sản Hệ số khả năng 
thanh toán tổng quát = Tổng số nợ phải trả 
Chỉ tiêu này cho biết: Với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải 
được các khoản nợ phải trả hay không. Nói cách khác, một đồng nợ phải trả của doanh 
nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản. 
Về mặt lý thuyết, khi trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" bằng một 
(= 1), doanh nghiệp vẫn bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát; nếu trị số của chỉ tiêu 
này lớn hơn một (> 1), doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát. Ngược 
lại; trị số này nhỏ hơn một (< 1), doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang 
trải các khoản nợ phải trả; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn một (< 1), doanh nghiệp 
càng mất dần khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khi xem xét trên thực tế phải hết sức 
cẩn thận vì nếu trị số chỉ tiêu này bằng một (= 1), doanh nghiệp chỉ bảo đảm khả năng 
thanh toán khi và chỉ khi doanh nghiệp bị giải thể hay phá sản; nghĩa là, với toàn bộ 
tài sản hiện có tại thời điểm ngừng hoạt động, doanh nghiệp đủ thanh toán hết các 
khoản nợ phải trả. Vì thế, có thể vận dụng qui tắc "ngón tay cái" (Rule of thumb) khi 
xem xét chỉ tiêu này. Theo đó, nếu như trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng hai 
(≥ 2) tức là tỷ lệ tài sản/nợ phải trả là 2:1 hoặc lớn hơn, doanh nghiệp mới bảo đảm đủ 
và thừa khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại. Việc dư thừa khả năng thanh toán 
tổng quát cũng phản ánh tình trạng doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực không hiệu 
quả và khả năng thu hồi vốn thấp. 
Để làm rõ hơn khả năng thanh toán, các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng chỉ tiêu 
“Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền”2 nhằm đánh giá khả năng thanh khoản 
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra 
1 “The indicator of general stability” (ISG) hay “Asset to debt ratio” - Chỉ tiêu này còn có các tên gọi 
khác như: “Hệ số khả năng thanh toán chung”, “Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát”, “Hệ số tài sản 
trên nợ phải trả” (TG). 
2 “Short-term debt coverage from cashflow” hay “Operating cash flow ratio”: Tỷ suất dòng tiền từ hoạt 
động kinh doanh. Chỉ tiêu này còn có các tên khác như: “Hệ số khả năng chi trả”, “Hệ số dòng tiền so 
với nợ ngắn hạn”, “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” (TG). 
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
74 TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 
dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Do các 
khoản nợ được thanh toán bằng tiền nên việc so sánh giữa dòng tiền từ hoạt động kinh 
doanh với khoản nợ phải trả ngắn hạn là rất cần thiết. 
Dòng tiền lưu chuyển thuần 
từ hoạt động kinh doanh Hệ số khả năng thanh 
khoản của dòng tiền = 
Tổng số nợ ngắn hạn bình quân 
“Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” cho biết: Với dòng tiền lưu chuyển thuần 
từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản 
nợ ngắn hạn (kể cả nợ dài hạn đến hạn trả) phải trả hay không. Nói cách khác, một 
đồng nợ ngắn hạn phải trả bình quân trong kỳ của doanh nghiệp được bảo đảm bởi 
mấy đồng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Xét về logic, do 
hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và thu nhập chủ yếu cho doanh 
nghiệp nên dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ phải bảo đảm đủ và thừa khả năng 
trang trải các khoản nợ ngắn hạn và do vậy, trị số của chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc 
bằng một (≥ 1). Có như vậy, mới bảo đảm an ninh tài chính cho doanh nghiệp hoạt 
động. Trong trường hợp trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng một (≤1), số tiền 
lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ để bù đắp các khoản nợ ngắn 
hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính, thậm chí có thể lâm vào tình trạng 
phá sản. 
Đánh giá khái quát tình hình biến động về qui mô và tốc độ tăng trưởng của khả năng 
thanh toán được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh trị số của các chỉ tiêu phản ánh 
khả năng thanh toán của doanh nghiệp giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối 
(qui mô biến động) và số tương đối (tốc độ biến động). Cụ thể: 
Mức độ biến động tăng, 
giảm (±) khả năng 
thanh toán tổng quát 
=
Trị số chỉ tiêu 
“Hệ số khả năng thanh 
toán tổng quát” 
cuối năm 
–
Trị số chỉ tiêu 
“Hệ số khả năng 
thanh toán tổng quát” 
đầu năm 
Mức độ biến động tăng, 
giảm (±) khả năng thanh 
khoản của dòng tiền 
=
Trị số chỉ tiêu “Hệ số 
khả năng thanh khoản 
của dòng tiền” năm nay 
–
Trị số chỉ tiêu 
“Hệ số khả năng thanh 
khoản của dòng tiền” 
năm trước 
Trị số chỉ tiêu “Hệ số 
khả năng thanh toán 
tổng quát” cuối năm 
–
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả 
năng thanh toán tổng quát” 
đầu năm 
Tốc độ tăng 
trưởng về khả 
năng thanh 
toán tổng quát 
= 
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” 
đầu năm 
 100 
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả 
năng thanh khoản của 
dòng tiền” năm nay 
–
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả 
năng thanh khoản của 
dòng tiền” năm trước 
Tốc độ 
tăng trưởng 
về khả 
năng thanh 
khoản của 
dòng tiền 
= 
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng 
tiền” năm trước 
 100 
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 75 
Nhằm thuận tiện và đơn giản trong việc tính toán và rút ra nhận xét khái quát về khả 
năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp, có thể lập bảng đánh giá sau: 
Bảng 4.1: Bảng đánh giá khái quát tình hình biến động khả năng thanh toán 
của doanh nghiệp về qui mô và tốc độ 
Chênh lệch (±) 
Chỉ tiêu Năm trước (lần) 
Năm nay 
(lần) Mức 
(lần) 
Tỷ lệ 
(%) 
A 1 2 3 4 
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 
cuối năm 
2. Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền 
Qua bảng phân tích trên, các nhà phân tích sẽ nắm được các nội dung chủ yếu sau: 
 Cột A “Chỉ tiêu”: Phản ánh tên của các chỉ tiêu sử dụng đánh giá khái quát khả 
năng thanh toán của doanh nghiệp. 
 Cột 1 “Năm trước" và cột 2 "Năm nay": Phản ánh trị số của từng chỉ tiêu ở từng 
thời điểm tương ứng (cuối năm trước, cuối năm nay – với chỉ tiêu “Hệ số khả năng 
thanh toán tổng quát” hay tương ứng với năm trước, năm nay – với chỉ tiêu “Hệ số 
khả năng thanh khoản của dòng tiền”). 
 Cột "Chênh lệch”: 
o Cột 3 “Số lần”: Phản ánh sự biến động về số tuyệt đối của giữa cuối năm nay 
so với cuối năm trước của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” hay 
giữa năm nay so với năm trước của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh khoản của 
dòng tiền”. 
o Cột 4 “Tỷ lệ”: Phản ánh tốc độ tăng trưởng về khả năng thanh toán giữa cuối 
năm nay so với cuối năm trước của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng 
quát” hay giữa năm nay so với năm trước của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh 
khoản của dòng tiền”. 
Bên cạnh việc đánh giá tình hình biến động về qui mô và tốc độ tăng trưởng, để có 
nhận định về xu hướng tăng trưởng của khả năng thanh toán, trên cơ sở trị số chỉ tiêu 
“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”, các nhà phân tích tiến hành tính ra chuỗi trị số 
của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng định gốc về khả năng thanh toán tổng quát” theo thời 
gian. Chỉ tiêu này được tính bằng cách cố định trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh 
toán tổng quát” ở đầu năm gốc và thay thế lần lượt chênh lệch trị số của cùng chỉ tiêu 
ở các thời điểm cuối năm phân tích (ở cuối các năm tiếp theo) với trị số đầu năm gốc. 
Trên cơ sở kết quả tính toán, các nhà phân tích sẽ sử dụng đồ thị (hoặc biểu đồ) để thể hiện. 
Trị số chỉ tiêu 
“Hệ số khả năng 
thanh toán tổng 
quát” cuối năm i 
– 
Trị số chỉ tiêu “Hệ 
số khả năng thanh 
toán tổng quát” 
cuối năm gốc 
Tốc độ 
tăng trưởng 
định gốc về khả 
năng thanh toán 
tổng quát 
= 
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng 
quát” cuối năm gốc 
 100 
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
76 TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 
Trong đó, i chỉ kỳ nghiên cứu ( 1,i n ). 
Đường biểu thị tốc độ tăng trưởng định gốc của về khả năng thanh toán tổng quát qua 
thời gian sẽ cho thấy: (1) Tốc độ tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng quát của 
doanh nghiệp là cao hay thấp (2) Xu hướng tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng 
quát của doanh nghiệp theo thời gian trong suốt cả kỳ nghiên cứu là tăng (đi lên) hay 
giảm (đi xuống). Nếu đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng định gốc về khả năng thanh 
toán tổng quát đi lên, chứng tỏ khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp có xu 
hướng tăng theo thời gian, cho dù tốc độ tăng, giảm có thể không đều nhau giữa các 
năm; ngược lại, nếu đồ thị đi xuống lại cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của 
doanh nghiệp có xu hướng giảm theo thời gian. 
Cũng trên cơ sở trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” theo thời 
gian, để đánh giá nhịp điệu tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng quát, các nhà 
phân tích tiến hành tính ra chuỗi trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn về 
khả năng thanh toán tổng quát”. 
Trị số chỉ tiêu “Hệ số 
khả năng thanh toán 
tổng quát” cuối năm 
(i+1) 
–
Trị số chỉ tiêu “Hệ 
số khả năng thanh 
toán tổng quát” 
cuối năm i 
Tốc độ tăng trưởng 
liên hoàn về khả 
năng thanh toán 
tổng quát 
= 
Trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng 
quát” cuối năm i 
 100 
Trong đó, i chỉ kỳ nghiên cứu ( 1,i n ). 
Chỉ tiêu này được tính bằng cách liên tục thay đổi trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng 
thanh toán tổng quát” ở kỳ gốc và kỳ phân tích (kỳ phân tích là kỳ liền kề ngay sau kỳ 
gốc hay kỳ gốc là kỳ liền kề ngay trước kỳ phân tích); tức là tính ra dãy trị số của chỉ 
tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn về khả năng thanh toán tổng quát”. Trên cơ sở kết 
quả tính toán, bằng cách sử dụng đồ thị để phản ánh, các nhà phân tích sẽ đánh giá 
được nhịp điệu tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp qua 
thời gian là đều đặn, ổn định hay bấp bênh (không đều đặn). Đường biểu thị tốc độ 
tăng trưởng liên hoàn về khả năng thanh toán tổng quát qua thời gian sẽ cho thấy: (1) 
Tốc độ tăng trưởng về khả năng thanh toán tổng quát theo thời gian (giữa cuối năm 
nay với cuối năm trước) là cao hay thấp; (2) Nhịp điệu tăng trưởng về khả năng thanh 
toán tổng quát trong suốt cả kỳ nghiên cứu là ổn định (đều đặn) hay thiếu ổn định (bấp 
bênh). Nếu đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng liên hoàn về khả năng thanh toán tổng 
quát xoay quanh trục hoành, chứng tỏ nhịp điệu tăng trưởng (hay biến động) khả năng 
thanh toán tổng quát qua các năm là đều đặn, ổn định; ngược lại, nếu đồ thị lên, xuống 
thất thường quanh trục hoành lại cho thấy nhịp điệu tăng trưởng (hay biến động) về là 
bấp bênh, không đều đặn. 
Để thuận tiện cho việc đánh giá khái quát xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng 
thanh toán tổng quát theo thời gian, có thể lập bảng theo mẫu sau: 
 Bài 4: Phân tích khả năng thanh toán 
TXKTTC07_Bai4_v1.0015108215 77 
Bảng 4.2: Bảng đánh giá khái quát xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng 
khả năng thanh toán theo thời gian (%) 
Chỉ tiêu 
Cuối 
năm 
N 
Cuối 
năm 
(N+1) 
Cuối 
năm 
(N+2) 
Cuối 
năm 
(N+3) 
Cuối 
năm 
(N+4) 
A 1 2 3 4 5 
1. Tốc độ tăng trưởng định gốc của hệ số khả 
năng thanh toán tổng quát 
2. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của hệ số khả 
năng thanh toán tổng quát 
Dữ liệu thu thập phục vụ cho việc đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh 
nghiệp được thu thập từ các báo cáo tài chính liên quan. Cụ thể: 
 Tổng tài sản: Chỉ tiêu có mã số 270 “Tổng cộng tài sản” trên Bảng cân đối kế toán. 
 Nợ phải trả: Chỉ tiêu có mã số 300 “Nợ phải trả” trên Bảng cân đối kế toán. 
 Nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu có mã số 310 “Nợ ngắn hạn” trên Bảng cân đối kế toán. 
 Dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu có mã số 20 
“Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 
Nợ ngắn hạn đầu năm + Nợ ngắn hạn cuối năm Nợ ngắn hạn 
bình quân = 2 
4.2.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 
Khả năng thanh toán ngắn hạn được thể hiện qua 3 góc độ: Khả năng thanh toán nợ 
ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Phân tích khả 
năng thanh toán ngắn hạn được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh trị số của các 
chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn rồi căn cứ vào kết quả so sánh, vào trị 
số và ý nghĩa của chỉ tiêu để nhận xét. 
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn3 được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn 
hạn hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả (kể cả nợ dài hạn đến hạn trả) thông qua chỉ 
tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”. 
Tài sản ngắn hạn 
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 
Nợ ngắn hạn 
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh 
nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản ngắn 
hạn. Nói cách khác, với giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ 
khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Về mặt lý thuyết, nếu trị số của 
chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng một (≥ 1), doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các 
khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, 
3 Current ratio - Chỉ tiêu này còn được gọi với một số tên khác như: Tỷ suất thanh toán nợ ngắn hạn, Tỷ 
suất thanh toán hiện thời, Tỷ số thanh khoản hiện thời, Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh toán 
ngắn hạn, Hệ số thanh toán hiện hành (TG). 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_bai_4_phan_tich_kha_na.pdf