Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

2.1. Công cụ kỹ thuật phân tích

2.1.1. So sánh

So sánh là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong phân tích nói chung và phân tích báo

cáo tài chính nói riêng nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động

của đối tượng nghiên cứu. Để áp dụng kỹ thuật so sánh, các nhà phân tích cần phải

chú trọng đến các nội dung cơ bản của kỹ thuật như: Điều kiện so sánh được của chỉ

tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu và hình

thức so sánh.

Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính trong các

trường hợp sau:

 Xác định mức độ biến động (tăng, giảm) về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu

Để xác định mức độ biến động về qui mô của chỉ

tiêu nghiên cứu, các nhà phân tích tiến hành so

sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích

(kỳ báo cáo) với kỳ gốc. Qua đó, sẽ biết được mức

độ tăng (+) hay giảm (–) của chỉ tiêu nghiên cứu

giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng thước

đo thích hợp (giá trị, hiện vật hay thời gian).

Cụ thể:

∆y = y1 – y0

Trong đó:

o ∆y: Mức độ tăng (+) hoặc giảm (–) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích

với kỳ gốc.

o y1: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích (kỳ báo cáo).

o y0: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc.

Trị số chỉ tiêu kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu có thể là kỳ trước, năm trước hay bất

kỳ một kỳ nào đó trong quá khứ. Trị số chỉ tiêu kỳ gốc cũng có thể là trị số của chỉ

tiêu bình quân ngành, bình quân khu vực hay trị số chỉ tiêu của một doanh nghiệp

khác có cùng điều kiện tương đương.

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính trang 1

Trang 1

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính trang 2

Trang 2

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính trang 3

Trang 3

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính trang 4

Trang 4

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính trang 5

Trang 5

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính trang 6

Trang 6

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 8400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích 
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202 23 
BÀI 2 CÔNG CỤ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ TỔ CHỨC 
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 1 (mục 1.3, 1.4). 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
 Công cụ kỹ thuật phân tích. 
 Tổ chức phân tích. 
Mục tiêu 
 Nhận diện các công cụ kỹ thuật sử dụng để phân tích báo cáo tài chính. 
 Nắm vững qui trình và nội dung tổ chức phân tích báo cáo tài chính. 
Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích 
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính 
24 TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202 
Tình huống dẫn nhập 
Người đang “giết chết” cổ phiếu Apple 
“Giá cổ phiếu cứ tiếp tục lao dốc và mọi người bắt đầu đưa ra các phỏng đoán. Hai ngày nay, cổ 
phiếu của Apple đã lao dốc thảm hại, rơi từ mức 460 USD xuống còn 427 USD. Dường như 
không ai có thể chắc chắn về lý do thực sự tạo nên diễn biến này. Giá cổ phiếu cứ tiếp tục lao 
dốc và mọi người bắt đầu đưa ra các phỏng đoán. 
Credit Suisse và phóng viên Elmer-DeWitt của Fortune cho rằng cổ phiếu Apple lao dốc sau khi 
David Trainer – một nhà đầu tư ít được biết đến ở Nashville (theo Elmer-DeWitt) – cho rằng cổ 
phiếu Apple chỉ đáng giá 240 USD. 
Elmer-DeWitt cho biết ông đã đọc qua phân tích của Trainer và rút ra kết luận không thể hiểu 
nổi báo cáo này. 
Phân tích của Trainer được đưa ra dựa trên hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return on invested 
capital – ROIC). Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng một đồng vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận 
của doanh nghiệp. Theo Trainer, Apple có hệ số ROIC ở mức 271%. Đây là mức không bền 
vững. Đối với các công ty công nghệ khác, chỉ số ROIC của Microsoft là 75% và của Google 
là 34%”. 
 (Thu Hương, 
2013051611011471312.chn. Truy cập thứ 5, 16/05/2013, 12:20). 
1. Giá cổ phiếu của Apple lao dốc có phải do phân tích của David Trainer hay 
vì nguyên nhân khác? 
2. David Trainer tiếp cận báo cáo tài chính thông qua ROIC có đáng tin cậy không? 
3. Công cụ kỹ thuật phân tích nào có thể đưa ra kết luận chính xác về tình hình 
tài chính của doanh nghiệp? 
Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích 
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202 25 
2.1. Công cụ kỹ thuật phân tích 
2.1.1. So sánh 
So sánh là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong phân tích nói chung và phân tích báo 
cáo tài chính nói riêng nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động 
của đối tượng nghiên cứu. Để áp dụng kỹ thuật so sánh, các nhà phân tích cần phải 
chú trọng đến các nội dung cơ bản của kỹ thuật như: Điều kiện so sánh được của chỉ 
tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu và hình 
thức so sánh. 
Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính trong các 
trường hợp sau: 
 Xác định mức độ biến động (tăng, giảm) về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu 
Để xác định mức độ biến động về qui mô của chỉ 
tiêu nghiên cứu, các nhà phân tích tiến hành so 
sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích 
(kỳ báo cáo) với kỳ gốc. Qua đó, sẽ biết được mức 
độ tăng (+) hay giảm (–) của chỉ tiêu nghiên cứu 
giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng thước 
đo thích hợp (giá trị, hiện vật hay thời gian). 
Cụ thể: 
∆y = y1 – y0 
Trong đó: 
o ∆y: Mức độ tăng (+) hoặc giảm (–) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích 
với kỳ gốc. 
o y1: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích (kỳ báo cáo). 
o y0: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc. 
Trị số chỉ tiêu kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu có thể là kỳ trước, năm trước hay bất 
kỳ một kỳ nào đó trong quá khứ. Trị số chỉ tiêu kỳ gốc cũng có thể là trị số của chỉ 
tiêu bình quân ngành, bình quân khu vực hay trị số chỉ tiêu của một doanh nghiệp 
khác có cùng điều kiện tương đương. 
 Xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch hay mức độ đạt được của chỉ tiêu 
nghiên cứu: 
Để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch hay xác định mức độ đạt được của chỉ 
tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc, cần sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tương đối 
giản đơn. Dạng so sánh giản đơn dùng trong phân tích báo cáo tài chính để xác 
định mức độ đạt được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu được xác định 
như sau: 
y1 
T(%) = 
y0 
 100 
Trong đó, T(%) là chỉ tiêu "Tỷ lệ % đạt được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng 
nghiên cứu kỳ phân tích so với kỳ gốc". 
Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích 
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính 
26 TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202 
 Xác định tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc 
Bên cạnh mức độ biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích so với 
kỳ gốc, các nhà quản lý cũng cần thông tin về tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu 
nghiên cứu. Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu (∆T) được xác định theo 
công thức: 
y1 – y0 ∆T(%) = 
y0 
 100 
 Xác định xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu 
Bằng việc cố định trị số chỉ tiêu của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ gốc (thường lấy trị số 
của chỉ tiêu nghiên cứu tại năm đánh dấu sự ra đời hay năm gắn với bước ngoặt 
kinh doanh, thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp) và thay thế lần lượt 
chênh lệch trị số giữa kỳ phân tích (ở các kỳ phân tích khác nhau) với kỳ gốc, các 
nhà phân tích tính ra dãy trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ 
tiêu nghiên cứu” theo thời gian. Trên cơ sở đó, dùng đồ thị (hoặc biểu đồ) để phản 
ánh kết quả tính toán. Đường biểu thị tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ tiêu 
nghiên cứu qua thời gian sẽ cho thấy: (1) Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên 
cứu theo thời gian với kỳ gốc là cao hay thấp; (2) Xu hướng tăng trưởng của chỉ 
tiêu nghiên cứu theo thời gian là tăng (đi lên) hay giảm (đi xuống). 
yi – y0 ∆TĐ(%) = 
y0 
 100 
Trong đó: 
o ∆TĐ: Tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ tiêu nghiên cứu. 
o yi: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu ở các kỳ phân tích (i 1, n) . 
 Xác định nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu 
Việc xác định nhịp điệu tăng trưởng qua các năm lại được thực hiện bằng cách so 
sánh chênh lệch về trị số chỉ tiêu nghiên cứu mà doanh nghiệp đạt được của kỳ sau 
so với kỳ liền kề trước đó; tức là tính ra chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của 
chỉ tiêu nghiên cứu” rồi sử dụng đồ thị (hoặc biểu đồ) để thể hiện kết quả tính 
toán. Căn cứ vào đồ thị (hoặc biểu đồ), các nhà phân tích sẽ đánh giá được nhịp 
điệu tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian là đều đặn, ổn định hay bấp 
bênh (không đều đặn). Đường biểu thị tốc độ tăng trưởng liên hoàn của chỉ tiêu 
nghiên cứu qua thời gian sẽ cho thấy: (1) Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên 
cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc liền kề là cao hay thấp; (2) Nhịp điệu tăng trưởng 
của chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian là ổn định (đều đặn) hay thiếu ổn định 
(bấp bênh). 
y(i+1) – yi ∆TL ( %) = 
yi 
 100 
Trong đó: 
o ∆TL: Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của chỉ tiêu nghiên cứu. 
o yi: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu ở các kỳ phân tích (i 1, n) . 
Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích 
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202 27 
 Xác định tính hợp lý về cơ cấu hiện tại và xu hướng biến động về cơ cấu của 
chỉ tiêu nghiên cứu 
Việc xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu hiện tại và xu hướng biến động 
(thay đổi) về cơ cấu, cần thiết phải tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận 
chiếm trong tổng thể giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu. 
Công việc này được thực hiện nhờ sử dụng cách so sánh bằng số tương đối kết cấu. 
Tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể được xác định theo công thức: 
Trị số của từng bộ phận Tỷ trọng của từng bộ phận 
chiếm trong tổng thể = Trị số của tổng thể 
 100 
Căn cứ vào kết cấu (cơ cấu) hiện tại và mức độ biến động về tỷ trọng của từng bộ 
phận trong tổng thể của chỉ tiêu nghiên cứu, căn cứ vào nội dung và ý nghĩa của 
từng chỉ tiêu bộ phận, các nhà phân tích sẽ đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu 
hiện tại (cơ cấu kỳ phân tích) và xu hướng biến động về cơ cấu của chỉ tiêu nghiên 
cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. 
Về hình thức so sánh, phân tích báo cáo tài chính thường sử dụng so sánh ngang và so 
sánh dọc. So sánh ngang là việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính 
theo thời gian, kỳ phân tích (kỳ báo cáo) so với kỳ gốc. So sánh ngang theo từng chỉ 
tiêu trên báo cáo tài chính cho biết cả sự biến động về qui mô (so sánh bằng số tuyệt 
đối) lẫn sự biến động về tốc độ tăng trưởng (so sánh bằng số tương đối giản đơn) và 
cả sự biến động về tỷ trọng (so sánh bằng số tương đối kết cấu) của từng chỉ tiêu. 
Đồng thời, so sánh ngang còn cho biết xu hướng tăng trưởng (so sánh bằng số tương 
đối động thái định gốc) cũng như cho biết nhịp điệu tăng trưởng (so sánh bằng số 
tương đối động thái liên hoàn) theo thời gian của đối tượng nghiên cứu. Hạn chế của 
so sánh ngang trong phân tích báo cáo tài chính là chưa làm nổi bật chất lượng hoạt 
động của doanh nghiệp trên hầu hết các mặt: Cấu trúc tài chính, độc lập tài chính, khả 
năng thanh toán, khả năng sinh lợi 
So sánh dọc trong phân tích báo cáo tài chính thực chất là sử dụng các mối liên hệ 
giữa các chỉ tiêu trong cùng một báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài chính với 
nhau. Việc xác lập mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau trên cùng một báo 
cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài chính sẽ tạo thành một chỉ tiêu sử dụng để 
đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên các mặt khác nhau. Chỉ tiêu 
đánh giá chất lượng hoạt động được tạo ra từ các mối liên hệ này được gọi dưới các 
tên gọi khác nhau như hệ số, tỷ suất hay tỷ lệ – tùy thuộc vào nội dung, ý nghĩa và đơn 
vị tính toán sử dụng của từng chỉ tiêu. 
2.1.2. Chi tiết chỉ tiêu 
Trong phân tích báo cáo tài chính, kỹ thuật chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu thường được sử 
dụng khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu tổng hợp, trong đó bao gồm nhiều chỉ tiêu 
bộ phận cấu thành. Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động và các nhân tố ảnh 
hưởng đến tình hình biến động tổng số vốn, vốn chủ sở hữu, vốn vay; biến động tiền 
và tương đương tiền; biến động tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn; hàng tồn kho; biến 
động doanh thu, lợi nhuận từ các hoạt động 
Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích 
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính 
28 TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202 
Trên cơ sở chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ phận 
cấu thành (từng hoạt động tiến hành, từng địa điểm 
phát sinh, từng khoảng thời gian), các nhà phân 
tích tiến hành xem xét, so sánh mức độ đạt được 
của từng bộ phận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc 
và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng 
thể cũng như xem xét mức độ đóng góp của từng bộ 
phận vào kết quả chung. Qua đó, đánh giá được chính xác vai trò và vị trí của từng bộ 
phận trong việc hình thành kết quả và hiệu quả kinh doanh chung. Tương tự, bằng 
việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thời gian, các nhà quản lý sẽ 
có những quyết định kịp thời, sát thực với tình hình cụ thể để chỉ đạo sát sao tiến độ 
kinh doanh cũng như giải quyết các tình huống bất trắc phát sinh. Việc xem xét chỉ 
tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo không gian (địa điểm) sẽ là căn cứ quan 
trọng để các nhà quản lý ra các quyết định liên quan đến việc xác định địa bàn kinh 
doanh trọng điểm, quyết định mở rộng hay thu hẹp địa bàn kinh doanh, đánh giá đúng 
kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ, phát hiện các điển hình tiên tiến 
2.1.3. Loại trừ 
Trong phân tích báo cáo tài chính, kỹ thuật loại trừ 
được sử dụng chủ yếu khi phân tích chất lượng hoạt 
động của doanh nghiệp nhằm xác định xu hướng và 
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động 
giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh 
đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn: Phân tích các nhân 
tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, khả năng tạo 
doanh thu của vốn chủ sở hữu, của tài sản, của chi 
phí; đến tốc độ quay vòng hàng tồn kho, quay vòng 
tài sản ngắn hạn, quay vòng nợ phải thu, quay vòng nợ phải trả 
Tương tự như phân tích kinh doanh, kỹ thuật loại trừ sử dụng trong phân tích báo cáo 
tài chính cũng được sử dụng bằng cả kỹ thuật thay thế liên hoàn và kỹ thuật số chênh 
lệch. Điều này hoàn toàn xuất phát từ đặc trưng của các chỉ tiêu sử dụng phản ánh chất 
lượng hoạt động của doanh nghiệp: Quan hệ thương số hoặc quan hệ tích số giữa hai 
chỉ tiêu có liên hệ với nhau trên cùng một báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài 
chính với nhau. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong trường hợp mối quan hệ 
giữa các nhân tố với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng thương số chỉ 
có thể xác định được bằng kỹ thuật thay thế liên hoàn, còn quan hệ tích số có thể xác 
định được bằng kỹ thuật thay thế liên hoàn lẫn kỹ thuật số chênh lệch. Đối với các chỉ 
tiêu phản ánh chất lượng hoạt động được xây dựng trên cơ sở quan hệ thương số giữa 
hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau; trong đó, tử số thường là chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu 
ra (lợi nhuận, doanh thu), còn mẫu số thường là chỉ tiêu phản ánh chi phí hoặc yếu tố 
đầu vào (vốn chủ sở hữu, tài sản, chi phí) hoặc tử số là chỉ tiêu phản ánh chất lượng 
(lợi nhuận), còn mẫu số là chỉ tiêu phản ánh số lượng (doanh thu) nên khi xác định 
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ 
tiêu nghiên cứu, phải xác định ảnh hưởng của nhân tố ở mẫu số trước, nhân tố ở tử số sau. 
Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích 
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202 29 
Có thể khái quát kỹ thuật thay thế liên hoàn vận dụng trong phân tích báo cáo tài 
chính như sau: 
Chẳng hạn, chỉ tiêu Q phản ánh đối tượng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của nhân tố a và b 
dưới dạng thương số, Q = b/a; trong đó, a là nhân tố số lượng hoặc nhân tố phản ánh 
chi phí hay yếu tố đầu vào, b là nhân tố chất lượng hoặc nhân tố phản ánh kết quả đầu ra. 
Nếu dùng chỉ số “0” để chỉ giá trị của chỉ tiêu Q và giá trị các nhân tố ở kỳ gốc và chỉ 
số “1” để chỉ giá trị của chỉ tiêu Q và giá trị của các nhân tố ở kỳ phân tích, ta lần lượt 
xác định giá trị kỳ gốc và giá trị kỳ phân tích của Q: 
Q1= b1/a1 
Q0= b0/a0 
Gọi mức chênh lệch về số tuyệt đối giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q là 
∆Q, ta có: ∆Q = Q1 – Q0. 
Gọi ∆a, ∆b lần lượt là mức ảnh hưởng của các nhân tố a, b đến sự biến động về giá trị 
giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q, ta có: ∆Q = ∆a + ∆b. 
Trong đó: 
 Mức ảnh hưởng của nhân tố a (∆a): 
b0 b0∆a = 
a1 
–
a0 
 Hay: 
b0 ∆a = 
a1 
– Q0 
 Mức ảnh hưởng của nhân tố b (∆b): 
b1 b0∆b = 
a1 
–
a1 
Hay: 
b0∆b = Q1 –
a1 
Trong một số trường hợp hãn hữu, chẳng hạn phân tích mức hao phí của vốn, của 
tài sản hay của chi phí trên một đơn vị lợi nhuận, một đơn vị doanh thu thu được, 
vị trí của từng nhân tố mới có sự thay đổi (đảo lộn): tử số là chỉ tiêu phản ánh chi phí 
hay yếu tố đầu vào (vốn chủ sở hữu, tài sản, chi phí), còn mẫu số là chỉ tiêu phản 
ánh kết quả đầu ra (lợi nhuận, doanh thu), trình tự xác định nhân tố lại ngược lại. 
Chẳng hạn, chỉ tiêu Q phản ánh đối tượng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của nhân tố 
a và b dưới dạng thương số, Q = a/b; trong đó, a là nhân tố số lượng hoặc nhân tố 
phản ánh chi phí hay yếu tố đầu vào, b là nhân tố chất lượng hoặc nhân tố phản 
ánh kết quả đầu ra. Mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ 
phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định năm nay. 
 Mức ảnh hưởng của nhân tố a (∆a): 
a1 a0 a1 ∆a = 
b0 
–
b0
= 
b0

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_bai_2_cong_cu_ky_thuat.pdf