Giáo trình Organ (Quyển 3)

* Lý thuyết

Bài tập kỹ thuật phần 3 là dạng bài tập khó yêu cầu các dạng kỹ thuật trước đó

người chơi phải tập luyện đến mức thuần thục. Ở phần 3 này các bài tập kỹ thuật không

chỉ yêu cầu về cơ bản mà còn ở dạng nâng cao thành kỹ xảo, tinh tế và mang tính học

thuật cao như các chum 4 tiến lùi trên 2 quãng tám, điệp ngón, tremolo vv và các kỹ

thuật nhảy ngón quãng xa. Bởi vậy trong phần học này người học cần có sự nỗ lực cao

và kiên trì tập các bài tập kỹ thuật được hướng dẫn một cách tỉ mỉ với thời lượng tự học

rất nhiều mới đạt được sự thuần thục cần thiết để áp dụng vào các tác phẩm khó được

* Thực hành

A. Các chùm 4 tiến lùi trên 2 quãng tám

- Thực hiện từ tốc độ chậm đến nhanh

- Sau đó nâng cao độ lên ½ cung thực hiện như câu 1

- Các câu tiếp theo được lặp lại theo cách tuần tự nâng lên ½ cung. Cho đến khi

hết 2 quãng tám thì tiến hành ngược lại.

- Sauk hi bài tập tay phải thuần thục tiếp tục đổi câu cho tay trái thực hiện tương

tự như tay phải đến khi hết thì thôi.

* Lưu ý giữ tốc độ đều dặn và chơi các chùm 4 có âm đầu nhấn mạnh hơn cho

rõ tiết tấu

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 1

Trang 1

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 2

Trang 2

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 3

Trang 3

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 4

Trang 4

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 5

Trang 5

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 6

Trang 6

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 7

Trang 7

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 8

Trang 8

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 9

Trang 9

Giáo trình Organ (Quyển 3) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 72 trang baonam 7460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Organ (Quyển 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Organ (Quyển 3)

Giáo trình Organ (Quyển 3)
 UBND TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 ORGAN -QUYỂN 3 
 NGÀNH: ORGAN 
 Lào Cai, năm 2019 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Giáo trình ORGAN hệ trung cấp 3 năm là bộ giáo trình do chủ trương thay đổi 
phương thức đào tạo của trường Cao đẳng Lào Cai sau khi sáp nhập và chuyển bộ chủ 
quản thuộc bộ LĐTBXH. Từ qui định học theo tiết nay học theo giờ và từ đặc thù một 
học sinh trên một giảng viên nay theo nhóm 4 đến 5 học sinh trên một buổi học. Nắm 
bắt sự thay đổi đó, Ban giám hiệu nhà trường đã chủ trương cho các khoa phòng và 
trung tâm đào tạo rà soát lại giáo trình một cách chi tiết và tiến hành soạn lại bộ giáo 
trình mới thiết thực và thuận lợi nhất cho người dạy cũng như người học. 
 Với trách nhiệm mỗi giáo viên là một chủ biên hoặc thành viên trong nhóm chủ 
biên, biên soạn lại bộ giáo trình mới nhằm khai thác kinh nghiệm thực tiễn qua quá trình 
giảng dạy cũng như năng lực và sự nhiệt huyết trong đội ngũ giảng viên. Sự đa dạng 
trong các giáo trình cũ đã làm cho công tác giảng dạy cũng như theo dõi quản lý thiếu 
tính đồng bộ. Bởi vậy trong giáo trình mới yêu cầu các chương, phần, các dạng bài lý 
thuyết cũng như thực hành phải theo một fom nhất định và có thời lượng tương đương 
phù hợp với ngành nghề và thời gian đào tạo. Với mục đích và yêu cầu đó giáo trình 
được tổng hợp từ rất nhiều sách và bài tập của rất nhiều tác giả trong cũng như ngoài 
nước trên khắp thế giới từ thế kỷ 17. Việc tạo ra tính xuyên suốt cho người học theo thứ 
tự cũng như trình độ từ dễ đến khó đều là kiến thức thực tiễn được giảng viên tích lũy 
trên 20 năm giảng dạy đối với học sinh miền núi 
 Giáo trình này là tài liệu của khoa Văn hóa nghệ thuật cũng như trường Cao đằng 
Lào Cai được biên tập phù hợp với chương trình đào tạo giai đoạn mới. Chỉ cho phép 
lưu hành nội bộ và nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Organ là loại nhạc cụ điện tử được phát triển và cuối thập niên 80 của thế kỷ 
trước. Nhờ có sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật nên Organ được số hóa tích 
hợp hầu hết các loại âm sắc của khí nhạc trên thế giới. Bởi vậy không những nó có thể 
dùng để độc tấu như các loại nhạc cụ thông thường mà còn còn có thể chơi như một dàn 
nhạc nhẹ thu nhỏ có cả phần đệm và phần giai điệu theo ý muốn. Nhờ có tính năng 
phong phú đó mà Organ trở thành loại nhạc cụ phổ biến dùng cho hầu hết các loại hoạt 
động âm nhạc chuyên nghiệp đến không chuyên trong đời sống tinh thần của toàn xã 
hội. 
 Là loại đàn phát triển dựa theo cấu trúc đàn phím (Keyboad) nên việc học và sử 
dụng đều dựa trên các loại bài học của đàn Piano cổ điển cùng như các bản nhạc chuyển 
soạn sau này của giới làm nghề. Việc học, luyện tập và giáo trình cũng theo đó mà có 
sự dịch chuyển thay đổi theo nhu cầu phát triển của xã hội. 
 Giáo trình Organ – quyển 3 được sử dụng cho người học tình độ trung cấp năm 
thứ 3 tương đương học kỳ V, học kỳ VI ngành Organ. 
 Nhờ có tính năng hiện đại và phương thức sử dụng rất quần chúng nên Organ 
được chia các mức độ giáo trình học rất phong phú. Có thể từ bổ túc nghề đến các bậc 
học sơ cấp, trung cấp và thậm chí cao đẳng đại học tùy theo nhu cầu và mức độ của 
người học. Trong cuốn giáo trình này tác giả chỉ đề cấp đến mức độ đào tạo trung cấp 
cơ bản nhất cho người mới bắt đầu vào học đàn Organ (hệ 3 năm). Bộ giáo trình sẽ được 
chia nhỏ theo mỗi năm học theo thứ tự 1 – 2 – 3. Trong giáo trình 1 người học sẽ được 
làm quen từ bài học cơ bản đơn giản nhất như tư tế ngồi hoặc đứng khi chơi đàn. Các 
qui định về ngón tay và các thế bấm. Các bài tập kỹ thuật từ dễ đến khó nhằm giúp 
người học có thể tự tin trong suốt quá trình học. Đó cũng là mong muốn của tác giả 
cuốn giáo trình này. 
 MỤC LỤC 
TT TÊN BÀI TÁC GIẢ TRANG 
 1 Tuyên bố bản quyền 2 
 2 Lời giới thiệu 3 
 3 Mục lục 4 
 4 Thuật ngữ âm nhạc thường dùng 5 
 5 Bài tập kỹ thuật 6-10 
 6 Tác phẩm cổ điển 11-15 
 7 Tác phẩm chuyển soạn 16-19 
 8 Tác phẩm nhạc Jazz 20-21 
 9 Các bài tập ứng dụng 22-73 
 NHỮNG THUẬT NGỮ ÂM NHẠC THƯỜNG DÙNG 
A tempo Trở lại tốc độ ban đầu 
Acclerando Nhanh dần 
Adagio Chậm thong thả khoan thai 
Adagio non troppo Không chậm quá 
Adagio sostennuto Chậm, thư thái 
Allegramente Vui sôi nổi 
Allegetto Hơi nhanh 
Allegro Nhanh vui 
Andangio cantabile Chậm rãi 
Andante Thong thả 
Adantino Chầm chậm 
Andantino cantabile Hơi chậm như hát 
Avec grace et simplemente Duyên dáng đơn giản 
Cantabile cantando Réo rắt, du dương 
Con brio Có lửa, sinh khí 
Con espreeione Với sự diễn cảm 
Crecs e rallent To dần chậm lại 
Crescendo To dần 
Da capo al fine Đàn lại từ đầu đến Fine 
Decsecs Khẽ dần 
Diminuendo Giảm dần 
Dimin e rall Giảm dần nhẹ dần rồi chậm lại 
Dolce Dịu nhẹ êm 
Dolce legato Dịu dàng liền tiếng 
Grazioso Duyên dáng 
Moderato Vừa phải 
Pedal Bàn đạp 
Tremolo Vê tiếng đàn 
Vivace Hoạt bát sôi nổi 
Un poco Hơn một chút 
Poco rit Hơi kìm lại 
Smoothly Êm dịu 
Poco csecs Hơi mạnh thêm 
Meno mosso Dần dần 
Molto Rất nhiều 
 BÀI 1. BÀI TẬP KỸ THUẬT 
* Mục tiêu 
 Sau bài học này người học hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản của đàn Organ một 
cách thuần thục. Đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khi chơi các tác phẩm bao gồm 
nhiều thể loại trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc chuyên và không chuyên. 
* Lý thuyết 
 Bài tập kỹ thuật phần 3 là dạng bài tập khó yêu cầu các dạng kỹ thuật trước đó 
người chơi phải tập luyện đến mức thuần thục. Ở phần 3 này các bài tập kỹ thuật không 
chỉ yêu cầu về cơ bản mà còn ở dạng nâng cao thành kỹ xảo, tinh tế và mang tính học 
thuật cao như các chum 4 tiến lùi trên 2 quãng tám, điệp ngón, tremolovv và các kỹ 
thuật nhảy ngón quãng xa. Bởi vậy trong phần học này người học cần có sự nỗ lực cao 
và kiên trì tập các bài tập kỹ thuật được hướng dẫn một cách tỉ mỉ với thời lượng tự học 
rất nhiều mới đạt được sự thuần thục cần thiết để áp dụng vào các tác phẩm khó được 
* Thực hành 
 A. Các chùm 4 tiến lùi trên 2 quãng tám 
 - Thực hiện từ tốc độ chậm đến nhanh 
 - Sau đó nâng cao độ lên ½ cung thực hiện như câu 1 
 - Các câu tiếp theo được lặp lại theo cách tuần tự nâng lên ½ cung. Cho đến khi 
 hết 2 quãng tám thì tiến hành ngược lại. 
 - Sauk hi bài tập tay phải thuần thục tiếp tục đổi câu cho tay trái thực hiện tương 
 tự như tay phải đến khi hết thì thôi. 
 * Lưu ý giữ tốc độ đều dặn và chơi các chùm 4 có âm đầu nhấn mạnh hơn cho 
 rõ tiết tấu 
 B. Kỹ thuật điệp ngón 
 Là dạng liên hoàn các nột có cũng cao độ thực hiện trên 2 hoặc 3 ngón. 
 Kỹ thuật này nhằm giải quyết các nốt có cùng cao độ ở tốc độ nhanh cần phải 
 chơi mà với một ngón thì cổ tay và ngón không thể liên tiếp chơi trên cùng một 
 phím được. Ở dạng kỹ thuật này cổ tay phải hết sức linh hoạt đưa các ngón về vị 
 trí của nốt cần chơi để ngón có thể đánh xuông phím, sau đó cổ tay lại đưa ngón 
 kế tiếp về vị trí nốt đó để thực hiện. Kỹ thuật này cũng thực hiện luyện tập từ 
 chậm đến nhanh nhất có thể. Các ngón để điệp thông thường là 2;3;4 tùy theo 
 yêu cầu và mức độ của chùm nốt 
 - Sau khi thành thạo kỹ thuật điệp 2 ngón chuyển sang kỹ thuật điệp 3 ngón. 
 Các thao tác tập luyện cũng tương tự như điệp 2 ngón nhưng khó hơn vì cổ tay 
 cần linh hoạt hơn để các ngón tiếp cận vị trí nốt được thuận lợi hơn 
 C. Kỹ thuật Tremolo 
 Là dạng láy nốt liên tục trên 2 nốt khác nhau. Kỹ thuật này khó ở chỗ có yêu cầu 
đánh từ chậm đến nhanh rồi cuối nốt lại chậm để bắt vào các nốt giai điệu tiếp theo. Bên 
cạnh đó sắc thái to nhỏ cũng đóng góp một phần quan trọng. Bởi vậy khi tập kỹ thuật 
này cần hết sức cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác. Kỹ thuật này đòi hỏi ngón tay hết sức mềm 
mại nhưng có sức bật tốt để thực hiện. Khi luyện tập cũng cần chú ý luyện từ chậm đến 
nhanh nhất có thể 
 - Cách viết: 
 - Có thể hiểu 
D. Etude 
 Là dạng bài tập kỹ thuật nhằm làm ngón tay có khả năng linh hoạt chính xác. Có 
thể chơi các chùm 3;4 nhanh gọn theo yêu cầu. Có khả năng di chuyển thế tay một cách 
linh hoạt và có độ chính xác cao. Bởi vậy Etude là cẩm nang rèn luyện cho đôi tay người 
chơi đàn có phản ứng nhanh nhạy. Ở trình độ 3 yêu cầu các dạng bài tập Etude khó do 
nhà soạn nhạc Zec – ny nổi tiếng viết. Các dạng bài tập này đưa đôi tay tới một khả 
năng điêu luyện và tinh tế nhất. Cũng như các dạng tác phẩm khác. Zec – ny cũng viết 
Etude từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến nhanh. Do đó nếu muốn chơi Piano giỏi 
cần luyện tập tốt các dạng bài tập Etude khác nhau. Đặc biệt là tuyển tập Etude 740 của 
Zec – ny. Dưới đây là một bài tập của Zéc – ny được phân tích kỹ lưỡng cho người học 
có thể đọc hiểu và thực hiện theo yêu cầu của bài được 
 - Quãng hẹp và lặp lại: Yêu cầu việc xếp ngón với chùm 4 một cách chắc chắn 
nhất. Thức hiện từ chậm đến nhanh 
 - Giai điệu lên xuống bất chợt 
 - Nhảy ngón và chuyển thế trái ngón 
 - Nhảy quãng xa 
 * Lưu ý: Với Zéc – ny các bài kỹ thuật hầu như đã dược viết số ngón tay. Do đó việc 
sắp xếp lại là gần như không thể và sẽ làm việ hoạn thiện kỹ thuật theo yêu cầu của bài 
là không đúng. Do vậy cần tuân thủ đúng cách xếp ngón và chơi theo đúng hướng dẫn. 
 BÀI 2. TÁC PHẨM CỔ ĐIỂN 
 A. Mục tiêu 
 Trang bị cho người học khả năng trình diễn các tác phẩm nổi tiếng trong thể loại 
nhạc cổ điển của thế giới. Làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người học cũng 
như của mọi tầng lớp xã hội. Nhằm nâng cao dân trí về thẩm mỹ âm nhạc và đặc biệt 
góp phần làm lành mạnh xã hội trong tiêu chí văn minh trong thời kỳ hội nhập 
 B. Lý thuyết 
 Tác phẩm cổ điển luôn là dạng bài tập lớn nhất bởi tính phức tạp cũng như yêu 
cầu đòi hỏi của chúng bởi. Chúng là những tác phẩm mang giá trị không thể thay đổi 
trong suốt quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc nhân loại. (Cổ xưa và Điển 
hình) chính giá giá trị mà loài người thừa nhận. Mỗi tác thẩm đều hàm chứa một câu 
chuyện cụ thể mà tác giả gửi gắm trong đó. Ví dụ Xô nát ánh trăng ngoài việc mô tả 
cảm xúc mênh mang dàn trải như ánh trang mờ ảo huyễn hoặc của trời đêm thì ánh 
trăng còn mô tả nỗi nhớ, tình yêu vô bờ bến với những cảm xúc khi êm đềm khi dồn 
dập, khi mơn man khi gào thét của tác giả đối với người mình yêu. Ngoài những ý nghĩa 
trên, các tác phẩm cổ điển còn mang một giá trị khác. Đó chính là tính độc nhất của nó 
mà không có sự sao chép hoặc lặp lại ở bất kỳ tác phẩm nào khác. Đó cũng là giá trị mà 
xưa kia các nhà soạn nhạc trên thế giới tôn vinh, tuân thủ theo giá trị đó một cách nghiêm 
túc. Khi học chơi những tác phẩm cổ điển người học nhất thiết phải học qua về thân thế 
sự nghiệp của tác giả. Học qua về phân tích tác phẩm và nghe thật nhiều lần tác phẩm 
với nhiều sự thể hiện của nhiều nhạc công giỏi. Từ đó mới có thể cảm nhậ sâu sắc hơn 
về giá trị tác phẩm cũng như cảm xúc mà tác phẩm mang lại để từ đó hình thành nên 
cảm xúc cá nhân với tác phẩm giúp cho việc tập và thể hiện tác phẩm thành công hơn. 
 C. Thực hành 
 - Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Xô nát Ánh trăng 
 - Có nhiều câu chuyện được kể nhằm giải thích cho sự ra đời của bản Sonata 
(Xô-nát) Ánh trăng của Ludwig van Beethoven. 
 Khoảng giữa thế kỷ XIX, công chúng bắt đầu đồn đại về cuộc gặp gỡ giữa nhạc 
sĩ thiên tài người Đức này với một cô gái mù. Rằng khi gặp cô bé mù đang ngồi bên 
cạnh một chiếc đàn piano, Beethoven rất đỗi cảm thương. Ông ngồi xuống bên đàn và 
đột nhiên cảm nhận được ánh trăng đang chiếu vào qua cửa sổ. Như được truyền cảm 
hứng, Beethoven đánh lên những nốt nhạc của bản sonata nổi tiếng. Một “dị bản” khác 
là nhà soạn nhạc đã ngắm nhìn ánh trăng chiếu vào cô gái mù trong khi ông đang chơi 
đàn cho cô và anh trai cô. Và rồi ông nhận được linh cảm để sáng tạo nên Sonata Quasi 
Una Fantasia (tạm dịch: Bản Sonata Tự do, từ “fantasia” ở đây có nghĩa không theo 
khuôn phép). 
 Lại có người cho rằng đây là bản nhạc dành cho một tình yêu không trọn vẹn của 
nhà soạn nhạc thiên tài 
 Bản độc tấu piano nổi tiếng này được sáng tác năm 1801 (lúc ấy Beethoven đã 
có những biểu hiện của triệu chứng điếc tai), có tên ban đầu do Beethoven đặt là Sonata 
Quasi Una Fantasia. Mãi đến năm 1830, khi nhà thơ lãng mạn người Đức Ludwig 
Rellstab viết một bài phê bình, trong đó ông so sánh những nét nhạc đầu tiên của tác 
phẩm này như một chiếc thuyền lững lờ trôi trên mặt hồ Lucerne lóng lánh ánh trăng 
của Thụy Sĩ và “cải danh” nó thành Mondscheinsonate (tiếng Đức, nghĩa là Xô-nát Ánh 
trăng). Từ đó, bản xô-nát lừng danh này đã “chu du” khắp thế giới và mang tên qua 
nhiều ngôn ngữ: Moonlight Sonata (tiếng Anh), Sonate au Clair de Lune (tiếng Pháp), 
Tiếng Việt gọi là Xô-nát Ánh trăng. 
 Bài viết “Giai thoại về Sonate Ánh trăng của Beethoven” đăng trên trang tin điện 
tử của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (vnmusic.com.vn) mô tả một mối tình lãng mạn giữa tác 
giả bản xô-nát và cô học trò của ông. 
 Theo đó, Beethoven sáng tác bản Sonata cho piano số 14 này và đề tặng cho cô 
học trò 17 tuổi của mình là nữ bá tước Giulietta Guicciardi. 
 Năm 1801, Beethoven sống ở kinh đô âm nhạc thế giới là thành Vienna - thủ đô 
nước Áo. Để trang trải khó khăn trong cuộc sống thường ngày, ngoài việc sáng tác, 
Beethoven còn dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc. 
 Tuy không được đẹp trai nhưng mang một trái tim nghệ sĩ đa tình, Beethoven 
đem lòng yêu say đắm một học trò của mình là Giulietta Guicciardi. Cô gái dường như 
cũng biết được điều đó nhưng chỉ im lặng khiến Beethoven càng thêm hy vọng. 
 Thế nhưng, tình cảm ấy của Beethoven đã bị cự tuyệt khi ông ngỏ lời với 
Giulietta dưới vòm hoa nhà nàng vào một buổi tối sau khi dạy xong. Tuyệt vọng và đau 
đớn, đêm hôm đó Beethoven đã lang thang vô định trong thành Vienna rồi đứng cô độc 
trên cây cầu bắc qua dòng Danube xanh xinh đẹp. 
 Đó là một đêm trăng rất sáng, Beetthoven như sực tỉnh khi đắm mình trong một 
không gian tĩnh lặng ngập tràn ánh trăng với nước sông Danube lấp lánh huyền ảo. 
 Thành Vienna đã chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ còn người nhạc sĩ đau đáu một mảnh 
tình đơn phương đang đứng cô độc giữa đất trời thấm đẫm ánh trăng. Đâu đây tiếng 
dương cầm vang lên xa vắng, tiếng đàn như hút hồn dẫn bước chân Beethoven đi một 
cách vô thức đến một ngôi nhà trong khu lao động nghèo. 
 Ở đó chỉ có người cha đang ngồi nghe cô con gái mù của mình chơi dương cầm. 
Người cha đau khổ bảo Beethoven rằng con gái mình chỉ có một ước mơ duy nhất suốt 
cuộc đời là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Danube, nhưng ông chẳng bao giờ có 
thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy. 
 Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và ngạc nhiên trước 
tiếng dương cầm thánh thót của người thiếu nữ mù, Beethoven ngồi vào cây đàn và bắt 
đầu chơi. Những nốt nhạc vang lên ngẫu hứng, ào ạt dâng theo cảm xúc mãnh liệt của 
nhà soạn nhạc thiên tài, lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ mênh 
mang như sóng sông Danube. 
 Dường như không còn cuộc sống vất vả với những lo toan thường nhật, không 
còn những mảnh đời đau khổ, những bi thương tuyệt vọng mà chỉ còn một thế giới 
huyền ảo, lung linh như cổ tích. Tiếng nhạc ngân lên trong ánh trăng, thấm đẫm trong 
ánh trăng, dạt dào trong ánh trăng, đọng lại từng giọt cảm xúc đầy khát vọng bứt ra khỏi 
lời nguyền của số phận. Xô-nát Ánh trăng ra đời từ đó 
 - Chủ đề: Ánh sang mơn man trải nhẹ đều lên không gian 
- Phát triển: Nỗi day dứt tâm trạng giằng xé và những biểu cảm 
- Kết thúc lắng xuống an yên và hoài cảm 
* Lưu ý: Tác phẩm cổ điển mỗi thời kỳ đều có những nghệ sỹ tài ba thể hiện. Muốn 
hiểu sâu về tác phẩm nên nghe hết các bản trình tấu đó sẽ giúp người học có cảm nhận 
sâu sắc hơn về tác phẩm để kgi thể hiện sẽ có cá tính riêng của mình 
 BÀI 3. TÁC PHẨM CHUYỂN SOẠN 
 Mục tiêu 
 Là phần học trên cây đàn Organ nhằm làm cho khả năng khai thác sử dụng tính 
năng kỹ thuật của cây đàn. Bên cạnh đó là thể hiện kỹ năng trình tấu của người học trên 
cây đàn một cách hiệu quả nhất 
 I. Lý thuyết 
 Chuyển soạn là phần học thức tỉnh khả năng trình tấu cũng như sáng tạo của 
người học trên cây đàn Organ. Mỗi bản nhạc chuyển soạn đều tái hiện lại tác phẩm củ 
thông qua ngôn ngữ đa dạng và các tình năng đệm tuyệt vời của cây đàn điện tử. Phong 
trào học đàn Organ đã có từ những thập niện 80 của thế kỷ trước và đã có không ít các 
cuộc thi trình tấu đàn Organ YAMAHA và CASIO để lại rất nhiều bản ứng tác độc đáo 
và đạt trình độ rất khó. 
 Ở phần học này người học không những làm chủ mọi tính năng về phần kỹ thuật 
mà cây đàn có được còn phải có khả năng sáng tạo rất cao. Trên một chủ đề có thể sáng 
tạo và phát triển chủ đề đó một cách linh hoạt thành nhiều biến tấu nhỏ khác nhau thể 
hiện năng lực về kỹ thuật, hòa thanh để tạo nên một bản chuyển soạn mới. Lấy nhạc 
khúc TOCATA làm ví dụ. nếu trình tấu bằng đàn Piano người chơi phải tuân thủ theo 
lối viết của cổ điển. Với nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng tài ba Paul mauriat người Pháp 
thì việc thwr hiện TOCATA với dàn nhạc bán cổ điển của ông đã làm rung động biết 
bao con tim mặc dù có những người không hề yêu thích nhạc cổ điển. Tocata sau này 
còn được các nhạc công, thậm chí các bé thiếu nhi ứng tác trong các cuộc thi về đàn 
organ thành những bản trình tấu vô cùng ấn tượng. Trong phần học này lấy ví dụ về 
một bản trình tấu và ứng tác của một thí sinh nhỏ tuổi đã ứng tác bản TOCATA xuất 
sắc nhất làm bài học mẫu cho người học làm theo 
 II. Thực hành 
 - Dẫn dắt 
 Trong bản trình tấu này Hoàng Huy đã thể hiện câu dẫn tự do nhưng rất khó về 
kỹ thuật để toát lên chủ đề của tác phẩm. Cũng có thể coi đây là phần khởi động chuẩn 
bị vào bài một cách tốt nhất. Kỹ thuật chùm 4 này xuất hiện trong Etude của Zec-Ny đã 
được khai thác một cách hiệu quả nhất. 
- Chủ đề 
Được đưa tiết tấu đệm sinh động ngay từ đầu tạo không khí cho tác phẩm 
- Biến tấu thêm bè cho phần nhắc lại tạo cho chủ đề có tính hấp dẫn hơn 
- Biến tấu chủ đề 1: Đây là đoạn biến tấu xuất sắc mà Hoàng Huy đã tạo ra. Đoạn biến 
tấu này đòi hỏi ngón tay người thực hiện phải vô cũng linh hoạt khéo léo và chuẩn xác 
mới thực hiện được 
- Thêm một biến tấu cho đoạn kết vô cùng khó, độc đáo và ấn tượng 
- Và cách chuyển về kết không có gì có thể sang tạo hơn vơi một tác phẩm như thế này 
* Với tác phẩm này người học có thể rèn luyện để nâng cao kỹ thuật cũng như khả năng 
trình tấu của mình trở thành chuyên nghiệp và là tiền đề cho việc ứng tác cho các tác 
tác phẩn khác sau này. 
 BÀI 4. NHẠC JAZZ 
 Mục tiêu 
 Nhằm trang bị cho người học vốn kiến thức về hòa thanh cũng như khả năng ứng 
tác trên cây đàn phím. Bên cạnh đó làm phong phú sự hiểu biết về tính đa dạng của nền 
âm nhạc trên thế giới cũng như nhu cầu của xã hội nói chung để từ đó lựa chọn cho 
mình cách làm nghề một cách hiệu quả nhất 
Lý thuyết 
 Như đã giới thiệu, Jazz là loại nhạc của người da màu kết hợp nhạc Châu âu và 
từ lâu đã trở thành một thể loại đứng xếp hang phổ biến trong nền âm nhạc thời hiện 
đại. Do cách chơi của nhạc Jazz có hòa thanh và tiết tấu luôn biến thể một cách sinh 
động và theo nguyên tắc khổ chứ không theo nhịp và câu. Do đó chơi Jazz đòi hỏi kỹ 
thuật phải hết sức điêu luyện và có khả năng tư duy hòa thanh phong phú. Việc học 
nhạc Jazz sẽ giúp cho khả nưng tư duy nhịp phách và hòa thanh phát triển không ngừng 
nên muốn chơi Organ giỏi không có cách nào khác là phải học chơi Jazz. 
Thực hành 
 Ở phần này các bài tập Jazz phức tạp và dài hơn phần 1 khá nhiều. Hòa thanh và 
kỹ thuật cũng đòi hỏi người chơi có sự tập luyện nỗ lực hơn rất nhiều. Để người học có 
thể am hiểu cấu trúc của loại nhạc này. Giáo trình xin cung cấp giới thiệu một số tác 
phẩm có âm hưởng nguồn gốc dân gian. Chúng sẽ cho phép người học hiểu về cách ứng 
tấu trên sơ đồ cụ thể 
Một điệu nhạc đơn giản hơn với tay trái làm động lực mà giáo trình cung cấp sau đây 
sẽ giúp cải thiện kỹ thuật và trí nhớ 
Khi đã thuần thục tay trái chuyển sang tay phải với bài tập cần luyện kỹ lưỡng sau 
* Lưu ý: Khi tập không nôn nóng đốt cháy giai đoạn sẽ làm cho sai lệch mức cảm nhận 
và khả nang chơi loại nhạc này 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_organ_quyen_3.pdf