Giáo trình Organ (Quyển 1)

NHỮNG THUẬT NGỮ ÂM NHẠC THƯỜNG DÙNG

A tempo Trở lại tốc độ ban đầu

Acclerando Nhanh dần

Adagio Chậm thong thả khoan thai

Adagio non troppo Không chậm quá

Adagio sostennuto Chậm, thư thái

Allegramente Vui sôi nổi

Allegetto Hơi nhanh

Allegro Nhanh vui

Andangio cantabile Chậm rãi

Andante Thong thả

Adantino Chầm chậm

Andantino cantabile Hơi chậm như hát

Avec grace et simplemente Duyên dáng đơn giản

Cantabile cantando Réo rắt, du dươngCon brio Có lửa, sinh khí

Con espreeione Với sự diễn cảm

Crecs e rallent To dần chậm lại

Crescendo To dần

Da capo al fine Đàn lại từ đầu đến Fine

Decsecs Khẽ dần

Diminuendo Giảm dần

Dimin e rall Giảm dần nhẹ dần rồi chậm lại

Dolce Dịu nhẹ êm

Dolce legato Dịu dàng liền tiếng

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Organ (Quyển 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 91 trang baonam 9120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Organ (Quyển 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Organ (Quyển 1)

Giáo trình Organ (Quyển 1)
 UBND TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
GIÁO TRÌNH NỘI BÔ 
 ORGAN- QUYỂN 1 
 NGÀNH: ORGAN 
 Lào Cai, năm 2019 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Giáo trình ORGAN hệ trung cấp 3 năm là bộ giáo trình do chủ trương thay đổi 
phương thức đào tạo của trường Cao đẳng Lào Cai sau khi sáp nhập và chuyển bộ chủ 
quản thuộc bộ LĐTBXH. Từ qui định học theo tiết nay học theo giờ và từ đặc thù một 
học sinh trên một giảng viên nay theo nhóm 4 đến 5 học sinh trên một buổi học. Nắm 
bắt sự thay đổi đó, Ban giám hiệu nhà trường đã chủ trương cho các khoa phòng và 
trung tâm đào tạo rà soát lại giáo trình một cách chi tiết và tiến hành soạn lại bộ giáo 
trình mới thiết thực và thuận lợi nhất cho người dạy cũng như người học. 
 Với trách nhiệm mỗi giáo viên là một chủ biên hoặc thành viên trong nhóm chủ 
biên, biên soạn lại bộ giáo trình mới nhằm khai thác kinh nghiệm thực tiễn qua quá 
trình giảng dạy cũng như năng lực và sự nhiệt huyết trong đội ngũ giảng viên. Sự đa 
dạng trong các giáo trình cũ đã làm cho công tác giảng dạy cũng như theo dõi quản lý 
thiếu tính đồng bộ. Bởi vậy trong giáo trình mới yêu cầu các chương, phần, các dạng 
bài lý thuyết cũng như thực hành phải theo một fom nhất định và có thời lượng tương 
đương phù hợp với ngành nghề và thời gian đào tạo. Với mục đích và yêu cầu đó giáo 
trình được tổng hợp từ rất nhiều sách và bài tập của rất nhiều tác giả trong cũng như 
ngoài nước trên khắp thế giới từ thế kỷ 17. Việc tạo ra tính xuyên suốt cho người học 
theo thứ tự cũng như trình độ từ dễ đến khó đều là kiến thức thực tiễn được giảng viên 
tích lũy trên 20 năm giảng dạy đối với học sinh miền núi 
 Giáo trình này là tài liệu của khoa Văn hóa nghệ thuật cũng như trường Cao 
đằng Lào Cai được biên tập phù hợp với chương trình đào tạo giai đoạn mới. Chỉ cho 
phép lưu hành nội bộ và nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Organ là loại nhạc cụ điện tử được phát triển và cuối thập niên 80 của thế kỷ 
trước. Nhờ có sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật nên Organ được số hóa 
tích hợp hầu hết các loại âm sắc của khí nhạc trên thế giới. Bởi vậy không những nó 
có thể dùng để độc tấu như các loại nhạc cụ thông thường mà còn còn có thể chơi như 
một dàn nhạc nhẹ thu nhỏ có cả phần đệm và phần giai điệu theo ý muốn. Nhờ có tính 
năng phong phú đó mà Organ trở thành loại nhạc cụ phổ biến dùng cho hầu hết các 
loại hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp đến không chuyên trong đời sống tinh thần của 
toàn xã hội. 
 Là loại đàn phát triển dựa theo cấu trúc đàn phím (Keyboad) nên việc học và sử 
dụng đều dựa trên các loại bài học của đàn Piano cổ điển cùng như các bản nhạc 
chuyển soạn sau này của giới làm nghề. Việc học, luyện tập và giáo trình cũng theo đó 
mà có sự dịch chuyển thay đổi theo nhu cầu phát triển của xã hội. 
 Giáo trinh Organ quyển 1 áp dụng cho học sinh năm đầu trình độ trung cấp 
ngành Organ. Giáo trình gồm các phần: Kỹ thuật cơ bản, các bài etude, tiểu phẩm, tác 
phẩm áp dụng các kỹ thuật. 
 Nhờ có tính năng hiện đại và phương thức sử dụng rất quần chúng nên Organ 
được chia các mức độ giáo trình học rất phong phú. Có thể từ bổ túc nghề đến các bậc 
học sơ cấp, trung cấp và thậm chí cao đẳng đại học tùy theo nhu cầu và mức độ của 
người học. Trong cuốn giáo trình này tác giả chỉ đề cấp đến mức độ đào tạo trung cấp 
cơ bản nhất cho người mới bắt đầu vào học đàn Organ (hệ 3 năm). Bộ giáo trình sẽ 
được chia nhỏ theo mỗi năm học theo thứ tự 1 – 2 – 3. Trong giáo trình 1 người học sẽ 
được làm quen từ bài học cơ bản đơn giản nhất như tư tế ngồi hoặc đứng khi chơi đàn. 
Các qui định về ngón tay và các thế bấm. Các bài tập kỹ thuật từ dễ đến khó nhằm 
giúp người học có thể tự tin trong suốt quá trình học. Đó cũng là mong muốn của tác 
giả cuốn giáo trình này. 
 MỤC LỤC 
TT TÊN BÀI TÁC GIẢ TRANG 
 1 Thuật ngữ âm nhạc thường dùng 5 
 2 Nhập môn 6 
 3 Gam không dấu hóa 7 
 4 Etude số 1 Xuân Hùng 8 
 5 Etude số 2 Zéc - ny 9 
 6 Etude số 3 Zéc - ny 10 
 7 Etude số 4 Zéc - ny 11 
 8 Etude số 5 Zéc – ny 12 
 9 Etude số 6 Zéc - ny 13 
10 Etude số 7 Kha zi ep 14 
11 Etude số 8 Mi di ke 15 
12 Etude số 9 Be co vic 16 
13 Etude số 10 Zéc – ny 17 
14 Etude số 11 Zéc - ny 18 
15 Etude số 12 Gnhe xi na 19 
16 Romance Dân gian 20-21 
17 Bài hát thiếu nhi Vê kê len 22 
18 Con cu li Bethoven 23 
19 Hội làng Get try 24-25 
20 Chàng kị sĩ dũng cảm Su man 26-27 
21 Bài hát cổ nước Pháp Trai cop xki 28-29 
22 Người nông dân vui vẻ Su man 30-31 
23 Kèn volunka J.S Bach 32-33 
24 Âm thanh của sự im lặng Pon si mon 34-35 
25 Love story Fran sit lai 36-37 
 TT TÊN BÀI TÁC GIẢ TRANG 
 26 The good father Nino ro ta 38-39 
 27 Đám tang búp bê Trai cop xki 40-41 
 28 Sonatin C Clementi 42-48 
 29 Khúc dạo đầu số 1 J.S Bach 49-53 
 30 Sonatin C Bethoven 54-57 
 31 Sonatin F Bethoven 58-66 
 32 Dưới trười thu Hà nội Phạm Tuyên 67-68 
 33 Hà Nội mùa thu Vũ Thanh 69-70 
 34 Trường làng tôi Phạm Trọng Cầu 71-72 
 35 Get out of here Kid ory bud scott 73-74 
 36 Love somebody Gerald martin 75-76 
 37 Wont ya come out tonight Gerald martin 77-78 
 NHỮNG THUẬT NGỮ ÂM NHẠC THƯỜNG DÙNG 
A tempo Trở lại tốc độ ban đầu 
Acclerando Nhanh dần 
Adagio Chậm thong thả khoan thai 
Adagio non troppo Không chậm quá 
Adagio sostennuto Chậm, thư thái 
Allegramente Vui sôi nổi 
Allegetto Hơi nhanh 
Allegro Nhanh vui 
Andangio cantabile Chậm rãi 
Andante Thong thả 
Adantino Chầm chậm 
Andantino cantabile Hơi chậm như hát 
Avec grace et simplemente Duyên dáng đơn giản 
Cantabile cantando Réo rắt, du dương 
Con brio Có lửa, sinh khí 
Con espreeione Với sự diễn cảm 
Crecs e rallent To dần chậm lại 
Crescendo To dần 
Da capo al fine Đàn lại từ đầu đến Fine 
Decsecs Khẽ dần 
Diminuendo Giảm dần 
Dimin e rall Giảm dần nhẹ dần rồi chậm lại 
Dolce Dịu nhẹ êm 
Dolce legato Dịu dàng liền tiếng 
Grazioso Duyên dáng 
Moderato Vừa phải 
Pedal Bàn đạp 
Tremolo Vê tiếng đàn 
Vivace Hoạt bát sôi nổi 
Un poco Hơn một chút 
Poco rit Hơi kìm lại 
Smoothly Êm dịu 
Poco csecs Hơi mạnh thêm 
Meno mosso Dần dần 
Molto Rất nhiều 
 BÀI 1. NHẬP MÔN 
1. Các qui định tư thế: Tư thế ngồi thẳng, khoảng chính giữa đàn. Khoảng 
 cách so với đàn bằng một cánh tay dưới so với bụng (tránh tì sát khó quan 
 sát và vướng khi chơi) 
 Ngồi đúng 
Cánh tay dưới ngang bằng với mặt phím đàn. Bàn tay khum nhẹ và các ngón tay 
song song với phím đàn. Lòng bàn tay xoay ngang úp song song mặt phím đàn 
 Ngồi sai 
Các vị trí đúng sai cần biết với ngón tay khi chơi đàn 
 Đúng 
Sai 
Sai 
 Sai 
 Sai 
 Sai 
2. Các ngón tay qui định theo số thứ tự từ 1 đến 5 cho cả hai tay 
 - Ngón cái số 1 
 - Ngón trỏ số 2 
 - Ngón giữa số 3 
 - Ngón áp út Số 4 
 - Ngón út số 5 
 3. Vị trí các nốt nhạc trên đàn piano 
Đàn piano cơ có tất cả 88 phím đàn được chia thành 2 nhóm phím: nhóm phím 
trắng và nhóm phím đen. Trong đó nhóm phím trắng có 52 phím đàn và nhóm 
phím đen có 36 phím. 
b. Quy luật phân bố các phím đen và phím trắng piano 
 Cách phân bố các phím trắng trên phím đàn piano và tên gọi
Theo nhạc lý piano thì các phím đàn piano màu trắng đươc quy ước theo 7 chữ cái in 
hoa A- B – C – D – E – F – G tương đương với 7 nốt nhạc La – Si – Đô – Rê – Mi – 
Fa – Sol. 
Chữ A = nốt La 
Chữ B = nốt Si 
Chữ C = nốt đô 
Chữ D = nốt rê 
Chữ E = nốt mi 
Chữ F = nốt Fa 
Chữ G = nốt Sol 
88 phím đàn piano được chia thành 7 quãng 8 1/3, trên mỗi quãng 8 đàn piano bao 
gồm 12 phím trong đó có 7 nốt trắng và 5 nốt đen và quy luật phân bố các phím màu 
trắng và màu đen theo nguyên tắc sau: 
Phím tận cùng bên trái của đàn piano là A. Các phím màu trắng kế bên A lần lượt là B 
 C D E F và G. Sau đó lại tiếp tục bắt đầu là A 
Các phím trắng thì liên tục nằm sát nhau; còn các phím đen thì được sắp xếp theo 
nhóm, nhóm 2 phím và nhóm 3 phím. 
Phím trắng nằm giữa các nhóm 2 phím đen lúc nào cũng là D. Nốt G và A là các phím 
trắng nằm giữa các nhóm 3 phím đen. 
 Cách phân bố phím đen và tên gọi các phím đen piano
Khác với cách đặt tên như phím trắng, các phím đen trên đàn piano ngoài ký hiệu là 
chữ cái IN HOA thì chúng còn kèm theo 1 ký tự như “#”thường được gọi là các phím 
thăng (lên 1-2 cung) hoặc ký tự “b” phím giáng (thấp 1-2 cung) của nốt nhạc. Như 
hình minh họa dưới đây: 
 Bài 2: Bài tập kỹ thuật 
 Ở trình độ 1 các bài tập kỹ thuật chủ yếu giải quyết: 
 - Chơi đúng tư thế và các ngón tay: 
 Là việc hình thành và luyện tập giải phóng cơ thể hoàn thiện theo qui định của 
chuyên ngành. Các ngón tay phải mềm mại, có lực độ tương đương nhau và có độ linh 
hoạt nhạy bén như nhau. Việc này đòi hỏi người dạy cũng như người học có thái độ 
đúng đắn kiên trì. Say mê và khổ luyện. Các bài học kỹ thuật khó và thường khô khan 
(do giai điệu không hay, ngón khó chơi) nhưng đây lại là cẩm nang cơ bản để người 
học có thể tiếp cận và đi sâu vào chuyên ngành. Nói đúng hơn đây là chìa khóa quyết 
định việc học tốt hay không khi bước vào học chuyện ngành. Việc này đòi hỏi người 
dạy phải có kinh nghiệm nhìn ra ưu nhược điểm của người học và đưa ra phương án 
sửa chữa kịp thời. Tránh để lâu thành cố tật không sửa được sẽ ảnh hưởng đến quá 
trình thực hiện sau này. 
 - Biết chuyển thế linh hoạt và đúng: 
 Chuyển thế là dạng kỹ thuật thay đổi các ngón liên tục di chuyển trên một phần 
hoặc toàn bộ phím đàn. Thông qua phần học gam, người học hình thành cách chuyển 
thế giữa ngón 1 và 3 cũng như 1 và 4 để có thể đưa ra phương án xếp ngón tay sao cho 
hợp lý khi di chuyển trên nguyên tắc các ngón 1 và 5 hạn chế chơi trên hang phím 
đen. Tùy theo mức độ thuận lợi của mỗi cá nhân mà việc chuyển thế cho giai điệu là 
không duy nhất nên việc này người dạy cần rèn cho người học tính sáng tạo của họ. 
Đồng thời biết đưa ra những đánh giá nhận xét đúng đắn để kịp thời uốn nắn sửa chữa 
cũng như khích lệ động viên giúp cho việc tiếp thu hiệu quả nhất có thể. 
 - Biết tự sắp ngón cho giai điệu: 
 Do giai điệu phát triển nên câu nhạc có thể kéo dài, số lượng nốt lớn và cách xa 
nhau nên với 5 đầu ngón tay cần phải có sự linh hoạt di chuyển. Muốn thể hiện được 
giai điệu một cách chính xác và liên tục cần có sự sắp xếp ngón tay cho giai điệu một 
cách khoa học và tỉ mỉ. Dựa trên sự di chuyển thuận lợi ưu việt của mỗi cá nhân mà 
việc sắp ngón tay cũng có phần khác nhau. Cũng như trên, việc này cần có sự sáng tạo 
của mỗi cá nhân theo khả năng thực hiện thuận lợi nhất. Do đó mà người dạy và người 
học cùng thống nhất đưa ra phương án sắp xếp ngón tay sao cho chính xác và hiệu 
quả. Trong phần học này luôn nhắc nhở qui tắc ngón 1-5 ít sử dụng trên phím đen để 
người học ghi nhớ thành kỹ năng. 
 - Đọc được nốt nhạc ở cả hai khóa Son và Fa: 
 Là phần học bắt buộc gắn liền suốt quá trình thao tác nên người dạy cần hình 
thành cho người học khả năng ghi nhớ vị trí nốt thông qua các tess thay đổi khóa nhạc 
để nâng cao khả năng ghi nhớ cũng như sự phản ứng tức thời giúp cho việc ghi nhớ dễ 
dàng hơn, hiệu quả hơn 
 - Bước đầu phân biệt được các dấu hiệu khác nhau giữa Legato – Non legato và 
Stacato bằng tai nghe: 
 Các kỹ thuật này là dạng biểu hiện dùng để sử lý sắc thái sau này cho tác phẩm. 
Mỗi dạng kỹ thuật có nhiều tương ứng khác nhau tùy theo yêu cầu và phong cách viết 
nhạc của trường phái âm nhạc cũng như mỗi tác giả. Phần học này thường gắn liền với 
các tác phẩm cổ điển và cũng xuyên suốt quá trình học cũng như chơ đàn của mỗi người. 
Ở trình độ 1 việc phân biệt các kỹ thuật này đòi hỏi tuy không cao lắm và nghiêng về 
xu hướng phân biệt rạch ròi nhưng cũng là phần học rất quan trọng giúp người học 
hình thành khả năng phân biệt các cách chơi đàn khác nhau. 
 Bài 3: Tiểu phẩm – Sonatin 
 Là các tác phẩm nhỏ thể hiện một nội dung ngắn, đơn giản và thường chỉ có 
một chủ đề. Tiểu phẩm thường có kỹ thuật đơn giản không có tính đột biến. Tuy nhiên 
tiểu phẩm là bài học đưa người học vào tư duy cảm xúc bởi có giai điệu đẹp. Là yếu tố 
hình thành tư duy để học các tác phẩm lớn. Đồng thời cũng là nơi phô diễn các dạng 
kỹ thuật đã được học một cách rõ nét nhất. 
Thông thường tiểu phẩm hoặc Sonatin đều mang tính chất vui tươi, tình cảm và thiên 
về màu sắc dân ca. Sắc thái thể hiện cũng vừa phải không ủy mị cũng như không quá 
gay gắt đột biến. Hòa âm của thể loại này cũng thuần túy trong phạm vi cơ bản T-S-D. 
Điều cần chú ý khi chơi thể loại này là cần có sự cảm nhận tinh tế hòa đồng với giai 
điệu nên trước khi vào bài cần cho nghe trước để cảm nhận về phong cách cũng như ý 
đồ tác phẩm. Điều quan trọng không thiếu nữa là cần giới thiệu về tác giả và thời điểm 
tác phẩm ra đời sẽ cho người học nhận biết sâu sắc nhất có thể về tác phẩm mà mình 
sẽ thực hiện. 
 Bài 4: tác phẩm chuyển soạn 
 Là loại bài học bắt buộc sử dụng bằng đàn Organ. Loại bài tập này mang tính 
chất phô diễn năng lực sử dung đàn Keyboad của mỗi người. Do đó người học cần 
được trang bị đàn có tính năng tối thiểu đáp ứng được với bài học. Sự ghi nhớ của các 
cây đàn hiện đại hiện nay đã làm cho khả năng diễn tấu và sử dụng đàn của đa số 
người học giảm đi đáng kể do sự phát triển của khoa học kỹ thuật như đã nói ở phần 
giới thiệu. Loại bài học này có những kiến thức cơ bản cần nắm rõ như: 
- Nhạc đệm (Rhythm) và thông số tempo của nó 
- Âm sắc (Voice) và các tính chất tính năng của các nhạc cụ 
- Hợp âm (Chords) và các thể đảo của chúng 
 Tác phẩm chuyển soạn là sự khoe mới của tác phẩm được trình diễn theo một 
dạng đặc biệt mà trong đó chúng chỉ giữ lại chủ đề của tác phẩm để làm hạt nhân. 
Phần còn lại chính là khả năng diễn tấu và biến tấu của chủ đề. Do vậy với các bài học 
đầu tiên người học cần hình thành đầu óc sáng tạo. Có năng lực ngẫu hứng và kỹ thuật 
đủ để thể hiện tác phẩm thông qua sự cảm thụ của cá nhân. Bên cạnh đó là khả năng 
khai thác sử dụng tốt cây đàn vào tác phẩm một cách hoàn chỉnh. Có thể nói khi chơi 
tác phẩm chuyển soạn là việc nói chuyện. giao tiếp với người nghe bằng cây đàn. 
 Bài 5: Nhạc Jazz 
 - Là thể loại nhạc có sự phức tạp nhất trong âm nhạc đương đại. Sự phức tạp 
thể hiện từ ngón đánh đến hòa âm và các thủ pháp đảo nghịc phách một cách ngẫu 
hứng nhưng rất chặt chẽ đã từ lâu là món ăn tinh thần cho nhiều tầng lớp trong xã hội. 
jazz là một thể loại âm nhạc bắt nguồn từ cộng đồng người châu Phi ở Hoa Kỳ vào cuối 
thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Jazz nổi lên ở nhiều nơi trên nước Mỹ với phong cách âm 
nhạc độc lập phổ biến vào thời đó; liên kết bằng kết nối chung giữa âm nhạc Mỹ gốc châu 
Âu và âm nhạc Mỹ gốc Phi với một xu hướng thiên về biểu diễn. Jazz có lịch sử kéo dài 
hơn 100 năm, từ thời kỳ ragtime tới ngày nay, và rất khó để có thể định nghĩa hoàn hảo. 
Jazz thường ứng tác, sử dụng polyrhythm (phức điệu), nhấn lệch (syncopation) và nốt 
swing, cũng như những khía cạnh của hòa âm châu Âu, âm nhạc đại chúng nước Mỹ, và 
các yếu tố âm nhạc châu Phi như nốt blue và ragtime. Jazz lan ra khắp thế giới, nó hiện 
diện tại mọi nền văn hóa âm nhạc quốc gia, vùng, và khu vực, nảy sinh ra nhiều phong 
cách riêng biệt. New Orleans jazz khởi đầu vào đầu thập niên 1910, kết hợp đội hình 
brass band quân đội, điệu quadrille, biguine, ragtime và blues với ứng tác phức điệu tập 
thể. Thập niên 1930, swing big band, Kansas City jazz, và Gypsy jazz là những phong 
cách nổi trội. Bebop xuất hiện vào thập niên 1940, đưa jazz từ thứ âm nhạc đại chúng 
nhảy nhót thành "âm nhạc của nhạc công", với nhịp độ nhanh và ứng tác dựa trên hợp âm. 
Cool jazz phát triển vào cuối thập niên 1940, giới thiệu loại âm nhạc bình tĩnh và mượt 
mà hơn với những dòng giai điệu dài. Thập niên 1950 chứng kiến sự nổi lên của free jazz, 
khi nhạc công chơi nhạc mà không cần beat hay cấu trúc nào, và hard bop, mang theo ảnh 
hưởng từ rhythm and blues, nhạc Phúc âm, và blues, đặc biệt ở cách chơi piano và 
saxophone. Modal jazz ra đời cũng vào những năm 1950, sử dụng mode làm cơ sở của 
cấu trúc âm nhạc và ứng tác. Jazz-rock và jazz fusion xuất hiện vào cuối thập niên 1960 - 
đầu 1970, kết hợp ứng tác jazz với phần nhịp (rhythm), nhạc cụ điện và âm thanh được 
khuếch đại của rock. Thập niên 1980, smooth jazz trở nên thành công, có được nhiều lượt 
phát trên radio cũng như sự chú ý từ đại chúng. 
 Phụ lục: 
1; Bài tập kỹ thuật 
ETUDE 1 
ETUDE 5 
ETUDE 6 
ETUDE 7 
ETUDE 8 
ETUDE 9 
ETUDE 10 
ETUDE 11 
ETUDE 12 
2: Tiểu phẩm - Sonatin 
 ROMANCE 
2. Tác phẩm chuyển soạn: 
4: Nhạc Jazz 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_organ_quyen_1.pdf