Giáo trình Nhập môn Xã hội học

Xã hội học là một môn khoa học về xã hội con người. Nó nghiên cứu cách thức ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm xã hội, trong các cộng đồng và các tổ chức hình thành nên xã hội.

Thuật ngữ Xã hội học có nguồn gốc từ chữ La tinh Societas (nghĩa là xã hội) và chữ Hy Lạp Logos (có nghĩa là học thuyết). Xã hội học cũng có nghĩa là lý thuyết về xã hội. Đây là một ngành khoa học mới ra đời, còn rất non trẻ so với các khoa học xã hội khác. Lần đầu tiên thuật ngữ Xã hội học do Auguste Comte (1798 - 1857) là một nhà triết học người Pháp, người sáng lập ra “chủ nghĩa thực chứng” và được công bố năm 1839.

Ông cũng là người đầu tiên khởi xướng ra ngành khoa học này, và được coi là thuỷ tổ của ngành Xã hội học.

Hơn một thế kỷ qua, Xã hội học đã có những bước phát triển quan trọng và nó đã thu được một số thành tựu to lớn trên thế giới, có tác dụng không nhỏ trong đời sống xã hội. Đặc biệt Xã hội học được áp dụng và phát triển mạnh ở các nước công nghiệp phát triển. Lý luận Xã hội học đã thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trở nên thân thuộc với mọi tầng lớp nhân dân thông qua hệ thống giáo dục của các trường đại học và cao đẳng. Đây cũng là môn khoa học bắt buộc đối với sinh viên ở bậc đại học và cao đẳng.

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 1

Trang 1

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 2

Trang 2

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 3

Trang 3

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 4

Trang 4

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 5

Trang 5

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 6

Trang 6

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 7

Trang 7

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 8

Trang 8

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 9

Trang 9

Giáo trình Nhập môn Xã hội học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 84 trang Trúc Khang 12/01/2024 1860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhập môn Xã hội học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn Xã hội học

Giáo trình Nhập môn Xã hội học
 7 8 
LỜI GIỚI THIỆU 
Hiện nay, nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và tìm 
hiểu môn Xã hội học ngày càng được tăng lên. Để đáp ứng một 
phần nào nhu cầu trên, Thạc sĩ Tạ Minh và Thạc sĩ Trần Tuấn 
Phát, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố 
Hồ Chí Minh, đã biên soạn cuốn Nhập môn Xã hội học, với 
mong muốn trình bày những kiến thức phổ thông về Xã hội học. 
Xã hội học là một trong những môn học cơ bản trong 
chương trình đào tạo của nhóm ngành khoa học xã hội - nhân 
văn ở các trường đại học, cao đẳng. Khi biên soạn cuốn sách 
này, các tác giả đã dựa vào chương trình đại học đại cương do 
Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định năm 1995. 
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã tham khảo, 
chọn lọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến Xã hội 
học, đồng thời đã tham khảo những tài liệu của các ngành khoa 
học xã hội có liên quan. Vì vậy, có thể nói đây là một tài liệu 
khoa học hữu ích bởi tính đa dạng của nó, với mục đích phục vụ 
việc học tập, nghiên cứu của sinh viên và bạn đọc. Việc biên 
soạn tài liệu Xã hội học dùng để phục vụ giảng dạy và học tập 
là một việc làm hết sức khó khăn, bởi nhiều lý do: thứ nhất, trên 
thế giới hiện nay có rất nhiều trường phái Xã hội học khác 
nhau. Thứ hai, ở Việt Nam, đây là một ngành khoa học còn rất 
mới mẻ. Thứ ba, đội ngũ những người làm công tác giảng dạy, 
nghiên cứu Xã hội học hiện nay còn rất hạn chế. Do vậy, các tác 
giả rất cẩn trọng và nghiêm túc trong khi biên soạn cuốn sách 
này. 
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giảng dạy, các 
tác giả đã thành công trong việc gắn lý thuyết Xã hội học với 
thực tiễn cuộc sống sinh động trong cuốn sách. Nội dung trình 
bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề cơ bản của Xã hội học, và với 
sự cố gắng đó, bạn đọc đã có trong tay một tài liệu tương đối có 
tính hệ thống, khoa học, cơ bản của Xã hội học. Đây là một sự 
nỗ lực rất đáng được trân trọng, tôi xin giới thiệu cuốn Nhập 
môn Xã hội học của Thạc sĩ Tạ Minh và Thạc sĩ Trần Tuấn 
Phát đến với bạn đọc. 
 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2001 
 TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN 
 Trưởng Khoa Xã hội học 
 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 
 Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
 9 10 
LỜI NÓI ĐẦU 
Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về xã hội, về hệ 
thống các mối quan hệ xã hội của con người. Tuy còn là một 
ngành khoa học mới mẻ ở nước ta, nhưng trong sự tồn tại và 
phát triển, xã hội học đã và đang trở thành ngành khoa học có vị 
trí quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Những tri thức nhập môn Xã hội học và phương pháp luận của 
nó ngày càng trở nên thiết thực và có tác dụng không nhỏ đối 
với sự phát triển của xã hội. 
Trong quá trình biên soạn cuốn Nhập môn Xã hội học, 
chúng tôi dựa vào chương trình giáo dục Đại học đại cương do 
Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định năm 1995. Chúng tôi cũng đã 
cố gắng tham khảo, chọn lọc nhiều nguồn tài liệu của các tác giả 
trong và ngoài nước, đã dựa vào thực tiễn sinh động của đời 
sống xã hội. Đặc biệt, chúng tôi đã tham khảo những tài liệu của 
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn 
An Lịch, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, cùng một số tài liệu của các 
tác giả khác. 
Cuốn Nhập môn Xã hội học gồm 3 phần: 
Phần 1: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Xã hội học; 
Phần 2: Một số chuyên ngành Xã hội học cụ thể; 
Phần 3: Phương pháp và kỹ thuật điều tra Xã hội học. 
Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn Tiến sĩ Trần 
Thị Kim Xuyến, Trưởng Khoa Xã hội học, Trường Đại học 
Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã đọc và đóng góp những ý kiến 
quý báu, được hiện thực hóa trong Lời giới thiệu cho lần xuất 
bản đầu tiên của cuốn sách này. Chúng tôi cũng xin cám ơn 
Thạc sĩ Trương Văn Vỹ, Thạc sĩ Lê Văn Bửu và các bạn đồng 
nghiệp, đã động viên khích lệ và có những ý kiến đóng góp về 
mặt kết cấu và nội dung của tài liệu. 
 Mặc dù đã rất cố gắng trong khi biên soạn, cuốn sách 
này không tránh khỏi những thiếu sót, mong sự lượng thứ của 
độc giả và mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía độc 
giả để hoàn thiện hơn trong lần tái bản. 
 Thạc sĩ TẠ MINH 
 (Chủ biên)
 11 12 
Phần I 
XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 
Bài 1 
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 
XÃ HỘI HỌC 
I. SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC 
Xã hội học là một môn khoa học về xã hội con người. 
Nó nghiên cứu cách thức ứng xử và quan hệ của con người trong 
các nhóm xã hội, trong các cộng đồng và các tổ chức hình thành 
nên xã hội. 
Thuật ngữ Xã hội học có nguồn gốc từ chữ La tinh 
Societas (nghĩa là xã hội) và chữ Hy Lạp Logos (có nghĩa là học 
thuyết). Xã hội học cũng có nghĩa là lý thuyết về xã hội. Đây là 
một ngành khoa học mới ra đời, còn rất non trẻ so với các khoa 
học xã hội khác. Lần đầu tiên thuật ngữ Xã hội học do Auguste 
Comte (1798 - 1857) là một nhà triết học người Pháp, người 
sáng lập ra “chủ nghĩa thực chứng” và được công bố năm 1839. 
Ông cũng là người đầu tiên khởi xướng ra ngành khoa học này, 
và được coi là thuỷ tổ của ngành Xã hội họ ... c. Câu hỏi kết hợp 
Là loại câu hỏi vừa đóng vừa mở. Loại câu hỏi này đã 
có sẵn một số phương án trả lời cho sẵn và một phương án để 
ngỏ chưa có phương án trả lời. 
Ví dụ: Anh (chị) có những dự định gì trong năm tới ? 
 - Vào đại học; 
 - Vào đoàn; 
 - Đi nước ngoài; 
 - Lấy vợ (chồng) 
- v.v... 
d/ Các yêu cầu đối với câu hỏi 
 * Các câu hỏi phải thật rõ ràng, cụ thể, không 
được hiểu nhiều nghĩa, không chồng chéo lên nhau, không được 
để người trả lời hiểu chung chung. 
 * Hạn chế dùng các khái niệm như: thường 
xuyên, đôi khi... mà phải tăng những câu hỏi đo lường cụ thể; 
 * Hạn chế dùng các ngôn ngữ bác học hoặc 
những ngôn ngữ quá thô thiển hoặc các liên từ chưa được thông 
dụng; 
 * Câu hỏi trong bảng hỏi phải phù hợp với trình 
độ của người được hỏi; 
 * Tối kỵ câu hỏi mớm ý mà trong điều tra tội 
phạm gọi là mớm cung. 
e/ Kết cấu của một bảng hỏi 
Số lượng câu hỏi là bao nhiêu trong một bảng hỏi có 
liên quan đến chất lượng thông tin thu được, cho nên phải đưa ra 
số lượng câu hỏi bao nhiêu là vừa. Với thời gian từ 20 - 30 phút, 
số lượng câu hỏi phụ thuộc vào: trình độ của người trả lời câu 
hỏi và mức độ tiếp cận vấn đề của câu hỏi có phức tạp hay 
không ? Như vậy nếu đối tượng có trình độ hiểu biết và nhận 
thức tốt, các câu hỏi ít hóc búa thì số lượng câu hỏi có thể nhiều, 
còn đối tượng có trình độ nhận thức kém, câu hỏi phức tạp thì số 
lượng câu hỏi nên giảm đi. Kết cấu của bảng hỏi nên theo trình 
tự sâu dần của vấn đề, không tản mát, làm người trả lời không 
tập trung suy nghĩ để trả lời. 
Phần đầu của bảng hỏi là phần trình bày mục đích của 
cuộc nghiên cứu điều tra, tên cơ quan hiện hành nghiên cứu. 
Phải hướng dẫn cho người được phỏng vấn cách thức trả lời các 
câu hỏi trong bảng hỏi, đồng thời khẳng định tính danh của cuộc 
điều tra có nghĩa là người trả lời không cần ghi họ tên và địa chỉ 
của mình vào trong phiếu. 
Phần nội dung chính của bảng hỏi thường được bắt đầu 
bằng những câu hỏi tiếp xúc, làm quen, sau đó mới đến các câu 
 177 178 
hỏi nội dung. Các câu hỏi nội dung thường được bố trí xen kẽ 
với các câu hỏi tiếp xúc, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi chức năng. 
Trong phần các câu hỏi nội dung, các câu hỏi biểu thị sự quan tâm 
của cuộc nghiên cứu đến công ăn việc làm nên đặt trước để gây ra 
một tâm lý thoải mái, còn các câu hỏi đi sâu vào cuộc sống của 
từng cá nhân nên xếp ở phía sau bảng hỏi. 
4. Chọn mẫu điều tra 
Nghiên cứu mẫu là nghiên cứu một bộ phận của tổng 
thể (chứ không phải toàn bộ tổng thể) nhưng nó có khả năng suy 
rộng ra cho các tổng thể, phản ánh sự phù hợp với những đặc 
trưng và cơ cấu của tổng thể. Chọn mẫu là quá trình sử dụng các 
phương pháp khác nhau nhằm tìm ra được một tập hợp các đơn 
vị, nhóm xã hội mà những đặc trưng và cơ cấu được nghiên cứu 
của chúng có thể đại diện cho một tập hợp xã hội lớn hơn, hay 
nói cách khác, những kết luận nghiên cứu được rút ra từ nó có 
thể suy rộng ra cho cả tổng thể mà nó là một bộ phận ở trong 
tổng thể đó. 
Việc lựa chọn ra một tập hợp nhỏ trong tập hợp lớn cho 
phép cuộc khảo sát được tiến hành nhanh hơn, chính xác hơn và tiết 
kiệm hơn (cả về tiền bạc và thời gian). 
5. Lập phương án dự kiến xử lý thông tin, điều tra thử 
và hoàn thiện các bước chuẩn bị 
Trong một cuộc điều tra xã hội học sau khi đã thu thập 
một luợng thông tin phải tiến hành xử lý thông tin. Ở khâu này 
cần thiết phải có một kiến thức để sử dụng các công thức toán 
học, và tổ vi tính phải xây dựng được các lập trình toán học trên 
cơ sở trao đổi thống nhất với người lập giả thuyết và tổ chức 
cuộc điều tra. Đồng thời phải chỉnh lý các câu hỏi trong bảng 
hỏi cho phù hợp với khả năng của máy vi tính và khả năng lập 
trình của các chuyên gia về lĩnh vực này. 
Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng độ tin cậy của 
bảng câu hỏi cần phải điều tra thử để qua đó một lần nữa hoàn 
chỉnh lại toàn bộ bảng hỏi cũng như các chỉ báo. Thông qua quá 
trình này mà tìm ra được những sai sót trong quá trình xây dựng 
bảng hỏi, câu hỏi, loại bỏ được những phần không hợp lý, không 
logic trong trình tự các câu hỏi, chuẩn hóa thêm một bước của 
cuộc điều tra và tạo ra được một bảng câu hỏi tối ưu, hoàn 
chỉnh phù hợp với đối tượng của cuộc điều tra. 
II. GIAI ĐOẠN THU THẬP THÔNG TIN 
Trong giai đoạn này vấn đề tổ chức được đặt lên hàng 
đầu. Do vậy yếu tố tổ chức phải được tiến hành hết sức chặt chẽ 
nghiêm túc. Đồng thời phải linh hoạt, thông minh trong ứng xử 
và điều hành công việc, có như vậy cuộc điều tra mới thắng lợi 
và đạt hiệu qủa cao. 
1. Lựa chọn thời điểm tiến hành điều tra 
Đây là bước hết sức quan trọng trong giai đoạn thu thập 
thông tin vì mục đích của cuộc điều tra là phải thu được một 
lượng thông tin cần thiết, lượng thông tin phong phú chính xác 
và có độ tin cậy cao, bảo đảm việc tiết kiệm về mặt kinh phí và 
sức lực với một hiệu qủa cao nhất. Việc lựa chọn thời điểm điều 
tra sao cho thích hợp cũng hết sức quan trọng,thời điểm mà khi 
tiến hành điều tra có khả năng tạo ra một không gian - tâm lý - 
xã hội thuận lợi nhất, đoàn cán bộ điều tra dễ dàng tiếp cận với 
đối tượng và phát huy hết khả năng của mình trong công tác 
điều tra. 
 179 180 
Thông thường các cuộc điều tra cần phải tránh những 
thời điểm như : hội hè, lễ hội, vụ mùa, thiên tai hạn hán, bão lụt 
hoặc những biến động về chính trị xã hội... 
2. Chuẩn bị kinh phí để tiến hành điều tra 
Mỗi cuộc điều tra xã hội học thường đòi hỏi nhiều kinh 
phí, do vậy người tổ chức cuộc điều tra phải tính toán, dự trù, 
quan tâm đúng mực và quyết định kịp thời thỏa đáng những 
kinh phí cần thiết cho cuộc điều tra mới đạt được hiệu qủa cao. 
Kinh phí cần thiết của cuộc điều tra bao gồm: 
+ Tiền in văn bản, giấy tờ, phiếu tìm hiểu ý kiến; 
+ Tiền công tác phí; 
+ Tiền trạm; 
+ Tiền văn phòng phẩm; 
+ Tiền tàu xe, sinh hoạt, ăn uống; 
+ Tiền tiếp xúc, giao dịch; 
+ Tiền thù lao cho các báo cáo viên; 
+ Tiền bồi hoàn sức lao động cho cán bộ điều tra; 
+ Tiền để xử lý thông tin sau khi điều tra; 
+ Tiền hội thảo khoa học, nghiệm thu đề tài. 
3. Công tác tiền trạm 
Đây là quá trình điều tra cử đại diện của mình đi tiếp 
xúc liên hệ với các cơ quan, đoàn thể, Đảng, Đoàn, chính quyền 
địa phương nơi sẽ tiến hành điều tra. Người đại diện “tiền trạm” 
phải nói rõ được nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra, 
giới thiệu cơ cấu thành phần của Đoàn, tuyên truyền và thuyết 
phục sự ủng hộ của địa phương, cùng với lãnh đạo địa phương 
bàn bạc để lên lịch thống nhất nhằm phối hợp đồng bộ chặt chẽ 
giữa hai bên. 
Nếu làm tốt công tác tiền trạm sẽ tranh thủ được sự ủng 
hộ và hưởng ứng nhiệt tình của lãnh đạo và quản lý của cơ sở. 
Từ đó mà quần chúng nhân dân vui lòng cung cấp cho chúng ta 
những thông tin cần thiết và hết sức phong phú. Ngược lại thì 
cuộc điều tra sẽ gặp khó khăn mà chi phí tốn kém, hiệu quả lại 
rất thấp. 
4. Lập biểu đồ tiến hành điều tra 
Sau khi đã cơ bản hoàn thành các bước trên, căn cứ vào 
thực lực của cuộc điều tra, cán bộ điều tra cần phải xây dựng 
biểu đồ của cuộc điều tra, nêu rõ cụ thể từng giai đoạn, từng 
ngày tiến hành điều tra cùng với những công việc phải làm, lực 
lượng điều tra với sự phối hợp (nếu có) và kết quả cần đạt được. 
5. Lựa chọn và tập huấn điều tra viên 
Tùy theo quy mô, tính chất phức tạp của đề tài nghiên 
cứu trong mỗi cuộc điều tra, mà người tổ chức cần chuẩn bị lực 
lượng điều tra viên nhiều hay ít, chất lượng và yêu cầu về năng 
lực, phẩm chất của điều tra viên để tiến hành điều tra đạt kết 
quả. Do đó cần phải lựa chọn và tập huấn điều tra viên về các 
phương pháp điều tra Xã hội học. 
Nội dung tập huấn điều tra viên phải thực hiện các 
bước sau: 
 Giới hạn mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra cho 
điều tra viên nắm rõ; 
 Điều tra viên phải hiểu được khái niệm, câu hỏi và 
những vấn đề cần khai thác; 
 Điều tra viên biết cách ghi chép thông tin; 
 Giới thiệu đặc điểm đối tượng điều tra để điều tra 
viên tiếp cận và ứng xử linh hoạt để thâm nhập vào đối 
tượng nhằm thu được lượng thông tin tối đa cần thiết; 
 181 182 
 Xác lập tiến độ, nhiệm vụ cho từng thành viên. 
6. Thu thập thông tin 
Thu thập thông tin chỉ là một khoảng thời gian, không 
gian dài so với toàn bộ cuộc điều tra Xã hội học. Cho dù công 
tác chuẩn bị có tốt đến đâu, nhưng nếu chỉ một sơ suất nhỏ cũng 
làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuộc điều tra, làm tăng mức 
độ phức tạp khó khăn cho cuộc điều tra, thậm chí có khi phải 
hủy bỏ cuộc điều tra. Do vậy việc thu thập thông tin phong phú, 
chính xác mới đảm bảo cuộc điều tra diễn ra nhanh gọn và có 
hiệu quả, với mục tiêu: Kết quả thu được tối đa, chi phí tiết 
kiệm, lợi ích hài hòa. 
III. GIAI ĐOẠN XỬ LÝ PHÂN TÍCH THÔNG TIN 
1. Tập hợp tài liệu, phân nhóm và miêu tả giải thích 
Sau khi kết thúc giai đoạn thu thập thông tin chúng ta 
đã có một khối lượng thông tin rất lớn, nhưng tồn tại dưới dạng 
thông tin cá biệt chưa được phân loại. Do đó cần phải tập hợp, 
phân nhóm và miêu tả, giải thích. Đây là nhiệm vụ đầu tiên của 
giai đoạn xử lý thông tin. 
Ví dụ: 
 + Tài liệu kinh tế, chính trị, pháp luật; 
 + Tài liệu thống kê hay các văn bản báo cáo; 
 + Tài liệu về mức sống hay về học vấn, nghề 
nghiệp. 
Trong giai đoạn xử lý thông tin bước đầu này, ta có thể 
sử dụng cả các biện pháp phân loại đơn giản đối với tài liệu lẫn 
biện pháp xử lý bằng máy vi tính. 
2. Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu 
Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu là một quá trình xác 
nhận bằng kinh nghiệm những kết quả rút ra từ giả thuyết đưa ra 
ban đầu. Có thể tiến hành kiểm tra giả thuyết bằng thực nghiệm 
xã hội, phương pháp thống kê, hoặc bằng biện pháp áp dụng các 
biến số kiểm tra. 
Việc khẳng định bằng kinh nghiệm hệ thống những giả 
thuyết là rất có ý nghĩa trong một cuộc điều tra nghiên cứu Xã 
hội học. 
3. Trình bày bản báo cáo và xã hội hóa kết quả 
- Báo cáo và tờ trình có thuyết minh: 
Kết qủa điều tra xã hội học thực nghiệm được trình bày 
dưới dạng báo cáo và kèm theo là tờ trình thuyết minh trình bày 
sự thực hiện chương trình của cuộc nghiên cứu, có thông báo tư 
liệu tính toán, luận chứng về những nhiệm vụ đã đặt ra và các 
phụ lục kèm theo 
- Yêu cầu đối với bản báo cáo: 
+ Chỉ rõ mục đích nhiệm vụ của cuộc điều tra (cả lý luận và 
thực tiễn); 
+ Làm sáng tỏ tình trạng nghiên cứu; 
+ Trình bày những vấn đề có tính chất phương pháp luận 
cho việc lựa chọn và luận chứng công cụ phương pháp của cuộc 
nghiên cứu, phân loại việc lựa chọn, các phương pháp thu thập 
thông tin; 
+ Trình bày các giai đoạn nghiên cứu đã được tiến hành, chỉ 
ra vị trí, vai trò của thể thức nghiên cứu; 
 183 184 
+ Chỉ ra mức độ thích ứng của kế hoạch nghiên cứu so với 
nhiệm vụ, sự phù hợp của giả thuyết nghiên cứu so với kết qủa 
của cuộc nghiên cứu... 
+ Chỉ ra mức độ giải quyết các nhiệm vụ, nội dung khoa 
học và khả năng để suy rộng các kết luận từ cuộc nghiên cứu 
sang các lĩnh vực khác có hoàn cảnh tương đồng; 
+ Cuối cùng là đưa ra các dự báo và kiến nghị. 
Trên đây là mô hình tiêu chuẩn về một cuộc khảo sát điều 
tra Xã hội học, cán bộ điều tra cần phải nắm vững và vận dụng 
những vấn đề lý luận của các bước đi trong một cuộc điều tra, có 
như vậy cuộc điều tra nghiên cứu mới thu được kết quả mỹ mãn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Sự 
thật, HN, 1982; 
2. Nghị quyết Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Sự 
thật, HN, 1996; 
3. Mac – Anghen toàn tập. NXB Chính trị quốc gia, HN, 
1993; 
4. Những vấn đề cơ bản của Xã hội học. PTS Nguyễn Minh 
Hòa, 1995; 
5. Xã hội học đại cương. PTS Nguyễn Minh Hòa. NXB 
TPHCM, 1993; 
6. Xã hội học đại cương. NXB Chính trị quốc gia, HN 
1997; 
7. Những cơ sở nghiên cứu Xã hội học. VHLKH Liên Xô. 
NXB, Tiến bộ, 1988; 
8. Nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm. Mikhailốp. NXB 
Matxcơva, 1975; 
9. Những vấn đề cơ bản của Xã hội học. Học viện Hành 
chính quốc gia – HN, 1992; 
10. Nhập môn Xã hội học. Trần Hữu Quang 1993; 
11. Đề cương bài giảng Xã hội học. GS Đỗ Thái Đồng; 
12. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện chính trị quốc 
gia - Phân viện TPHCM; 
13. Xã hội học đại cương. Phạm Tất Dong – Nguyễn Sinh 
Huy – Đỗ Nguyên Phương. HN, 1995; 
14. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH 
HN, 1995; 
15. Tìm hiểu môn Xã hội học Đô thị. Trịnh Duy Luân. NXB 
KHXH, HN, 1996; 
16. Xã hội học. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng. NXB 
ĐHQG HN 1997; 
 185 186 
17. Đề cương bài giảng. Học viện Nguyễn Ái Quốc HN, 
1991; 
18. Từ điển Xã hội học. Nguyễn Khắc Viện. NXB HN, 
1995; 
19. Xã hội học Mac – Lênin. V.Đôbơrianop. NXB TT Lý 
luận, HN, 1985; 
20. Nhập môn Xã hội học. Bilton – Bonnett. NXB XH 1993; 
21. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện Chính trị quốc 
gia – Phân viện TP. HCM; 
22. Tập bài giảng Xã hội học – Dân số học. Trung tâm Xã 
hội học – Tin học. HN, 1995. 
Mục Lục 
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC 
Trang 
Lời Nhà Xuất bản ............................................................... 05 
Lời giới thiệu ...................................................................... 07 
Lới nói đầu ......................................................................... 09 
Phần I : Xã hội học là một khoa học ................................ 11 
Bài 1 : Lịch sử hình thành xã hội học ......................... 11 
Bài 2 : Đối tượng và chức năng xã hội học ................ 31 
Bài 3 : Phạm trù và khái niệm xã hội học .................. 45 
Bài 4 : Bất bình đẳng và phân tầng xã hội .................. 63 
Bài 5 : Hành động xã hội ......................................... 75 
Phần II : Một số chuyên ngành Xã hội học ..................... 87 
Bài 6 : Xã hội học về cơ cấu xã hội............................ 87 
Bài 7 : Xã hội học về dư luận 
và thông tin đại chúng ................................ 103 
Bài 8 : Xã hội học đô thị .......................................... 117 
Bài 9 : Xã hội học nông thôn ................................... 129 
Bài 10 : Xã hội học gia đình .................................... 143 
Phần III : Phương pháp và kỹ thuật 
điều tra xã hội học ........................................ 159 
Bài 11 : Một số phương pháp và kỹ thuật 
điều tra xã hội học ..................................... 159 
 187 188 
Bài 12 : Các bước đi trong một cuộc 
điều tra xã hội học ................................... 171 
Tài liệu tham khảo .................................................. 189 
 189 190 
Mục Lục 
GIẢI 151 ĐỀ TUYỂN SINH ĐỊA LÝ 
Trang 
Chương 1: Các nguồn lực chính để phát triển 
kinh tế - xã hội ............................................. 05 
Chương 2: Những vấn đề phát triển 
kinh tế - xã hội ............................................. 80 
Chương 3: Việt Nam trong mối quan hệ 
với các nước Đông Nam Á ......................... 150 
Chương 4: Những vấn đề phát triển 
kinh tế - xã hội trong các vùng .................. 181 
Chương 5: Các câu hỏi rèn luyện kỹ năng 
vẽ biểu đồ, lược đồ ..................................... 227 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhap_mon_xa_hoi_hoc.pdf