Giáo trình Nhạc khí phổ thông

Các nhạc khí bộ dây

Trong dàn nhạc giao hưởng bộ dây là bộ cơ bản nắm vị trí chủ đạo so

với bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ, thành phần bộ dây gồm 4 loại: (Violon 1, Violon

2), Violon alto, Violoncell và Contrebass).

Bộ dây có những đặc tính và ưu điểm như sau:

Kỹ xảo bộ dây phong phú như Arche kéo, bật dây bằng ngón tay

(pizzicato), lấy sóng lưng arche đập vào dây (col legno), giảm tiếng (con

sordino), giả thanh (tons flageolets), kéo arche gần ngựa đàn. Âm sắc trong

toàn bộ dây có tính đồng chất, hài hòa, tính diễn cảm nhạy bén, biểu hiện

được các loại sắc thái, cường độ mạnh nhẹ đều tốt.

Màu âm của bộ dây gần với giọng hát và hợp xướng, âm thanh ấm

áp mềm mại và có tiếng ngân rung (vibrato), khi viết cho bộ dây nhạc sĩ có thể

viết một mạch, dài ngắn đều có thể diễn tấu khác so với viết cho ca khúc hoặc

viết cho bộ hơi. cần phải nghỉ lấy hơi. Âm vực bộ dây từ Violon 1 đến

Contrebass rất rộng không hạn chế. Trong dàn nhạc giao hưởng số lượng bộ

dây chiếm đông nhất, trong tổng phổ bộ dây đặt cuối cùng, dưới tất cả các bộkhác để làm nền cho toàn bộ dàn nhạc. Trong tác phẩm bộ dây có thể chiếm

từ 3 đến 10 khuôn nhạc, trung bình là 5 khuôn nhạc như sau: Violon 1 và

Violon 2 chung một khuôn khóa Sol, Violon cell và Contrebass chung một

khuôn khóa Fa, Violon alto một khuôn khóa Đô3 . Trong tác phẩm phức tạp

mỗi nhóm có nhiều bè có thể chiếm đến 2 khuôn nhạc.

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 1

Trang 1

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 2

Trang 2

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 3

Trang 3

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 4

Trang 4

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 5

Trang 5

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 6

Trang 6

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 7

Trang 7

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 8

Trang 8

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 9

Trang 9

Giáo trình Nhạc khí phổ thông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 64 trang baonam 4720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhạc khí phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhạc khí phổ thông

Giáo trình Nhạc khí phổ thông
NHẠC KHÍ PHỔ THÔNG 
 BÀI GIẢNG MÔN HỌC 
 NHẠC KHÍ PHỔ THÔNG 
 ThS. VÕ THANH TÙNG 
* ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC 
 1- Giảng viên: Thạc sĩ, giảng viên chính VÕ THANH TÙNG 
 2- Môn học: Nhạc khí Phổ thông 
 3- Số đơn vị học trình: Thời gian: 45 tiết 
 4- Đối tượng: sinh viên Cao đẳng Sư phạm âm nhạc. 
 5- Phân bổ thời gian: (45 tiết gồm 9 buổi /mỗi buổi 5 tiết) 
 6- Mục tiêu đào tạo: giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về các 
loại nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc nhẹ. 
 7- Yêu cầu đào tạo: sinh viên nắm cơ bản về đặc điểm chính của các 
nhạc khí như hình thức cấu tạo, màu âm, tầm âm, kỹ thuật diễn tấu của từng 
nhạc khí trong các dàn nhạc giao hưởng, nhạc khí dân tộc Việt Nam và nhạc 
khí trong dàn nhạc nhẹ. 
 8- Phương pháp học: sinh viên nghe giảng lý thuyết +xem hình ảnh+ 
nghe âm thanh (phụ trợ bằng máy vi tính và máy chiếu màn ảnh lớn) 
 10- Phương pháp đánh giá và cho điểm: sinh viên làm bài thi kiểm tra 
cuối khóa với yêu cầu đạt được về lý thuyết, ứng dụng các nhạc khí trong 
sinh hoạt âm nhạc (thời gian làm bài thi 120 phút). 
* NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC 
 1- Nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng (4 buổi/ 20 tiết) 
 Đại cương về nghiên cứu các nhạc khí trong Dàn nhạc Giao hưởng, 
giới thiệu dàn nhạc giao hưởng. Tìm hiểu nhạc khí trong dàn nhạc giao 
hưởng gồm các bộ như: bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ. 
 2- Nhạc khí Dân tộc Việt (3 buổi/ 15 tiết) 
 Giới thiệu các nhạc khí Việt Nam, đặc điểm chính và hiệu quả sử dụng 
của các nhạc khí gồm các bộ: bộ dây gảy, bộ dây kéo, bộ hơi, bộ tự thân 
vang. Tìm hiểu nghệ thuật Hát Tuồng (Hát Bội), Hát Chèo, Cải lương và Hát 
Ca Trù... 
 3- Nhạc nhẹ (2 buổi/ 10 tiết) 
 Giới thiệu dàn nhạc nhẹ, tính năng các nhạc khí trong dàn nhạc nhẹ 
gồm Guitare, Keyboard, trống Drum Kit . . các nhạc khí và thiết bị điện tử khác 
trong dàn nhạc nhẹ. 
PHẦN 1: NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG 
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHẠC KHÍ 
 Các nhạc khí bộ dây 
 Trong dàn nhạc giao hưởng bộ dây là bộ cơ bản nắm vị trí chủ đạo so 
với bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ, thành phần bộ dây gồm 4 loại: (Violon 1, Violon 
2), Violon alto, Violoncell và Contrebass). 
 Bộ dây có những đặc tính và ưu điểm như sau: 
 Kỹ xảo bộ dây phong phú như Arche kéo, bật dây bằng ngón tay 
(pizzicato), lấy sóng lưng arche đập vào dây (col legno), giảm tiếng (con 
sordino), giả thanh (tons flageolets), kéo arche gần ngựa đàn. Âm sắc trong 
toàn bộ dây có tính đồng chất, hài hòa, tính diễn cảm nhạy bén, biểu hiện 
được các loại sắc thái, cường độ mạnh nhẹ đều tốt. 
 Màu âm của bộ dây gần với giọng hát và hợp xướng, âm thanh ấm 
áp mềm mại và có tiếng ngân rung (vibrato), khi viết cho bộ dây nhạc sĩ có thể 
viết một mạch, dài ngắn đều có thể diễn tấu khác so với viết cho ca khúc hoặc 
viết cho bộ hơi... cần phải nghỉ lấy hơi. Âm vực bộ dây từ Violon 1 đến 
Contrebass rất rộng không hạn chế. Trong dàn nhạc giao hưởng số lượng bộ 
dây chiếm đông nhất, trong tổng phổ bộ dây đặt cuối cùng, dưới tất cả các bộ 
khác để làm nền cho toàn bộ dàn nhạc. Trong tác phẩm bộ dây có thể chiếm 
từ 3 đến 10 khuôn nhạc, trung bình là 5 khuôn nhạc như sau: Violon 1 và 
Violon 2 chung một khuôn khóa Sol, Violon cell và Contrebass chung một 
khuôn khóa Fa, Violon alto một khuôn khóa Đô3 . Trong tác phẩm phức tạp 
mỗi nhóm có nhiều bè có thể chiếm đến 2 khuôn nhạc. 
 Bộ dây: gồm 5 nhạc khí dây kéo (archet): 
I. VIOLON (Violon 1, Violon 2, Viola) 
 1-Giới thiệu sơ lược: 
 Violon tiếng ý là Violino, tiếng Đức là Violnie, Violon còn gọi là vĩ cầm vì 
luôn kèm theo arche (cung vĩ ). 
 2-Xếp loại: 
 Violon thuộc bộ dây kéo, có xuất xuất từ Châu Âu ở thế kỷ thứ XVI. 
 3-Hình thức cấu tạo: 
 Violon làm bằng gỗ có bốn loại: cỡ 1/4, 1/2, 3/4 và người lớn, kích 
thước violon lớn là 60x20cm, các đàn loại nhỏ âm thanh không đầy đặn bằng 
loại lớn, có 4 dây kim khí (Sol-Rê-La-Mi) lên cách nhau quảng 5 đúng (từ dây 
thấp lên dây cao), Violon có trọng lượng 7.7kgs. 
 4-Màu âm, tầm âm: 
 Violon tiếng ấm áp như giọng hát, có âm hưởng của hợp xướng, âm 
thanh ngọt ngào mềm mại với tiếng cao, tiếng thấp và gợi cảm. Tầm âm 
Violon gồm 3 quảng 8 
 5-Kỹ thuật diễn tấu: 
 Violon tạo âm bởi sự rung của dây, đặc điểm chính của Violon là nhạc 
khí nắm vị trí chủ đạo so với các nhạc khí của bộ đồng, bộ gỗ và bộ gõ trong 
dàn nhạc giao hưởng. Violon có arche kéo lên hoặc kéo xuống. Nhóm Violon 
1 thường diễn tấu giai điệu, trong khi Violon 2 kết hợp diễn tấu đồng quãng 
với violon 1 để tăng thêm cường độ cho giai điệu. Trong các Concerto viết 
riêng cho Violon độc tấu với dàn nhạc, bút pháp thường được viết khác với 
Violon biểu diễn trong dàn nhạc, Violon độc tấu thường được viết rất tinh vi, 
sắc sảo, tinh tế hơn trong khi Violon biểu diễn chung trong dàn nhạc thường 
được viết đơn giản. Nhiều kỹ xảo của Violon như: Legato tạo tiếng êm ái trữ 
tình bằng cách kéo arche xuống hoặc lên, kỹ thuật nhấn, ngắt (staccato), láy 
rền (trille), vê (tremolo), gi ... người Khơ Mú cũng 
úp trống xuống mặt đất hay xuống sàn nhà mà gõ vào núm trên của mặt 
Trống cùng với 3 cái Cồng và một Trống Cái hai mặt bịt da trâu. Người LôLô 
sử dụng hai Trống Đồng, đặt hoặc treo ở tư thế nằm nghiêng, mặt trống Đồng 
hướng đối diện vào nhau. Dùi trống của người LôLô cũng cấu tạo tương tự 
như dùi trống của người Khơ Mú, một người phụ nữ cầm dùi gõ theo nhịp vào 
núm Trống (Tô Ngọc Thanh- Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt 
Nam- Nhà xuất bản Văn nghệ, Trung tâm Văn hóa Dân tộc TP. Hồ Chí Minh -
1995). Ở ba Dân tộc trên, Trống Đồng được coi là tượng trưng cho mặt trời, 
tiếng trống tượng trưng cho tiếng của trời (tức tiếng sấm), tiếng trống sẽ dẫn 
dắt linh hồn của người chết biết đường đi về thế giới tổ tiên. Đặc biệt trong 
các Lễ hội lớn của Dân tộc Việt như Lễ Giỗ tổ Hùng Vương tại đền Hùng Phú 
Thọ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, các nghệ nhân người Mường đã biểu 
diễn Trống Đồng, gần đây trong Lễ hội mừng sinh nhật 300 năm Sài gòn 
Thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Hồ Chí Minh có sử dụng Trống Đồng 
do các nghệ nhân người Mường cùng các nghệ nhân của Nhà Văn hóa thuộc 
Sở Thông tin Văn hóa Tỉnh Phú Thọ trình bày và giới thiệu cách sử dụng 
Trống Đồng. Viện Bảo Tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh có trưng bày, 
triển lãm các loại Trống Đồng và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại 
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có các Trống Đồng. 
 Nhạc khí gõ bằng đồng: Trống Đồng là biểu tượng rực rỡ của nền 
Văn hóa đồ đồng thời Hùng Vương đã từng được coi là hiện vật mẫu mực 
của nền văn hóa dân tộc trong xa xưa (Lê Văn Hậu - Trống Đồng Thanh 
Sơn), qua sự phát hiện và nghiên cứu Trống Đồng, ta có thêm nhiều bằng 
chứng để khẳng định lịch sử của dân tộc "... mảnh đất tiêu biểu của nền văn 
minh sông Hồng với bao truyền thuyết, bao hiện vật khảo cổ đã chứng minh 
về Thời kỳ các Vua Hùng dựng nước là có thật trong lịch sử dân tộc" (Ngô 
Quang Nam - Trống Đồng Thanh Sơn). Tỉnh Vĩnh Phú: cái nôi của tổ tiên ta 
từ thuở Hùng Vương dựng nước, ngày nay còn lại đền thờ các Vua Hùng và 
hàng trăm truyền thuyết dân gian. Với hơn 40 Trống Đồng được phát hiện ở 
Thanh Sơn và các vùng phụ cận có trống có xuất xứ rất xa xưa nhưng cũng 
có trống được đúc cách đây vài trăm năm và đang được nhân dân sử dụng 
(Lưu Hữu Phước - Trống Đồng Thanh Sơn), hiện nay đồng bào Mường vẫn 
đang đánh Trống Đồng "Trống Đồng được dùng trong sinh hoạt hội hè bên 
cạnh các hình thức văn nghệ dân gian khác, nhưng Trống Đồng vẫn sống độc 
lập theo những bài bản riêng của nó" (Trịnh Lại - Trống Đồng Thanh Sơn), về 
nhịp điệu và tiết tấu thì Trống Đồng có mối liên quan rất chặt chẽ đến các 
nhạc khí khác như Cồng, Chiêng. 
 Nhạc khí gõ bằng gỗ như Sênh tiền làm bằng tre hoặc gỗ dùng để 
đệm cho Nói Vè và nhiều thể loại ca hát khác để tăng thêm tính tiết tấu, Sênh 
tiền sử dụng trong Phường Bát âm, theo (Phạm Đình Hổ - Vũ trung Tùy bút): 
"những cái như Long sinh, Long phách và cái Trống Mảnh một mặt, cái trống 
tang mỏng sơn son thếp vàng, cái phách xâu tiền, ngoài một số được dùng 
trong dân gian, đều được sử dụng từ thời Quang Hưng trở về sau trong hai 
Bộ Đồng Văn và Nhã Nhạc”. 
VI. NHẠC KHÍ TỰ THÂN VANG GÕ, QUẸT, LẮC - SÊNH TIỀN 
 1- Giới thiệu sơ lược: 
 Sênh Tiền là nhạc khí tự thân vang của Dân tộc Việt. Sênh là phách, 
tiền là đồng tiền chính, do đó còn gọi là phách sâu tiền (Quán tiền phách). 
 2- Xếp loại: 
 Sênh tiền là nhạc khí tự thân vang gõ, quẹt, lắc do người Việt Nam 
sáng tạo. 
 3- Hình thức cấu tạo: 
 Sênh Tiền làm bằng ba thanh gỗ tốt, thường là gỗ trắc hay gỗ cẩm lai, 
chiều dài khoảng 25cm, chiều ngang khoảng 3cm và dày khoảng 0,6cm. 
Thanh gỗ thứ nhất và thanh gỗ thứ hai được nối liền bằng một sợi dây da 
ngắn, trên mặt gỗ trừ đoạn tay cầm, đều có khứa những đường rãnh ngang. 
Ở cuối có đóng một hoặc hai cái đinh có xâu một số đồng tiền. Thanh thứ ba 
ngắn hơn một ít, có khứa răng cưa bên cạnh, cạnh trái khứa từ đầu đến giữa, 
cạnh phải từ đầu đến cuối. 
 4- Màu âm, tầm âm : 
 Âm thanh Sênh Tiền vui, rộn ràng, khoẻ, phong phú. 
 5- Kỹ thuật diễn tấu : 
 Sênh Tiền được tạo âm bởi sự rung của toàn bộ nhạc cụ. Khi biểu diễn, 
nghệ nhân cầm hai thanh một và hai, chồng so le nhau, để các cọc tiền liền 
nhau, ngón cái ở bên trên. Với những động tác điêu luyện của các ngón tay, 
hai thanh một và hai được mở ra, kẹp vào tạo nên tiếng phách gỗ chắc nịch 
(giống như tiếng Song lang hoặc Phách Huế) hòa lẫn tiếng rung của kim khí 
rộn ràng của đồng tiền (do đồng tiền nhảy lên). Có lúc tay trái đưa lên cao lắc 
nhanh liên tục, các đồng tiền va chạm vào nhau, reo lên một cách rộn rã, tạo 
âm thanh vòng lắc. Tay phải cầm ở giữa thanh thứ ba, sấp bàn tay xuống 
quẹt răng cưa ở cạnh trái, ngửa bàn tay lên quẹt răng cưa ở cạnh phải vào 
những cạnh của hai thanh kia tạo nên chuỗi âm thanh lắc cắc của nhạc khí 
quẹt. Có lúc luồng thanh này vào giữa hai thanh kia, dùng cổ tay lắc đều 
nhanh tạo âm thanh vê dòn. Sênh tiền là nhạc khí rất độc đáo của Việt Nam 
được sử dụng để đệm đàn hay ca, từng tiết tấu có thể kết hợp một lúc 3 nhạc 
khí gõ: phách, quẹt và vòng lắc. Cuối một bản nhạc hay cuối một nửa đoạn 
thường sử dụng kỹ thuật lắc giữa hai thanh phách tiền. 
 6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc : 
 Sênh Tiền được sử dụng trong Dàn nhạc Đại nhạc, Dàn Bát âm, trong 
Hát Cửa Đình, Dàn nhạc Sân khấu Chèo và đệm cho Hát Sắc Bùa. 
 Các tổ chức dàn nhạc Việt Nam 
 a- Dàn nhạc Tuồng (Hát Bội) 
 b- Dàn nhạc Chèo 
 c- Dàn nhạc Cải Lương 
PHẦN 3 – NHẠC NHẸ 
BÀI 8. GIỚI THIỆU CÁC HÌNH THỨC CỦA DÀN NHẠC NHẸ 
 Giới thiệu các hình thức của Dàn nhạc nhẹ, ban nhạc Rock, ban nhạc 
Jazz . . .Tính năng kỹ thuật và biên chế của dàn nhạc nhẹ gồm có: Guitar 
solo, Guitar bass, trống Drum Kit (trống jazz), trống Conga, Electric Keyboard, 
kèn Saxophone, Trumpet. . . . 
 Ban nhạc Rock (Heavy Metal Band): thuộc nhóm tạp kỹ được biểu 
diễn đầu tiên từ năm 1950, bằng nhiều kỹ thuật phức tạp và điêu luyện ban 
nhạc Rock ngày nay có 5 thành viên, bao gồm người chỉ đạo chương trình có 
thể là ca sĩ, Guitar solo, Led Paul electric Guitar, Guitar bass và trống. Ban 
nhạc Rock với tiết tấu mạnh mẽ, nền bass cứng cáp cùng với tiếng trống nổi 
bật bên cạnh tiếng Guitar nguyên thủy cùng với bộ phá tiếng, đó là những đặc 
điểm chính của ban nhạc Rock tất cả được điều khiển thật hiệu quả bởi một 
dàn âm thanh điện tử cực kỳ hiện đại. 
 Ban nhạc Jazz: “Những giai điệu phức tạp là bản chất của phong cách 
Jazz”, Ban nhạc Jazz gồm bộ kèn hơi: Trumpet và Saxophone cùng biểu diễn 
với Piano đệm, Guitar solo và Guitar bass. Trong giai điệu nhạc Jazz có sự 
rút bỏ nốt ở giữa tạo để tiết tấu Syncop, đặc điểm chính của Jazz là sự ứng 
biến với tình huống, mỗi nghệ sĩ sẽ ứng tác thêm vào giai điệu chính bằng 
những giai điệu của riêng mình, mỗi thành viên ban nhạc Jazz đều là những 
nghệ sĩ tuyệt vời với khả năng biểu diễn ứng xử ngay lập tức tạo ra một tác 
phẩm có màu sắc và phong cách rất riêng. Ở mỗi tác phẩm Jazz, mặc dù 
không được sắp xếp trước nhưng mỗi nghệ sĩ đều có thể biểu diễn tốt phần 
ứng tác của mình cho nên Jazz luôn tạo cho công chúng thưởng thức một sự 
xúc động và hồi hộp thật sự. 
I. GUITAR 
 1- Giới thiệu sơ lược : 
 Guitar tiếng Ý là Chitara, tiếng Pháp là Guitare, Guitar gồm có các loại 
như: Guitar espagnol, Guitar Hawienne và Guitar điện (Electric Guitar). Guitar 
điện đầu tiên được chế tạo tại Hoa Kỳ vào năm 1920- 1930, sau đó được sản 
xuất bởi công ty Rickenbacker năm 1932. 
 2- Xếp loại: 
 Guitar thuộc bộ dây gảy. 
 3- Hình thức cấu tạo: 
 Guitar được chế tạo gồm các thành phần như gỗ, kim khí và nhựa tổng 
hợp, Guitar có 6 dây đàn (Mi-La-Rê-Sol-Si-Mi), chiều dài đàn từ 97cm đến 
102cm, Guitar điện được sử dụng cùng với bộ khuyếch đại âm thanh (Ampli 
điện). 
 4- Màu âm, tầm âm: 
 Guitar hơn 4 quãng 8, nghe trữ tình, gợi cảm. 
 5- Kỹ thuật diễn tấu : 
 Guitar được tạo âm bởi sự rung của dây, Guitar được gảy bằng móng 
tay hoặc bằng phím (mediato). 
 6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc : 
 Guitar được sử dụng trong dàn nhạc nhẹ, ban nhạc Rock, ban nhạc 
Jazz... 
II. GUITAR BASS 
 1- Giới thiệu sơ lược: 
 Guitar bass có tầm âm thấp, Guitar bass được phát minh tại Hoa Kỳ do 
Leo Fender và được giới thiệu đầu tiên vào năm 1951, Guitar bass là nhạc khí 
rất phổ biến ở nhiều nước đặc biệt là miền viễn tây của Hoa Kỳ. 
 2- Xếp loại: 
 Guitar thuộc bộ dây gảy. 
 3- Hình thức cấu tạo: 
 Guitar bass được chế tạo gồm các thành phần như: gỗ, kim khí và 
nhựa tổng hợp, chiều dài Guitar bass là 1.1m, gồm có 4 dây (Mi-La-Rê-Sol), 
Guitar bass được sử dụng với Ampli nhằm khuyếch đại âm thanh. 
 4- Màu âm, tầm âm : 
 Guitar bass gồm 3 quãng 8. 
 5- Kỹ thuật diễn tấu: 
 Guitar bass được tạo âm bởi sự rung của dây, Guitar được gảy bằng 
ngón tay hoặc bằng phím (mediato) để đệm cho ban nhạc, Guitar bass đảm 
nhận phần nền bass. 
 6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc: 
 Guitar bass được sử dụng trong các dàn nhạc nhẹ, ban nhạc Jazz, ban 
nhạc Rock là nhạc khí không thể thiếu được, Guitar bass có khả năng tạo 
nền hòa âm cho tác phẩm. 
III. ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ KEYBOARD 
 1- Giới thiệu sơ lược: 
 Đàn phím điện tử được thiết kế để sử dụng cho gia đình trong nhà, đây 
là nhạc khí với các công cụ có thể bắt chước được tiếng đàn của nhiều nhạc 
khí khác, mặc dù chỉ có một đàn nhưng hiệu quả biểu diễn có thể xem như 
một dàn nhạc nhỏ. 
 2- Xếp loại: 
 Đàn phím điện tử thuộc loại nhạc cụ điện tử, đàn phím điện tử đầu tiên 
được chế tạo và giới thiệu vào năm 1940. 
 3- Hình thức cấu tạo. 
 Đàn phím điện tử có dàn phím đàn bằng nhựa, khung đàn làm bằng 
hợp kim sắt và bộ phận cấu thành gồm hệ thống bo mạch bán dẫn điện tử. 
Kích cỡ đàn có thể thay đổi từ 30cm đến 1.5m. 
 4- Màu âm, tầm âm: 
 Màu âm gồm nhiều loại tiếng đàn khác nhau, tầm âm rất rộng gần với 
Piano. Đàn phím điện tử gồm có 4 âm thanh cơ bản như sau: 
 Giai điệu 
 Hòa âm (đệm đàn) 
 Bè trầm bass (nền) 
 Nhịp điệu ( tiết tấu trống) 
 5- Kỹ thuật diễn tấu: 
 Nghệ sĩ có thể biểu diễn cùng thể hiện nhiều thứ tiếng của các nhạc khí 
khác, hệ thống các công cụ và chức năng điện tử trên Keyboard có thể giúp 
cho người biểu diễn dễ dàng mà không đòi hỏi phải am tường nhiều kiến thức 
về kỹ thuật. 
 6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc: 
 Đàn phím điện tử được sử dụng trong dàn nhạc nhẹ, Jazz, Rock. . . 
IV. TRỐNG DRUM KIT 
 1- Giới thiệu sơ lược: 
 Drum Kit là loại trống có định âm gồm tổng hợp nhiều loại trống có âm 
thanh khác nhau kết hợp với tiếng rung của kim loại, bộ trống Drum kit với âm 
thanh thật, khác với tiếng của trống điện tử (electronic drum kit). Trống Drum 
Kit là nhạc khí cỗ được chế tạo từ năm 1930 gồm những chiếc trống với 
nhiều màu âm khác nhau và được sử dụng phát triển cho đến ngày nay. 
 2- Xếp loại: 
 Trống Drum Kit thuộc bộ gõ. 
 3- Hình thức cấu tạo: 
 Trống Drum Kit được cấu tạo bao gồm nhiều thành phần như gỗ, khung 
nhôm, khung hợp kim dẽo, trống da. . . Trống Drum Kit được thiết kế gồm các 
trống và cymbal như sau: 
 Crash cymbal (Cymbal được đặt bên tay trái) 
 Hi Hat (Cymbal được sử dụng bởi chân trái) 
 Snare drum (trống được căng lên bằng dây căng, được đặt bên trái) . 
 Rack toms (hai trống Tom được đặt ở giữa trước mặt) 
 Ride Cymbal (Cymbal có kích cỡ lớn nhất được đặt bên tay mặt phía 
trước) 
 Floor Tom (trống lớn cao đặt bên tay mặt) 
 Bass drum (trống bass, được điều khiển bằng chân mặt giữ nhịp tiết 
tấu) 
 4- Màu âm, tầm âm: 
 Trống Drum Kit là nhạc khí trống định âm được điều chỉnh bởi sự 
trương nở của mặt da. 
 5- Kỹ thuật diễn tấu : 
 Trống Drum Kit được tạo âm bởi sự rung của màng căng của da, cùng 
với tiếng rung của kim loại, trống do một người đánh bằng hai dùi cùng kết 
hợp với hai chân (mặt và trái) nhằm giữ nhịp và tiết tấu. 
 6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc: 
 Trống Drum Kit là loại trống được sử dụng trong dàn nhạc nhẹ, ban 
nhạc Jazz, ban nhạc Rock  
V. TRỐNG CONGAS 
 1- Giới thiệu sơ lược: 
 Trống Congas là loại trống tiêu biểu của nền âm nhạc Mỹ La tinh nhưng 
trống Conga lại có xuất xứ từ Châu Phi. 
 2- Xếp loại: 
 Trống Conga thuộc bộ màng rung vỗ. 
 3- Hình thức cấu tạo: 
 Hai mặt trống mặt da và có lỗ mở ở đáy trống, đường kính trống từ 
23cm đến 36cm, chiều cao 90cm, bộ khung tròn giữ mặt trống có chỗ lên dây 
bằng ngón tay. 
 4- Màu âm, tầm âm: 
 Màu âm của trống Congas rất khác nhau có thể điều chỉnh mặt căng 
của da để đạt đúng cao độ mong muốn. 
 5- Kỹ thuật diễn tấu: 
 Trống Congas được tạo âm bởi sự rung của màng da, trống Conga 
thường được sử dụng trong nhóm thường có 2 hoặc 3 trống và đánh bằng 
bàn tay, được sử dụng trong dàn nhạc Mỹ La tinh gồm Guitar, Guitar bass 
cùng các nhạc khí trong bộ tự thân vang tạo tiết tấu và đệm cho hát. . . 
VI. KÈN SOPRANO SAXOPHONE 
 1- Giới thiệu sơ lược: 
 Saxophone tiếng Ý là Saxofono là nhạc khí thuộc bộ hơi miệng thổi 
dăm đơn, tương tự Clarinete có âm chất trung gian giữa kèn đồng và kèn gỗ, 
Soprano Saxophone sáng chế năm 1840. 
 2- Xếp loại: 
 Là nhạc khí bộ hơi, miệng thổi dăm đơn, có vai trò quan trọng trong dàn 
nhạc Jazz. 
 3- Hình thức cấu tạo: 
 Soprano Saxophone làm bằng kim loại, hình dáng giống Clarinet bass, 
thân kèn ở gần miệng cũng uốn cong như cổ ngỗng. 
 Saxophone chia làm 6 loại: 
 Saxopiccolo: Mi b hay Fa 
 Saxofono Sopranino: Si b 
 Saxo Alto: Mi b 
 Saxophone Tenor: Si b 
 Saxo Barytone: Mi b 
 Saxo Basso: Si b 
 4- Màu âm, tầm âm: 
 Soprano Saxophone có âm chất trung gian giữa kèn đồng và kèn gỗ 
âm thanh hơi kích động, ngân rung, âm lượng lớn rất vang. 
 5- Kỹ thuật diễn tấu: 
 Soprano Saxophone được tạo âm bởi khối không khí chứa trong nhạc 
cụ, Soprano Saxophone được sử dụng đệm trong dàn nhạc hoặc độc tấu. 
 6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc: 
 Soprano Saxophone giữ vai trò quan trọng trong dàn nhạc Jazz. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
 1 - Sách: "Các nhạc khí trong dàn nhạc Giao hưởng"- Tác giả HỒNG 
ĐĂNG - Nhà xuất bản Văn hóa - 1983. 
 2- Sách: “Nhạc khí Dân tộc Việt” - Tác giả VÕ THANH TÙNG - Nhà 
xuất bản Âm Nhạc - 2001. 
 3- Sách: "Viết nhạc trên máy vi tính với Final 98" - Tác giả: NGUYỄN 
HẠNH – NGUYỄN ĐÌNH PHƯƠNG - Nhà xuất bản Thanh Niên – 1999. 
 4- CD-Rom: "Nhạc khí Dân tộc Việt" - Tác giả VÕ THANH TÙNG - 
Nhà xuất bản âm Nhạc - 2001. 
 5- CD-Rom: "Nhạc khí Quốc tế - Microsoft Musical Instruments” - 
1994 và các phiên bản cập nhật mới nhất. 
MỤC LỤC 
 Phần 1: Nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng 
 Bài 1. Đại cương về nghiên cứu các nhạc khí 
 Bài 2. Các nhạc khí thuộc bộ gỗ 
 Bài 3. Bộ đồng - các nhạc khí bộ đồng 
 Bài 4: Các dàn nhạc giao hưởng: 
 Phần 2. Nhạc khí Việt Nam 
 Bài 5. Nhạc khí dây gảy 
 Bài 6. Bộ dây kéo – nhạc khí dây kéo (cung vĩ) 
 Bài 7. Bộ màng rung và bộ tự thân vang 
 Phần 3. Nhạc nhẹ 
 Bài 8. Giới thiệu các hình thức của dàn nhạc nhẹ 
 ---//--- 
 Bài giảng môn học 
 NHẠC KHÍ PHỔ THÔNG 
 ThS. VÕ THANH TÙNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH 
 TP. HỒ CHÍ MINH - 2012 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhac_khi_pho_thong.pdf