Giáo trình Nguyên lý kế toán (Phần 1)
Các thước đo sử dụng trong hạch toán
Nội dung chủ yếu của hạch toán là quan sát, đo lường, ghi chép để kiểm tra và quản lý các
quá trình kinh tế. Vì vậy hạch toán phải sử dụng một số thước đo nhất định biểu hiện số lượng và
chất lượng các loại tài sản, các nghiệp vụ kinh tế.
Trong hạch toán đã áp dụng 3 loại thước đo: hiện vật, lao động, giá trị.
* Thước đo hiện vật
Thước đo hiện vật dùng để xác định tài liệu về tình hình tài sản hiện có hoặc đã tiêu hao,
mà phương thức sử dụng là cân, đong, đo, đếm Đơn vị đo hiện vật tuỳ thuộc vào tính tự nhiên
của đối tượng được tính toán. Ví dụ: trọng lượng (kg, tạ, tấn), thể tích (m3), diện tích(ha), độ
dài(mét) là những đơn vị đo lường hiện vật v.v. Sử dụng thước đo hiện vật để hạch toán vật tư tài
sản và trong việc giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự kiến về mặt số lượng, như số lượng
vật dự trữ, số lượng vật liệu tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, số lượng sản phẩm sản xuất ra
v.v. Đồng thời thông qua chỉ tiêu số lượng cũng phản ánh về mặt chất lượng ở một mức độ nhất
định. Tuy nhiên thước đo hiện vật cũng có mặt hạn chế, nó chỉ được sử dụng để xác định số lượng
các vật phẩm có cùng chất lượng, nên nó không thể cung cấp được chỉ tiêu tổng hợp về mặt số
lượng đối với các loại vật tư tài sản có chất lượng khác nhau.
* Thước đo lao động
Thước đo lao động được sử dụng để xác định số lượng thời gian lao động hao phí trong
một quá trình kinh doanh, một công tác nào đó. Đơn vị dùng để thể hiện là ngày công, giờ công
Dùng thước đo lao động để hạch toán giúp ta xác định được năng suất lao động của công nhân, có
căn cứ để tính lương cho công nhân hoặc phân phối thu nhập cho xã viên.
Thường thước đo lao động được sử dụng cùng với thước đo hiện vật. Ví dụ: khi xác định
và giám đốc tình hình định mức sản lượng, cần phải sử dụng đồng thời đơn vị đo lường hiện vật
và đơn vị đo lường lao động.
Thước đo lao động không thể dùng để tổng hợp toàn bộ thời gian công tác hao phí của
toàn thể công nhân viên chức, do tính chất công tác của mỗi người khác nhau, do vậy trong nhiều
trường hợp chưa tính được chỉ tiêu tổng hợp bằng thước đo lao động.
* Thước đo tiền tệ
Thước đo tiền tệ là sử dụng tiền làm đơn vị tính thống nhất để phản ánh các chỉ tiêu kinh
tế, các loại vật tư, tài sản: trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hoá thì mọi loại vật tư, tài
sản, mọi hao phí vật chất và kết quả trong sản xuất đều có thể dùng để biểu hiện. Thước đo tiền tệ
cho phép tính được các chỉ tiêu tổng hợp về các loại vật tư, tài sản khác nhau: như chỉ tiêu tổng số
vốn kinh doanh Tổng hợp các loại chi phí khác nhau trong một quá trình sản xuất: như chỉ tiêu
tổng số chi phí sản xuất, tổng giá thành sản phẩm Có thể so sánh các chỉ tiêu kinh tế tương ứng
để xác định hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. Qua đó có thể
thực hiện giám đốc bằng đồng tiền đối với tất cả mọi loại hoạt động kinh tế.
Cả ba loại thước đo đều cần thiết trong hạch toán và có tác dụng bổ sung cho nhau để
phản ánh và giám đốc toàn diện các chỉ tiêu số lượng và chất lượng trong hoạt động kinh doanh.
Vì vậy trong hạch toán, thước đo tiền tệ được sử dụng kết hợp với thước đo hiện vật và thước đo
lao động.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nguyên lý kế toán (Phần 1)
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Biên soạn: THS. VŨ QUANG KẾT LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân luôn cần những thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính một các đầy đủ, kịp thời, chính xác và có hệ thống. Những thông tin này chỉ có thể có được thông qua hạch toán kế toán. Với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản một cách toàn diện, có hệ thống và hiện đại về nguyên lý kế toán , Trung tâm đào tại Bưu chính Viễn thông I, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức biên soạn sách hướng dẫn học tập môn “Nguyên lý kế toán” nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, đặc biệt là sinh viên hệ đào tạo từ xa, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Học viện Công Nghệ Bưu chính Viễn thông. Nội dung cuốn sách được bố cục gồm 7 chương do Th.S. Vũ Quang Kết làm chủ biên. Mỗi chương được kết cấu thành 4 phần : phần mục tiêu nhằm giới thiệu khái quát những kiến mà sinh viên cần nắm bắt cụ thể của từng chương; phần nội dung được biên soạn theo trình tự, kết cấu, nội dung của môn học một cách chi tiết, cụ thể, với những ví dụ minh hoạ thực tế dễ hiểu; phần tóm tắt nội dung nhằm nêu bật những khái niệm cơ bản, những nội dung cốt yếu của chương; phần câu hỏi và bài tập ôn tập có đáp án kèm theo giúp sinh viên luyện tập nhằm củng cố kiến thức đã học. Cuốn được biên soạn trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu phong phú của các trường đại học trong và ngoài nước đồng thời cập nhật chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính mới ban hành. Qua 7 chương của cuốn sách, bạn đọc có thể nắm bắt một cách toàn diện các vấn đề của nguyên lý kế toán. Tuy nhiên, do tài liệu được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc, sinh viên và các giảng viên. Xin chân thành cảm ơn! Biên soạn THS. VŨ QUANG KẾT Chương I: Bản chất và đối tượng hạch toán kế toán CHƯƠNG I BẢN CHẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên cần nắm được những vấn đề cơ bản sau: 1. Hiểu được các loại hạch toán và khái niệm về hạch toán kế toán. Nhiệm vụ và vai trò của hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. 2. Yêu cầu của kế toán khi xử lý các thông tin thu thập được từ nghiệp vụ phát sinh như thế nào? 3. Biết cách phân loại tài sản và nguồn vốn, hiểu được sự khác biệt giữa tài sản và nguồn vốn. 4. Hiểu được các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận và vận dụng các nguyên tắc này vào thực tiễn nghiệp vụ kế toán sau này. 5. Biết các phương pháp kế toán và sự tác động của các phương pháp này như thế nào để trình bày một báo cáo tài chính trung thực. NỘI DUNG 1.1 BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1..1.1. Lịch sử phát sinh, phát triển của hạch toán kế toán Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì và phát triển đời sống của mình. và xã hội phải tiến hành sản xuất những vật dùng, thức ăn, đồ mặc, nhà ở như thế nào; muốn sản xuất phải hao phí bao nhiêu sức lao động và phải có những tư liệu sản xuất gì, trong thời gian bao lâu; kết quả sản xuất sẽ phân phối như thế nào v.v Tất cả những điều liên quan đến sản xuất mà con người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu thực hiện chức năng quản lý sản xuất. Như vậy sự cần thiết phải giám đốc và quản lý quá trình hoạt động kinh tế không phải chỉ là nhu cầu mới được phát sinh gần đây, mà thực ra đã phát sinh rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Xã hội loài người càng phát triển, thì mức độ quan tâm của con người đến hoạt động sản xuất càng tăng, nghĩa là càng cần thiết phải tăng cường quản lý sản xuất. Về vấn đề này, Các Mác đã viết “ Trong tất cả các hình thái xã hội, người ta đều phải quan tâm đến thời gian cần dùng để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, nhưng mức độ quan tâm có khác nhau tuỳ theo trình độ của nền văn minh”. Để quản lý được các hoạt động kinh tế cần có số liệu, để có được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, giám sát đòi hỏi phải thực hiện việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động đó. Quan sát các quá trình và hiện tượng kinh tế là giai đoạn đầu tiên của việc phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất xã hội. Đo lường mọi hao phí trong sản xuất và kết quả của sản 1 Chương I: Bản chất và đối tượng hạch toán kế toán xuất là biểu hiện những đối tượng đó bằng các đơn vị đo lường thích hợp (thước đo lao động, thước đo bằng tiền). Tính toán là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết, thông qua đó để biết được tiến độ thực hiện các mục tiêu, dự án và hiệu quả của hoạt động kinh tế. Ghi chép là quá trình thu thập, xử lý và ghi lại tình hình, kết quả của các hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định. Qua ghi ch ... g (6) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp (7) Tổng số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá bao gồm:doanh thu (7a), thuế giá trị gia tăng đầu ra 97b) (8) Các khoản giảm trừ doanh thu. (9) Kết chuyển doanh thu thuần. (10) Kết chuyển kết quả kinh doanh: lãi (10a), Lỗ (10b) Vi dụ Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp đã tổng hợp được như sau: - Số lượng sản phẩm đã bán là 1.000 sp giá bán 20.000 đ/sp, giá thực tế xuất kho là 14.000đ/sp. Khách hàng đã thanh toán ngay bằng tiền mặt, thuế suất GTGT 10%. - Chi phí bán hàng đã tập hợp 500.000đ - Chi phí quản lý doanh nghiệp đã tập hợp được: 1.000.000đ * Định khoản. 1). Doanh thu bán hàng 95 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu Nợ TK ‘ Tiền mặt” 22.000.000 Có TK “Doanh thu bán hàng” 20.000.000 Có TK “ Thuế GTGT đầu ra” 2.000.000 2) Giá vốn hàng bán Nợ TK “ Giá vốn hàng bán” 14.000.000 Có TK “ Thành phẩm” 14.000.000 3) Kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK “Doanh thu bán hàng” 20.000.000 Có TK “Xác định kết quả kinh doanh” 20.000.000 4) Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh” 14.000.000 Có TK “ Giá vốn hàng bán” 14.000.000 5) Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh” 500.000 Có TK “ Chi phí bán hàng” 500.000 6) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh” 1.000.000 Có TK “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” 1.000.000 7) Kết chuyển lãi Nợ TK “ Xác định kết quả kinh doanh” 4.500.000 Có TK “ Lợi nhuận chưa phân phối” 4.500.000 Ví dụ tổng hợp về hạch toán các quá trình kinh doanh Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ như sau: Tình hình tồn vật liệu tồn kho đầu tháng: - Nguyên liệu chính: 2.000 kg, đơn giá nhập kho là 2.000đ/kg - Vật liệu phụ: 1.000kg, đơn giá là 1.000đ/kg. - Trị giá sản phẩm tồn kho đầu kỳ: 200 sản phẩm (đơn giá 38.000đ/sp). Tình hình nhập xuất tồn vật tư trong kỳ: 1. Nhập kho 3.000kg nguyên liệu chính giá mua 1.900đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán, chi phí vận chuyển là 330.000đ, trong đó thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt. 2. Nhập kho 1.000kg vật liệu phụ giá mua 950đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán, chi phí vận chuyển 55.000đ, trong đó thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt. 3. Xuất kho 3.000 kg nguyên vật liệu chính sử dụng ở bộ phận sản xuất sản phẩm. Xuất kho 700kg vật liệu phụ, trong đó sử dụng để sản xuất sản phẩm là 600kg, số còn lại sử dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất. 96 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 4. Tiền lương phải thanh toán cho CB – CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm là 8.000.000 đ, quản lý phân xưởng 1.000.000 đ; bộ phận bán hàng 4.000.000 đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 2.000.000 đ. 5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào các đối tượng chi phí có liên quan kể cả phần trừ BHXH, BHYT của CB – CNV. 6. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất: 20.500.000 đ, bộ phận bán hàng 440.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 320.000 đ. 7. Chi phí khác bằng tiền mặt là 90.000 đ ở bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận bán hàng 600.000 đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 500.000đ. 8. Trong tháng nhập kho 1.000 thành phẩm. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ là 1.200.000đ. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính. Xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. 9. Xuất kho đi tiêu thụ 1000 sản phẩm, đơn giá 50.000 đ/sp, thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán 50% bằng TGNH, 50% bằng tiền mặt. Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. 2. Tính đơn giá nguyên liệu chính và vật liệu phụ nhập kho. 3. Tính giá thành sản phẩm. 4. Tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Lời giải đề nghị (đơn vị: đồng) Nhập kho vật liệu chính: 1a Nợ TK 1521 5.700.000 Nợ TK 133 570.000 Có TK 331 6.270.000 Chi phí vận chuyển bốc dỡ liên quan đến hàng nhập kho vật liệu chính: 1b Nợ TK 1521 Nợ TK 133 Có TK 111 300.000 30.000 330.000 Nhập kho vật liệu phụ 2a Nợ TK 1522 Nợ TK 133 Có TK 112 950.000 95.000 1.045.000 Chi phí vận chuyển bốc dỡ liên quan đến hàng nhập kho vật liệu phụ: 2b Nợ TK 1522 Nợ TK 133 Có TK 112 50.000 5.000 55.000 Xuất kho vật liệu chính: 3a Nợ TK621 Có TK1521 6.000.000 6.000.000 97 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu Xuất kho vật liệu phụ 3b Nợ TK 621 Nợ TK 627 Có TK 1522 600.000 100.000 700.000 Tiền lương phải trả cho CB – CNV 4 Nợ TK 622 Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Có TK 334 8.000.000 1.000.000 4.000.000 2.000.000 15.000.000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào các chi phí liên quan: 5 Nợ TK 622 Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 334 Có TK 338 1.520.000 190.000 760.000 380.000 900.000 3.750.000 Trích khấu hao TSCĐ trong tháng: 6 Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Có TK 214 20.500.000 440.000 320.000 21.260.000 Chi phí khác bằng tiền mặt: 7 Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Có TK 111 90.000 600.000 500.000 1.190.000 Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm: 8a Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 38.000.000 6.600.000 9.520.000 21.880.000 Bút toán nhập kho thành phẩm: Tổng giá thành nhập kho: CP dở dang đầu kỳ + CPSX trong kỳ - CP dở dang cuối kỳ 12.00.000 + 38.000.000 – 1.200.000 = 38.000.000 38.000.000 Z đơn vị = 1.000 x 38.000 98 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 8b Nợ TK 155 Có TK 154 38.000.000 38.000000 Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ: 9a Nợ TK 632 Có TK 155 38.000.000 38.000.000 Doanh thu bán hàng: 9b Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331 55.0000000 50.000.000 5.000.000 Thu tiền bán hàng 9c Nợ TK 111 Nợ TK 112 Có TK 131 27.500.000 27.500.000 55.000.000 Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN: 10 Nợ TK 911 Có TK 632 Có TK 641 Có TK 642 47.000.000 38.000.000 5.800.000 3.200.000 Kết chuyển doanh thu thuần 11 Nợ TK 511 Có TK 911 50.000.000 50.000.000 Kết chuyển lãi 12 Nợ TK 511 Có TK 911 3.000.000 3.000.000 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG IV 1. Theo nguyên tắc giá phí đòi hỏi phải hạch toán tài sản theo giá thực tế khi phát sinh nghĩa là phản ánh theo giá lịch sử. Khi mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi sẽ làm thay đổi giá cá biệt của các loại tài sản của doanh nghiệp. 2. TSCĐ được phản ánh theo các chỉ tiêu: Nguyên giá, Giá trị hao mòn, Giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn. Nguyên giá TSCĐ: Là giá trị ban đầu, đầy đủ khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. Việc xác định nguyên giá được Nhà nước quy định thống nhất. 3. Giá gốc (giá nhập kho) = Giá mua + Chi phí trước khi đưa vào nhập kho 4. Có thể tính giá theo một trong bốn phương pháp: Phương pháp thực tế đích danh; phương pháp nhập trước - xuất trước; Phương pháp nhập sau - xuất trước; Phương pháp đơn giá bình quân. 99 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 5. Kế toán sản xuất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp thành 3 nhóm: chi phí nguyên vật liệu trực; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất. 6. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn tất một trong những công đoạn của quá trình công nghệ chế biến. Sản phẩm dở dang có thể tồn tại trên dây chuyền sản xuất hoặc chỉ hoàn tất một vài công đoạn nào đó đã nhập kho sản phẩm đang chế tạo. 7. Giá thành sản phẩm tính được bằng cách tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo từng đối tượng tính giá thành, cộng thêm(+) trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, trừ đi (-) trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 8. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 9. Chi phí bán hàng là các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm, giới thiệu và bảo hành sản phẩm. 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí quản lý chung liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp, bao gồm: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý; chi phí cho văn phòng như vật liệu, công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao và sửa chữa tài sản cố định dùng cho bộ phận quản lý; chi tổ chức hội nghị, một số loại thuế, phí và lệ phí; các chi phí dự phòng; các dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại; các chi phí khác bằng tiền như chi tiếp khách. 11. Kết quả bán hàng là lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp qua một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả này được tính toán và xác định trên Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”. Lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán và trừ đi chi phí hoạt động. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP Lý thuyết 1. Khái niệm, vị trí và ý nghĩa của phương pháp tính giá 2. Phương pháp tính giá từng đối tượng kế toán. 3. Các quá trình kinh doanh và nhiệm vụ hạch toán quá trình kinh doanh. 4. Tài khoản và nội dung của các tài khoản ứng sử dụng để hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu. 5. Nội dung và phương pháp hạch toán từng quá trình kinh doanh cụ thể. 6. Phương pháp nào sau đây được sử dụng để tính giá hàng tồn kho, a. giá thực tế đích danh, b. giá hạch toán c. phương pháp nhập trước xuất trước d. tất cả các phương pháp trên. 7. Khi nhập khẩu vật tư hàng hoá, thuế nhập khẩu phải nộp được tính vào 100 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu a. giá trị vật tư, hàng hoá b. chi phí sản xuất c. chi phí tài chính d. chi phí khác 8. Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất được tính vào a. chi phí quản lý doanh nghiệp b. chi phí sản xuất chung c. chi phí bán hàng d. chi phí trả trước 9. Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận văn phòng công ty được tính vào a. chi phí quản lý doanh nghiệp b. chi phí sản xuất chung c. chi phí bán hàng d. chi phí trả trước 10. Cuối kỳ, các tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung được kết chuyển về: a. Bên Nợ TK Xác định kết quả b. Bên Có TK Xác định kết quả c. Bên Nợ TK Sản phẩm , dịch vụ dở dang d. Bên Có TK Doanh thu bán hàng 11. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển về a. Bên Nợ TK Xác định kết quả b. Bên Có TK Xác định kết quả c. Bên Có TK Lãi chưa phân phối d. Bên Có TK Doanh thu bán hàng 12. Chi phí chạy thử máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng được tính vào: a. Chi phí sản xuất kinh doanh b. Nguyên giá ghi sổ của máy móc thiết bị mua vào c. Chi phí khác d. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bài tập Bài 1: Công ty XYZ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tiến hành mua một lô nguyên vật liệu kho với số lượng 40.000 kg. Giá hoá đơn của số Nguyên vật liệu trên bao gồm cả thuế GTGT 10% là 330.000 ngàn đồng. Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt theo giá hoá đơn đã bao gồm thuế GTGT 5% là 7.350 ngàn đồng. Số lượng vật liệu nhập kho theo phiếu nhập kho là 39.850 kg. Hao hụt theo định mức trong quá trình thu mua của loại vật liệu này cho phép là 1%. Tính tổng giá trị và đoan giá nguyên vạt liệu thu mua. Bài 2: Một doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (đơn vị 1000đồng) 1. Khách hàng thanh toán tiền hàng còn nợ kỳ trước bằng chuyển khoản 125.000 2. Xuất kho thành phẩm chuyển cho khách hàng chờ chấp nhận thanh toán với giá vốn là 150.000, giá bán có cả thuế GTGT 10% là 220.000. 101 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 3. Mua nguyên vật liệu nhập kho trừ vào số tiền đã trả trước cho người bán theo giá hoá đơn có cả thuế GTGT 5% là 210.000. 4. Tính ra tiền lương phải trả bộ phận bán hàng là 15.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 20.000. 5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19% tính vào chi phí 6. Thanh toán cho người bán bằng tiền vay ngắn hạn 95.000. 7. Khách hàng thanh toán toàn bộ số hàng gửi bán kỳ trước bằng tiền mặt theo giá hoá đơn có cả thuế GTGT 10% là 176.000. 8. Trích khấu hao TSCĐ hữu hình 25.000, trong đó dùng cho bán hàng là 12.000, cho quản lý doanh nghiệp là 13.000. 9. Khách hàng thông báo chấp nhận mua 3/5 số hàng gửi bán trong kỳ. 10. Thanh toán tiền vay ngắn hạn đến hạn trả bằng chuyển khoản 105.000 11. Thanh toán tiền lương cho CNV bằng tiền mặt 29.500. 12. Nhận vốn kinh doanh bằng một tài sản cố định hữu hình theo giá thoả thuận là 260.000 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Bài 3 1. Rút tiền gửi ngân hàng về quĩ tiền mặt 200.000.000 đồng. 2. Tiềm lương phải trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất là 40.000.000đ, bộ phận quản lý phân xưởng là 10.000.000đ, bộ phận bán hàng là 30.000.000đ. bộ phận quản lý doanh nghiệp là 20.000.000đ. 3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 4. Nhập kho 5000 sản phẩm A, giá thành đơn vị nhập kho là 20.000 đồng/ sản phẩm. 5. Mua 2000 sản phẩm B, đơn giá nhập kho là 33.000 đồng/ sản phẩm (đã bao gồm 10% thuế VAT). Chưa thanh toán cho người bán. 6. Trả lương cho cán bộ , công nhân viên bằng tiền mặt. 7. Bộ phận bán hàng báo hỏng một số công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 3 lần, trị giá ban đầu là 6.000.000 đồng. 8. Mua một thiết bị làm lạnh phục vụ bộ phận bán hàng, thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm, giá mua chưa có thuế VAT 10% là 580.000.000đ. Chưa thanh toán cho người bán. Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình lắp đặt chạy thử là 20.000.000đ, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. 9. Khấu hao máy móc thiết bị ở bộ phận bán hàng là 13.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 6.000.000đ 10. Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt là 13.200.000đ (đã có thuế VAT 10%), phân bổ cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp với tỷ lệ 3:1. 11. Xuất kho 4000 sản phẩm A tiêu thụ, giá bán chưa có 10% thuế VAT là 50.000đ/ sản phẩm, khách hàng chưa thanh toán. 12. Xuất kho 1000 sản phẩm B tiêu thụ, giá bán chưa có 10% thuế VAT là 60.000 đ/sản phẩm, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 102
File đính kèm:
- giao_trinh_nguyen_ly_ke_toan_phan_1.pdf