Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán
Khái niệm về chứng từ.
Những giấy tờ dùng để ghi chép để phản ánh một nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và đã hoàn thành gọi là chứng từ.
Chứng từ ngoài công dụng dùng để ghi chép còn có tác dụng rất lớn
trong công tác quản lý kinh tế ở đơn vị.
Chứng từ phân loại theo qui định quản lý của Nhà nước gồm 2 loại:
- Chứng từ bắt buộc: Hệ thống chứng từ bắt buộc là hệ thống chứng từ
phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản
lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại chứng từ này,
Nhà nước tiêu chuẩn hóa về qui cách mẫu biểu, chỉ tiêu phản ánh,
phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các lĩnh vực, các
thành phần kinh tế. Ví dụ: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng
thông thường, biên lai thu tiền, vé thu phí,
- Chứng từ hướng dẫn: Chủ yếu là những chứng từ sử dụng trong nội
bộ đơn vị, phục vụ cho yêu cầu thông tin hạch toán nội bộ. Đối với loại
chứng từ này, Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu quan trọng có tính
chất đặc trưng để các đơn vị vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Các
đơn vị có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu
sao cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Một số loại chứng từ thường sử dụng trong khách sạn: biên nhận đặt
cọc, phiếu đặt buồng có bảo đảm, phiếu theo dõi dịch vụ của khách, phiếu thu
đổi ngoại tệ, hóa đơn, voucher
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 1 LỜI NÓI ĐẦU Thanh toán là một khâu rất quan trọng trong chuỗi các nghiệp vụ dịch vụ du lịch và khách sạn. Gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng, nghiệp vụ thanh toán tại Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng xác định mở rộng mạng lưới thanh toán qua hệ thống ngân hàng là một trong những mục tiêu để phát triển đất nước, hòa nhập với xu hướng phát triển của thế giới. Để đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, các đơn vị kinh doanh du lịch Việt Nam đã nỗ lực gắn kết với mạng lưới thanh toán quốc tế. Hiện nay, việc thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán séc du lịch đã trở nên phổ biến ở các khách sạn, các trung tâm du lịch lữ hành. Nghiệp vụ thanh toán là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của nhiều nghề như Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Lễ tân khách sạn hệ Cao đẳng cũng như Trung cấp. Khác với môn học Thanh toán quốc tế trong du lịch, “Nghiệp vụ thanh toán” chú trọng vào việc cung cấp cho học sinh sinh viên các kỹ năng cần thiết trong hoạt động thanh toán tại khách sạn, giúp họ phát triển những kỹ năng thực hành để có được tác phong chuyên nghiệp trong thanh toán tại khách sạn. Trọng tâm của chương trình rơi vào các qui trình thanh toán bằng các phương tiện thanh toán hiện đại trong du lịch như séc du lịch, thẻ tín dụng, voucher thế hệ mới. Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp thời gian qua để chúng tôi hoàn thành giáo trình Nghiệp vụ thanh toán này. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 2 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CHỨNG TỪ THANH TOÁN PHỔ BIẾN TRONG DU LỊCH 4 1 Khái niệm về chứng từ 4 2 Một số loại chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán trong du lịch 5 3 Nguyên tắc lập chứng từ 15 4 Nguyên tắc xử lý chứng từ 15 5 Hướng dẫn viết số tiền trên hóa đơn giá trị gia tăng 16 6 Hướng dẫn lập một hợp đồng 18 7 Bài tập thực hành 24 CHƢƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 27 1 Tên – Mã quốc tế của một số đồng tiền 27 2 Khái niệm tỷ giá hối đoái 27 3 Phương pháp yết giá 28 4 Phương pháp đọc tỷ giá 29 5 Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo 30 6 Vận dụng nguyên tắc tính chéo trong nghiệp vụ ngoại hối 31 7 Các loại tỷ giá hối đoái 33 8 Một số bài tập vận dụng 34 CHƢƠNG 3: THANH TOÁN TRONG DU LỊCH 36 1 Thanh toán bằng tiền mặt 36 1.1 Nội tệ 36 1.2 Ngoại tệ 36 1.3 Qui trình thanh toán bằng tiền mặt 36 1.4 Những lưu ý khi khách thanh toán bằng tiền mặt 36 2 Thanh toán bằng séc 37 2.1 Khái niệm séc 37 2.2 Nội dung một tờ séc 37 2.3 Thời hạn xuất trình của séc 38 Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 3 2.4 Chuyển nhượng séc 38 2.5 Phân loại séc 39 2.6 Các điều kiện đặc biệt trong việc sử dụng phương tiện thanh toán séc 42 2.7 Các loại séc thanh toán của Việt Nam 44 2.8 Séc du lịch 44 2.9 Một số lưu ý khi khách thanh toán bằng séc du lịch 47 3 Thanh toán bằng thẻ 48 3.1 Khái niệm thẻ thanh toán 48 3.2 Mô tả kỹ thuật của thẻ thanh toán 49 3.3 Phân loại thẻ 54 3.4 Những vấn đề cần lưu ý trong cơ chế lưu thông thẻ tín dụng 55 3.5 Các bước thực hiện khi khách thanh toán bằng thẻ tín dụng 56 3.6 Hướng dẫn sử dụng máy cà thẻ bằng tay 57 3.7 Hướng dẫn sử dụng máy đọc và kiểm tra thẻ tín dụng tự động 58 3.8 Một số tình huống đặc biệt trong khi sử dụng máy đọc thẻ tự động để thanh toán thẻ tín dụng 59 4 Khách thanh toán bằng Phiếu dịch vụ du lịch do hãng lữ hành phát hành (voucher) 59 4.1 Khái niệm 59 4.2 Nội dung của một phiếu dịch vụ du lịch 60 4.3 Các thể loại phiếu dịch vụ du lịch 64 4.4 Qui trình thanh toán bằng phiếu dịch vụ du lịch 64 4.5 Phiếu dịch vụ du lịch “thế hệ mới” 65 5 Khách thanh toán bằng hình thức chuyển khoản 67 5.1 Khái niệm 67 5.2 Qui trình thanh toán bằng phương thức chuyển khoản trong du lịch 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ CHỨNG TỪ THANH TOÁN PHỔ BIẾN TRONG DU LỊCH Mục đích: Cung cấp khái niệm về những loại chứng từ sử dụng trong du lịch. Cách lập và xử lý chứng từ. Yêu cầu: Học xong bài này học sinh sẽ biết được có những loại chứng từ thanh toán nào, phạm vi áp dụng trong thanh toán tại khách sạn, bộ phận thanh toán của các đại lý du lịch; biết cách lập, sửa và xử lý chứng từ đó. 1- Khái niệm về chứng từ. Những giấy tờ dùng để ghi chép để phản ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành gọi là chứng từ. Chứng từ ngoài công dụng dùng để ghi chép còn có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý kinh tế ở đơn vị. Chứng từ phân loại theo qui định quản lý của Nhà nước gồm 2 loại: - Chứng từ bắt buộc: Hệ thống chứng từ bắt buộc là hệ thống chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại ... chồng lên, các biểu tượng của thẻ, dạng chữ và số dập nổi trên thẻ. - Kiểm tra số thẻ xem số ở mặt trước và mặt sau có trùng nhau không? Số thẻ này có nằm trong danh sách báo động (Bulletin) hay không? Nếu có phải tịch thu và từ chối thanh toán. - Kiểm tra xem người cầm thẻ có phải là chủ thẻ hay không (việc kiểm tra này thường là theo cách đánh giá, cách cư xử của chủ thẻ vì theo nguyên tắc là không yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân). b/ Khi khách đề nghị được thanh toán, đối với những cơ sở chấp nhận thẻ sử dụng máy cà thẻ bằng tay (imprinter), người thâu ngân cần phải xem số tiền cần thanh toán có bằng hạn mức thanh toán do ngân hàng qui định hay không. Trường hợp số tiền thanh toán lớn hơn hạn mức thì người thâu ngân Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 57 phải gọi điện thoại đến ngân hàng xin cấp phép. Nếu ngân hàng đồng ý sẽ thông báo số code cấp phép. Mỗi ngân hàng sẽ có mức qui định riêng về hạn mức thanh toán cho từng loại thẻ. Ví dụ: Qui định về hạn mức thanh toán của Thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa/MasterCard hiện nay: Hạn mức thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng phần còn lại của hạn mức tín dụng được cấp, sau khi trừ đi hạn mức ứng tiền mặt đã sử dụng chưa được thanh toán trong kỳ. Hạn mức thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ có thể được thay đổi khi có yêu cầu của quý khách hàng nhưng không vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. c/ Qui trình thanh toán: Lập hóa đơn thanh toán: - Khi lập hóa đơn bắt buộc cơ sở chấp nhận phải sử dụng máy cà tay hoặc máy in tự động để lập hóa đơn. Không chấp nhận hóa đơn có số thẻ viết bằng tay. - Trên hóa đơn được lập, phải có số tiền thanh toán, tên mã số của cơ sở chấp nhận. Trường hợp lập hóa đơn bằng máy cà thẻ bằng tay (imprinter), phải xin cấp phép, sau đó thì phải ghi tay thêm số Code mà ngân hàng cấp phép trả lời và số tiền lên hóa đơn. - Người thâu ngân yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hóa đơn và so sánh chữ ký trên hóa đơn với chữ ký mẫu trên thẻ. Nếu khách hàng phải nhìn vào thẻ mới ký tên hoặc ký chậm như viết thì có thể nghi ngờ về người sở hữu thẻ. - Hóa đơn được lập thành 4 liên để đủ chứng từ trong thanh toán: Khách giữ 1 liên, khách sạn giữ 1 liên, ngân hàng thanh toán giữ 2 liên. Trả lại thẻ cho khách. Sau khi trả lại thẻ cho khách, tuyệt đối khách sạn không được tự ý sửa số tiền trên hóa đơn. Điều này nếu bị phát hiện ra (do chủ thẻ còn lưu giữ 1 liên) thì ngân hàng sẽ không thanh toán toàn bộ số tiền. Lập bảng kê hóa đơn và đề nghị ngân hàng thanh toán. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 58 - Sau một khoảng thời gian nhất định (thường là một tuần), khách sạn sẽ lập bảng kê cho từng loại thẻ để nộp ngân hàng đề nghị thanh toán. - Bảng kê được lập làm 4 liên, 1 liên để lưu còn 3 liên kèm với hóa đơn gửi ngân hàng thanh toán. - Bảng kê và hóa đơn phải lập theo mẫu do ngân hàng thanh toán cung cấp. 3.6. Hƣớng dẫn sử dụng máy cà thẻ bằng tay: - Điều chỉnh ngày cho đúng với ngày thương vụ - Di chuyển tay nắm về phía bên trái, sau đó đặt thẻ vào chỗ qui định để mặt in chữ nổi lên trên. - Đặt mặt phải hóa đơn lên trên, nằm sát vào 4 góc của máy. - Di chuyển tay cầm từ bên trái sang bên phải để in toàn bộ thông tin dập nổi lên hóa đơn. Sau đó kéo tay cầm về phía bên trái để in ngày thương vụ lên hóa đơn. 3.7. Hƣớng dẫn sử dụng máy đọc và kiểm tra thẻ tín dụng tự động. - Màn hình xuất hiện thông báo “swipe customer card” cho biết máy sẵn sàng hoạt động. - Đặt hóa đơn giao dịch vào máy in qua khe nạp giấy và điều chỉnh sao cho mép trên của hóa đơn ngang bằng với mặt khe in ra. - Đặt ngược thẻ, đưa mặt thẻ áp vào khe đọc sao cho vạch từ luôn quay về bên phải khe đọc. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 59 - Kéo thẻ thằng theo chiều mũi tên dọc theo khe đọc. - Kiểm tra số thẻ - Enter. - Người thâu ngân nhấn số tiền thanh toán vào máy - Enter - Sau khi kiểm tra đúng theo qui định của chương trình điều khiển máy tự động, máy tự động in biên lai thanh toán. 3.8. Một số tình huống đặc biệt khi trong sử dụng máy đọc thẻ tự động để thanh toán thẻ tín dụng. 3.8.1. Trường hợp đặt cọc bằng thẻ tín dụng: Qui trình thực hiện như thanh toán bằng thẻ tín dụng. 3.8.2. Trường hợp hoàn trả số tiền đã thanh toán bằng thẻ: Khi cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ thỏa thuận hủy bỏ một phần hay toàn bộ giao dịch mà trước đó đã được thanh toán bằng thẻ tín dụng, ví dụ: hàng hóa bị hoàn trả lại, hủy bỏ dịchvụ, giao dịch được thực hiện hai lần, cơ sở chấp nhận thẻ không được thực hiện hoàn trả cho chủ thẻ bằng tiền mặt/séc mà phải được xử lý bằng cách lập hóa đơn hoàn trả (credit slip). - Cơ sở chấp nhận thẻ phải ghi vào phần ô chữ ký của chủ thẻ trên hóa đơn hoàn trả dòng chữ “Signature on file” nếu khi thực hiện giao dịch hoàn trả không có sự chứng kiến của chủ thẻ. - Cơ sở chấp nhận thẻ trong vòng 14 ngày kể từ ngày lập phải giao nộp hóa đơn hoàn trả cho ngân hàng để xử lý việc hoàn lại tiền cho chủ thẻ có liên quan. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 60 - Trường hợp cơ sở chấp nhận thẻ không thực hiện đúng qui trình thanh toán do ngân hàng qui định, ngân hàng có quyền truy hồi khoản tiền đó bằng cách ghi nợ tài khoản của cơ sở chấp nhận thể hay khấu trừ vào khoản thanh toán tiếp theo hoặc gửi thư đòi tiền. 4. Khách thanh toán bằng Phiếu dịch vụ du lịch do hãng lữ hành phát hành (voucher). 4.1.Khái niệm: Phiếu dịch vụ du lịch (voucher) là một công cụ thanh toán đặc thù trong du lịch đã có từ lâu (cuối thể kỷ XIX). Cho đến nay phiếu dịch vụ du lịch vẫn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực lữ hành du lịch. Phiếu dịch vụ du lịch về bản chất là chứng từ chứng minh việc đã thanh toán trước của khách du lịch cho một số dịch vụ du lịch hoặc tất cả các dịch vụ hàng hóa có trong chương trình du lịch mà họ sẽ được sử dụng trong chuyến hành trình du lịch. Để thuận tiện cho giao dịch, một số công ty du lịch phát hành ra các phiếu dịch vụ (voucher) về các dịch vụ cho khách du lịch. Khách đi du lịch đến công ty du lịch mua phiếu dịch vụ du lịch về các dịch vụ mà mình sử dụng trong chuyến đi và xuất trình phiếu dịch vụ du lịch đó trước những nhà cung cấp dịch vụ mà phiếu dịch vụ du lịch chỉ định để tiêu dùng dịch vụ. Khi phát hành phiếu dịch vụ du lịch, công ty du lịch thường phát hành hai bản. Một bản giao cho khách, một bản giao cho các nhà cung cấp dịch vụ. Đối với khách sạn khi nhận thanh toán phiếu dịch vụ du lịch, so sánh bản phiếu dịch vụ du lịch của khách với bản phiếu dịch vụ du lịch của công ty du lịch gửi cho mình, nếu giống nhau thì chấp nhận thanh toán. 4.2.Nội dung của một phiếu dịch vụ du lịch: Về hình thức, phiếu dịch vụ du lịch có thể khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung thông thường gồm những thành phần cơ bản như sau: - Tiêu đề: có thể theo các thể loại: Voucher, Travel voucher, Hotel service voucher. - Tên, địa chỉ, biểu tượng, số fax, số điện thoại của cơ sở phát hành phiếu dịch vụ du lịch. - Tên, địa chỉ của cơ sở mà phiếu dịch vụ du lịch được ấn định tới. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 61 - Họ và tên của khách du lịch (hoặc của trưởng đoàn). - Số lượng khách du lịch. - Thời gian nhận các dịch vụ - Liệt kê chi tiết các dịch vụ và hàng hóa mà khách du lịch sẽ được sử dụng trong chuyến hành trình du lịch. - Hứa cam kết sẽ thanh toán của doanh nghiệp lữ hành gửi khách. - Một số nội dung không bắt buộc khác như: số tiền đã thanh toán, số tài khoản của khách du lịch Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 62 Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 63 Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 64 Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 65 Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 66 4.3. Các thể loại phiếu dịch vụ du lịch: Các thể loại phiếu dịch vụ du lịch phổ biến thường gặp: * Căn cứ vào đối tượng sử dụng: + Phiếu dịch vụ du lịch cá nhân + Phiếu dịch vụ du lịch cho đoàn * Căn cứ vào loại hình dịch vụ: + Phiếu dịch vụ du lịch cho chương trình du lịch trọn gói + Phiếu dịch vụ du lịch cho các dịch vụ cơ bản (thường là lưu trú, ăn uống). + Phiếu dịch vụ du lịch cho các dịch vụ bổ sung (dịch vụ tham quan, vé xem nhạc kịch, vé xem đá bóng ). * Căn cứ vào phạm vi: + Phiếu dịch vụ du lịch mở (trong đó chỉ qui định chung về thể loại, số lượng, chất lượng của dịch vụ, không qui định cụ thể về địa điểm và thời gian cung ứng các dịch vụ đó). + Phiếu dịch vụ du lịch đóng (trong đó qui định cụ thể về thể loại, số lượng, chất lượng của dịch vụ cũng như về địa điểm và thời gian cung ứng các dịch vụ đó). 4.4. Qui trình thanh toán bằng phiếu dịch vụ du lịch: * Lưu ý: Khi thanh toán bằng phiếu dịch vụ du lịch của các công ty du lịch cần phải lưu ý một số điểm sau: - Phương thức thanh toán này phải được xác định rõ khi khách đến làm thủ tục đăng ký khách sạn. - Khách sạn chỉ nên phục vụ cho những phiếu dịch vụ du lịch được xuất trình khi trước đó đã nhận được hoặc những bản phiếu dịch vụ du lịch tương ứng hoặc những thông tin tương ứng về chúng. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 67 * Qui trình thanh toán: - Thông báo số tiền khách phải thanh toán. - In bảng tổng hợp chi phí và chuyển cho khách kiểm tra. Nếu khách đồng ý, đề nghị khách ký xác nhận. - So sánh hai bản phiếu dịch vụ du lịch của khách và của khách sạn xem có tương đồng hay không. Nếu tương đồng thì phiếu dịch vụ du lịch có hiệu lực thanh toán. - Phiếu dịch vụ du lịch chỉ thanh toán được cho những dịch vụ với số tiền mà nó qui định, những khoản dôi ra thì khách phải trả thêm, những khoản không sử dụng sẽ không được khấu trừ. - Sau khi thanh toán giữ lại cả hai bản của phiếu dịch vụ du lịch để thanh toán với công ty phát hành phiếu dịch vụ du lịch. 4.5.Phiếu dịch vụ du lịch “thế hệ mới”. Hạn chế của phiếu dịch vụ du lịch thế hệ cũ: - Doanh nghiệp lữ hành gửi khách chỉ có thể phát hành phiếu dịch vụ du lịch cho khách khi đã thỏa thuận trước với phía nhận khách. - Phía nhận khách thường bị thanh toán chậm. - Hình thức của các phiếu dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp lữ hành khác nhau thì khác nhau. Để khắc phục những nhược điểm trên, các tổ chức phát hành thẻ thanh toán đã đưa ra một loại Phiếu dịch vụ du lịch “thế hệ mới”. Đây là loại phiếu dựa trên cơ sở chuyển tiền bằng hệ thống điện tử và được các tổ chức cung ứng dịch vụ chấp nhận. Mục đích của loại phiếu mới này là để thay thế cho loại phiếu cũ, được phát hành dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng một số kiểu phiếu thống nhất được quốc tế thừa nhận, thuận tiện cho người phát hành và người sử dụng. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 68 Qui trình thanh toán bằng Phiếu dịch vụ du lịch “Visa Travel Voucher”. 1- Ngân hàng đại lý của VISA (NH phát hành) cung ứng phiếu dịch vụ du lịch “Thế hệ mới” cho đại lý du lịch. 2- Đại lý du lịch đặt chỗ tại khách sạn 3- Đại lý du lịch thu tiền của khách du lịch + phần hoa hồng của mình và chuyển cho khách du lịch 2 tấm phiếu dịch vụ du lịch. 4- Khách du lịch nộp 2 tấm phiếu dịch vụ du lịch cho khách sạn để nhận dịch vụ. 5- Khách sạn trừ phần hoa hồng của đại lý được hưởng, đóng dấu vào phiếu dịch vụ du lịch, sau đó gửi tấm phiếu đã có đóng dấu cùng với các hóa đơn đã thanh toán tới ngân hàng của VISA (NH được nhờ thu) để được thanh toán. 6- Ngân hàng đại lý được khách sạn nhờ thu sẽ chuyển thông số của tấm phiếu đã sử dụng cho ngân hàng đại lý phát hành và qua hệ thống thanh toán bù trừ để ghi có vào tài khoản của mình và ghi nợ vào tài khoản của ngân hàng phát hành. 7- Ngân hàng đại lý phát hành chuyển số nợ vào tài khoản của đại lý du lịch theo như thỏa thuận giữa hai bên. Ngân hàng đại lý của VISA (NH phát hành) Ngân hàng đại lý của VISA (NH được KS nhờ thu) Đại lý du lịch Khách du lịch Khách sạn 1 2 3 4 5 6 7 1 Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 69 5- Khách thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. 5.1. Khái niệm: Chuyển khoản là hình thức thanh toán gián tiếp thông qua ngân hàng khi hai bên đều có tài khoản tại ngân hàng. Trong du lịch, hình thức thanh toán này thường được sử dụng trong những trường hợp các cơ quan chịu trách nhiệm thanh toán cho khách của mình. Trong hình thức thanh toán này, chi phí của khách do các đơn vị này thanh toán cho khách sạn bằng cách chuyển số tiền cần thanh toán từ tài khoản của họ đến tài khoản của khách sạn thông qua các ngân hàng. Thanh toán bằng chuyển khoản cũng thường được sử dụng giữa hãng lữ hành, đại lý du lịch với khách sạn. Ràng buộc trong hình thức thanh toán này là hợp đồng được ký kết giữa hai bên trước đó có chỉ định hình thức thanh toán chuyển khoản, các khoản do cơ quan thanh toán, các khoản cá nhân thanh toán trực tiếp. Nhiều khi do sự tín nhiệm và quan hệ lâu dài giữa hai đối tác thì vẫn sử dụng phương thức này mà không cần hợp đồng, nhưng phải được sự cho phép của người quản lý cấp cao nhất của khách sạn. 5.2. Qui trình thanh toán bằng phương thức chuyển khoản trong du lịch:. - In bảng tổng hợp chi phí và chuyển cho khách kiểm tra. - Nếu khách đồng ý thanh toán các khoản trong bảng tổng hợp chi phí, lập hóa đơn và đề nghị khách ký xác nhận vào hóa đơn thanh toán và hóa đơn đó là chứng từ làm cơ sở để thanh toán với cơ quan của khách. - Chuyển chứng từ về phòng Kế toán khách sạn đề nhờ thu. * Lưu ý: - Khi khách check in, cần phải xác định phương thức thanh toán của khách. - Chỉ thanh toán bằng phương thức chuyển khoản đối với những khách đã có hợp đồng với khách sạn hoặc trường hợp được giám đốc chấp nhận. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 70 - Ngay tại thời điểm check in phải xác định chính xác tên chủ tài khoản, số tài khoản và ngân hàng thụ lệnh. - Cơ quan của khách sẽ thanh toán số tiền trong hóa đơn thanh toán bằng cách chuyển tiền từ tài khoản ở ngân hàng của mình vào tài khoản ở ngân hàng của khách sạn. Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Kế toán-Kiểm toán, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc Gia TP.HCM (2005), Giáo trình Kế toán đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 2. Hoàng Lê Minh (2005), Nghiệp vụ Lễ tân khách sạn, NXB Lao động. 3. Lê Văn Tề, Trương Thị Hồng, Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam, NXB Trẻ. 4. Nguyễn Ngọc Hùng (1998), trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia TP.HCM, Lý thuyết Tiền tệ - ngân hàng, NXB Tài chính. 5. Trần Thị Minh Hòa, Trường Đại học Kinh tế (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 6. Trần Thị Minh Hòa, Séc du lịch – một phương tiện thanh toán thuận tiện, Tạp chí Du lịch, số tháng 1/2004. 7. Trần Thị Minh Hòa, Sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế, Tạp chí Kinh tế phát triển, số tháng 2/2004. 8. Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu (2007), Bài giảng Nghiệp vụ thanh toán. 9. Các website:
File đính kèm:
- giao_trinh_nghiep_vu_thanh_toan.pdf