Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1)

Nghệ thuật

Từ điển tiếng Việt(TĐTV) cho rằng “Nghệ thuật là danh từ, có hai nghĩa: “1.

Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để

phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng

hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu

tính sáng tạo. Nghệ thuật lãnh đạo”(84, tr. 654)

Với nghĩa 1, “Nghệ thuật” là thuật ngữ chỉ chung cho các loại hình nghệ

thuật, thuộc hình thái ý thức xã hội (thuộc lĩnh vực tinh thần, thượng tầng kiến trúc,

phân biệt với hình thái vật chất, hạ tầng cơ sở xã hội.). Nghệ thuật “đặc biệt” ở chỗ

“dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt

tư tưởng, tình cảm”. Đây là đặc trưng của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ý

thức xã hội khác cũng “ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” nhưng

bằng công thức, triết lý, khẩu hiệu, mệnh lệnh. lạnh lùng, khô khan. Kiến trúc,

Điêu khắc, Hội hoạ, Văn học, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa v.v.

đều thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, bởi chúng giống nhau ở chỗ “dùng hình tượng

sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình

cảm”. Tuy nhiên Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ. phản ánh hiện thực và truyền đạt

tư tưởng, tình cảm sinh động, cụ thể và gợi cảm khác nhau, đó chính là đặc trưng

ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật.

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang baonam 8980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1)

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 1)
 GIÁO TRÌNH
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
 1.1.Một số khái niệm cơ bản
 1.1.1. Nghệ thuật
 Từ điển tiếng Việt(TĐTV) cho rằng “Nghệ thuật là danh từ, có hai nghĩa: “1.
Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để
phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng
hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu
tính sáng tạo. Nghệ thuật lãnh đạo”(84, tr. 654)
 Với nghĩa 1, “Nghệ thuật” là thuật ngữ chỉ chung cho các loại hình nghệ
thuật, thuộc hình thái ý thức xã hội (thuộc lĩnh vực tinh thần, thượng tầng kiến trúc,
phân biệt với hình thái vật chất, hạ tầng cơ sở xã hội.). Nghệ thuật “đặc biệt” ở chỗ
“dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt
tư tưởng, tình cảm”. Đây là đặc trưng của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ý
thức xã hội khác cũng “ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” nhưng
bằng công thức, triết lý, khẩu hiệu, mệnh lệnh... lạnh lùng, khô khan. Kiến trúc,
Điêu khắc, Hội hoạ, Văn học, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa v.v...
đều thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, bởi chúng giống nhau ở chỗ “dùng hình tượng
sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình
cảm”. Tuy nhiên Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ... phản ánh hiện thực và truyền đạt
tư tưởng, tình cảm sinh động, cụ thể và gợi cảm khác nhau, đó chính là đặc trưng
ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật.
1.1.2. Tạo hình
 TĐTV giải nghĩa “tạo hình” là động từ :“Tạo ra các hình thể bằng đường nét,
màu sắc, hình khối” (84,tr.860). Đây là cách hiểu đúng nghĩa khái quát của từ “tạo
hình”, trên cơ sở ý nghĩa của từng đơn vị cấu tạo (tạo, hình). Bằng kinh nghiệm và
hiểu biết củả mình, chúng ta đều thấy, không một sáng tạo của cải vật chất nào mà
 3
không phải là sản phẩm tạo hình, bởi lẽ, vật chất luôn luôn tồn tại ở dạng hình khối
và màu sắc. Tuy nhiên, vật chất là chung cả của thế giới tự nhiên và xã hội, cho cả
loài người và loài vật. Vậy, hoạt động và sản phẩm tạo hình nào thuộc về nghệ thuật
?
1.1.3.Nghệ thuật tạo hình(NTTH)
 NTTH là nghệ thuật sáng tạo hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm bằng
đường nét, màu sắc, hình khối.
 Với cách hiểu này, ta phân biệt NTTH với những nghệ thuật không phải “tạo
hình” như Âm nhạc, văn, thơ(khác nhau ngôn ngữ biểu hiện). Đồng thời ta cũng
phân biệt dược những hoạt động tạo hình nhưng không thuộc về lĩnh vực nghệ
thuật(chung ngôn ngữ biểu đạt nhưng khác về chủ thể, đối tượng, mục đích, hiệu
quả, bản chất thẩm mỹ). Ví dụ: động Phong Nha, động Thiên Đường trong quần
thể khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình là kỳ quan
thiên nhiên thế giới nhìn từ góc độ cái đep tạo hình: hình thù kỳ thú, sắc màu huyền
ảo, nhưng là của thiên nhiên, chủ thể sáng tạo ra nó là “tạo hóa” Đèn xanh đèn đỏ
- tín hiệu giao thông – có chung ngôn ngữ tạo hình, do con người làm ra, nhưng 
không xếp vào tác phẩm nghệ thuật tạo hình
1.1.4. Mỹ thuật (MT)
 MT và NTTH là hai tên gọi khác nhau của một ngành, một lĩnh vực nghệ
thuật: nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng điểm. nét, hình, mảng, khối, màu sắc. Có
nhiều cách định nghĩa khác nhau về MT. Sau đây là một số cách hiểu chúng tôi nêu
ra để cùng tham khảo :
 + TĐTV cho rằng, MT có hai nghĩa: 1.(danh từ) “ Ngành nghệ thuật nghiên cứu
quy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối”. 2.
(tính từ) “ Đẹp, khéo, hợp với thẩm mỹ” (84,tr.609).
 Với nghĩa 1 của định nghĩa này thì MT là một ngành của nghệ thuật nói chung,
 có nhiệm vụ là nghiên cứu quy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp
 bằng đường 4
nét, màu sắc, hình khối. Đường nét, màu sắc, hình khối là ngôn ngữ đặc thù của MT.
 + Giáo trình Mỹ thuật, Dùng cho ngành Giáo dục tiểu học Hệ đào tạo Tại
chức và Từ xa của Nguyễn Quốc Toản cũng cho rằng “có nhiều cách hiểu về mĩ
thuật, mỗi cách diễn giải theo lối riêng” và đã “giới thiệu tóm lược” bốn cách hiểu –
bốn cách diễn giải “để tham khảo”:
 1. Diễn giải theo cách diễn tả
Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật tạo nên các tác phẩm trên mặt phẳng (tranh...)
bằng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt; trong không gian (tượng...) bằng
hình khối, sáng tối, đậm nhạt. Mĩ thuật sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như: giấy,
chì, các loại màu, vải, sợi (hội hoạ, trang trí); đất, thạch cao, đá, gang, đồng, xi
măng...(điêu khắc), cao su, đồng, nhôm...(tranh khắc, tranh gò). Có thể nói vắn tắt:
Mĩ thuật là nghệ thuật của mặt phẳng, của không gian.
 2. Diễn giải theo cấu trúc nội dung
 Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật gồm có các ngành cơ bản như: hội hoạ, 
điêu khắc, kiến trúc, mĩ thuật ứng dụng.
 3. Diễn giải theo chức năng, tác dụng, đặc điểm
 Mĩ thuật là nghệ thuật của con mắt – nghệ thuật của thị giác (nhìn, nhận ra cái
đẹp bằng con mắt). Cũng như nói âm nhạc là nghệ thuật của tai – nghệ thuật của
thính giác (nghe thấy cái hay, cái đẹp bằng tai).
 4. Diễn giải the ... n như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam.
 Ván khắc tranh Đánh ghen (âm bản) ở nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, làng
 tranh Đông Hồ
 67
Ván khắc tranh Chăn trâu thổi sáo ở nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam
 làng tranh Đông Hồ
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (người ngồi bên trái), làng tranh Đông Hồ
 68
 Làng tranh Đông Hồ cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi
dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ,
nay là cầu Hồ.
 Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ
thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm. Một số khách sạn, nhà hàng từ Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh cũng về đây đặt những bức tranh khổ lớn để trang trí cho
cách phòng khách, hoặc phòng ăn lớn. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ đường gần
nhất du khách thường đi là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến
ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa
danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu
(Thuận Thành-Bắc Ninh) là đến phố Hồ-huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km
là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai
sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.
 Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại
mấy câu ca rằng:
 Hỡi cô thắt lưng bao xanh
 Có về làng Mái với anh thì về
 Làng Mái có lịch có lề
 Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
 Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con
đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề làm tranh". Ngày nay, do sự bồi lấp
của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa.
 Còn "làng Mái có lịch có lề" thì nghĩa là gì? Tục ngữ Việt Nam có câu: giấy
rách phải giữ lấy lề. Chữ lề ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người
xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Còn dân làng Mái, dân nghệ thuật rất trọng lời ăn
tiếng nói. Không như nhiều làng quê khác, người dân làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn
 69
nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng. Người làng kể rằng kể cả từ xưa, rất
hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau.
 Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều
như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm
tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện
nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng
con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ.
 Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng 3 âm lịch. Trong hội làng có
những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có
các làn điệu dân ca như:
 Hỡi anh đi đường cái quan
 Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
 Mua tờ tranh điệp tươi màu
 Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
 Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ
còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy
điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ
được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền
tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường
dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên
những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp
lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong
quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như
đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi
son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng
màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên tranh Đông Hồ thường dùng khoảng 4 màu.
 70
Đấu vật(Tranh Đông Hồ)
Lợn độc (Tranh Đông Hồ)
 71
Đám cưới chuột(Tranh Đông Hồ)
 Hứng dừa(Tranh Đông Hồ)
 72
1.5.2.Tranh Hàng Trống
 Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được
làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa kia
thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ
Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng
Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất
là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ... Dòng tranh này hiện nay gần như
đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Chính vì vậy, những
nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê
Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của
dòng tranh này.
 Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh
chính là tranh thờ và tranh Tết. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín
ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu
Hạnh ở Phủ Giầy, Nam Đình), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngày,
Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười,
Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần... rất cầu kỳ. Loại tranh này thường được các cụ
chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quí, ...
 Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ
khoảng 400 năm trước đây. Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn
hoá, tôn giáo, của vùng miền, các dân. Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa
Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những nét
đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.
 Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
nhưng tới thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết thúc chiến
tranh Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều bỏ nghề. Nhiều nhà còn đốt bỏ hết
 73
những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc, một phần do thú chơi tranh của người
Hà Nội đã đổi khác, một phần do việc làm tranh không có thu nhập cao nên nhiều
người đã chuyển nghề.
 Cách in ấn và vẽ
 Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình,
còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm
màu, cỡn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.
 Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay.
Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên
chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi
một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ
mầu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.
 Tranh được in trên giấy dó bồi dầy hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ
khổ to và dài, thường bồi dầy, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp
với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị.
 Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng
bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.
 Màu sắc và cách tạo màu
 Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam,
vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận
mắt và ưa nhìn.
 Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc
đậm đà hơn tranh Đông Hồ.
 74
 Đề tài nội dung và thể thức tranh
 Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ,
Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bẩy... Ngoài ra cũng có
những bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình (4 bức) hoặc Nhị bình (2 bức). Tứ bình
thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn mùa). Tứ
bình còn có thể trình bày theo thể liên hoàn rút từ các truyện tích như Nhị độ mai,
Thạch Sanh, Truyện Kiều. Nhị bình thì vẽ những đề tài như "Lý ngư vọng nguyệt"
(Cá chép trông trăng) hoặc "Chim công múa" có tính cách cầu phúc, thái bình.
Những bức về đề tài dân dã như cảnh "Chợ quê" hay "Canh nông chi đồ" cũng
thuộc loại tranh Hàng Trống.
 Bịt mắt bắt dê (Tranh Hàng Trống)
 75
Ngũ Hổ (Tranh Hàng Trống)
 76
1.5.3. Tranh làng Sình
 Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vào khoảng thế kỷ
15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở
Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn
bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng
cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng
Hóa Châu xưa.
 Tranh làng Sình là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Đây là dòng tranh mộc
bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế với mục đích cúng lễ. Nghề làm tranh ra
đời tại làng không biết từ bao giờ, và tranh làm ra chủ yếu là để phục vụ cho việc
thờ cúng của người dân khắp vùng. Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi yếu
tố truyền thống xưa. Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới
đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp
thay cho các chất liệu màu truyền thống.
 (Bản khắc để dập in một bức tranh làng Sình)
 77
 Tranh làng Sình khác với tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà
Nội) bởi chức năng duy nhất là phục vụ thờ cúng, cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay
chỉ còn những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá còn lưu giữ được ở nhà ông Kỳ Hữu
Phước - một nghệ nhân làm tranh lâu năm ở làng Sình.
 Cách in ấn và vẽ tranh
 Hổ (Tranh làng Sình)
 Tranh Sình có nhiều loại kích thước tùy thuộc vào khổ giấy dó. Giấy dó cổ
truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25x35), pha ba (25x23) hay
pha tư (25x17). Tranh khổ lớn khi in thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một
chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in.
Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra.
Với tranh khổ nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên. Bản in
đen phải chờ cho khô rồi mới đem tô màu.
 Bản khắc của tranh được làm từ gỗ mít.
 78
 Nguyên liệu và cách tạo màu
 Giấy in tranh là giấy mộc[cần dẫn nguồn] quét điệp, màu sắc trước đây được tạo từ
các sản phẩm tự nhiên như từ :thực vật, kim loại hay từ sò điệp... Một số loại màu
pha chế tự nhiên: màu vàng nhẹ (lá đung giã với búp hòe non), màu xanh dương
(hạt mồng tơi), màu vàng đỏ (hạt hòe), màu đỏ (nước lá bàng, đá son), màu đen (tro
rơm nếp hòa tan trong nước rồi lọc sạch, cô lại thành một thứ mực đen bóng). Màu
chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục. Mỗi
màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu
bằng da trâu tươi.
 Sau này do nhiều nguyên nhân nên màu sắc được tạo nên từ phẩm hóa học.
 Đề tài và nội dung tranh
 Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng, có khoảng 50 đề tài tranh. Các
đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa. Ngoài các đề tài về tín ngưỡng, phục
vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ [cần dẫn nguồn], tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội...
 Tranh phục vụ tín ngưỡng có thể chia làm ba loại:
 - Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh tượng bà, thường vẽ một người phụ nữ xiêm
y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại:
tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ
quanh năm. Tranh con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà; ảnh
phền vẽ bé trai bé gái.
 Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp (có lẽ là tranh 
vẽ Táo quân).
 - Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, 
áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình.. thường là tranh cỡ nhỏ.
 - Tranh súc vật (gia súc, voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người 
 chết. Tất cả các loại tranh này sẽ được đốt sau khi cúng xong.
 79
 1.5.4. Tranh Kim Hoàng
 Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá
mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài
Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
 Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh
Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng. Thế kỷ 19, tranh
Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915,
khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị
cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa. Ngày
nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam.
 Tranh của làng Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một
số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại
biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc
thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống.
Chính vì thế nó tạo cho dòng tranh này những giá trị riêng.
 Đề tài và nội dung tranh:
 Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ. Đó là những gì
quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người nông dân như trâu, bò, gà,
lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo. Ngoài ra, tranh Kim
Hoàng có một điểm đặc biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có. Đó là
những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và
hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh.
 80
 Cách in ấn và vẽ :
 Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc
tươi như tranh Hàng Trống. Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh
Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều,
hoặc giấy vàng tầu. Trong tranh Đông Hồ, một bức tranh có rất nhiều bản khắc gỗ,
mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một lượt in. Nhưng ở tranh Kim Hoàng,
các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự
do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có
một sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc. Đây
là điểm được ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng.
 Màu sắc và cách tạo màu:
 Tranh Kim Hoàng dùng mực tàu và các màu có nguồn gốc tự nhiên. Màu trắng
tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm. Màu đỏ
lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ hoa dành dành.
 Lợn độc (Tranh Kim Hoàng)
 81
 Gà độc ( Tranh Kim Hoàng)
 Hướng dẫn học chương 1:
 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về:
 - Các khái niệm cơ bản của nghệ thuật tạo hình
 - Ngôn ngữ tạo hình
 - Các họa sĩ tiêu biểu của Việt Nam và Thế giới
 - Tranh đân gian Việt Nam
 2. Tập viết thu hoạch, trình bày, giới thiệu mỹ thuật:
 - Bài tập 1: Viết một bài thu hoạch nhỏ về một vấn đề hiểu biết của mình
thuộc nội dung chương 1(Tự luận, viết tay ho ặc đ ánh m áy khoảng 1500 chữ, trên
giấy A4)
 - Bài tập 2: Trình bày (thuyết trình) tóm tắt bài thu hoạch trên của mình trước 
nhóm, lớp (khoảng 5 -10 phút)
 82

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_thuat_tao_hinh_phan_1.pdf