Giáo trình Mỹ học

Thông thường người ta chia ra ba giai đoạn trong sự phát triển của văn hóa Phục

hưng: giai đoạn đầu gắn với tên tuổi của Anbécti, Đônatenlô, Mazatiô giai đoạn giữa nổi

lên với các nghệ sĩ vĩ đại như Lêôna đơ Vanhxi, Raphaen giai đoạn cuối bộc lộ sự khủng

hoảng của chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần bi quan thể hiện qua sự nghiệp sáng tác của

Sếchxpia, Xécvantéc.

Đặc điểm quan trọng nhất của tư tưởng mỹ học Phục hưng là sự gắn bó chặt chẽ với

thực tiễn nghệ thuật. Nó không phải là thứ tư tưởng mỹ học trừu tượng mà là tư tưởng mỹ học

cảm tính, thực tiễn. Nó xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và có sứ mệnh giải quyết những

nhiệm vụ thực tiễn.

Lêôn Battixta Anbécti (1404 – 1472) coi con người là phần tốt nhất của tự nhiên, có

“yếu tố tối thượng và thần thánh, đẹp hơn tất cả những gì vô sinh”. Ngoài khả năng học tập,

trí thông minh, tính thánh thiện, Chúa còn đặt vào con người “tâm hồn tính điềm đạm, lòng

dũng cảm, tính xấu hổ, khiêm tốn và những mong muốn vinh quang”. Anbécti cho rằng, hạnh

phúc không lệ thuộc vào số mệnh mà phụ thuộc vào bản thân con người, thói xấu của con

người là sự dốt nát. Ông khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi các

nghệ sĩ phải vững cả tay nghề lẫn lý luận. Về cái đẹp, ông cố gắng tìm ra cơ sở khách quan

của nó là sự thống nhất hài hòa giữa các bộ phận trong một chỉnh thể chung.5

Lêôna đơ Vanhxi (1452 – 1529), tác giả của nhiều kiệt tác hội họa La Giôcông, Bữa

tiệc ly biệt, Đức mẹ cầm hoa người thiết kế nhà thờ Saint Pierre. Lêôna đơ Vanhxi chủ yếu

bàn về hội họa, ông cho nó là loại hình nghệ thuật cao nhất, vì nó chứa đựng tất cả mọi hình

thức của cái đang tồn tại cũng như cái không tồn tại trong tự nhiên.

Trong nghệ thuật hội họa của Lêôna đơ Vanhxi, con người và tự nhiên được đặt vào vị

trí trung tâm. Lêôna đơ Vanhxi say sưa tìm kiếm những phương pháp, phương tiện thể hiện

mới để diễn tả sự phong phú, phức tạp của thế giới cảm tính. Các họa sĩ Phục hưng (trong đó

có Lêôna đơ Vanhxi) đã quan tâm nhiều đến các khoa học như quang học, toán học, giải phẫu

học. Các lý thuyết về sự đối xứng, cấu tạo giải phẫu của cơ thể sống được các họa sĩ Phục

hưng hết sức chú trọng. Sự quan tâm này không phải là ngẫu nhiên: chính nghệ thuật, trong

đó có hội họa đòi hỏi như vậy.

Giáo trình Mỹ học trang 1

Trang 1

Giáo trình Mỹ học trang 2

Trang 2

Giáo trình Mỹ học trang 3

Trang 3

Giáo trình Mỹ học trang 4

Trang 4

Giáo trình Mỹ học trang 5

Trang 5

Giáo trình Mỹ học trang 6

Trang 6

Giáo trình Mỹ học trang 7

Trang 7

Giáo trình Mỹ học trang 8

Trang 8

Giáo trình Mỹ học trang 9

Trang 9

Giáo trình Mỹ học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang baonam 9381
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mỹ học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mỹ học

Giáo trình Mỹ học
Giáo trình 
MỸ HỌC 
 1
PHẦN I 
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG MỸ HỌC TRƯỚC MÁC 
I. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ HY LẠP – LA MÃ 
CỔ ĐẠI 
 Tư tưởng mỹ học Cổ đại được hình thành vàp khoảng thế kỷ IX (TCN), phát triển rực 
rỡ vào cuối thế kỷ VI (TCN), đạt đến độ cực thịnh vào thế kỷ IV trước công nguyên, sau đó 
thoái trào và kết thúc vào đầu thế kỷ thứ VI sau công nguyên. 
 Các tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại thoạt đầu hình thành ở dải đất Iôni, phía đông Địa 
Trung Hải, sau đó lan chuyển sang đảo Sisin và Nam bán đảo Italia, nhưng khi phát triển rực 
rỡ nhất thì lại ở Aten. Người Hy Lạp đã lập nên hệ thống mỹ học của mình nhờ việc tiếp cận 
các tri thức phương Đông (của người Ai Cập và của người vùng Lưỡng Hà) thông qua tộc 
người Phênixi ở phía nam dải đất Iôni. 
 Đời sống văn hóa nghệ thuật Hy Lạp cổ đại cũng có sự phát triển rực rỡ, với các tác 
phẩm bất hủ như Iliát và Ôđixê (Hôme), các vở kịch Ôrexti, Prômêtê bị xiềng (Étsin), Ơđíp 
vua, Ăngtigôn (Xôphốc), Mêđê (Ơripít), các vở kịch hài của Arixtôphan; các công trình kiến 
trúc nổi như đền thờ thần Áctemít (ở thành phố Êphez), đền Atena và quần thể kiến trúc 
Aùcrôpôl, đền Páctenông (Phiđi và Ictinus); các tác phẩm điêu khắc mẫu mực như tượng 
khổng lồ Atena cao 10 mét, tượng Đêtêmê, tượng thần Zớt (Phiđi) Hécmét, Vệ nữ Cnidơ, Vệ 
nữ Ácli, các tượng Apôlông (Praxichen)  với những tác phẩm hoàn mỹ như vậy, nghệ thuật 
của người Hy Lạp cổ đại đến ngày nay vẫn được giữ nguyên giá trị mẫu mực của nó. Vì vậy 
nó buộc các nhà tư tưởng thời bấy giờ phải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về chúng, 
tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại hình thành từ đó. 
 Theo Pitago (580 – 500 TCN) con số lập nên bản chất mọi sự vật, từ đó cho rằng cái 
đẹp là do sự hài hòa giữa các con số hay nói cách khác “cái đẹp là sự hài hòa trong quan hệ số 
lượng”. Ông chứng minh bằng hiện tượng chất lượng âm thanh phụ thuộc vào chiều dài dây 
đàn và tìm ra quan hệ số lượng trong âm nhạc như quãng tám: 1:2 ; quãng năm: 2:3 ; quãng 
bốn: 3:4. Ông đồng nhất hài hòa với hoàn thiện và vẻ đẹp bằng một hình thức chất phát, ông 
phát hiện sức mạnh của nghệ thuật khi cho rằng, có thể dùng âm nhạc để chữa bệnh và giáo 
dục đạo đức công dân. 
 Hêraclít (530 – 470 TCN) – nhà thơ và triết gia vĩ đại theo xu hướng duy vật, xem xét 
sự vật theo quan điểm biện chứng sơ khai. Ông cho rằng, lửa là khởi nguyên của vũ trụ, thế 
giới tồn tại là do ngọn lửa vận động vĩnh cửu. Hêraclít biện giải hài hòa là sự thống nhất giữa 
những mâu thuẫn và nó đạt được thông qua con đường đấu tranh giữa chúng, như độ tương 
phản giữa các màu sắc, các âm thanh cao thấp, dài ngắn  
 Hêraclít phát hiện tính chất tương đối của vẻ đẹp khi ông nhận định con khỉ đẹp nhất 
cũng xấu nếu đem so sánh với con người. 
 2
 Như vậy, Hêraclít được coi là một trong những đại biểu sớm nhất giải thích các khái 
niệm thẩm mỹ theo xu hướng duy vật và có tính chất biện chứng sơ khai. 
 Đêmôcrít (460 – 370 TCN) lý giải sự hình thành của nghệ thuật bằng các nguyên nhân 
vật chất: đó là sự bắt chước tự nhiên và các loài vật. Thí dụ, kiến trúc là bắt chước sự làm tổ 
của con nhện, con én; ca hát là bắt chước chim sơn ca, họa mi; múa là bắt chước thiên nga. 
Đó là các nguyên nhân trực tiếp của nghệ thuật, còn nguyên nhân gián tiếp thì ông phát hiện 
ra trong nhu cầu của xã hội. 
 Đêmôcrít nêu lên tính chất về mức độ của vẻ đẹp – là sự trung bình, vừa phải, không 
thừa, không thiếu, “nếu vượt quá mức độ, cái dễ chịu nhất cũng trở thành cái khó chịu”. 
 Xôcrát (469 – 399 TCN) – một nhà hiền triết, xuất thân từ tầng lớp bình dân, triết học 
của ông có tính mục đích luận, và trọng tâm sự chú ý của hệ thống triết học Xôcrát là con 
người xem xét ở các góc độ hoạt động thực tiễn, hành vi, phẩm hạnh. Ông khẳng định sự vật 
nào cũng có thể là đẹp và cũng có thể không đẹp trong những tình huống khác nhau. 
 Xôcrát không phân biệt nghệ thuật với thủ công, bởi vì nghệ thuật theo ông, chỉ là sự 
tái hiện thực chất bằng bằng cách bắt chước, có điều nó không bắt chước, mô phỏng một cách 
đơn giản các đồ vật và hiện tượng mà thường liên kết các nét đã được chọn lọc ở các sự vật 
hiện tượng khác nhau vào một tác phẩm; sự vật được tái hiện như thế trong tác phẩm sẽ vươn 
lên tầm lý tưởng về sự hoàn mỹ của nó. 
Theo Xôcrát nghệ thuật không những tái hiện thiên nhiên ở cái có đường nét, màu sắc, 
hình khối mà nó còn có khả năng diễn tả các trạng thái tinh thần con người. 
Xôcrát còn đưa ra tiêu chí lựa chọn đối tượng để thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật, 
đó là những con người có tính cách đẹp, nhân hậu, có phẩm hạnh cao. Lý tưởng đạo đức cần 
phải được kết tinh trong tác phẩm nghệ thuật. Vì thế, tiêu chí nghệ thuật là tính đúng đắn và 
sinh động của việc tái hiện các nguyên mẫu trong hiện thực. 
Xôcrát nhấn mạnh sự liên hệ hữu cơ giữa cái đạo đức và cái thẩm mỹ, cái thiện và cái 
đẹp. Con người lý tưởng đối với Xôcrát là vẻ đẹp tinh thần lẫn thể chất, trong đó con người 
tinh thần, theo cách hiểu của ông là con người đạo đứ ... – nó thu hút tất cả các nghệ thuật khác, biến chúng thành phương tiện 
biểu hiện, rồi kết hợp chặt chẽ với kỹ thuật (phương tiện mang tính công nghệ), nhằm tái hiện 
cảm giác về các hình nổi trong không gian ba chiều đang diễn ra một cách đầy cảm xúc, đầy 
biểu tượng, một cách liên tục, tòan diện về hoàn cảnh tạo ra biến cố, tạo ra tính cách và số 
phận con người. 
Nói một cách ngắn gọn, ta có thể thâu tóm bản chất của điện ảnh vào một hệ thống ba 
thành tố: 1) Tất cả các nghệ thuật, 2) Kỹ thuật, 3) Hình tượng thị giác nổi và chuyển động (= 
điện ảnh). Như vậy, tất cả các nghệ thuật khác đều bị hút vào điện ảnh như: văn hcọ (kịch bản 
điện ảnh), hội họa (trong phim màu, ta có cảm giác được xem các bức tranh mầu chuyển 
động), điêu khắc (qua diễn viên), kiến trúc, kịch, âm nhạc, múa 
Biện pháp quan trọng nhất của điện ảnh là biện pháp dựng phim – thống hợp các cảnh, 
các đoạn đã quay từng phần thành một chỉnh thể tác phẩm. Như vậy, dựng phim là một tất 
yếu thẩm mỹ của điện ảnh. Với dựng phim lại càng chứng tỏ cách định nghĩa Điện ảnh bằng 
hệ thống ba thành tố là đúng. 
Vì điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, nên thành công của một bộ phim cũng là 
thành công của hàng loạt nghệ sĩ, đạo diễn (đóng vai trò chủ chốt), biên kịch (viết kịch bản), 
diễn viên (trong điện ảnh ta chỉ thấy hình tượng diễn viên chứ không phải bản thân diễn viên 
như trong kịch), quay phim, dựng phim, họa sĩ, nhạc sĩ, âm thanh, ánh sáng 
 Điện ảnh được chia ra: phim truyện, phim thời sự (theo tính thẩm mỹ và tính thông 
tin). Điện ảnh có thể chia theo phương diện kỹ thuật như: phim trắng đen, phim màu, phim 
màn ảnh hẹp, phim màn ảnh rộng, điện ảnh toàn cảnh, v.vRiêng các thể loại còn chia theo 
đề tài, chủ đề như: Phim truyện có: phim lịch sử, phim “đời thường” (về cuộc đời đang diễn 
ra), phim bi kịch, phim trinh thám, phim kinh dị, v.v 
 Điện ảnh còn có những thể loại độc đáo như phim hoạt hình, phim búp bê. Hai thể loại 
này đều dựa trên nghệ thuât tạo hình (tạo hình hội hoạ, và tạo hình con rối) được kết hợp với 
kỹ thuật quay và kỹ thuật diễn. 
Điện ảnh là một nghệ thuật hấp dẫn và phổ biến nhất, sức tiệu thụ của xã hội cũng cao 
nhất. Đặc biệt khi kỹ thuật Tivi và Video ra đời, nó tạo điều kiện cho khán giả thưởng thức rất 
tiện lợi các thành tựu của điện ảnh. 
Văn học: 
 Trong số các loại hình nghệ thuật, văn học là một nghệ thuật khó định nghĩa nhất. 
Cũng vì văn học có vai trò rất lớn trong xã hội nên các nhà nghệ thuật học đã tách văn học 
thành một lĩnh vực riêng, người ta thường nói “văn học” và “nghệ thuật”. Như vậy, bảy nghệ 
thuật gộp chung lại còn văn học được “sánh vai” với cả bảy nghệ thuật đó. 
 Sự phân chia như trên quả là có lý. Bời vì rất nhiều người không làm nhạc,diễn kịch, 
vẽ tranh, nhảy múa, v.vnhưng ai cũng có lúc làm văn học: cụ già kể chuyện cổ tích cho 
cháu nghe. Cháu bé mô tả lại câu chuyện của bà mới kể tối qua cho bạn mình nghe. Vào 
trường các em phải học hai môn đầu tiên là văn và toán, v.v 
 Như vậy, văn học thấm vào tất cả cuộc đời. Hơn thế các loại hình nghệ thuật đều phải 
có “chất văn”. Muốn dựng phim hay, trước hết phải có kịch bản phim hấp dẫn. Muốn diễn 
kịch phải có kịch bản văn học hay. Muốn có chủ đề sâu sắc, có tính triết luận cao như tác 
 39
phẩm “thần tự do trên chiến luỹ”, hoạ sỹ Đờlacroa đã dựa vào văn học của Vichtô Huygô. Để 
có họa phẩm như bức thần vệ nữ và thần sao hoả, danh hoạ Giooc Giôn đã dựa vào thần thoại 
Hy Lạp cổ đại, v.v Ngay nhạc không lời của bản giao hưởng số 3 của Bêttoven, bản giao 
hưởng số 6 của Traicôpxki, v.v đều có chất “văn ngầm” ở bên trong. Không có “chất văn” 
làm nền, không một nghệ thuật nào có thể tồn tại được. 
 Thời cổ Phường Đông, các nhà nho cho rằng, Văn là để tải đạo “Văn dĩ tải đạo”; thơ 
để nói đến cái chí “thi dĩ ngôn chí”. 
Đến Nguyễn Đình Chiểu đã có một quan niệm mới về văn học. Cụ cho rằng, Văn để tải đạo, 
nhưng văn còn để vạch mặt bọn gian ác, tay sai cho giặc: 
 “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khảm 
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” 
 Các nhà thơ lãng mạn chạy theo quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” nên đã xa rời 
thực tại: 
 “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió 
 Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” 
 Hoặc ví mình như một thứ chim lạ: 
 “Tôi là con chim 
 Đến từ núi lạ 
 Ngứa cổ hót chơi 
 Yêu tự nhiên nào biết sao ca 
 Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín 
 Khúc huy hoàng không giúp nở hoa 
 Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy” 
 (Xuân Diệu – Gửi hương cho gió) 
 Như thế, theo các nhà lãng mạn, họ là “đặc sản” của trời; nếu con tằm phải nhả tơ, con 
ong phải làm mật, thì thi sĩ phải “réo rắt” thế thôi. 
- Đến thời cách mạng, Bác Hồ đưa ra một quan niệm văn học mới, văn học chiến đấu 
cho Độc Lập - Tự Do- hạnh Phúc - của Tổ Quốc và của nhân dân: 
 “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp 
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông 
Nay ở trong thơ nên có thép 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong 
Sau này, qua hai câu nói về thơ của Bác, Hoàng Trung Thông đã khái quát được cả bản 
chất nền văn học cách mạng và kháng chiến của Việt Nam: 
 “Vần thơ của Bác vần thơ thép 
 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. 
Như thế, văn học cách mạng và văn học kháng chiến của ta có hai phẩm chất: chất 
chiến đấu và thấm đẫm một tình cảm bao la về dân tộc, về con người. 
Song, qua tất cả các quan niệm về văn học, về thơ vừa nói, các bậc tiền bối mới chủ 
yếu nói về chức năng của văn học, đặc biệt nhấn mạnh tác dụng xã hội, tình cảm của văn học, 
chưa đi sâu vào cấu trúc bản thể của văn học. 
Thực ra, văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ (viết và nói) của chính con người làm 
phương tiện, đồng thời làm thành chất mỹ cảm để tạo ra sự liên tưởng thẩm mỹ, tái hiện lại 
các tri giác, các biểu tượng về các sự kiện, các biến cố, các xung đột ảnh hưởng đến số phận 
 40
của con người, của lịch sử để con người cảm nhận chúng, đánh giá chúng và tự định hướng 
cho mình theo lý tưởng cái đẹp và cái cao cả. 
 Tất cả các nghệ thuật khác đều ít nhiều có tính trực tiếp tác động hình ảnh lên thị giác, 
hoặc thính giác của con người. Riêng văn học lại là một nghệ thuật gián tiếp, nó phải thông 
qua một phương tiện biểu đạt mà Mác gọi là cái vỏ vật chất của tư duy đó là ngôn ngữ, để 
người đọc, (hoặc người kể) hình dung lại, rồi tái hiện ra trong đầu óc, trong tâm hồn mình, cái 
điều mà ngôn ngữ đã “trần thuật”. Nào ai đã được xem Kiều tắm, nhưng qua bốn câu thơ của 
Nguyễn Du: 
 “Buồng the phải buổi thong dong 
 Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa, 
 Rõ màu trong ngọc trắng ngà, 
 Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên. 
 Bốn câu thơ này, nếu đứng ở góc độ ngôn ngữ thông thường, ta có cái “thông tin” cơ 
bản sau: Buồng the (buồng của phụ nữ), Thong dong (rỗi rãi), Thang lan (nước tắm thơm mùi 
sả), Trướng hồng (màn che màu hồng), Đúc (làm nên, tạo nên), v.v 
 Đứng về phương diện văn học, các “thông tin” trên được biểu hiện theo lụât liên kết 
các biểu tượng về thanh âm thẩm mỹ, tạo thành hình tượng một bức tranh tuyệt đẹp: Kiều 
đang tắm trong buồng riêng. Nàng tắm nước là thơm, nước bốc hơi quanh màn như một “bức 
trướng hồng tẩm hoa”. Vẻ đẹp của nàng ẩn hiện, “trong như ngọc, trắng như ngà”, đoa là một 
kiệt tác có một không hai của tạo hoá. 
 Thời đổi mới có một số nhà phê bình mỹ thuật chê các hoạ sĩ trẻ của ta học đòi 
phương Tây vẽ tranh khỏa thân. Cái lỗi không phải là vẽ tranh khoả thân hay không khoả 
thân, mà ở chỗ vẽ có thanh nhã, có nghệ thuật bậc cao hay không? Qua truyện Kiều, ta mới 
biết được “vẽ tranh” khoả thân đâu phải là mới. Cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Du đã vẽ bằng 
nghệ thuật ngôn từ. Và qua cái vỏ ngôn ngữ, người đọc được nhà thơ Nguyễn Du giúp tái hiện 
lại trong hình ảnh, màu sắc, mùi vị thơm tho quyện quanh người đẹp đang tắm. Đây chính là 
một trong những bản chất của văn học. 
 Về thể loại, văn học chia thành: văn xuôi, thơ, kịch. Văn xuôi chia thành: ký sự, truyện 
ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết (riêng phóng sự ngày nay người ta có xu hướng xếp vào loại văn 
thông tấn, báo chí). Thơ chia thành: Thơ sử thi, Thơ trữ tình, v.vKịch chia thành: Kịch tự 
sự (kịch văn xuôi) , kịch thơ (ở đây chỉ nói những tác phẩm kịch mang giá trị văn học cao, 
chưa cần diễn, chỉ dọc thôi, người ta đã thoả mãn hoàn toàn về phương diện nó là một tác 
phẩm văn học độc lập). 
VI. GIÁO DỤC THẨM MỸ 
1. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ 
Khái niệm giáo dục thẩm mỹ trong mỹ học Mác – Lênin được xác định ở hai nghĩa: 
Ở nghĩa hẹp, đó là giáo dục quy về cái đẹp: giáo dục cho con người biết thụ cảm, đánh 
giá và sáng tạo cái đẹp. 
Ở nghĩa rộng, đó là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực bản chất người 
theo quy luật của cái đẹp. Như vậy, giáo dục thẩm mỹ tồn tại mọi lúc, mọi nơi trong cuộc 
sống, nó đồng nghĩa với sự hình thành thẩm mỹ. 
 41
Giáo dục thẩm mỹ bao giờ cũng nhằm làm hình thành một chủ thể thẩm mỹ biết 
hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo trên mọi mặt của cuộc sống theo quy luật của cái đẹp. 
Như vậy, giáo dục thẩm mỹ theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng đều hướng tới làm cho con 
người phát triển phong phú và hài hòa và làm cho văn hóa thẩm mỹ được xác lập trong các 
quan hệ xã hội. 
Hay nói cách khác, bản chất của giáo dục thẩm mỹ theo quan điểm của mỹ học Mác – 
Lênin gắn liền với các hoạt động sáng tạo, nghĩa là con người luôn hướng tới những giá trị 
mới. Giáo dục thẩm mỹ làm hình thái năng động của chủ thể thẩm mỹ phát triển mạnh mẽ và 
tự do trên cơ sở nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn. Mỹ học Mác – Lênin khẳng định 
giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục toàn xã hội. Nó gắn bó chặt 
chẽ với giáo dục lao động, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quốc tế và sự hài hoà giữa 
truyền thống với hiện đại, cá nhân với xã hội, thể xác với tinh thần. Nhưng giáo dục thẩm mỹ 
có tính đặc thù khác với mọi phương tiện giáo dục khác là ở bản chất của cái thẩm mỹ của nó. 
Tuy nhiên giáo dục thẩm mỹ và các hình thức giáo dục khác có mối liên hệ biện chứng với 
nhau và đều có một mục đích chung đó là sự hoàn thiện nhân cách con người. 
2. Nội dung xã hội của giáo dục thẩm mỹ 
 Giáo dục thẩm mỹ mang nội dung xã hội sâu sắc trước hết phải nói đến tính dân tộc. 
Các chủ thể thẩm mỹ hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp bao giờ cũng ở một dân tộc nhất 
định. Xa rời nội dung tính dân tộc, giáo dục thẩm mỹ sẽ đánh mất bản chất xã hội của nó. 
 Mỗi dân tộc trong xã hội có giai cấp đều có những quan hệ giai cấp khác nhau. Các 
tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của giai cấp đều phụ thuộc vào điều 
kiện sinh sống và mục tiêu giáo dục của giai cấp đó. Trong xã hội có giai nhiều cấp khác 
nhau cùng tồn tại thì thước đo giá trị thẩm mỹ bao giờ cũng thuộc về giai cấp thống trị. 
 Tĩnh xã hội của giáo dục thẩm mỹ còn gắn liền với tính thời đại, mỗi thời đại có mục 
tiêu, hình thức, biện pháp giáo dục và xây dựng các chủ thể thẩm mỹ khác nhau. Thời nô lệ, 
phong kiến, tư bản và ngày nay, các chủ thể đều mang dấu ấn của thời đại mình. 
3. Các hình thức giáo dục thẩm mỹ 
 Giáo dục thẩm mỹ với chức năng mục đích: 
 Thứ nhất, tạo lập sự định hướng giá trị thẩm mỹ cho nhân cách; Thứ hai, phát triển 
năng lực sáng tạo thẩm mỹ cho nhân cách ấy. Với chức năng và mục đích như vậy, đòi hỏi 
phải có hình thức giáo dục thẩm mỹ cho phù hợp. 
 Mỹ học Mác – Lênin khẳng định giáo dục thẩm mỹ gắn bó chặt chẽ với giáo dục lao 
động. Lao động trong xã hội, trong cộng đồng là hình thức giáo dục thẩm mỹ đầu tiên. Ngoài 
việc lao động làm hoàn thiện con người ở cả mặt vật chất lẫn tinh thần mà còn bởi lẽ lao động 
làm nảy sinh tình cảm con người, tình cảm cộng đồng, nó làm cho con người quý trọng sản 
phẩm của bản thân mình cũng như của người khác trong xã hội. Từ đó, con người biết quý 
trọng những giá trị kết tinh trong lao động, trong đó có giá trị thẩm mỹ. Hơn nữa, trong thực 
tiễn lao động xã hội còn là cội nguồn của cảm hứng vô tận cho thưởng thức và mọi sự sáng 
tạo nghệ thuật với tư cách là đỉnh cao của sáng tạo thẩm mỹ. 
Hình thức giáo dục thẩm mỹ thứ hai là thông qua cải thiện môi trường thẩm mỹ, trong 
đó có văn hoá giao tiếp, ăn mặc, quan hệ đối với vật dụng và với môi trường sống. Trong xã 
hội hiện đại, con người giữa biển rừng của tiện nghi do mình tạo ra, môi trường tự nhiên 
dường như thu hẹp lại và nhỏ bé hơn. Vì vậy vấn đề mỹ thuật của công nghệ, mỹ thuật của 
 42
môi trường ngày càng trở nên quan trọng để tránh tình trạng kỹ trị, cơ giới một cách đơn điệu, 
chật hẹpnhững phẩm chất tinh thần của con người. 
Hình thái giáo dục bằng nghệ thuật giữ vị trí trung tâm trong số các hình thức giáo dục 
thẩm mỹ. Có thể nói xuất phát từ chức năng giáo dục của nghệ thuật nó còn là phương tiện 
của giáo dục thẩm mỹ. Nghệ thuật nhận ra, rút ngắn, tập hợp các lối sống khác. Nghệ thuật 
hướng về cái đẹp, cái tốt mà giáo dục con người. Khác với các hình thức giáo dục khác, nghệ 
thuật thông qua hình tượng của mình để cảm hoá con người. Các tác phẩm có nội dung nhân 
đạo cao cả là những sáng tạo nghệ thuật có tư cách giáo dục tốt (và ngược lại). Giáo dục nghệ 
thuật còn có thể tạo nên nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ở mỗi con người, nó làm tăng khả 
năng cảm xúc, khơi gợi khả năng sáng tạo của con người được tiếp xúc thường xuyên với 
nghệ thuật sẽ làm cho con người có tâm hồn thanh cao hơn và tính người hơn. 
Giáo dục thẩm mỹ bằng các tư tưởng mỹ học là hình thức giáo dục cao nhất, nó cung 
cấp cho chủ thể thẩm mỹ những quan niệm cơ bản và đúng đắn để phân tích các giá trị thẩm 
mỹ. Giáo dục thẩm mỹ bằng các tư tưởng mỹ học dặc biệt quan trọng đối với các chủ thể 
đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ, nó sẽ tạo cơ sở để hình thành một thị hiếu thẩm mỹ phát triển 
và lành mạnh, một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp để góp phần định hướng thẩm mỹ cho chúng 
với tư cách là chủ thể thẩm mỹ. 
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục trí, đức, thể mỹ của 
Đảng ta trong quá trình hình thành nhân cách con người trong quá trình đổi mới. Các nguyên 
lý mỹ học Mác – Lênin soi sáng mục tiêu giáo dục thẩm mỹ, hình thành sự phát triển hài hoà 
và toàn diện của con người ở đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. 
 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t42. 
2. Đỗ Huy: Mỹ học với tư cách là khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 
3. Hoài Lam: Tìm hiểu mỹ học Mác – Lênin, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1979. 
4. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 6, 2000. 
5. Giáo trình Mỹ học Mác –Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 
6. Nguyễn Văn Phúc: Cái đạo đức và cái thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật, 
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 
7. Nguyễn Văn Đại, Mỹ học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 
8. Phương Lựu: Học tập tư tưởng văn nghệ của V.I.Lênin, NXB Văn học, Hà Nội, 1979. 
9. Vũ Khiêu: Anh hùng và nghệ sỹ, NXB Văn học Giải phóng, TPHCM, 1976. 
10. Vũ Minh Tâm: Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998. 
11. V.I.Lênin: Về văn học nghệ thuật, NXB Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1963. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_my_hoc.pdf