Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp

1.1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp

1.1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của

doanh nghiệp

Thông tin là phạm trù được dùng để miêu tả các tin tức của một sự vật hiện

tượng, một quá trình đã xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động kinh tế,

xã hội. Trên thực tế người ta thu nhiều thông tin ở các lĩnh vực khác nhau bằng các

phương tiện khác nhau.

1.1.1.1. Vai trò xác định phương hướng sản xuất kinh doanh

Đối với quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính, thông tin

giúp nhà quản trị, nhà lãnh đạo ra quyết định đúng đắn về các chính sách đầu tư, về

giải pháp

Trong nền kinh tế thị trường, thông tin được coi là nguồn lực tham gia vào sản

xuất kinh doanh, ai nắm được thông tin người ấy làm chủ. Vì vậy sự ra đời, phát

triển, phá sản của một doanh nghiệp phụ thuộc vào thông tin.

Ví dụ: Để sản xuất một mặt hàng bánh kẹo, doanh nghiệp phải nắm vững các

thông tin sau:

- Nhu cầu về thị trường với sản phẩm: chất lượng, số lượng, thị hiếu, phong

tục liên quan đến sản phẩm

- Các quy trình đang áp dụng đối với sản phẩm, chi phí, gián thành mỗi quy

trình, ưu nhược điểm.

- Thực trạng yếu tố đầu vào, vốn, đất đai doanh nghiệp có và sẽ có.

- Giá bán ở các thị trường như thế nào, có lãi không.

- Xu hướng phát triển của sản phẩm.

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 94 trang baonam 11220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp

Giáo trình môn Thống kê doanh nghiệp
Trang 1 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
CHƯƠNG 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 
Giới thiệu: 
Những vấn đề cơ bản trong thống kê doanh nghiệp giúp cho người học xác 
định được đối tượng, phạm vi nghiên cứu của thống kê và nhiệm vụ công tác thống 
kê trong doanh nghiệp, từ đó hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của thống kê 
doanh nghiệp, qua đó có phương pháp học - phương pháp tự nghiên cứu để vận 
dụng kiến thức học được khi đi làm thực tế 
Mục tiêu: 
- Phân tích được vai trò thông tin của thống kê đối với quản lý; 
- Xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê; 
- Trình bày được nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp; 
- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp. 
- Có ý thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu. 
Nội dung chính: 
1.1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp 
1.1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của 
doanh nghiệp 
Thông tin là phạm trù được dùng để miêu tả các tin tức của một sự vật hiện 
tượng, một quá trình đã xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động kinh tế, 
xã hội. Trên thực tế người ta thu nhiều thông tin ở các lĩnh vực khác nhau bằng các 
phương tiện khác nhau. 
1.1.1.1. Vai trò xác định phương hướng sản xuất kinh doanh 
Đối với quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính, thông tin 
giúp nhà quản trị, nhà lãnh đạo ra quyết định đúng đắn về các chính sách đầu tư, về 
giải pháp 
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin được coi là nguồn lực tham gia vào sản 
xuất kinh doanh, ai nắm được thông tin người ấy làm chủ. Vì vậy sự ra đời, phát 
triển, phá sản của một doanh nghiệp phụ thuộc vào thông tin. 
Ví dụ: Để sản xuất một mặt hàng bánh kẹo, doanh nghiệp phải nắm vững các 
thông tin sau: 
- Nhu cầu về thị trường với sản phẩm: chất lượng, số lượng, thị hiếu, phong 
tục liên quan đến sản phẩm. 
Trang 2 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
- Các quy trình đang áp dụng đối với sản phẩm, chi phí, gián thành mỗi quy 
trình, ưu nhược điểm. 
- Thực trạng yếu tố đầu vào, vốn, đất đai doanh nghiệp có và sẽ có. 
- Giá bán ở các thị trường như thế nào, có lãi không. 
- Xu hướng phát triển của sản phẩm. 
1.1.1.2. Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh 
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Nhà nước điều hành mọi hoạt động của 
doanh nghiệp nên việc thu thập và xử lý thông tin chưa được quan tâm nhiều. 
Trong cơ chế thị trường: Luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt, điều đó đòi hỏi 
doanh nghiệp một mặt phải bảo mật các thông tin có liên quan đến công ty mình, 
mặt khác phải nắm bắt được các thông tin về đối thủ cạnh tranh bằng cách tổ chức 
một mạng lưới thông tin về đối thủ cạnh tranh, thị hiếu, giá cả đầu vào, đầu ra 
Có như vậy mới giúp doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình 
một cách lành mạnh. 
1.1.1.3. Thông tin phuc vụ tối ưu hóa sản xuất 
Để tối ưu hóa sản xuất (lợi nhuận lớn nhất) thì doanh thu lớn nhất, chi phí nhỏ 
nhất. Điều đó không có nghĩa là phải bỏ ra nhiều vốn để sản xuất nhiều hàng hóa 
đó. Mà phải so sánh đơn vị lợi nhuận thu được của mỗi đơn vị vốn bỏ ra. 
Cần phải thu thập thông tin “đầu ra” và thông tin “đầu vào” để giúp doanh 
nghiệp đưa ra sản lượng sản phẩm sản xuất hợp lý nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất. 
Doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin liên quan đến sản xuất, giá cả các yếu tố 
đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong nước và nước ngoài. 
1.1.1.4. Thông tin về kinh tế vĩ mô 
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng 
nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm 
phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định của kinh tế vĩ mô của Chính 
phủ,v.v 
Các thông tin về kinh tế vĩ mô giúp doanh nghiệp dự đoán hướng phát triển 
trong tương lai để từ đó tìm ra phương hướng, đồng thời ngăn chặn, khắc phục các 
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. 
1.1.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp 
Để có thông tin phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp người ta có thể thu 
thập thông tin từ hai nguồn: 
- Nguồn thông tin tự thu thập, bao gồm: 
Trang 3 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
 + Nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp: tổ chức ghi chép hoặc điều tra 
thống kê. 
 + Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: phải tổ chức một mạng lưới thông tin 
kịp thời, đáng tin cậy để thu thập thông tin bằng nhiều cách: điều tra thống kê, mua 
lại thông tin của các cơ quan có liên quan. 
 - Nguồn thông tin sẵn có: Các thông tin lan truyền trên thông tin đại chúng: 
Thông tin quảng cáo sách báo truyền hình 
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp 
1.2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp 
Thống kê doanh nghiệp là một bộ phận của hạch toán thống kê. Nó là một loại 
thống kê nghiệp vụ chuyên đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp tính, 
các hệ thống chỉ tiêu phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng 
doanh nghiệp 
1.2.2. Đối tượng  ...  81 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
6.5.3.1 Khấu hao tài sản cố định 
-Ý nghĩa: Khấu hao tài sản cố định thường là chi phí bất biến trong một thời 
kỳ sản xuất. Vì vậy, hiệu quả sử dụng tài sản cố định gia tăng cùng với mức tăng 
sản lượng trong kỳ. 
-Nguyên tắc phân tích: 
 + Phân tích biến động của chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm (Ck/q) 
q
M
q
M
c K
K
qk
1
..
.
/ φφ == 
 + Phân tích dưới ảnh hưởng của ba nhân tố 
▪ Mức khấu hao (Mk) 
▪ Giá trị tài sản cố định (Φ) 
▪ Khối lượng sản phẩm (q) 
-Phưong pháp phân tích: 
+ Số tương đối 
K
KKK
K
qKK
qK
q
q
M
M
c
c
1
1
..
111
/
1/
φ
φ
=
+ Số tuyệt đối 
KKK
K
KKKKKKqKKqK Mqqq
M
q
MMcc φφφφ )11(1.)(1.)(
11
1
1
11/1/ −+−+−=− 
6.5.3.2. Khoản mục chi phí chung 
-Ý nghĩa: khoản mục chi phí chung bao gồm các chi phí quản lý phân xưởng 
và doanh nghiệp, khoản mục này thường ít thay đổi theo khối lượng sản phẩm. 
- Nguyên tắc phân tích: dựa trên chi phí chung bình quân 
 + Chi phí chung thực tế bình quân trong giá thành đơn vị sản phẩm 
1
1
1 q
C
c =
Trong đó: 
o C1 là tổng chi phí chung thực tế. 
o q1 là sản lượng thực tế 
 + Chi phí chung kế hoạch bình quân trong giá thành đơn vị sản phẩm thực tế 
1
1 q
C
c KK = 
Trang 82 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
Trong đó: CK là tổng chi phí chung kế hoạch 
 + Chi phí chung kế hoạch bình quân trong giá thành đơn vị sản phẩm kế 
hoạch 
K
K
K q
C
c =
Trong đó: qK là sản lượng kế hoạch 
- Phương pháp thực hiện: 
 =>Trường hợp phân tích chi phí chung trong đơn vị giá thành sản phẩm 
+ Số tương đối 
K
KK
K
K
K
K
Z
cc
x
Z
cc
Z
cc −−
=
− 1111
+ Số tuyệt đối 
)()( 1111 KKKK cccccc −+−=− 
 =>Trường hợp phân tích chi phí chung trong giá thành nhiều loại sản phẩm 
+ Số tương đối 
1
1
1
111
1
11
.
∑
∑∑
∑
∑∑
∑
∑∑ −−
=
−
qZ
qcqc
qZ
qcqc
qZ
qcqc
K
KKK
K
K
K
KK
+ Số tuyệt đối 
)()( 111111 KKKKKK qcqcqcqcqcqc ∑∑∑∑∑∑ −+−=− 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày khái niêm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất? 
2. Trình bày khái niêm giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm? 
3. Nêu ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm? 
4. Hãy thiết lập công thức tính chỉ số giá thành thực tế và chỉ số giá thành kế 
hoạch? 
5. Thống kê giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá? 
6. Trình bày khái niêm và cách xác định giá thành cho một đồng sản lượng hàng 
hoá, phân tích giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá? 
7. Trình bày phương pháp phân tích giá thành theo khoản mục chi phí? 
BÀI TẬP 
Bài tập 1: 
Trang 83 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
Tính toán các chỉ số giá thành 
Có tình hình giá thành sản phẩm của một nhà máy chế biến nước hoa quả như sau: 
LOẠI 
SP 
SẢN LƯỢNG (hộp) GIÁ THÀNH ĐVSP (1.000đ) 
Kế hoạch 
2005 
Thực tế 
2005 
Thực tế 
2004 
Kế hoạch 
2005 
Thực tế 
2005 
Dứa 2.400 2.500 12 12 11 
Dưa hấu 1.200 1.400 10 8 9 
Cam 6.000 1.000 19 19 17 
Xoài 2.400 1.800 17 17 15 
Yêu cầu: Tính các chỉ số sau của từng loại và chung các loại sản phẩm 
Chỉ số giá thành kế hoạch 
Chỉ số giá thành thực tế 
Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành 
Bài tập 2: 
Có tài liệu sau đây về tình hình giá thành sản phẩm của doanh nghiệp A biến động 
qua các năm như sau: 
Loại 
SP 
Giá thành 
ĐVSP năm 
gốc (1.000đ) 
Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 
Giá 
thành 
ĐVSP 
(1.000 
đ) 
Sản 
lượng 
(sp) 
Giá 
thành 
ĐVSP 
(1.000 
đ) 
Sản 
lượng 
(sp) 
Giá 
thành 
ĐVSP 
(1.000 
đ) 
Sản 
lượng 
(sp) 
A 150 140 500 130 620 120 700 
B 110 100 800 90 1.000 88 900 
C 90 100 75 150 70 120 400 
Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm theo thời gian? 
Bài tập 3: 
Có tài liệu về tình hình sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp 
như sau: 
Trang 84 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
Loại SP Khối lượng SP (cái) Giá thành ĐVSP (1.000 đ/cái) 
 Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế 
A 100 150 3.800 3.600 
B 110 120 5.700 5.800 
Yêu cầu: Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tổng giá thành sản phẩm theo các 
nhân tố ảnh hưởng? 
Bài tập 4: 
Có tài liệu về tình hình giá thành một số sản phẩm tại xí nghiệp công nghiệp chế 
biến K như sau: 
LOẠI 
SP 
SẢN LƯỢNG (tạ) GIÁ THÀNH ĐVSP (1.000đ) 
Kế hoạch 
2005 
Thực tế 
2005 
Thực tế 
2004 
Kế hoạch 
2005 
Thực tế 
2005 
A 700 840 100 90 80 
B 1.600 1.800 80 75 70 
C 680 900 150 150 140 
D 1.000 600 250 260 240 
Yêu cầu: Phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch giá thành kết hợp với biến 
động giá thành sản phẩm của toàn xí nghiệp. 
Trang 85 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
CHƯƠNG 7: 
THỐNG KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 
Giới thiệu: 
Thống kê hoạt động tài chính trong doanh nghiệp sản xuất giúp cho người học 
nắm bắt được nội dung cũng như phương pháp thống kê; phân tích được tình hình 
tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm sử dụng hiệu 
quả vốn trong doanh nghiệp, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời Lập 
được kế hoạch tài chính của doanh nghiệp kì sau. 
Mục tiêu: 
- Trình bày nội dung thống kê vốn cố định; 
- Trình bày nội dung thống kê vốn lưu động; 
- Trình bày nội dung thống kê kết quả sản xuất kinh doanh; 
- Thống kê và phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp; 
- Đề xuất được các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả vốn trong doanh nghiệp, 
làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp; 
- Lập được kế hoạch tài chính của doanh nghiệp kì sau. 
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập, cẩn thận, chính xác trong luyện tập. 
Nội dung chính: 
7.1. Thống kê vốn cố định 
7.1.1. Chỉ tiêu mức vốn cố định 
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Vốn cố định của đơn vị 
sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định được xác định bằng giá ban đầu 
(hoặc giá khôi phục) của các tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị trong 
thời gian đó. 
7.1.2. Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định 
Hiệu suất vốn cố định là chỉ tiêu tương đối, nó được xác định bằng cách so 
sánh giá trị của sản lượng với vốn cố định bình quân trong một thời kỳ nào đó của 
đơn vị sản xuất kinh doanh. 
7.2. Thống kê vốn lưu động 
7.2.1. Chỉ tiêu mức vốn lưu động 
Trang 86 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
Mức vốn lưu động tại một thời điểm là chỉ tiêu phản ánh mức vốn lưu động 
lưu thông của đơn vị sản xuất kinh doanh vào một thời điểm nhất định (thường tính 
vào đầu kỳ hoặc cuối kỳ). 
Mức vốn lưu động bình quân trong thời kỳ là chỉ tiêu phản ánh mức vốn lưu 
động của doanh nghiệp tính bình quân cho một thời kỳ nhất định (thường là tháng, 
quý, năm). 
7.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 
Để thống kê hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta thường sử dụng một số 
chỉ tiêu sau: 
7.2.2.1 Số lần chu chuyển của vốn lưu động 
Công thức tính: 
 Lu = 
V
D
Trong đó: 
 D: Tổng doanh thu thuần trong năm 
 V : Vốn lưu động bình quân trong năm 
V = 
Vốn lưu động trong năm+ Vốn lưu động cuối năm 
2 
Cho biết: Trong một thời kỳ nhất định, một đồng vốn lưu động có thể tham gia 
vào việc tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu 
7.2.2.2 Số ngày luân chuyển 
 Công thức tính: 
 Đ = 
Lu
N
 Trong đó: 
 Đ: Là số ngày luân chuyển 
 N: Là số ngày theo lịch trong kỳ 
 (Quy định 1 tháng: 30 ngày; 1 quý: 90 ngày; 1 năm: 360 ngày) 
 Lu: Là số lần luân chuyển 
 Cho biết: Số ngày 1 lần luân chuyển là bao nhiêu (Phản ánh độ dài) 
7.3. Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh 
7.3.1. Thống kê tổng doanh thu của doanh nghiệp 
7.3.1.1. Cấu thành thu nhập của doanh nghiệp 
Trang 87 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
a. Nội dung thu nhập của doanh nghiệp: 
Theo quy định hiện hành, thu nhập của doanh nghiệp thường bao gồm các bộ 
phận sau: 
- Doanh thu hoạt động cơ bản: 
 + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh 
 + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh 
doanh phụ 
 + Thu nhập của hoạt động lien doanh lien kết. 
 + Thu nhập của nghiệp vụ tài chính: bao gồm lãi tiền gửi và tiền cho vay, 
khoản thu về tiền bồi thường các khoản tăng gía hàng công nợ. 
- Thu nhập khác: 
Bao gồm các khoản thu nhặt, các khoản dôi thừa, vắng chủ 
b. Phản ánh cấu thành thu nhập của doanh nghiệp: 
Công thức phân tích: 
- Tỷ trong của doanh thu hoạt động cơ bản (dcb) 
 dcb= D
Dcb
- Tỷ trọng của thu nhập khác: 
 dk= D
Dk
 Trong đó: 
Dcb: Doanh thu của hoạt động cơ bản 
Dk: Doanh thu của hoạt động khác 
D: Tổng doanh thu của doanh nghiệp 
Ý nghĩa: Phân tích tỷ trọng của từng loại thu nhập cho chúng ta biết được loại 
thu nhập nào của doanh nghiệp là chủ yếu, trên cơ sở đó chúng ta cũng biết được 
trọng tâm cần quản lý và khai thác từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp 
7.3.1.2. Phân tích sự biến động doanh thu của doanh nghiệp: 
Trình tự phân tích: 
Số tương đối: 
Trang 88 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
∑p1q1 
= 
∑p1q1 
x 
∑p0q1 
∑p0q0 ∑p0q1 ∑p0q0 
 Trong đó: 
 p1, p0: là giá bán của sản phẩm i kỳ báo cáo và kỳ gốc 
 q1, q0: là số lượng của sản phẩm i kỳ báo cáo và kỳ gốc 
- Số tuyệt đối: 
 (∑p1q1- ∑p0q0) = (∑p1q1-∑p0q1)+ (∑p0q1-∑p0q0) 
-Nhận xét: 
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 
(giảm) do ảnh hưởng của hai nhân tố sau: 
 +Do giá bán của sản phẩm 
 +Do số lượng của sản phẩm tiêu thụ 
7.3.2. Thống kê lợi nhuận của doanh nghiệp 
7.3.2.1 Khái niệm 
 Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp được xác định bằng hiệu số giữa doanh thu và 
thu nhập khác với các chi phí sản xuất kinh doanh có liên quan đến doanh thu, thu 
nhập 
7.3.2.2 Các chỉ tiêu lợi nhuận 
- Lợi nhuận trước thuế: Là chỉ tiêu lợi nhuận được xác định bằng hiệu số giữa 
tổng doanh thu và thu nhập khác với tổng chi phí sản xuất kinh doanh có liên quan 
đến doanh thu, thu nhập đó. 
Công thức : 
L = (Doanh thu BH + Doanh thu TC + TN khác) –(Giá vốn + Chi phí TC + Chi phí 
khác + Chi phí BH + Chi phí QLDN) 
- Lợi nhuận sau thuế: Là chỉ tiêu lợi nhuận được xác định bằng cách lấy lợi 
nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập trong kỳ. 
Công thức : 
 Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập trong kỳ 
7.3.3. Thống kê doanh lợi của doanh nghiệp 
7.3.3.1 Khái niệm và phân loại doanh lợi 
- Khái niệm 
Trang 89 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
Doanh lợi là chỉ tiêu tương đối biểu hiện sự so sánh mức lợi nhuận đạt được 
với chi phí để đạt được lợi nhuận đó của đơn vị trong một kỳ kinh doanh nhất định. 
- Phân loại doanh lợi: 
 Xét về chỉ tiêu doanh lợi: 
+ Doanh lợi chung: Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện tỷ lệ so sánh giữa lợi 
nhuận trước thuế với chi phí trong kỳ. Nó cho thấy tính hữu ích của doanh lợi đối 
với toàn xã hội. 
+ Doanh lợi vốn: Là chỉ tiêu được tính bằng cách chia mức lợi nhuận thu 
được cho vốn sản xuất (Vốn cố định và vốn lưu động) của doanh nghiệp. Nó cho 
thấy khả năng sinh lời của vốn sản xuất. 
7.3.3.2 Các chỉ tiêu doanh lợi 
a. Doanh lợi giá thành chung: 
Công thức tính: 
 dz = Z
L
Trong đó: 
dz: Là tỷ xuất lợi nhuận 
L: Mức lợi nhuận trước thuế trong kỳ 
Z: Tổng giá thành toàn bộ trong kỳ 
b. Doanh lợi giá thành thuần túy: 
Công thức tính: 
 dzt = Z
Ls
Trong đó: 
dzt: Là tỷ xuất lợi nhuận 
Ls: Mức lợi nhuận sau thuế trong kỳ 
Z: Tổng giá thành toàn bộ trong kỳ 
c. Doanh lợi vốn chung: 
 Công thức tính: 
 dv = 
V
L
Trong đó: 
dv: Là tỷ xuất lợi nhuận 
Trang 90 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
L: Mức lãi trước thuế trong kỳ 
V : Vốn sản xuất bình quân trong kỳ 
d. Doanh lợi vốn thuần túy 
 Công thức tính: 
 dvt = V
Ls
Trong đó: 
dvt: Là doanh lợi vốn thuần túy trong kỳ 
Ls: Mức lãi sau thuế trong kỳ 
V : Vốn sản xuất bình quân trong kỳ 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày công thức tính, ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu mức vốn cố định và 
hiệu suất vốn cố định? 
2. Trình bày công thức tính, ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu mức vốn lưu động và 
hiệu quả sử dụng vốn lưu động? 
3. Trình bày công thức tính, ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu thống kê kết quả sản 
xuất kinh doanh: tổng doanh thu của doanh nghiệp; lợi nhuận của doanh nghiệp? 
BÀI TẬP 
Bài tập 1: 
Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp trong 2 năm như sau: 
Chỉ tiêu Đôn vị tính Năm gốc 
Năm 
báo cáo 
1. GO (tỷ đồng) Tỷ đồng 200 250 
2.Tổng vốn bình quân dùng vào sxkd Tỷ đồng 200 220 
Trong đó: TSCĐ và đầu tư dài hạn bq Tỷ đồng 120 150 
3. Doanh thu tiêu thụ hàng hóa Tỷ đồng 180 240 
4.Số lao động có bình quân nghìn người 10 12 
5.% lợi nhuận trước thuê trong doanh thu % 20 25 
Trang 91 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
Yêu cầu: 
1. Đánh giá tình hình trang bị vốn cho lao động và hiệu quả sử dụng tổng vốn, 
vốn cố định, vốn lưu động trong doanh nghiệp? 
2. Phân tích các nhân tố hiệu năng sử dụng vốn, vòng quay và quy mô vốn ảnh 
hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? 
Bài tập 2: 
Có số liệu của một công ty trong 2 năm (Trích báo cáo tài chính B01-DN) như sau: 
Đơn vị tính: triệu đồng 
Tài sản Năm gốc Năm báo cáo 
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 3.200 3.300 
 -Vốn bằng tiền 1.600 1.200 
- Khoản phải thu 400 300 
 -Hàng tồn kho 1.200 1.800 
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 2.280 2.600 
- TSCĐ hữu hình 1.800 2.000 
- TSCĐ vô hình 800 1.000 
- Hao mòn tài sản cố định (320) (400) 
Tổng tài sản 5.480 5.900 
Nguồn vốn Năm gốc Năm báo cáo 
A. Nợ phải trả 3.080 3.420 
- Nợ dài hạn 1.080 1.420 
- Nợ ngắn hạn 2.000 2.000 
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.400 2.480 
- Nguồn vốn kinh doanh 2.200 2.400 
- Lãi chưa phân phối 200 80 
Tổng nguồn vốn 5.480 5.900 
Trang 92 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
Yêu cầu: 
1. Tính các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty? 
2. Tính các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán công nợ của công ty? 
3. Đánh giá mức độ lành mạnh về tài chính của công ty qua tính và so sánh khả 
năng thanh toán nói chung? 
Trang 93 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 
Từ viết tắt Giải thích 
DN Doanh nghiệp 
GTSX Giá trị sản xuất 
LVTT Làm việc thực tế 
LVTTBQ Làm việc thực tế bình quân 
MMTB Máy móc thiết bị 
NVL Nguyên vật liệu 
SP Sản phẩm 
SX Sản xuất 
TSCĐ Tài sản cố định 
TSCĐbq Tài sản cố địnhbình quân 
TSCĐpv Tài sản cố định phục vụ 
TSCĐtt Tài sản cố định trực tiếp sản xuất 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Tên các bảng Trang 
Bảng 2.1: Bảng thống kê sản lượng sản xuất 20 
Bảng 3.1: Bảng tài liệu sử dụng NVL tiêu dùng vào sx của DN 37 
Bảng 4.1: Bảng số liệu tình hình sử dụng tài sản cố định 52 
Bảng 5.1: Bàng tài liệu tình hình sản xuất của công ty cơ khí A 69 
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 
Sơ đồ 5.1: Sơ đồ biểu diễn quỹ theo thời gian lao động theo ngày công 59 
Sơ đồ 5.2: Sơ đồ cơ cấu giờ công 60 
Trang 94 
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.TS Hồ Sỹ Chi, Học viện tài chính, NXB Tài chính, 2013 
2.TS Phạm Ngọc Kiểm và TS Nguyễn Công Nhự, NXB Giáo dục, 2012 
3. Tập thể giáo viên khoa thống kê – toán- tin học trường Đại học kinh tế TP HCM, 
NXB tài chính 2013 
4. Đàm Thị Thu, Trường cao đẳng xây dựng số 3,www.ebook.edu.vn, 2008 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_thong_ke_doanh_nghiep.pdf