Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2)

6.1. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất

Trong phần này chúng ta nghiên cứu bản chất, vai trò, tầm quan trọng và những

yêu cầu của bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp.

6.1.1. Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về

mặt không gian các phương tiện sản xuất và phục vụ sản xuất trên mặt bằng diện tích của

doanh nghiệp sao cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi nhất đảm bảo quá trình

sản xuất vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, không tạo ra

giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất.

Kết quả của bố trí mặt bằng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân

xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Khi xây dựng

phương án bố trí sản xuất cần căn cứ vào luồng di chuyển của công việc, nguyên vật liệu,

bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.

Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý,

đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị

trường.

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 108 trang baonam 9580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2)

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 2)
 110 
Chương 6 
BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ 
 MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG 6 
 Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên có thể: 
 - Nắm được bản chất của khái niệm, mục tiêu, vai trò và những yêu cầu của bố trí 
mặt bằng sản xuất; 
 - Nắm được những hình thức bố trí mặt bằng cơ bản nào được sử dụng trong sản 
xuất kinh doanh và đặc điểm cơ bản của mỗi hình thức? 
 - Lý giải được làm thế nào để đạt được một mặt bằng được bố trí theo quá trình 
tốt; 
 - Lý giải được làm thế nào để cân bằng dòng sản xuất trong nhà máy có mặt bằng 
được bố trí theo sản phẩm. 
 NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 6 
 6.1. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất 
 Trong phần này chúng ta nghiên cứu bản chất, vai trò, tầm quan trọng và những 
yêu cầu của bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp. 
 6.1.1. Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất 
 Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về 
mặt không gian các phương tiện sản xuất và phục vụ sản xuất trên mặt bằng diện tích của 
doanh nghiệp sao cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi nhất đảm bảo quá trình 
sản xuất vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, không tạo ra 
giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất. 
 Kết quả của bố trí mặt bằng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân 
xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Khi xây dựng 
phương án bố trí sản xuất cần căn cứ vào luồng di chuyển của công việc, nguyên vật liệu, 
bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. 
 Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý, 
đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị 
trường. 
 6.1.2. Vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất 
 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng 
trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển 
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể: 
 - Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, 
tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những 
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 
 111 
 - Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động 
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 
 - Bố trí hợp lý sẽ tạo ra quá trình sản xuất linh hoạt hơn có thể thích ứng với 
những thách thức của sự thay đổi nhu cầu trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp dịch 
vụ đặc biệt quan trọng cho khách hàng tiếp cận nhanh thuận lợi và có cảm giác tốt nhất 
khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. 
 - Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm 
lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. 
 - Bố trí hợp lý sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản 
phẩm, loại bỏ được những lãng phí trong quá trình sản xuất. 
 - Tạo sự dễ dàng, thuận tiện trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động và đảm bảo 
được một môi trường an toàn cho nhân viên khi làm việc. 
 - Bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư lớn về sức lực và tài chính. 
 - Đây là một vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém. 
 6.1.3. Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất 
 Bố trí mặt bằng sản xuất là một công việc khó khăn trong quản trị sản xuất. Để đạt 
được mục tiêu phát triển sản xuất đặt ra và phát huy tối đa những lợi ích của bố trí mặt 
bằng sản xuất, trong quá trình thiết kế và triển khai bố trí mặt bằng sản xuất cần tuân thủ 
những yêu cầu chủ yếu sau: 
 - Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động sản xuất; 
 - Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất và cấu trúc thiết kế của sản phẩm 
hoặc dịch vụ. 
 - Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ. 
 - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự di chuyển của người lao động, phương tiện 
trong quá trình sản xuất hoặc sự di chuyển của khách hàng đối với các doanh nghiệp dịch 
vụ. 
 - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm soát và theo dõi trong quá trình sản xuất. 
 - Đảm bảo an toàn cho người lao động, phương tiện thiết bị. 
 - Tính tới những tác động của môi trường sản xuất như tiếng ồn, ánh sáng, điều 
hòa thông gió 
 6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất và dịch vụ 
 6.2.1. Bố trí mặt bằng theo quá trình (công nghệ) 
 Bố trí sản xuất theo quá trình phù hợp với loại hình sản xuất gián đoạn, quy mô 
sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm đa dạng. Sản phẩm hoặc các chi tiết, bộ phận đòi hỏi 
quá trình chế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và sự di chuyển của 
nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau. 
 112 
 Tại các nơi làm việc, máy móc thiết bị được bố trí theo chức năng chứ không theo 
thứ tự chế biến. Trong mỗi bộ phận tiến hành những công việc tương tự. Các chi tiết bộ 
phận thường được đưa đến theo loạt, theo những yêu cầu của kỹ thuật chế biến. 
 Kiểu bố trí này rất p ... p có thể lựa chọn cho mình một phương pháp hợp lý. Dưới 
đây là một số phương pháp xác định kích thước lô hàng được thực tế doanh nghiệp sử 
dụng. 
 (1). Mô hình đưa hàng theo lô ứng với nhu cầu (Lot for lot) 
 Nguyên tắc cấp hàng theo nhu cầu thực gọi là cấp theo lô. Theo phương pháp này 
lượng nguyên vật liệu doanh nghiệp sẽ mua đúng bằng nhu cầu tại thời điểm cần (đây 
chính là nhu cầu thực). Số lượng mua, đặt hàng bên ngoài hoặc tự sản xuất đúng bằng số 
lượng cần thiết đảm bảo cung cấp đủ số lượng nguyên vật liệu hoặc chi tiết, bộ phận. 
Phương pháp này thích hợp đối với những lô hàng kích cỡ nhỏ, đặt thường xuyên, lượng 
dự trữ để cung cấp đúng lúc thấp và không tốn chi phí lưu kho. Tuy nhiên, đối với các 
doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc sản phẩm có cấu trúc phức tạp gồm rất 
nhiều chi tiết bộ phận thì cần quá nhiều lô đặt hàng và không thích hợp với những 
phương tiện chuyên chở đã được tiêu chuẩn hoá. 
 Ví dụ: Một công ty kinh doanh một loại động cơ muốn tính chi phí đặt hàng và 
chi phí tồn kho theo chỉ tiêu cần lô nào, cấp lô đó. Phòng tài vụ của công ty đã ước tính 
được các khoản chi phí của mặt hàng động cơ này là: 
 Chi phí lưu kho: H = $1/đơn vị/tuần; 
 Chi phí đặt hàng S = $100/đơn hàng; 
 Thời gian chờ: L = 1 tuần; 
 210 
 Xác định số lô hàng cần đặt và tổng chi phí thuộc về hàng dự trữ? Biết bảng điều 
độ sản xuất chính, nhà máy có nhu cầu thực tế về mặt hàng động cơ trên như sau: 
Thời kỳ (tuần) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Tổng nhu cầu 35 30 40 0 10 40 30 0 30 55 
Lượng tiếp nhận theo tiến độ 
Dự trữ sẵn có 35 
 Giải 
 Áp dụng mô hình đưa hàng theo lô ứng với nhu cầu, kế hoạch đặt hàng và lượng 
tồn trữ được xác định như sau: 
Thời kỳ (tuần) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Tổng nhu cầu 35 30 40 0 10 40 30 0 30 55 
Lượng tiếp nhận theo tiến độ 
Dự trữ sẵn có 35 35 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Nhu cầu thực 0 30 40 0 10 40 30 0 30 55 
Lượng tiếp nhận đơn đặt hàng 
theo kế hoạch 
 30 40 10 40 30 30 55 
Lượng đơn hàng phát ra theo 
kế hoạch 
 30 40 10 40 30 30 55 
 1. Không có tồn kho xảy ra trong suốt thời kỳ hoạch định nhu cầu vật tư của hệ 
thống nên: 
 Tổng chi phí tồn trữ (lưu kho) = $0; 
 2. Có 7 đơn hàng cần đặt đối với hạng mục vật tư này trong kế hoạch: 
 Tổng chi phí đặt hàng = 7 x $100 = $700; 
 TC = chi phí lưu kho + chi phí đặt hàng 
 TC = $0 + $700 = $700. 
 (2). Mô hình EOQ 
 Trong một số trường hợp có thể xác định cỡ lô hàng theo mô hình kinh điển là 
lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ) đã được trình bày trong phần Quản trị hàng dự trữ. 
Phương pháp này cho chi phí tối ưu nếu như nguyên vật liệu tương đối đồng nhất. Tuy 
nhiên, trong những trường hợp nhu cầu phụ thuộc ở các cấp của cấu trúc sản phẩm quá 
nhiều loại lại chênh lệch nhau lớn thì áp dụng mô hình này sẽ bất lợi. 
 Công thức xác định lượng đặt hàng tối ưu Q*: 
* 2. .D SQ
H
= 
 211 
 Ví dụ: Với số liệu ở ví dụ 10, cho biết nhu cầu trung bình hàng tuần về mặt hàng 
động cơ là 27 đơn vị, giả sử 1 năm công ty làm việc 52 tuần. Hãy xác định kích cỡ lô 
hàng theo mô hình EOQ và tổng chi phí thuộc về hàng dự trữ? 
 Giải 
 Theo đầu bài có: D = 52 x 27 = 1404 đơn vị; H = 1 x 52 = $52; S = $100; 
 → Kích cỡ lô hàng theo EOQ: 
 *
2. . 2.1404.100
73
52
D S
Q
H
= = = đơn vị; 
 Như vậy, mỗi lần ta đặt 73 động cơ. Ta có thể lập bảng tính toán xác định lượng 
tồn kho và số lần đặt hàng cho 10 tuần như sau: 
Thời kỳ (tuần) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Tổng nhu cầu 35 30 40 0 10 40 30 0 30 55 
Lượng tiếp nhận theo tiến độ 
Dự trữ sẵn có 35 35 0 43 3 3 66 26 69 69 39 
Nhu cầu thực 0 30 0 0 7 0 4 0 0 16 
Lượng tiếp nhận đơn đặt 
hàng theo kế hoạch 
 73 73 73 73 
Lượng đơn hàng phát ra theo 
kế hoạch 
 73 73 73 73 
 Tổng chi phí hàng năm: TC = Cđh + Clk 
 TC = (1.404/73) x $100 + (73/2) x ($52) = $3,821 
 → Chi phí cho kế hoạch 10 tuần = $3,821 x (10 tuần/52 tuần) = $735. 
 (3). Mô hình cân đối các thời kỳ bộ phận (Part period balancing) 
 Phương pháp này nhằm mục đích xác định được kích cỡ lô hàng mà ở đó chi phí 
đặt hàng bằng chi phí lưu kho. Về mặt kinh tế cỡ lô tối ưu được tính theo công thức sau: 
EPP = 
Chi phí thiết lập đơn hàng (đặt hàng) 
Chi phí lưu kho của 1 đơn vị hàng trong một giai đoạn 
 EPP là căn cứ để ghép nhu cầu các giai đoạn. Phương pháp này tạo ra sự linh hoạt 
trong việc hình thành đơn đặt hàng mà vẫn đảm bảo giảm thiểu được chi phí dự trữ. Tuy 
nhiên, trong thực tế khó tìm được kích cỡ lô hàng mà tại đó chi phí đặt hàng bằng chi phí 
lưu kho, cho nên sẽ chấp nhận lựa chọn kích cỡ gần nhất với kích cỡ tối ưu vừa tính 
được. 
 Theo ví dụ trên ta có sản lượng ở mức tối ưu: EPP = S/H = 100 đơn vị. Tức là chi 
phí để dự trữ 100 đơn vị hàng trong một giai đoạn (tuần) bằng chi phí cho một lần đặt 
hàng. Ta sử dụng EPP = 100 là căn cứ để ghép nhu cầu các giai đoạn và lượng NVL đưa 
đến có kích cỡ gần nhất với kích cỡ tối ưu 100. Ta có bảng sau: 
 212 
Thời kỳ (tuần) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Tổng nhu cầu 35 30 40 0 10 40 30 0 30 55 
Lượng tiếp nhận theo tiến độ 
Dự trữ sẵn có 35 35 0 50 10 10 0 60 30 30 0 
Nhu cầu thực 0 30 0 0 0 40 0 0 0 55 
Lượng tiếp nhận đơn đặt hàng 
theo kế hoạch 
 80 100 55 
Lượng đơn hàng phát ra theo 
kế hoạch 
 80 100 55 
 Tổng chi phí của phương án này: 
 TC = Cđh + Clk = 3 (đơn hàng) x $100 + (50 + 10 + 10 + 60 + 30 + 30) x $1 
 TC = $300 + $190 = $490 
 Như vậy, tổng chi phí của ba phương pháp xác định cơ lô như sau: 
Phương pháp Tổng chi phí 
Lot-for-lot $700 
EOQ $735 
PPB $490 
 Phương pháp PPB cho tổng chi phí thấp nhất là $490. PPB tạo ra sự linh hoạt 
trong hình thành các đơn hàng mà vẫn giảm thiểu được chi phí dự trữ. 
 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 9 
 Câu 1. Nêu khái niệm và vai trò của hàng tồn kho? Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ 
của quản trị tồn kho trong doanh nghiệp? 
 Câu 2. Chi phí tồn kho bao gồm những loại nào? Hãy phân tích nội dung kinh tế 
của các loại chi phí đó. Giải thích và minh họa chi tiết? 
 Câu 3. Hãy trình bày nội dung của kỹ thuật phân tích ABC trong quản trị hàng dự 
trữ. Giải thích và minh họa bằng ví dụ cụ thể của các công ty Việt Nam? 
 Câu 4. Hãy trình bày kỹ thuật xác định kích thước lô hàng theo mô hình EOQ, 
POQ và QDM? Cho ví dụ minh họa và nhận xét? 
 Câu 5. Thế nào là điểm đặt hàng lại? Thời gian đặt hàng lại? Lượng dự trữ an 
toàn. Cho ví dụ và giải thích chi tiết? 
 Câu 6. Hãy nêu khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa và những yếu tố cơ bản của hoạch 
định nhu cầu nguyên vật liệu MRP? 
 Câu 7. Hãy trình bày các yêu cầu cơ bản để ứng dụng MRP trong một doanh 
nghiệp và cho biết trình tự thực hiện hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu? 
 213 
 Câu 8. Hãy trình bày các phương pháp xác định kích cỡ lô hàng. Cho ví dụ minh 
họa cụ thể? 
 BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 9 
 Bài 1. Một sản phẩm có nhu cầu hàng năm 4000 đơn vị. Chi phí đặt hàng là 
$20/đơn hàng và chi phí lưu kho một đơn vị hàng một năm là $4. Mô hình EOQ được sử 
dụng trong trường hợp này. Giải pháp tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho hàng năm đối 
với sản phẩm này sẽ có tổng chi phí bằng bao nhiêu? 
 Bài 2. Trong mô hình POQ, nhu cầu tiêu thụ hàng ngày bằng 10 đơn vị, nhu cầu 
sản xuất hàng ngày bằng 50 đơn vị. Lượng đặt hàng theo sản xuất tối ưu bằng 612 đơn vị. 
Tồn kho trung bình hàng năm bằng bao nhiêu? 
 Bài 3. Hãng Montegut sản xuất một loại sản phẩm có nhu cầu hàng năm là 10.000 
đơn vị. Mức sản xuất trung bình hàng ngày là 100 đơn vị, trong khi nhu cầu tiêu thụ hàng 
ngày là 40 đơn vị. Chi phí lưu kho đơn vị là $2/đơn vị/năm; Chi phí đặt hàng là $200/đơn 
hàng. Hãng muốn sản xuất sản phẩm này theo những lô hàng kinh tế. 
 Yêu cầu: 
 a. Kích thước một lô hàng sản xuất nên bằng bao nhiêu (tính gần đúng)? 
 b. Mức tồn kho tối đa trong kho bằng bao nhiêu (tính gần đúng)? 
 c. Số lô sản xuất trong năm bằng bao nhiêu (tính gần đúng)? 
 d. Tổng chi phí quản lý hàng tồn kho hàng năm bằng bao nhiêu? 
 Bài 4. Một hãng kinh doanh một loại sản phẩm có nhu cầu hàng năm, chi phí đặt 
hàng, chi phí lưu kho đơn vị cho như sau: D = 600 đơn vị, S = $20/đơn hàng và H = 30% 
giá mua một đơn vị. Giá mua một đơn vị được xác định dựa trên chính sách khấu trừ theo 
sản lượng như ở trong bảng sau. Hãy cho biết hãng nên mua hàng với mức sản lượng tối 
ưu bằng bao nhiêu cho một lần đặt hàng? 
Khối lượng Q 1 tới 49 50 tới 249 250 trở lên 
Giá (P) $5,00/đơn vị $4,50/đơn vị $4,10/đơn vị 
 Bài 5. Công ty Louisiana Specialty Foods có thể sản xuất một loại bánh nhân thịt 
nổi tiếng của họ với tốc độ 1650 hộp một ngày, mỗi hộp có 48 chiếc bánh. Lượng hàng 
sản xuất được trữ trong kho hàng đồng thời cũng được phân phối tới các cửa hàng bản lẻ 
trong vùng với số lượng không đổi là 250 hộp một ngày. Chi phí thiết lập đợt (lô) sản 
xuất, làm sạch, ngừng máy để chuyển sang lô sản xuất loại bánh khác bằng $320. Chi 
phí lưu kho đơn vị hàng năm bằng $11,50/hộp. Một năm công ty làm việc 250 ngày. 
 Yêu cầu: 
 a. Tính lượng sản xuất tối ưu cho mỗi đợt bằng bao nhiêu (tính gần đúng)? 
 b. Số lô sản xuất loại bánh nhân thịt nổi tiếng này hàng năm bằng bao nhiêu (làm 
tròn gần đúng)? 
 214 
 c. Mức tồn kho tối đa trong kho trong năm bằng bao nhiêu (làm tròn gần đúng)? 
 d. Tổng chi phí lưu kho hàng năm bằng bao nhiêu (chi phí ứng với lô sản xuất tối 
ưu)? 
 e. Tổng chi phí quản lý hàng tồn kho hàng năm (chi phí lưu kho và chi phí đặt 
hàng) bằng bao nhiêu? 
 Bài 6. Một nhà máy thực phẩm có thể sản xuất xúc xích với mức sản lượng 5000 
sp/ngày. Nhà máy này cung cứng cho các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng với mức giao 
hàng cố định là 250sp/ngày. Chi phí để chuẩn bị sản xuất mỗi lần là 22$. Chi phí tồn kho 
hàng năm là 0,15$/sp. Nhà máy làm việc 300 ngày/năm. Hãy tìm: 
 a. Quy mô sản xuất tối ưu? 
 b. Số lần sản xuất mỗi năm? 
 c. Độ dài (ngày) mỗi lần sản xuất? 
 Bài 7. Một công ty chuyên bán một loại sản phẩm Y nhu cầu hàng năm về sản 
phẩm Y là 6.000 đơn vị, chi phí mua sản phẩm Y là 1.000 $/1 đơn vị, chi phí thực hiện 
tồn kho bằng 10% giá mua. Chi phí đặt hàng là 25.000 $/1 đơn hàng. Hàng được cung 
cấp làm nhiều chuyến và cần 8 ngày để nhận hàng kể từ ngày đặt hàng. Nhu cầu bán ra 
mỗi tuần là 96 sản phẩm, mỗi tuần làm việc 6 ngày. Biết rằng mỗi năm công ty làm việc 
300 ngày. Hãy xác định: 
 a. Lượng đặt hàng kinh tế tối ưu là bao nhiêu? 
 b. Điểm đặt hàng lại? 
 c. Tổng chi phí tồn kho hàng năm là bao nhiêu? 
 d. Số lần đặt hàng tối ưu trong năm là bao nhiêu? 
 e. Số ngày cách quãng giữa hai lần đặt hàng? 
 Bài 8. Chủ một nhà hàng phục vụ ăn tối đã tóm tắt danh sách giá của 4 nhà cung 
cấp dầu ăn trong bảng sau. Mức sử dụng hàng tháng của nhà hàng là 300 can. Chi phí đặt 
hàng là 10$/đơn hàng. Chi phí tồn kho hàng tháng là 5$/can. 
 Vậy nhà cung cấp nào sẽ được chọn? Và lượng đặt hàng tốt nhất là bao nhiêu nếu 
muốn tối thiểu hoá chi phí ? Vì sao? 
Nhà Cung Cấp W Nhà Cung Cấp X Nhà Cung Cấp Y Nhà Cung Cấp Z 
Sản lượng Giá ($) Sản lượng Giá ($) Sản lượng Giá ($) Sản lượng Giá ($) 
1-99 25 1-79 25 1-25 27 1-59 26 
100-399 24 80-139 24 26-89 25 60-139 25 
400 trở lên 22 
140-299 23 90-199 24 140-249 24 
300 trở lên 22 200 trở lên 23 250 trở lên 23 
 215 
 Bài 9. Nhu cầu hàng năm đối với một hạng mục vật tư của một công ty là 10.000 
đơn vị.Chi phí cho quá trình đặt một đơn hàng bằng $75 và chi phí lưu kho đơn vị hàng 
năm ước tính bằng 20% giá mua. Nhà cung ứng áp dụng chính sách khấu trừ theo sản 
lượng mua như sau: 
Số lượng Giá ($/đơn vị) 
1-9 $2,95 
10 - 999 $2,50 
1.000 – 4.999 $2,30 
5.000 hoặc hơn $1,85 
 Yêu cầu: 
 a. Xác định tổng chi phí thuộc về hàng tồn kho hàng năm (chi phí đặt hàng, chi phí 
lưu kho và chi phí mua hàng) ứng với sản lượng tối ưu? 
 b. Công ty nên đặt hàng với khối lượng tối ưu cho một lô hàng bằng bao nhiêu đơn 
vị? 
 Bài 10. Cho sơ đồ kết cấu sản phẩm sau. Nếu nhu cầu hạng mục A là 30 đơn vị, 
dự trữ sẵn có của hạng mục B là 10 đơn vị và của C bằng 0. Hãy cho biết bao nhiêu đơn 
vị của hạng mục D sẽ cần đến? 
 Bài 11. Một sản phẩm A hoàn thiện được cấu tạo bởi hai bộ phận hợp thành bao 
gồm 1 B và 1 C. 1 B được cấu tạo bởi 1 P và 3 F. Hiện có 30 đơn vị C và 100 đơn vị B 
tồn kho sẵn có. Để lắp ráp A mất 1 tuần. C có thời gian chờ đặt từ phía nhà cung cấp là 3 
tuần. Tất cả các bộ phận chi tiết còn lại có thời gian chờ là 1 tuần. Không có lượng tiếp 
nhận theo tiến độ. Tất cả các bộ phận đều cấp hàng theo lô. Lịch trình sản xuất tổng thể 
yêu cầu sản xuất 80 đơn vị sản phẩm A trong tuần thứ 5 và 120 đơn vị B trong tuần thứ 8. 
Thời gian lịch trình sản xuất trong 8 tuần. Hãy xây dựng trình tự các bước trong MRP và 
xác định lượng đơn hàng phát ra theo kế hoạch cho các hạng mục vật tư? 
 216 
 Bài 12. Xem xét một hóa đơn vật tư có cấu trúc hình cây sản phẩm như sau. Biết 
rằng cần phải sản xuất 50 đơn vị sản phẩm A. Giả thiết không có dự trữ sẵn có, và không 
có lượng tiếp nhận theo tiến độ. Hãy tính toán tổng nhu cầu từng hạng mục vật tư? 
 Bài 13. Nếu bạn là giám đốc một cửa hàng lắp đặt dụng cụ điện. Bạn mới nhận 
được một đơn hàng 50 cưa xích phải được giao ngay vào tuần thứ 8. Thông tin về sản 
phẩm cho như bảng sau: 
Các hạng 
mục 
Thời gian chuẩn bị 
(tuần) 
Tồn kho hiện tại Các bộ phận cấu thành 
Cưa xích 2 15 A(2); B(1); C(3) 
A 1 10 E(3); D(1) 
B 2 5 D(2), F(3) 
C 2 30 E(2); D(2) 
D 1 20 - 
E 1 10 - 
F 2 30 - 
 Hãy vẽ cây cấy trúc hình cây của sản phẩm? Lập biểu đồ thời gian lắp đặt và bảng 
tiến độ hoàn chỉnh, rồi tính nhu cầu vật tư cho chi tiết E dùng phương pháp đặt hàng theo 
lô? 
 Bài 14. Giám đốc mới nhận được một đơn hàng 40 sản phẩm người máy công 
nghiệp sẽ giao hàng vào đầu tuần thứ 7. Hãy xác định xem cần đặt hàng bao nhiêu chi tiết 
G và các thời điểm đặt hàng cho chi tiết G nếu phải đặt hàng chẵn 80 sản phẩm/lô hàng 
và các bộ phận khác đặt hàng theo từng lô. Các bộ phận của robot cho như sau: 
 217 
Các hạng 
mục 
Thời gian chuẩn bị 
(tuần) 
Tồn kho hiện tại 
Các bộ phận cấu 
thành 
Robot 2 10 B(1);G(1); C(3) 
B 1 5 E(1), F(1) 
C 1 20 G(2); H(1) 
E 2 4 - 
F 3 8 - 
G 2 15 - 
H 1 10 - 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 9 
 1. Phương Mai Anh, Phạm Trung Hải (2016), Giáo trình Quản trị sản xuất (Lưu hành 
nội bộ - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp), NXB Lao Động. Trang 267÷324. 
 2. Nguyễn Văn Dung (2015), Quản trị sản xuất và vận hành, NXB Lao động. 
Trang 175÷221. 
 3. Đồng Thị Thanh Phương (2011), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Lao động 
Xã hội. Trang 295÷369. 
 4. Đặng Minh Trang, Lưu Đan Thọ (2015), Quản trị vận hành hiện đại, NXB Tài 
Chính. Trang 325÷381. 
 5. F. Robert Jacobs & Richard B. Chase (2015), Quản trị vận hành và chuỗi cung 
ứng (bản dịch), NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trang 544÷619. 
 6. Roberta S. Russell, Bernard W. Taylor (2011), Operations Management - 
Creating Value Along the Supply Chain, 7thedition. JOHN WILEY & SONS, INC. Page 
554÷589 and Page 679÷718. 
 7. Nigel Slack, Stuart Chambers, Robert Johnston (2007), Operations 
Management, Fifth edition, Prentice Hall. Page 365÷398. 
*** 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_quan_tri_san_xuat_phan_2.pdf