Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1)

Hoạch định sản xuất là nhiệm vụ đầu tiên của hoạt động sản xuất. Hoạch định sản

xuất là quá trình xác định phương hướng mục tiêu phát triển sản xuất và các biện pháp

cần thiết để huy động các nguồn lực cần thiết vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Hoạch định sản xuất giúp định hướng cho mọi hoạt động tổ chức và quản lý điều

hành sau này. Các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch còn là căn cứ quan trọng cho

hoạt động kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện sản xuất trong thực tế. Hoạch định sản

xuất cũng làm cơ sở cho dự tính nguồn lực cần thiết cho hoạt động sản xuất diễn ra ổn

định.

Nhiệm vụ của hoạch định sản xuất bao gồm:

- Dự báo nhu cầu sản phẩm. Hoạt động dự báo bao gồm việc tìm hiểu, nghiên cứu

tình hình thị trường, dự báo xu hướng phát triển của nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ trong

tương lai. Thông qua dự báo sẽ xác định được độ lớn, đặc điểm và xu hướng phát triển

của nhu cầu sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Những thông tin dự báo rất cần thiết cho lập kế hoạch sản xuất. Để dự báo tốt cần

tiến hành các hoạt động phân tích đặc điểm và xu hướng vận động của môi trường, đồng

thời cần phải chọn lựa các phương pháp dự báo khoa học đảm bảo tính chính xác và kịp

thời.

- Xác định phương hướng phát triển sản xuất. Trên cơ sở thông tin thu thập được

từ dự báo doanh nghiệp sẽ xác định cơ cấu sản phẩm, dịch vụ cần theo đuổi. Doanh15

nghiệp sẽ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ gì? Phát triển theo hướng chuyên môn hóa

hay đa dạng hóa?

Phương hướng sản xuất và cơ cấu sản phẩm sản xuất là cơ sở quan trọng cho định

hướng đầu tư, lựa chọn mua sắm thiết bị công nghệ và tổ chức sản xuất.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm cụ thể cho từng thời kỳ. Kế hoạch sản

xuất bao gồm kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Trong kế hoạch sản xuất cần phải

xác định loại sản phẩm, dịch vụ sản xuất? Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cần có của sản

phẩm là gì? Khối lượng sản phẩm sản xuất là bao nhiêu? Vào thời gian nào? Xác lập hệ

thống các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm cần đạt được trong từng thời kỳ. Dự tính chi phí sản

xuất cần thiết thực hiện những chỉ tiêu sản xuất sản phẩm đã đề ra trong kế hoạch. Trên

cơ sở đó xác định khả năng sản xuất cần có và dự kiến các giải pháp cần thực hiện để đạt

mục tiêu sản xuất một cách hiệu quả nhất.

- Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu. Hệ thống kế hoạch sản xuất sản phẩm là

cơ sở để xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu. Dựa vào khối lượng sản phẩm, cơ

cấu, chủng loại sản phẩm sẽ sản xuất theo kế hoạch và hệ thống định mức tiêu hao

nguyên vật liệu để lên kế hoạch về mua sắm nguyên vật liệu cho từng thời điểm nhằm

đảm bảo sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục với chi phí thấp nhất. Các mô hình

thường được áp dụng để hoạch định nhu cầu vật tư như mô hình lượng đơn hàng kinh tế,

mô hình lượng đơn hàng sản xuất và phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

tiên tiến (MRP).

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 112 trang baonam 12540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1)

Giáo trình môn Quản trị sản xuất (Phần 1)
 BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
---------------- 
TÀI LIỆU HỌC TẬP 
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 
(Tài liệu lưu hành nội bộ) 
ĐỐI TƯỢNG: SV TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ KINH DOANH 
Hà Nội – 2019 
 1 
MỤC LỤC 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ 4 
LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 5 
Chương 1 ............................................................................................................................ 7 
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ..................................................... 7 
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 7 
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 7 
1.1. Thực chất của quản trị sản xuất .................................................................................... 7 
1.1.1. Khái niệm quản trị sản xuất ....................................................................................... 7 
1.1.2. Sự khác biệt giữa sản xuất và dịch vụ ....................................................................... 9 
1.1.3. Mục tiêu và vai trò của quản trị sản xuất .................................................................. 9 
1.2. Nội dung cơ bản của quản trị sản xuất ....................................................................... 14 
1.3. Lịch sử phát triển và xu hướng vận động của quản trị sản xuất ................................. 17 
1.3.1. Lịch sử phát triển của quản trị sản xuất ................................................................... 17 
1.3.2. Xu hướng vận động của quản trị sản xuất ............................................................... 19 
1.4. Vấn đề năng suất trong quản trị sản xuất ................................................................... 21 
1.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của năng suất ........................................................................ 21 
1.4.2. Những nhân tố tác động đến năng suất ................................................................... 23 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 ............................. 24 
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 1 .............................................................................. 25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 ............................................................................ 26 
Chương 2 .......................................................................................................................... 27 
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM .................................................................................. 27 
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 27 
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 27 
2.1. Thực chất của dự báo nhu cầu sản phẩm .................................................................... 27 
2.1.1. Khái niệm và vai trò của dự báo .............................................................................. 27 
2.1.2. Đặc điểm chung của dự báo .................................................................................... 28 
2.1.3. Phân loại dự báo ...................................................................................................... 29 
2.1.4. Các nhân tố tác động đến dự báo ............................................................................. 30 
2.1.5. Các bước trong quá trình dự báo ............................................................................. 32 
2.2. Các phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm .............................................................. 33 
2.2.1. Các phương pháp dự báo định tính ......................................................................... 33 
2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng ...................................................................... 35 
2.3. Giám sát và kiểm soát dự báo ..................................................................................... 48 
2.3.1. Đo lường sai số của dự báo ..................................................................................... 48 
2.3.2. Kiểm soát sai số của dự báo .................................................................................... 50 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 2 ............................. 52 
 2 
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 2 .............................................................................. 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 ............................................................................ 56 
Chương 3 ............................................................................................................... ... một đường khép kín đã vẽ được ở bước 2, chọn số nhỏ nhất đã tìm được 
trong các ô đã sử dụng có ký hiệu dấu trừ (-); 
 - Cộng số đã chọn nhỏ nhất đó cho tất cả các ô có ký hiệu dấu cộng (+) trên đường 
khép kín đã vẽ và trừ số đã chọn nhỏ nhất đó trong tất cả các ô có ký hiệu dấu trừ (-); 
 - Tính chỉ số cải tiến cho các ô chưa sử dụng ở phương án cải tiến mới để kiểm tra 
tính tối ưu. Nếu phương án vẫn chưa tối ta tiếp tục lặp lại bước 2 và bước 3. 
 Ví dụ 4. Một công ty có ba cơ sở sản xuất ở ba địa điểm là D, E và F cùng với ba 
thị trường tiêu thụ sản phẩm ở ba địa điểm là A, B và C. Thông tin về khả năng cung ứng 
của các cơ sở sản xuất, nhu cầu của thị trường và chi phí vận chuyển trên 1 đơn vị sản 
phẩm đến từng thị trường được cho trong bảng sau: 
Nguồn cung 
Chi phí vận chuyển đơn vị 
Công suất 
(sản phẩm) 
A B C 
Nhà máy D 5$ 4$ 3$ 100 
Nhà máy E 8$ 4$ 3$ 300 
Nhà máy F 9$ 7$ 5$ 300 
Cầu (sản phẩm) 300 200 200 700 
 Hãy tìm phương án sao cho tối ưu về chi phí khi phân phối hàng từ các cơ sở sản 
xuất của Công ty đến các địa điểm tiêu thụ? 
 Thiết lập ma trận vận tải như sau: 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
 5$ 4$ 3$ 
100 
Nhà máy E 
 8$ 4$ 3$ 
300 
Nhà máy F 
 9$ 7$ 5$ 
300 
Cầu 300 200 200 700 
 101 
 Bước 1. Tìm giải pháp ban đầu 
 - Nếu theo nguyên tắc góc Tây Bắc: 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
 5$ 4$ 3$ 
100 
100 
Nhà máy E 
 8$ 4$ 3$ 
300 
200 100 
Nhà máy F 
 9$ 7$ 5$ 
300 
 100 200 
Cầu 300 200 200 700 
 Tổng chi phí vận chuyển theo phương án này là: 
 TC = (100x5) + (200x8) + (100x4) + (100x7) + (200x5) = 4.200$ 
 Đây là một giải pháp khả thi nhưng chưa phải là sự lựa chọn có chí phí nhỏ nhất. 
 - Nếu theo nguyên tắc trực quan (chi phí nhỏ nhất) ta có thể phân bổ như sau: 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
 5$ 4$ 3$ 
100 
 100 
Nhà máy E 
 8$ 4$ 3$ 
300 
 200 100 
Nhà máy F 
 9$ 7$ 5$ 
300 
300 
Cầu 300 200 200 700 
 Tổng chi phí = (100x3) + (100x3) + (200x4) + (300x9) = 4.100$; 
 Đây là phương án khả thi ban đầu, và có chi phí nhỏ hơn phương án góc Tây Bắc, 
nhưng chưa chắc đã là sự lựa chọn có chi phí nhỏ nhất. Ta có thể dùng bảng phân bổ này 
hoặc bảng phân bổ của phương pháp góc Tây Bắc để kiểm tra tính tối ưu của phương án. 
Ở đây ta sử dụng bảng phân bổ của phương pháp góc Tây Bắc để kiểm tra tính tối ưu. 
 Bước 2. Kiểm tra tính tối ưu của phương án ban đầu 
 Ở bước này có hai phương pháp thực hiện là phương pháp chuyển ô và phương 
pháp MODI, ở bài toán này ta thực hiện theo phương pháp chuyển ô (phương pháp 
MODI sinh viên có thể tự tính toán như theo hướng dẫn ở trên), đối với các ô chưa sử 
dụng ta sẽ tính được các ô cần cải tiến như sau: 
 102 
 Đối với ô D-B (Nhà máy D – Địa điểm B) 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
- 5$ + 4$ 3$ 
100 
100 
Nhà máy E 
+ 8$ - 4$ 3$ 
300 
200 100 
Nhà máy F 
 9$ 7$ 5$ 
300 
 100 200 
Cầu 300 200 200 700 
 Chỉ số cải tiến ô D-B = (4 + 8) - (5 + 4) = +3 > 0 
 Đối với ô D-C (Nhà máy D – Địa điểm C) 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
- 5$ 4$ + 3$ 
100 
100 
Nhà máy E 
+ 8$ - 4$ 3$ 
300 
200 100 
Nhà máy F 
 9$ + 7$ - 5$ 
300 
 100 200 
Cầu 300 200 200 700 
 Chỉ số cải tiến ô D-C = 3 - 5 + 8 - 4 + 7 - 5 = +4 > 0 
 Đối với ô E – C (Nhà máy E – Địa điểm C) 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
 5$ 4$ 3$ 
100 
100 
Nhà máy E 
 8$ - 4$ + 3$ 
300 
200 100 
Nhà máy F 
 9$ + 7$ - 5$ 
300 
 100 200 
Cầu 300 200 200 700 
 Chỉ số cải tiến ô E-C = 3 - 4 + 7 - 5 = +1>0 
 103 
 Đối với ô F-A (Nhà máy F – Địa điểm A) 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
 5$ 4$ 3$ 
100 
100 
Nhà máy E 
- 8$ + 4$ + 3$ 
300 
200 100 
Nhà máy F 
+ 9$ - 7$ 5$ 
300 
 100 200 
Cầu 300 200 200 700 
 Chỉ số cải tiến ô F-A = 9 - 7 + 4 - 8 = -2<0. 
 Như vậy, ô F-A có chỉ số cải tiến âm. Giải pháp trên chưa phải là tối ưu, cần phải 
chuyển sang bước 3 để cải tiến và tìm ra phương án tối ưu. 
 Bước 3. Cải tiến lời giải ban đầu để tìm phương án tối ưu. 
 Chọn ô có chỉ số cải tiến (-) nhỏ nhất là ô F-A để cải tiến như sau: Cộng 100 đơn 
vị vào ô FA; Trừ 100 đơn vị khỏi ô FB; Cộng 100 đơn vị vào ô EB; Trừ 100 đơn vị khỏi 
ô EA. 
 Ta được phương án cải tiến như sau: 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
 5$ 4$ 3$ 
100 
100 
Nhà máy E 
- 8$ 4$ + 3$ 
300 
100 200 
Nhà máy F 
+ 9$ 7$ - 5$ 
300 
100 200 
Cầu 300 200 200 700 
 Đến đây ta cũng lần lượt tính chỉ số cải tiến cho các ô chưa sử dụng: 
 D-B = 4 - 5 + 8 - 4 = 3 > 0; 
 D-C = 3 - 5 + 9 - 5 = 2 > 0; 
 E-C = 3 - 8 + 9 - 5 = -1 < 0; 
 F-B = 7 - 4 + 8 - 9 = 2 > 0. 
 Như vậy, ô E-C có chỉ số cải tiến âm. Giải pháp cải tiến trên vẫn chưa phải là tối 
ưu, cần phải tiếp tục cải tiến và tìm ra phương án tối ưu. 
 Chọn ô có chỉ số cải tiến (-) nhỏ nhất là ô E-C để cải tiến như sau: 
 Cộng 100 đơn vị vào ô EC; Trừ 100 đơn vị khỏi ô EA; 
 Cộng 100 đơn vị vào ô FA; Trừ 100 đơn vị khỏi ô FC. 
 Ta được phương án cải tiến mới như sau: 
 104 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cung 
Nhà máy D 
 5$ 4$ 3$ 
100 
100 
Nhà máy E 
 8$ 4$ 3$ 
300 
 200 100 
Nhà máy F 
 9$ 7$ 5$ 
300 
200 100 
Cầu 300 200 200 700 
 Đến đây, tương tự ta tính được tất cả các chỉ số cải tiến tại các ô chưa sử dụng như 
ở trên đều dương. Do đó, đây chính là phương án tối ưu có tổng chi phí là nhỏ nhất: 
 TC = (100x5) + (200x4) + (100x3) + (200x9) + (100x5) = 3.900$. 
 Một số trường hợp đặc biệt của bài toán vận tải 
 (1). Trường hợp lượng cung không bằng cầu (Không cân bằng thu phát) 
 Đây là trường hợp phổ biến của bài toán vận tải, ta cần tạo thêm một hàng hoặc 
cột giả (nguồn gửi giả nếu nhu cầu lớn hơn công suất, nơi đến giả nếu công suất lớn hơn 
nhu cầu) với các ô chi phí vận chuyển đơn vị bằng 0, sau đó tiến hành giải bình thường. 
 Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Cột giả C Cung 
Nhà máy D 
 5$ 4$ 3$ 0 
250 
250 
Nhà máy E 
 8$ 4$ 3$ 0 
300 
50 200 50 
Nhà máy F 
 9$ 7$ 5$ 0 
300 
 150 150 
Cầu 300 200 200 150 850 
 (2). Trường hợp suy biến 
 Khi phương án có tổng số ô đã sử dụng nhỏ hơn số hàng n cộng với số cột m trừ đi 
1 thì bài toán suy biến (tổng số ô đã sử dụng nhỏ hơn (n + m -1)). Trường hợp này chọn 
một ô chưa sử dụng và đặt vào đó một giá trị nào đó có giá trị rất nhỏ gần bằng 0, coi đó 
là ô đã sử dụng và giải bình thường. 
 105 
 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5 
 Câu 1. Hãy làm rõ thực chất, mục tiêu của việc định vị doanh nghiệp sản xuất kinh 
doanh? Giải thích chi tiết và minh họa bằng thực tế các doanh nghiệp Việt Nam? 
 Câu 2. Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp và các bước khi tiến hành lựa 
chọn địa điểm doanh nghiệp và nội dung các bước đó? 
 Câu 3. Việc quyết định lựa chọn vùng và địa điểm đặt doanh nghiệp chịu sự tác 
động của những nhân tố nào? Hãy phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đó. Giải thích 
chi tiết và minh họa bằng thực tế của các công ty Việt Nam? 
 Câu 4. Anh (Chị) hãy bình luận về xu hướng định vị doanh nghiệp trên thế giới 
hiện nay? (Tham khảo nguồn từ giáo trình và internet). 
 Câu 5. Cho biết mục đích, điều kiện và bản chất của phương pháp đánh giá theo 
nhân tố? 
 Câu 6. Hãy cho biết mục đích, điều kiện và bản chất của phương pháp phân tích 
tổng chi phí theo vùng? 
 Câu 7. Cho biết mục đích, điều kiện và bản chất của phương pháp bài toán vận tải? 
Để thực hiện phương pháp này cần biết những thông tin nào? 
 BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 5 
 Bài 1. Một hãng chế tạo đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy mới, họ đang cân 
nhắc lựa chọn giữa ba vị trí tiềm năng cho lựa chọn của họ. Chi phí cố định hàng năm và 
chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm được cho ở bảng dưới đây: 
Chi phí A B C 
FC (USD) 2.500.000 2.000.000 3.500.000 
V (USD/đơn vị) 21 25 15 
 Yêu cầu: 
 a. Biểu diễn các đường chi phí theo sản lượng trên hệ trục tọa độ Chi phí – Sản 
lượng? 
 b. Xác định điểm hòa vốn theo chi phí – sản lượng giữa vị trí A và B, vị trí A và 
C, vị trí B và C? 
 c. Kết luận nào sau đây chính xác nhất về chi phí và sản lượng đầu ra hàng năm: 
 (KL1) - Vị trí B có chi phí rẻ nhất nếu sản lượng đầu ra nhỏ hơn 125.000 đơn vị; 
Vị trí C có chi phí rẻ nhất nếu sản lượng đầu ra lớn hơn 166.667; Vị trí A có chi phí thấp 
nhất nếu sản lượng đầu ra nằm trong khoảng lớn hơn 125.000 đơn vị và nhỏ hơn 166.667 
đơn vị. 
 (KL2) - Vị trí A có chi phí thấp nhất với bất kể sản lượng đầu ra là bao nhiêu. 
 (KL3) - Vị trí B có chi phí thấp nhất nếu sản lượng đầu ra nhỏ hơn 150.000 đơn 
vị; Vị trí C có chi phí thấp nhất nếu sản lượng đầu ra lớn hơn 166.667; Vị trí A có chi phí 
 106 
thấp nhất nếu sản lượng đầu ra nằm trong khoảng lớn hơn 150.000 đơn vị và nhỏ hơn 
166.667 đơn vị. 
 (KL3) - Vị trí C có chi phí nhỏ nhất với sản lượng đầu ra nhỏ hơn 166.667 đơn vị. 
 Bài 2. Công ty A cần chọn 1 địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất máy công 
nghiệp loại nhỏ. Có 3 điểm được đưa ra so sánh là I, II, III. Qua điều tra tính toán có 
được bảng dưới đây. Hãy cho biết công ty A nên chọn địa điểm nào? 
Địa điểm Định phí hàng năm Biến phí/sản phẩm 
I 30.000 USD 75 USD 
II 60.000 USD 45 USD 
III 110.000 USD 25 USD 
 Bài 3. Nhà máy A chuyên sản xuất hộp số (mỗi hộp số nặng 80kg) cho tàu cá. Số 
liệu điều tra cho như trong bảng sau. Để giảm chi phí vận chuyển nhà máy muốn tìm một 
địa điểm trên quốc lộ 1A để lập kho phân phối. Hãy cho biết kho phân phối này nên đặt ở 
đâu trên quốc lộ 1A? 
STT Cơ sở hiện có Cách nhà máy (Km)- di 
Lượng vận chuyển, W
i
, 
hộp số/năm 
1 Phan Thiết 164 210 
2 Phan Rang 310 240 
3 Cam Ranh 355 190 
4 Nha Trang 414 280 
5 Tuy Hoà 537 120 
6 Quy Nhơn 655 120 
7 Quảng Ngãi 826 60 
8 Đà Nẵng 936 220 
 Cộng W=1440 
 Bài 4. Một nhà thầu xây dựng đường cao tốc cần lựa chọn một địa điểm để tập kết 
vật tư rồi từ đó có thể cung cấp vật liệu xây dựng cho bốn dự án của họ. Cả bốn dự án 
đều có khối lượng vật tư cần vận chuyển gần như nhau và có tọa độ như ở bảng dưới đây 
(đơn vị: Km). 
Đ X (Đông) Y (Bắc) 
Dự án A 50 10 
Dự án B 15 60 
Dự án C 40 60 
Dự án D 30 20 
 107 
 Yêu cầu: 
 a.. Xác định vị trí của địa điểm tập kết vật tư nên ở gần điểm có tọa độ nào? 
 b. Tính khoảng cách từ điểm tập kết vật tư đến các dự án? 
Bài 5. Một nhà quản trị của một công ty đã tiếp nhận thông tin phân tích đánh giá về 4 
địa điểm dự định được lựa chọn để xây dựng một kho hàng cho hệ thống các cửa hàng 
phân phối của doanh nghiệp mình. Thang điểm đánh giá (1 ÷ 10) như ở trong bảng sau: 
 Địa điểm 
Nhân tố 
Dịch vụ hỗ trợ kinh 
doanh 
W 
7 
X 
9 
Y 
5 
Z 
4 
Các dịch vụ công 
cộng 
5 7 6 7 
Chi phí thuê mặt bằng 7 3 8 6 
Chi phí xây dựng 8 6 6 5 
Chi phí điều hành 5 4 7 6 
Thuế doanh nghiệp 6 9 6 4 
Chi phí vận tải 8 6 7 8 
 Yêu cầu: 
 a. Nếu nhà quản trị đánh giá trọng số cho các nhân tố là như nhau, thì thứ tự ưu 
tiên dựa trên tổng số điểm được lựa chọn của các địa điểm là thứ tự nào? 
 b. Nếu chi phí vận tải và chi phí điều hành được đánh giá có trọng số gấp hai lần 
trọng số của các nhân tố còn lại, thì địa điểm nào có thể được lựa chọn? Tại sao? 
 Bài 6. Xét một trường hợp bài toán vận tải có các dữ liệu ban đầu về công suất các 
nguồn cung (S1÷S3), nhu cầu các điểm tiêu thụ (D1÷D4), các chi phí vận tải đơn vị, và 
một phương án khả thi cho trước như ở bảng dưới đây. 
Chi phí D. 1 D. 2 D. 3 D. 4 Cung 
đơn vị (USD) 
S 1 
S 2 
S 3 
Cầu 
12 18 9 11 100 
21 7 30 15 150 
8 10 14 16 50 
80 60 70 90 300 \ 300 
Khối lượng D. 1 D. 2 D. 3 D. 4 Cung 
(tấn) 
S 1 30 0 70 0 100 
S 2 0 60 0 90 150 
S 3 50 0 0 0 50 
Cầu 80 60 70 90 300 \ 300 
 Yêu cầu: 
 108 
 a. Xác định chi phí của phương án khả thi đã cho ở trên? 
 b. Phát biểu nào sau đây chính xác nhất khi đề cập đến phương án khả thi đã cho? 
 (b1) - Phương án khả thi đã cho có chỉ số cải tiến tại ô chưa được phân bổ S3-D3 
âm. 
 (b2) - Tồn tại ít nhất một ô chưa được phân bổ ở phương án khả thi đã cho âm. 
 (b3) - Phương án khả thi đã cho có tất cả các chỉ số cải tiến ở tất cả các ô chưa 
được phân bổ đều âm vì bài toán suy biến. 
 (b4) - Phương án khả thi đã cho có tất cả các chỉ số cải tiến ở tất cả các ô chưa 
được phân bổ đều dương. 
 c. Xác định chi phí tối ưu của bài toán vận tải trên? 
Bài 7. Một công ty đã thiết lập một mạng lưới phân phối nguyên vật liệu đầu vào 
cho quá trình sản xuất tại các nhà máy của công ty. Hiện tại công ty có hai nguồn cung 
nguyên vật liệu đầu vào, và ba nhà máy sản xuất. Lượng cung tại các nguồn cung cấp và 
nhu cầu tại các nhà máy sản xuất, cùng với chi phí vận chuyển đơn vị hiện tại cho như ở 
bảng dưới đây: 
Chi phí NM 1 NM 2 NM 3 Cung (đơn vị/năm) 
Nguồn cung 1 
Nguồn cung 2 
Nhu cầu (đơn vị/năm) 
$6 $8 $9 400 
$4 $7 $3 600 
500 500 500 1500 \ 1000 
Công ty muốn xây dựng một nguồn cung thứ ba và có hai vị trí tiềm năng được đề 
xuất là ví trí A và vị trí B. Từ A, chi phí vận chuyển đơn vị tới các nhà máy 1; 2 và 3 lần 
lượt là $9; $10 và $12. Từ B, chi phí vận chuyển đơn vị tới các nhà máy 1; 2 và 3 lần lượt 
là $11; $14 và $8. Nguồn cung thứ 3 được xây dựng sẽ có công suất 500 đơn vị/năm. 
Yêu cầu: 
a. Nếu chọn vị trí A để xây dựng nguồn cung thứ 3 thì giải pháp phân bổ tối ưu sẽ 
cho tổng chi phí nhỏ nhất bằng bao nhiêu? 
b. Nếu chọn vị trí B để xây dựng nguồn cung thứ 3 thì giải pháp phân bổ tối ưu sẽ 
cho tổng chi phí nhỏ nhất bằng bao nhiêu? 
c. Nếu so sánh thuần túy về mặt chi phí thì hai vị trí tiềm năng được đề xuất là vị trí 
A và vị trí B để xây dựng nguồn cung thứ ba, vị trí nào sẽ được ưu tiên lựa chọn? Tại 
sao? 
Bài 8. Công ty X hiện có 2 nhà máy đặt tại Hà Nội và Thanh Hóa. Sản phẩm chủ 
yếu được cấp cho các đại lý nằm ở Móng Cái và Vinh. Do nhu cầu thị trường ngày càng 
tăng, công ty quyết định lập thêm một nhà máy thứ ba. Dự kiến có thể đặt ở Hải Phòng 
 109 
và Nam Định. Chi phí sản xuất và chi phí vậ chuyển từ các nhà máy đến các đại lý cho 
theo bảng dưới đây. Hãy xác định xem công ty nên chọn Hải Phòng hay Nam Định để 
xây dựng nhà máy thứ ba? 
Nhà máy 
Chi phí 
sản xuất 
(tr.đ/T) 
Chi phí vận chuyển (tr.đ/T) Công suất 
(tấn/ngày) 
Móng Cái Vinh 
Hiện có 
Hà Nội 5,3 1,7 1,8 6 
Thanh Hóa 5,2 3,8 1,0 9 
Dự kiến 
Hải Phòng 5,0 0,9 2,0 5 
Nam Định 4,8 1,8 1,2 5 
Nhu cầu (T/ngày) 8 12 20 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 
 1. Phương Mai Anh, Phạm Trung Hải (2016), Giáo trình Quản trị sản xuất (Lưu hành 
nội bộ - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp), NXB Lao Động. Trang 148÷175. 
 2. Nguyễn Văn Dung (2015), Quản trị sản xuất và vận hành, NXB Lao động. 
Trang 149÷170. 
 3. Đồng Thị Thanh Phương (2011), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Lao động 
Xã hội. Trang 150÷167. 
 4. Đặng Minh Trang, Lưu Đan Thọ (2015), Quản trị vận hành hiện đại, NXB Tài 
Chính. Trang 201÷244. 
 5. Jay H. Heizer, Barry Render (2013), Operations Management (PowerPoint 
presentation to accompany), 11th edition. Prentice Hall. Chapter 8. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_quan_tri_san_xuat_phan_1.pdf