Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1)

Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là

chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Mary Parker

Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”.

Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức

bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn

thành công việc bằng chính mình.

Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của

con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ

và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường

mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các

nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.”

Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và

Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh

đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả

các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Từ tiến trình trong

định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát

phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả

những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêu

mong đợi.

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 9620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1)

Giáo trình môn Quản trị học (Phần 1)
Chương 1: Tổng quan về quản trị 
 1
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC 
Hoàn thành chương này người học có thể: 
1. Hiểu được khái niệm quản trị và sự cần thiết của quản trị 
trong các tổ chức. 
2. Nắm bắt được bốn chức năng cơ bản của quản trị. 
3. Mô tả các vai trò của nhà quản trị. 
4. Xác định được các cấp quản trị trong một tổ chức và nhiệm 
vụ chủ yếu của mỗi cấp quản trị. 
5. Hiểu được tại sao phải học quản trị và học như thế nào để 
trở thành nhà quản trị giỏi. 
I. Quản Trị và Tổ Chức 
1.1. Định nghĩa quản trị 
 Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là 
chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Mary Parker 
Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. 
Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức 
bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn 
thành công việc bằng chính mình. 
 Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của 
con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ 
và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường 
mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các 
nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.” 
 Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và 
Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh 
đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả 
các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Từ tiến trình trong 
định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát 
phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả 
những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêu 
mong đợi. Những hoạt động này hay còn được gọi là các chức năng quản trị bao gồm: 
Chương 1: Tổng quan về quản trị 
(1) Hoạch định: Nghĩa là nhà quản trị cần phải xác định trước những mục tiêu và quyết 
định những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu; (2) Tổ chức: Đây là công việc liên 
quan đến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổ 
chức. Mức độ hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào sự phối hợp các nguồn lực để đạt 
được mục tiêu; (3) Lãnh đạo: Thuật ngữ này mô tả sự tác động của nhà quản trị đối với 
các thuộc cấp cũng như sự giao việc cho những người khác làm. Bằng việc thiết lập 
môi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn; 
Và (4) Kiểm soát: Nghĩa là nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng 
mục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì những 
nhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết. 
 Định nghĩa của Stoner và Robbins cũng chỉ ra rằng nhà quản trị sử dụng tất cả 
những nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, vật chất và thông tin cũng 
như nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu. Trong những nguồn lực trên, nguồn lực con 
người là quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất để quản lý. Yếu tố con người có thể 
nói là có ảnh hưởng quyết định đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức hay không. 
Tuy nhiên, những nguồn lực khác cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như một 
nhà quản trị muốn tăng doanh số bán thì không chỉ cần có chính sách thúc đẩy, khích 
lệ thích hợp đối với nhân viên bán hàng mà còn phải tăng chi tiêu cho các chương 
trình quảng cáo, khuyến mãi. 
 Một định nghĩa khác nêu lên rằng “Quản trị là sự tác động có hướng đích của 
chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục 
tiêu đã định trước”. Khái niệm này chỉ ra rằng một hệ thống quản trị bao gồm hai 
phân hệ: (1) Chủ thể quản trị hay phân hệ quản trị và (2) Đối tượng quản trị hay phân 
hệ bị quản trị. Giữa hai phân hệ này bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau bằng các 
dòng thông tin (Hình 1.1). 
 2
Đối Tượng 
Quản Trị 
Chủ Thể
Quản Trị
Hình 1.1. Hệ Thống Quản Trị 
Chương 1: Tổng quan về quản trị 
 3
 Thông tin thuận hay còn gọi là thông tin chỉ huy là thông tin từ chủ thể quản trị 
truyền xuống đối tượng quản trị. Thông tin phản hồi là thông tin được truyền từ đối 
tượng quản trị trở lên chủ thể quản trị. M thể quản trị truyền đạt thông tin đi 
mà không nhận được thông tin ngược th t khả năng quản trị. Nghiên cứu từ 
thực tiễn quản trị chỉ ra rằng việc truyền đạt thông tin trong nội bộ tổ chức thường bị 
lệch lạc hoặc mất mát khi thông tin đi qua nhiều cấp quản trị trung gian hay còn gọi là 
các ‘bộ lọc’ thông tin. Kết quả là hiệu lực quản trị sẽ kém đi. 
 Để kết thúc phần giới thiệu về khái niệm quản trị có lẻ cần thiết phải có câu trả 
lời cho một câu hỏi thường được nêu ra là có sự khác biệt nào giữa quản lý và quản trị 
không (?). Một số người và trong một số trường hợp này thì dùng từ quản trị ví dụ  ... . Những người quản trị chỉ với lý thuyết suông mà không có nghệ thuật thì chỉ 
trông chờ vào vận may, hoặc là lặp lại cái họ đã từng làm trước đây. Do vậy, khoa học 
và nghệ thuật không loại trừ nhau mà phụ trợ cho nhau, nó chỉ là hai mặt của một vấn 
đề. 
5.1. Quản trị là một khoa học 
Quản trị là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng một lúc với con người, nó biểu 
hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là mối quan hệ giữa người 
chủ nô và kẻ nô lệ, giữa chủ và tớ, rồi tiến hóa dần dần qua nhiều thế kỷ với ít nhiều 
thay đổi từ trong cách xử sự đầy lạm quyền dưới các chế độ độc tài phong kiến mang 
tính chất độc đoán, gia trưởng đến những ý tưởng quản trị dân chủ mới mẻ như hiện 
nay. Trên phương diện khoa học và t động thực tiễn khoa học quản trị thực s
thành công tại một số các xí nghiệp công nghiệp tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. 
Khoảng năm 1840, con người chỉ có thể trở thành quản trị viên khi người đó là 
chủ sở hữu một cơ sở làm ăn. Dần dần việc sử dụng những quản trị viên không phải là 
sở hữu chủ trở nên phổ biến. Họ đều là những người đi tiên phong trước nhiều thế lực 
và tự dành cho mình những ưu tiên về quyền lực kiểm soát. 
Những năm 1890 nhiều liên hiệp xí nghiệp xuất hiện kéo theo nhiều đạo luật 
được ban hành để quy định quyền hạn và trách nhiệm của những liên hiệp xí nghiệp 
này. Rất nhiều luật gia tham gia vào các 
những trách nhiệm theo luật định dành cho giới này. 
Vào năm 1910, tại Hoa Kỳ hai đạo luật qui định hoạt động của các Trust ra đời 
(Clayton Act năm 1914 và Transportion Act năm 1920) đã ảnh hưởng đến chiều 
hướng phát triển của các hiệp hội doanh nghiệp. Đồng thời với sự hình thành các tập 
đoàn tài chính, những ngân hàng xuất hiện với tư cách là những “giám đốc hay tổng 
giám đốc” của những doanh nghiệp lớn. 
Như vậy, quản trị ra đời cùng với sự xuất hiện của sự h
Chương 1: Tổng quan về quản trị 
 16
ta coi quản trị học là một 
ngành khoa học mới mẻ của nhân loại. 
ổ chức hoạt động có hiệu 
quả. M
 cho các tình huống quản trị tương tự. Mục tiêu của quản trị học là trang bị cho 
ch ật cần thiết để gia tăng hiệu quả trong các hoạt 
độ
dministration” của H.Fayol, người Pháp, được viết 
vào nă
al 
manag
 người Mỹ và người Anh, 
được v
minar, nhiều hội nghị và các lớp 
học đã 
uản trị hiện đại. Khoa học quản trị là một bộ 
phận t
học... Khoa học quản trị nhằm: 
trị học” chỉ mới xuất hiện những năm gần đây và người 
 Khác với công việc quản trị cụ thể, quản trị học là khoa học nghiên cứu, phân 
tích về công việc quản trị trong tổ chức, tức là tìm ra và sử dụng các quy luật trong các 
hoạt động quản trị để duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho t
ặt khác, trong quá trình quản trị, con người hoạt động trong những mối liên hệ 
nhất định với nhau. Như vậy, nghiên cứu quản trị cũng có nghĩa là nghiên cứu quan hệ 
giữa người với người trong quá trình đó, tìm ra tính quy luật hình thành quan hệ quản 
trị. Nói cách khác, quản trị học là khoa học nghiên cứu phân tích về công việc quản trị 
trong tổ chức, tổng kết hóa các kinh nghiệm tốt thành nguyên tắc và lý thuyết có thể áp 
dụng
úng ta những kiến thức và kỹ thu
ng tập thể, kinh doanh hoặc không kinh doanh. 
Bước phát triển quan trọng của khoa học quản trị hiện đại được đề cập trong 
các tác phẩm sau: 
“Principles and Methods of Scientific management” của Frederich. W. Taylor, 
người Mỹ, được viết vào năm 1911. Tác phẩm này được viết với mục đích tác động 
đến việc cải cách và hoàn tất nhiệm vụ của người lao động để gia tăng năng suất. 
“Industrial and General A
m 1922. Tác phẩm này xác định những nguyên tắc cơ bản của việc quản trị như 
chúng ta đang áp dụng hiện nay. 
 “Papus on the Spiral of the Scientific method, and its effect upon industri
ement” của M.P. Pollet, người Anh, được viết vào những năm 1924-1934. Tác 
phẩm này xác định những tư tưởng triết học, những quan điểm kỹ thuật quản trị tiến 
bộ. 
“Dynamic Administration” của Metcalf and Urwiek,
iết vào năm 1945. Tác phẩm này tổng kết những nguyên tắc quản trị đã được 
phát triển từ xưa đến năm 1945. 
Kể từ năm 1945, hàng trăm cuốn sách lớn, nhỏ, sách giáo khoa và bài báo đã 
được viết, nhiều bài diễn văn, nhiều buổi báo cáo se
được tổ chức để bàn về các vấn đề quản trị hơn tất cả những gì đã đề cập tới từ 
trước đến nay trong lịch sử nhân loại. Ngày nay, rất khó cho bất cứ ai muốn đọc hết tất 
cả những gì đã được in ấn trong lĩnh vực này. 
Những tác phẩm xuất sắc này cùng với những công trình nghiên cứu nổi tiếng 
khác đã đặt cơ sở lý luận cho khoa học q
ri thức đã được tích luỷ qua nhiều năm, bản thân nó là một khoa học tổng hợp 
thừa hưởng kết quả từ các ngành khoa học khác như toán học, điều khiển học, kinh tế 
Chương 1: Tổng quan về quản trị 
 17
háp khoa học giải quyết các vấn đề trong thực 
ạo khác ở chỗ nhà ‘nghệ sĩ 
quản t
 điêu luyện người ta phải rèn luyện được kỹ năng biến lý luận thành 
thực ti
ọ sẽ 
học hỏ
hải dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nền tảng 
ng nếu có trình độ hiểu biết thì ông ta có điều kiện thuận lợi hơn nhiều để đưa ra 
những
ũng không được phủ nhận mặt khoa học quản trị, 
thổi ph
ật quản trị, cái gì đối với người lãnh 
đạo là 
ản trị nổi tiếng nói rằng: “Một vị tướng thì không 
 ª Cung cấp cho các nhà quản trị một cách suy nghĩ có hệ thống trước các vấn 
đề phát sinh, cung cấp những phương p
tiễn làm việc. Thực tế đã chứng minh các phương pháp giải quyết khoa học đã là 
những kiến thức không thể thiếu của các nhà quản trị. 
 ª Cung cấp cho các nhà quản trị các quan niệm và ý niệm nhằm phân tích, 
đánh giá và nhận diện bản chất các vấn đề. 
 ª Cung cấp cho các nhà quản trị những kỹ thuật đối phó với các vấn đề trong 
công việc, hình thành các lý thuyết, các kinh nghiệm lưu truyền và giảng dạy cho các 
thế hệ sau. 
5.2. Quản trị là một nghệ thuật 
Người ta thường xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là người 
nghệ sĩ tài năng. Quản trị khác với những hoạt động sáng t
rị’ phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Muốn có 
nghệ thuật quản trị
ễn. 
 Quản trị không thể học thuộc lòng hay áp dụng theo công thức. Nó là một nghệ 
thuật và là một nghệ thuật sáng tạo. Nhà quản trị giỏi có thể bị lầm lẫn nhưng h
i được ngay từ những sai lầm của mình để trau dồi nghệ thuật quản trị của họ, 
linh hoạt vận dụng các lý thuyết quản trị vào trong những tình huống cụ thể. 
Nghệ thuật bao giờ cũng p
cho nó. Khoa học và nghệ thuật quản trị không đối lập, loại trừ nhau mà không ngừng 
bổ sung cho nhau. Khoa học phát triển thì nghệ thuật quản trị cũng được cải tiến theo. 
Một người giám đốc nếu không có trình độ hiểu biết khoa học làm nền tảng, thì khi 
quản trị ắt phải dựa vào may rủi, trực giác hay những việc đã làm trong quá khứ. 
Như
 quyết định quản trị có luận chứng khoa học và có hiệu quả cao. 
Không nên quan niệm nghệ thuật quản trị như người ta thường hay nghĩ đó là 
kinh nghiệm cha truyền con nối. C
ồng mặt nghệ thuật của quản trị. Sẽ là sai lầm khi cho rằng con người lãnh đạo 
là một loại nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh, không ai có thể học được cách lãnh đạo. 
Cũng không ai có thể dạy được việc đó nếu người học không có năng khiếu. Nghệ 
thuật quản trị sinh ra từ trái tim và năng lực của bản thân cá nhân. 
Từ mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thu
quan trọng: khoa học hay nghệ thuật quản trị? 
Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, người lãnh đạo phải có kiến thức, 
phải nắm vững khoa học quản trị. Nhưng nghệ thuật quản trị cũng không kém phần 
quan trọng vì thực tiễn muôn hình muôn vẻ, tình huống, hoàn cảnh luôn luôn thay đổi 
và không bao giờ lặp lại. Một nhà qu
Chương 1: Tổng quan về quản trị 
 18
n biế
g nặng. Sự phối hợp chúng như 
ế nào
nắm chắc những kiến thức các loại này và 
phải luôn luôn sáng tạo. Trong lĩnh vực quản trị kinh tế cũng vậy”. 
uật là sự tinh lọc kiến thức. Nghệ thuật quản trị trước hết là tài nghệ của 
nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách khéo léo và có hiệu 
qu của quản trị gia, năng lực tổ chức, kinh nghiệm 
giúp họ
t quản trị gia nổi tiếng nói: “Việc nghiên cứu những thất bại còn quan trọng 
n là 
 rằng những 
nhà qu
kết quả học tập cao 
chưa h
ột ai đó vẫn chưa đồng tình với 
quan đ
cầ t kỹ thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ thuật lái máy bay ra sao và làm thế 
nào để xe tăng vượt qua được chướng ngại vật. Nhưng đã làm tướng thì phải biết khi 
nào thì phải dùng pháo và loại pháo cỡ nào sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. Khi nào 
thì dùng máy bay, khi nào cần phải dùng xe tăng hạn
th và có thể mang lại những hiệu quả gì? Phải làm gì để có thể sử dụng tốt nhất 
các loại vũ khí đó? Người làm tướng phải 
Chúng ta có thể hiểu như sau: Khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, 
còn nghệ th
ả nhất. Ở đây muốn nói đến tài năng 
 giải quyết sáng tạo xuất sắc nhiệm vụ được giao. 
Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tế người ta nghiên cứu nghệ thuật 
quản trị không chỉ từ những kinh nghiệm thành công mà còn cả những kinh nghiệm 
thất bại. 
Mộ
hơ việc nghiên cứu những thành công, bởi vì thành công có thể sẽ được lặp lại hay 
không lặp lại, còn thất bại sai lầm thì nhất thiết không được để cho lặp lại”. 
VI. Đào Tạo Quản Trị Viên 
Phần kết thúc chương này có lẻ là thích hợp khi chúng ta xem xét chủ đề có thể 
học được quản trị không và học như thế nào (?). Vai trò quan trọng của quản trị không 
những đã dẫn đến cuộc tranh luận quản trị là khoa học hay nghệ thuật như vừa được đề 
cập ở phần trên mà nó còn đi xa hơn với câu hỏi quản trị có phải là một nghề như 
những nghề nghiệp khác. Dựa vào những đặc trưng chủ yếu của những nghề nghiệp 
chuyên môn khác, Edgar H. Schein so sánh chúng với quản trị và tác giả này kết luận 
rằng quản trị cũng thật sự là một nghề. Ngày nay chúng ta có thể nhận ra
ản trị đang hoạt động mang tính cách chuyên nghiệp không những trong các tổ 
chức kinh doanh lẫn phi kinh doanh. Sự phát triển nhanh và rộng khắp các trường đào 
tạo quản trị chính khóa cũng như các chương trình huấn luyện các kỹ năng quản trị tại 
các doanh nghiệp minh chứng cho tính chuyên nghiệp hóa của nghề quản trị. Điều này 
cũng chứng tỏ là có thể học được quản trị. Tuy vậy, vì quản trị vừa là khoa học và vừa 
là nghệ thuật nên một số người được đào tạo quản trị đạt được 
ẳn đã trở thành những nhà quản trị giỏi trong thực tiễn. Kết quả này dẫn đến sự 
nghi ngờ về việc có thể đào tạo được những nhà quản trị chuyên nghiệp hay nói cách 
khác là không thể học được quản trị. Nhưng nếu m
iểm quản trị là một nghề nghiệp và có thể học được hẳn cũng không thể phủ 
nhận là những kỹ năng quản trị có thể dạy được và học được. 
Chương 1: Tổng quan về quản trị 
 19
của các trường đào 
tạo quả
ên, Katz tin rằng những môn 
học như hoạch định chiến lược có thể giúp cải thiện kỹ năng nhận thức/tư duy của nhà 
quản tr
ột kết luận sau cùng nhưng không kém quan trọng là để trở thành nhà quản trị 
giỏi thì không chỉ học từ sách vở và dựa vào năng lực cá nhân nhưng cần phải chú 
trọng n
áp đào tạo 
gày nay. Chính vì vậy, đây cũng là lý do mà 
cấp những tình huống quản trị ở cuối mỗi 
ương
3 nhóm chính là vai trò 
quan hệ với con người, vai trò thông tin và vai trò quyết định. Để có thể thực hiện tốt 
 Gần như tất cả chúng ta đồng ý những kỹ năng kỹ thuật, nhân sự và tư duy 
được Katz mô tả phần trước là quan trọng đối với nhà quản trị. Vậy làm thế nào để 
truyền thụ các kỹ năng này cho những người học quản trị? Tác giả này cho rằng kỹ 
năng kỹ thuật là dễ dàng nhất mà người học lĩnh hội được so với 2 kỹ năng nhân sự và 
tư duy. Để phát triển kỹ năng nhân sự, người học có thể nhận được những chương 
trình đào tạo được xây dựng trên nền tảng của khoa học xã hội như nhân chủng học, xã 
hội học, và quan trọng nhất là tâm lý học. Kết quả là những nỗ lực 
n trị cũng như các khóa huấn luyện kỹ năng quản trị cho các công ty được thiết 
kế theo chương trình đó đã đem lại sự cải thiện đáng kể về cách thức quan hệ với con 
người, nghĩa là phát triển được kỹ năng nhân sự. Cuối cùng là kỹ năng tư duy, nó liên 
quan đến trí não và được hình thành từ rất sớm trong cuộc đời mỗi người do vậy nhiều 
người cho rằng đây là kỹ năng rất khó phát triển. Tuy nhi
ị. 
 M
hiều đến thực hành để rèn luyện và phát triển những kỹ năng quản trị. Thực 
hành quản trị đối với những người học quản trị có thể được thực hiện ngay trong 
trường lớp thông qua việc phân tích tình huống quản trị. Đây là phương ph
được áp dụng rất phổ biến trên thế giới n
trong giáo trình này người viết đã cung 
ch . Việc thảo luận tình huống giúp cho người học biết nhận diện và phán đoán 
vấn đề cũng như quyết định giải quyết vấn đề. Thêm vào đó, việc tranh luận nhóm sẽ 
giúp người học phát triển kỹ năng lập luận vấn đề. Đồng thời quá trình thảo luận tình 
huống theo nhóm, nghĩa là làm việc với người khác, mang lại cơ hội cho người học 
thực hành và rèn luyện kỹ năng nhân sự, ví dụ như bạn sẽ biết làm thế nào để giải 
quyết các xung đột, bất đồng giữa các thành viên trong nhóm làm việc. 
TÓM LƯỢC 
 Quản trị hình thành khi con người tập hợp lại với nhau trong một tổ chức. Quản 
trị là một quá trình liên tiếp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra 
nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động. 
 Nhà quản trị hoạt động trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và 
chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Trong một tổ chức có thể có rất 
nhiều nhà quản trị và thông thường người ta chia các nhà quản trị thành 3 cấp: cấp cao, 
cấp giữa và cấp cơ sở tuỳ theo công việc của họ trong tổ chức. 
 Nhà quản trị phải đảm nhận 10 vai trò tập hợp trong 
Chương 1: Tổng quan về quản trị 
 20
các vai trò của mình, nhà quản trị cần phải có các kỹ năng như chuyên môn kỹ thuật, 
nhân sự, tư duy. 
 Nhà quản trị làm thay đổi kết quả của tổ chức bằng những quyết dịnh của họ. 
Hành động của nhà quản trị ảnh hưởng đến tổ chức nhưng cũng có những yếu tố ảnh 
hưởng lại năm ngoài tầm kiểm soát của quản trị. Vì vậy, người ta cho rằng quản trị 
vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật thể hiện qua việc vận dụng những lý 
thuyết, những nguyên tắc quản trị trong các tình huống cụ thể. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
 1. Kết quả và hiệu quả khác nhau thế nào? 
 2. Quản trị học là gì? Nó là một khoa học hay nghệ thuật? 
 3. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động quản trị là gì? 
 4. Bạn hãy cho biết các chức năng quản trị? 
 5. Thế nào là một nhà quản trị? 
 6. Vai trò của một nhà quản trị là gì? 
 7. Một nhà quản trị cần phải có những kỹ năng nào? 
 8. Có người nói rằng Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các 
kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý với điều này không? Giải thích lý do. 
 9. Vì sao kỹ năng nhân sự là cần thiết ngang nhau đối với mọi cấp quản trị? 
 10. Trên các báo cáo tổng kết thường có câu “Công ty chúng tôi năm qua đã 
hoạt động có kết quả, cụ thể là dù phải khắc phục nhiều khó khăn do điều kiện khách 
quan lẫn chủ quan”. Bạn cho biết ý kiến của bạn về cách diễn đạt này? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_quan_tri_hoc.pdf