Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong

 Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự.Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo tính chất mục đích của hoạt động đó. Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định.

 Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

 Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả

cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và

yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân

tích.

 Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó. Trong lĩnh vực tự nhiên, việc chia nhỏ này được tiến hành với những vật thể bằng các phương tiện cụ thể. Ví dụ: phân tích các chất hoá học bằng những phản ứng hoá học, phân tích các loại vi sinh vật bằng kính hiển vi. Trái lại, trong lĩnh vực

kinh tế - xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng những khái niệm trừu tượng. Do đó, việc phân tích phải thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng. Các Mác đã chỉ ra rằng "Khi phân tích

các hình thái kinh tế - xã hội thì không thể sử dụng hoặc kính hiển vi, hoặc những phản ứng hoá học.

Lực lượng của trừu tượng phải thay thế bằng cái này hoặc cái kia"

 Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và có ý thức cao của con người. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau.

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 128 trang Trúc Khang 12/01/2024 15521
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong

Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh - Bùi Xuân Phong
 1
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG 
KINH DOANH 
 Biên soạn: GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong
 1
LỜI MỞ ĐẦU 
 Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi 
các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi. Muốn vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải được 
thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh 
doanh trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra 
quyết định tối ưu phương án hoạt động kinh doanh. 
 Phân tích hoạt động kinh doanh là một môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo 
ngành Quản trị kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và 
sinh viên, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách “Phân tích hoạt động kinh doanh” phù hợp với nền 
kinh tế thị trường. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích luỹ qua nhiều năm, cộng với sự nỗ lực nghiên 
cứu từ các nguồn tài liệu khác nhau, cuốn sách có nhiều thay đổi và bổ sung để đáp ứng yêu cầu do 
thực tiễn đặt ra. Sách “Phân tích hoạt động kinh doanh” là tài liệu chính thức sử dụng giảng dạy và 
học tập cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa ngành Quản trị kinh doanh; đồng thời cũng là tài liệu 
tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung cuốn sách gồm 7 chương đề cập 
đến toàn bộ những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có một 
chương khái quát những vấn đề mang tính lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh. Các chương còn 
lại trình bày cách thức phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
 Trong lần biên soạn này, tác giả có kế thừa một số nội dung cơ bản của cuốn sách “Phân tích 
hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông” do nhà xuất bản Giao thông vận tải xuất 
bản năm 1999 mà tác giả là chủ biên; sách “Phân tích hoạt động kinh doanh” do nhà xuất bản Thống 
kê xuất bản năm 2004 của tác giả và có những sửa đổi, bổ sung quan trọng hướng tới yêu cầu bảo đảm 
tính Việt Nam, cơ bản và hiện đại. 
 Tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình biên soạn cuốn sách này. 
Tác giả mong muốn nhận được góp ý của các đồng nghiệp, anh chị em sinh viên và bạn đọc để tiếp 
tục hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuốn sách. 
 Hà Nội tháng 7 năm 2007 
 Tác giả 
 2
CHƯƠNG 1 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH 
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: 
 Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự...Hoạt 
động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động 
khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo 
tính chất mục đích của hoạt động đó. 
 Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại lợi 
ích kinh tế nhất định. 
 Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục 
đích tìm kiếm lợi nhuận. 
 Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả 
cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và 
yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân 
tích. 
 Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ 
giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó. Trong lĩnh vực tự nhiên, việc chia nhỏ này được 
tiến hành với những vật thể bằng các phương tiện cụ thể. Ví dụ: phân tích các chất hoá học bằng 
những phản ứng hoá học, phân tích các loại vi sinh vật bằng kính hiển vi... Trái lại, trong lĩnh vực 
kinh tế - xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng những khái niệm trừu tượng. Do đó, việc 
phân tích phải thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng. Các Mác đã chỉ ra rằng "Khi phân tích 
các hình thái kinh tế - xã hội thì không thể sử dụng hoặc kính hiển vi, hoặc những phản ứng hoá học. 
Lực lượng của trừu tượng phải thay thế bằng cái này hoặc cái kia" 
 Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả 
hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, 
so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện 
tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của 
của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và có ý thức cao của con người. Tuy nhiên trong điều 
kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau. 
 Phân tích hoạt động kinh doanh có đồng thời với các hoạt động kinh doanh của con người. 
Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn giản và được tiến hành ngay trong công tác 
hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh phát tr ... ó chức năng giới hạn một phía đối với vùng kinh doanh có thể 
chấp nhận được. 
 Bước 4: Xác định phương án kinh doanh tối ưu. Theo quy hoạch tuyến tính, điểm tối ưu là góc 
nào đó của vùng kinh doanh chấp nhận được. Vì vậy, để tìm cơ cấu sản phẩm dịch vụ thoả mãn yêu 
cầu cực đại hoặc cực tiểu hàm mục tiêu, cần thay lần lượt các giá trị toạ độ góc vào hàm mục tiêu, giá 
trị nào đạt hàm mục tiêu là cơ cấu sản phẩm dịch vụ cần xác định. 
Ví dụ: Một Công ty có tài liệu về sản xuất 2 sản phẩm A , B như sau (đơn vị tính 1000 đồng) 
Bảng 7.5 Tình hình sản xuất của Công ty 
 Sản phẩm A Sản phẩm B 
Số dự đảm phí một sản phẩm 8 10 
Giờ máy một sản phẩm 6 giờ 9 giờ 
Lượng vật tư để sản xuất một 
sản phẩm 
6 tấn 3 tấn 
 121
 Giờ máy sản xuất tối đa 36 giờ 
 Số lượng vật tư tối đa 24 tấn 
 Mức tiêu thụ sản phẩm B tối đa 3 sản phẩm 
 Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nên sản xuất hỗn hợp sản phẩm như thế nào? 
 Gọi x là số lượng sản phẩm A và y là số lượng sản phẩm B sẽ sản xuất. Xác định hàm mục tiêu 
F: F = 8x + 10y 
Xác định phường trình điều kiện 6x + 9y ≤ 36 
 6x + 3y ≤ 24 
 y ≤ 3 
Vẽ đường biểu diễn các phương trình điều kiện 
 6x + 9y = 36 
 6x + 3y = 24 
 y y = 3 
 8 
 6x + 3y = 24 
 4 
 3 y = 3 
 6x + 9y = 36 
 0 4 6 x 
Xác định vùng sản xuất tối ưu: 
+ Hướng về gốc toạ độ nếu phương trình điều kiện ≤ 
+ Hướng ra ngoài nếu phương trình điều kiện ≥ 
Xác định phương trình (hỗn hợp) sản phẩm sản xuất tối ưu: kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu luôn nằm 
trên một góc của vùng sản xuất tối ưu. 
Kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu là toạ độ giao điểm của hai đường biểu diễn 2 phương trình, thuộc 
góc của vùng sản xuất tối ưu. 
 Toạ độ góc 1 (0; 0) 
Toạ độ góc 2 (0; 3) 
Toạ độ góc 3 (1,5; 3) 
Toạ độ góc 4 (3; 2) 
 122
Toạ độ góc 5 (4; 0) 
Bảng 7.6 Bảng tính giá trị hàm mục tiêu 
Số lượng sản phẩm sản xuất 
Góc Sản phẩm A (x) Sản phẩm B (y) 
Giá trị hàm mục tiêu 
1 0 0 0 
2 0 3 30 
3 1,5 3 42 
4 3 2 44 
5 4 0 32 
Như vậy hỗn hợp sản phẩm sản xuất tối ưu là 3 sản phẩm A và 2 sản phẩm B 
 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS.PTS Bùi Xuân Phong 
 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp BCVT 
 Nhà xuất bản GTVT – 1999 
2. GS.TS Bùi Xuân Phong 
 Quản trị kinh doanh BCVT 
 Nhà xuất bản Bưu điện – 2003 
3. PGS.TS Bùi Xuân Phong; TS.Trần Đức Thung 
 Chiến lược kinh doanh BCVT 
 Nhà xuất bản Thống kê – 2002 
4. GS.TS Bùi Xuân Phong 
 Phân tích hoạt động kinh doanh 
 Nhà xuất bản Thống kê – 2004 
5. GS.TS Bùi Xuân Phong 
 Thống kê và ứng dụng trong Bưu chính viễn thông 
 Nhà xuất bản Bưu điện - 2005 
6. GS.TS Bùi Xuân Phong 
 Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế 
 Nhà xuất bản Bưu điện - 2006 
 124
MỤC LỤC 
Lời mở đầu................................................................................................................... 1 
Chương 1 – Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 
1.1. Khái niệm và nội dung phân tích hoạt động kinh doanh............................... .... 2 
1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ............................................... 2 
1.1.2 Đối tương phân tích hoạt động kinh doanh............................................... 3 
1.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh................................................ 4 
1.1.4 Vai trò và yêu cầu phân tích hoạt động kinh doanh................................... 5 
 l.2. Loại hình phân tích hoạt động kinh doanh.......................................................... 6 
1.3. Cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh.............................................................. 7 
1 4. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh................................................. ....... 8 
1.4.1 Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh .............................. 8 
1.4.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân............................. 8 
1.4.3 Đề xuất giải pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những tồn tại9 
1.4.4 Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.............. 9 
 1.5. Chỉ tiêu phân tích................................................................................................ 9 
1.5.1 Khái niệm chỉ tiêu phân tích...................................................................... 9 
1.5.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích.......................................................................... 9 
1.5.3 Chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích..................................................................... 10 
1.5.4 Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phân tích..................................................... 12 
1.6. Nhân tố trong phân tích ........................................................................................ 12 
1.6.1 Khái niệm nhân tố.................................................................................. 12 
1.6.2 Phân loại nhân tố..................................................................................... 13 
1.7. Quy trình tiến hành công tác phân tích............................................................... 13 
1.7.1 Lập kế hoạch phân tích........................................................................... 14 
1.7.2 Thu thập, kiểm tra và xử lý số liệu............................................................ 14 
1.7.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích............................ 14 
1.7.4 Viết báo cáo phân tích và tổ chức hội nghị phân tích.............................. 15 
1.8. Tổ chức công tác phân tích................................................................................... 15 
1.9. Phương pháp phân tích........................................................................................... 16 
1.9.1 Phương pháp so sánh đối chiếu.................................................................. 16 
1.9.2 Phương pháp loại trừ.................................................................................. 18 
1.9.3 Phương pháp liên hệ.................................................................................. 27 
 125
1.9.4 Phương pháp tươngquan hồi quy.............................................................. 27 
Chương 2 - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh BCVT 
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh và yêu cầu phân tích............................................. 38 
2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 39 
2.2.1 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh...................................... 39 
2.2.2 Phân tích sản lượng sản phẩm dịch vụ....................................................... 41 
2.2.3 Phân tích doanh thu hoạt động kinh doanh................................................... 41 
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm dịch vụ .................................................................... 45 
2.3.1 Mục đích và chỉ tiêu phân tích..................................................................... 45 
2.3.2 Phân tích chất lượng sản phẩm dịch vụ theo chỉ tiêu hiện vật.................... 45 
2.3.3 Phân tích chất lượng sản phẩm dịch vụ theo chỉ tiêu giá trị....................... 46 
Chương 3 - Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh 
3.1. Phân tích sử dụng lao động vào hoạt động kinh doanh ......................................... 49 
3.1.1 Nội dung và nhiệm vụ phân tích.................................................................. 49 
3.1.2 Phân tích sử dụng số lượng lao động........................................................... 50 
3.1.3 Phân tích sử dụng lao động theo kết cấu....................................................... 51 
3.1.4 Phân tích tình hình phân bổ lao động.......................................................... 52 
3.1.5 Phân tích sử dụng thời gian lao động.......................................................... 54 
3.1.6 Phân tích năng suất lao động.......................................................................... 56 
3.2. Phân tích sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh .................................... 58 
3.2.1 Tài sản cố định và yêu cầu phân tích......................................................... 58 
3.2.2 Phân tích biến động TSCĐ........................................................................... 59 
3.2.3 Phân tích tình hình trang bị TSCĐ.............................................................. 60 
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ............................................................... 60 
3.3. Phân tích cung ứng, sử dụng và dự trữ vật tư cho hoạt động 
 kinh doanh ..................................................................................................................... 61 
3.3.1 Phân tích cung ứng vật tư cho hoạt động kinh doanh................................... 62 
3.3.2 Phân tích dự trữ vật tư.................................................................................. 65 
3.3.3 Phân tích sử dụng vật tư................................................................................. 66 
Chương 4 - Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm dịch vụ 
4.1. Chí phí hoạt động kinh doanh, giá thành sản phẩm dịch vụ và 
 yêu cầu phân tích..................................................................................................... 71 
4.2. Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và giá thành 
sản phẩm dịch vụ........................................................................................................... 72 
 126
4.2.1 Phân tích khái quát.................................................................................... 72 
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng................................................................ 73 
4.3. Phân tích chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu....................................... 73 
4.4. Phân tích biến động giá thành theo khoản mục chi phí......................................... 76 
4.4.1 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp................................. 76 
4.4.2 Phân tích khoản mục chi phí vật tư...................................................... 77 
4.4.3 Phân tích khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ....................................... 77 
4.4.4 Các khoản mục chi phí còn lại............................................................... 80 
Chương 5 - Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 
5.1. Ý nghĩa, mục đích, nội dung và tài liệu phân tích tình hình tài chính........................... 83 
5.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính.................................................. 83 
5.1.2 Mục đích phân tích tình hình tài chính.................................................. 84 
5.1.3 Sự cần thiết phân tích tình hình tài chính............................................. 85 
5.1.4 Trình tự và các bước phân tích tình hình tài chính.............................. 86 
5.1.5 tài liệuphục vụ phân tích tình hình tài chính.......................................... 87 
5.1.6 Nội dung phân tích tình hình tài chính................................................... 90 
5.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính.................................................................. 91 
5.2.1 Mục đích và phương pháp phân tích...................................................... 91 
5.2.2 Nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính................................... 92 
5.3. Phân tích biến động các khoản mục bảng cân đối kế toán.................................... 93 
5.4. Phân tích tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.................. ................................... 94 
5.4.1 Phân tích tài sản................................................................................ 94 
5.4.2 Phân tích nguồn vốn......................................................................... 96 
5.5 Phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh............................................. 98 
5.6 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán............................................................ 100 
5.6.1 Phân tích tình hình thanh toán............................................................. 100 
5.6.2 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán......................................... 103 
Chương 6 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 
6.1. Hiệu quả kinh doanh và nhiệm vụ phân tích.......................................................... 109 
6.2. Phân tích chung hiệu quả hoạt động kinh doanh .............................................. 110 
6.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh................... 115 
6.4. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận ................................... 117 
6.4.1 Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh........................................................ 117 
6.4.2 Phân tích lợi nhuận hoạt động khác................................................................... 124 
 127
6.5 Phân tích tỷ suất lợi nhuận...................................................................................... 124 
6.5.1 Phân tích tình hình lãi sản xuất chung.................................................. 124 
6.5.2 Phân tích tình hình lãi sản xuất........................................................... 126 
6.5.3 Phân tích lãi sản xuất của sản phẩm sản xuất...................................... 126 
6.5.4 Phân tích lãi suất sản phẩm và so sánh với lãi suất sản xuất................... 127 
Chương 7 - Quyết định phương án hoạt động kinh doanh trên cơ sở thông tin phân tích 
7.1 Phân tích điểm hoà vốn với quyết định phương án hoạt động kinh doanh....... 130 
7.1.1 Điểm hoà vốn và cách xác định ............................................................. 130 
7.1.2 Một số giả thiết khi nghiên cứu điểm hoà vốn ....................................... 132 
7.1.3 Phân tích điểm hoà vốn với quyết định phương án hoạt động kinh doanh 133 
7.1.4.Phân tích mối quan hệ giữa chi phí tới hạn, điểm hoà vốn với việc quyết 
 phương án kinh doanh.................................................................................... 134 
7.2 Sử dụng thông tin phân tích chi phí để quyết định giá bán sản phẩm dịch vụ 136 
7.3 Sử dụng thông tin phân tích để quyết định tiếp tục hay đình chỉ kinh doanh 137 
7.4 Sử dụng thông tin phân tích để quyết định tiếp tục kinh doanh hay 
đình chỉ một bộ phận............................................................................................ 138 
7.5 Sử dụng thông tin phân tích để quyết định phương án kinh doanh trong 
trường hợp có giới hạn yếu tố điều kiện kinh doanh................................ 140 
7.5.1 Trường hợp có một điều kiện giới hạn.............................................. 140 
7.5.2 Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn.......................................... 140 
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 163 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_bui_xuan_phong.pdf