Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính

Khái niệm và mục đích phân tích

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh

doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là

phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho

những người quan tâm. Thông qua báo cáo tài chính, những người sử dụng thông tin

có thể đánh giá, phân tích và chẩn đoán được thực trạng và an ninh tài chính, nắm bắt

được kết quả và hiệu quả hiệu quả kinh doanh hoạt động kinh doanh, tình hình và khả

năng thanh toán, xác định giá trị doanh nghiệp, định rõ tiềm năng cũng như dự báo

được nhu cầu tài chính cùng những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể phải

đương đầu. Báo cáo tài chính mang tính bắt buộc, do Nhà nước quy định với mục đích

chủ yếu là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình phân chia, phân loại hệ thống chỉ tiêu phản

ánh trên các báo cáo tài chính theo nhiều hướng khác nhau rồi sử dụng các kỹ thuật

liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho

quản lý.

Với tư cách là công cụ của quản lý, phân tích báo

cáo tài chính có mục đích chính là giúp người sử

dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài

chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh

nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh doanh tối

ưu. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan

tâm của nhiều nhóm người khác nhau như: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà

đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các

nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý kể các cơ quan

chính phủ và bản thân người lao động. Mỗi một nhóm người có những nhu cầu thông

tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng

trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất và

mức độ rủi ro của quyết định ban hành (quyết định mua hàng, bán hàng, cho vay, đi

vay, góp vốn ) cũng như cương vị của chủ thể ra quyết định mà các chủ thể ra quyết

định có những mối quan tâm khác nhau về đối tác.

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 22 trang baonam 16760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính

Giáo trình môn Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 1 
BÀI 1 
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 1 (mục 1.1, 1.2) và 
Chương 2. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và dữ liệu phân tích. 
 Nội dung và đối tượng phân tích báo cáo tài chính. 
 Phương thức tiếp cận báo cáo tài chính. 
Mục tiêu 
 Giải thích khái niệm và mục đích phân tích báo cáo tài chính. 
 Nhận diện ý nghĩa và nội dung phân tích báo cáo tài chính. 
 Xác định đối tượng phân tích báo cáo tài chính. 
 Phân tích các phương thức tiếp cận báo cáo tài chính. 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
2 TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 
Tình huống dẫn nhập 
Nhà đầu tư hãy cảnh giác với báo cáo tài chính 
“Báo cáo tài chính là một công cụ không thể thiếu trong việc đầu tư của bạn hay bất cứ một nhà 
đầu tư thực sự nào khác. Nếu bạn không hiểu hay không ngó ngàng gì qua bản báo cáo tài chính 
trước khi đầu tư, thì bạn chỉ đang là một con bạc chứ không phải một nhà đầu tư thực sự. Nhưng 
bạn vẫn có thể kiếm lời nếu bạn có thần may mắn hộ mệnh hoặc giao tiền của mình cho một 
người tin cậy, hay một quỹ đầu tư uy tín nào đó”. 
(Lê Quang Đức, –dau–tu–can–biet/1518–nha–dau–tu–hay–canh–
giac–vi–bao–cao–tai–chinh.html). 
1. Nhà đầu tư có thực sự phải cảnh giác với báo cáo tài chính hay không? 
2. Báo cáo tài chính có thực sự cần thiết cho nhà đầu tư không? 
3. Ngoài nhà đầu tư, các đối tượng khác có cần báo cáo tài chính không? 
4. Có thể tiếp cận báo cáo tài chính theo những cách nào? 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 3 
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và dữ liệu phân tích 
1.1.1. Khái niệm và mục đích phân tích 
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh 
doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là 
phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho 
những người quan tâm. Thông qua báo cáo tài chính, những người sử dụng thông tin 
có thể đánh giá, phân tích và chẩn đoán được thực trạng và an ninh tài chính, nắm bắt 
được kết quả và hiệu quả hiệu quả kinh doanh hoạt động kinh doanh, tình hình và khả 
năng thanh toán, xác định giá trị doanh nghiệp, định rõ tiềm năng cũng như dự báo 
được nhu cầu tài chính cùng những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể phải 
đương đầu. Báo cáo tài chính mang tính bắt buộc, do Nhà nước quy định với mục đích 
chủ yếu là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp. 
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình phân chia, phân loại hệ thống chỉ tiêu phản 
ánh trên các báo cáo tài chính theo nhiều hướng khác nhau rồi sử dụng các kỹ thuật 
liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho 
quản lý. 
Với tư cách là công cụ của quản lý, phân tích báo 
cáo tài chính có mục đích chính là giúp người sử 
dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài 
chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh 
nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh doanh tối 
ưu. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan 
tâm của nhiều nhóm người khác nhau như: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà 
đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các 
nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý kể các cơ quan 
chính phủ và bản thân người lao động. Mỗi một nhóm người có những nhu cầu thông 
tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng 
trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất và 
mức độ rủi ro của quyết định ban hành (quyết định mua hàng, bán hàng, cho vay, đi 
vay, góp vốn) cũng như cương vị của chủ thể ra quyết định mà các chủ thể ra quyết 
định có những mối quan tâm khác nhau về đối tác. 
1.1.2. Ý nghĩa phân tích 
Với mục đích cung cấp thông tin giúp cho những người sử dụng đánh giá chính xác 
sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng cũng như những rủi ro trong tương 
lai của doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong 
quản lý. Có thể khái quát ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính trên các điểm sau: 
 Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo 
cùng với những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó; 
 Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, khả năng thanh toán của doanh 
nghiệp, tính hợp lý của cấu trúc tài chính Từ đó, các nhà quản lý có căn cứ tin 
cậy, khoa học để đề ra các ... ũng như tình 
hình và an ninh tài chính, đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi, 
hiệu quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp. Những vấn đề này chỉ được thực 
hiện thông qua việc phân tích hệ thống chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính và mối 
1 Accounting Analysis. 
2 Financial Analysis. 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 15 
quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh trong cùng một báo cáo tài chính hoặc giữa các báo 
cáo tài chính với nhau. 
Như vậy, đối tượng của phân tích báo cáo tài chính là hệ thống chỉ tiêu tài chính phản 
ánh trên các báo cáo tài chính cùng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài 
chính hoặc giữa các báo cáo tài chính với nhau. 
1.3. Phương thức tiếp cận báo cáo tài chính 
1.3.1. Tiếp cận từng báo cáo tài chính 
Tiếp cận theo từng báo cáo tài chính là việc xem xét, phân tích nội dung của các chỉ 
tiêu phản ánh trên từng báo cáo tài chính cũng như mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản 
ánh trên từng báo cáo tài chính. Cách tiếp cận này tuy đơn giản nhưng không phản ánh 
sâu sắc và đầy đủ về nội dung mà người phân tích quan tâm. 
Tùy theo nội dung phản ánh của từng báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo 
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo 
tài chính), việc tiếp cận phân tích theo từng báo cáo tài chính được tiến hành trước hết 
thông qua phân tích kế toán (phân tích nội dung và cách thức ghi nhận kế toán); sau 
đó mới đi sâu phân tích theo nội dung phản ánh trên từng báo cáo tài chính. 
1.3.2. Tiếp cận theo nhóm chỉ tiêu khái quát 
Việc tiếp cận theo các nhóm chỉ tiêu khái quát được thực hiện bằng cách thông qua hệ 
thống chỉ tiêu được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu của báo cáo tài chính để nắm bắt 
tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những mặt chủ yếu nhất. Theo đó, khi tiếp 
cận báo cáo tài chính, thay vì đi sâu vào từng báo cáo tài chính, những nhà quản lý lại 
xem xét các nhóm chỉ tiêu tài chính khác nhau phản ánh các mặt khác nhau như: khả 
năng thanh toán, cấu trúc tài chính, năng lực hoạt động, khả năng sinh lợi, giá trị thị 
trường và tốc độ tăng trưởng. 
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán cho biết mức độ đáp ứng các khoản nợ 
phải trả của doanh nghiệp. Từ đó, có thể dự báo được rủi ro tài chính cũng như khả 
năng phá sản của doanh nghiệp. Thuộc nhóm này bao gồm một số chỉ tiêu được đề 
cập phổ biến là “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”, “Hệ số khả năng thanh toán 
nhanh”, “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”, “Hệ số thanh khoản của dòng tiền” 
Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính cho biết cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và 
mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn mà qua đó, người sử dụng thông tin có thể 
nhận biết được chính sách huy động và sử dụng vốn, mức độ độc lập tài chính, sự phù 
hợp của cơ cấu tài sản đầu tư. Thuộc nhóm này thường bao gồm các chỉ tiêu như: hệ 
số nợ, hệ số tài trợ, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản, tỷ trọng tài sản 
dài hạn chiếm trong tổng tài sản, đòn bẩy tài chính 
Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động được sử dụng để đánh giá chất lượng 
quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp. Thuộc nhóm này 
thường bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển (Số lần luân chuyển tài sản; 
số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn; số lần luân chuyển tài sản dài hạn; số lần luân 
chuyển tài sản cố định, số lần luân chuyển vốn chủ sở hữu; số lần luân chuyển hàng 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
16 TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 
tồn kho) hay phản ánh tốc độ thanh toán (số lần thu hồi tiền hàng, số lần thanh toán 
tiền hàng). Tương ứng với số lần luân chuyển hay số lần thanh toán là các chỉ tiêu 
phản ánh thời gian luân chuyển, thời gian thanh toán (thời gian luân chuyển tài sản, 
thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn, thời gian luân chuyển hàng tồn kho; thời gian 
thu hồi tiền hàng; thời gian thanh toán tiền hàng). 
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi được sử dụng để đo lường khả năng tạo lợi 
nhuận của tài sản, nguồn vốn, doanh thu. Nói cách khác, nhóm chỉ tiêu này phản ánh 
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc nhóm này thường bao gồm các chỉ tiêu 
như: Sức sinh lợi (hay tỷ suất sinh lợi) của doanh thu (ROS); sức sinh lợi (hay tỷ suất 
sinh lợi) của tài sản (ROA); sức sinh lợi (hay tỷ suất sinh lợi) của vốn chủ sở hữu 
(ROE); sức sinh lợi (hay tỷ suất sinh lợi) của vốn đầu tư (ROIC); sức sinh lợi (hay tỷ 
suất sinh lợi) của của vốn dài hạn (ROCE) 
Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường cho biết giá cổ phiếu, lợi nhuận, dòng tiền, 
giá trị sổ sách của doanh nghiệp, thể hiện rủi ro và tiềm năng phát triển trong tương 
lai. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, khả năng sinh lợi 
tốt, giá trị thị trường của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại. Thuộc nhóm này thường 
bao gồm các chỉ tiêu như: Hệ số giá cả/lợi nhuận cổ phiếu (P/E), hệ số giá thị 
trường/giá trị sổ sách (P/B); lợi nhuận trên mỗi cổ phần thường (EPS) 
Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng cho biết tình hình, xu hướng và nhịp điệu 
tăng trưởng của doanh nghiệp trên các mặt chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận. Qua đó, 
người sử dụng thông tin có thể đánh giá được mức độ bền vững trong tăng trưởng của 
doanh nghiệp. Thuộc nhóm này thường bao gồm các chỉ tiêu như: Tốc độ tăng trưởng 
doanh thu, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giữ lại, tốc độ 
tăng trưởng bền vững 
Việc tiếp cận báo cáo tài chính thông qua nhóm các chỉ tiêu khái quát khá hữu ích đối 
với các nhà quản lý. Một mặt, các chỉ tiêu này khá đơn giản, dễ tính toán. Mặt khác, 
khi sử dụng kết hợp các chỉ tiêu khác nhau, các nhà quản lý có thể đánh giá khái quát 
tình hình và thực trạng tài chính của doanh nghiệp một cách khá chính xác. Vì thế, 
tiếp cận báo cáo tài chính theo nhóm các chỉ tiêu khái quát được sử dụng khá phổ biến 
trong các trường hợp đánh giá khái quát thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Hạn 
chế của cách thức tiếp cận theo nhóm các chỉ tiêu khái quát là không đi sâu phân tích 
từng mặt biểu hiện khác nhau trong toàn cảnh bức tranh tài chính của doanh nghiệp 
nên thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng sẽ không đầy đủ. Người sử dụng 
thông tin khó có thể nắm bắt được kết quả cụ thể cùng các nguyên nhân, nhân tố tác 
động đến kết quả hoạt động và do vậy, rất khó để tìm ra giải pháp hữu hiệu để cải 
thiện hay nâng cao hiệu quả hoạt động. 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 17 
Hình 1.2. Tiếp cận báo cáo tài chính theo nhóm chỉ tiêu khái quát 
1.3.3. Tiếp cận theo nội dung 
Khác với các cách thức tiếp cận trên đây, tiếp cận theo từng chuyên đề (nội dung) sẽ 
cung cấp cho người sử dụng các thông tin đầy đủ về một hay một số khía cạnh mà họ 
quan tâm. Khi tiếp cận theo từng chuyên đề, các nhà phân tích không chỉ sử dụng dữ 
liệu trên một báo cáo tài chính riêng biệt mà sử dụng thông tin trên các báo cáo tài 
chính có liên quan đến chuyên đề (nội dung) phân tích. 
Khi tiếp cận theo chuyên đề, trước hết các nhà phân tích tiến hành phân tích kế toán 
trên các báo cáo tài chính. Công việc này nhằm chuẩn bị cơ sở dữ liệu chuẩn xác, 
phục vụ cho hoạt động phân tích. Sau đó, tùy theo chuyên đề (nội dung) lựa chọn, các 
nhà phân tích sử dụng các thông tin phản ánh trên các báo cáo tài chính và mối quan 
hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính với nhau để phân tích. Các thông tin sử 
dụng phục vụ cho nội dung phân tích không bị giới hạn trong từng báo cáo tài chính 
nên làm rõ bản chất, xu hướng, nhịp điệu, tốc độ, tình hình biến động, mối liên hệ 
của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, có cơ sở tin cậy để đề ra các quyết định hữu ích. 
Vì vậy, cách thức tiếp cận theo chuyên đề (nội dung) được vận dụng phổ biến trong 
phân tích báo cáo tài chính (xem hình 1.3). 
Nhóm chỉ tiêu 
phản ánh cấu trúc tài chính 
 Hệ số nợ 
 Đòn bẩy tài chính 
 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trong 
tổng tài sản 
 Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm trong 
tổng tài sản 
 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong 
tổng nguồn vốn 
 ... 
Nhóm chỉ tiêu 
phản ánh năng lực hoạt động 
 Số lần luân chuyển tài sản 
 Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn 
 Số lần luân chuyển hàng tồn kho 
 Số lần thu hồi tiền hàng 
 Thời gian luân chuyển hàng tồn kho 
 Thời gian thu hồi tiền hàng 
Nhóm chỉ tiêu 
phản ánh giá trị thị trường 
 Hệ số giá cả/thu nhập (P/E) 
 Ḥệ số giá thị trường/giá trị sổ sách (P/B) 
Nhóm chỉ tiêu 
phản ánh khả năng thanh toán 
 Hệ số khả năng thanh toán nợ 
ngắn hạn 
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 
 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 
 Hệ số thanh khoản của dòng tiền 
thuần từ hoạt động kinh doanh 
Nhóm chỉ tiêu 
phản ánh khả năng sinh lợi 
 Sức sinh lợi của doanh thu (ROS) 
 Sức sinh lợi của tài sản (ROA) 
 Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) 
 Sức sinh lợi của vốn đầu tư (ROIC) 
 Sức sinh lợi của của vốn dài hạn 
(ROCE) 
Nhóm chỉ tiêu 
phản ánh tốc độ tăng trưởng 
 Tốc độ tăng trưởng bền vững 
 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 
 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giữ lại 
 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
18 TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 
Phân tích kế toán 
Phân tích tài chính theo chuyên đề (nội dung) 
Hình 1.3: Mô hình tiếp cận phân tích báo cáo tài chính theo nội dung 
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT 
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 
• Huy động vốn 
• Độc lập tài chính 
• Khả năng thanh toán 
• Khả năng sinh lợi 
• Tốc độ tăng trưởng 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH 
THANH TOÁN 
• Đánh giá khái quát 
• Xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng 
• Nợ phải thu 
• Nợ phải trả 
• Tốc độ thanh toán 
PHÂN TÍCH CÂN BẰNG 
TÀI CHÍNH 
• Theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ 
• Theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ 
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC 
TÀI CHÍNH 
• Cơ cấu tài sản 
• Cơ cấu nguồn vốn 
• Mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn 
PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH 
• Rủi ro sử dụng đòn bẩy tài chính 
• Rủi ro về khả năng thanh toán 
• Rủi ro thu hồi nợ 
• Rủi ro dòng tiền 
• Rủi ro tỷ giá 
• Rủi ro về hiệu quả kinh doanh 
• Rủi ro hiệu năng hoạt động 
• Rủi ro phá sản 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 
KINH DOANH 
• Doanh thu 
• Tổng thu nhập 
• Lợi nhuận 
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG 
SINH LỢI 
• Tài sản 
• Vốn chủ sở hữu 
• Chi phí 
• Bộ phận 
• Điều kiện cần thiết để nâng cao khả 
năng sinh lợi 
• Từ phía nhà đầu tư 
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 
• Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán 
• Căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh 
giá lai 
• Căn cứ vào chiết khấu dòng tiền 
• Căn cứ vào chiết khấu dòng lợi nhuận 
thặng dư 
• Căn cứ vào cơ sở so sánh giá thị trường 
PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 
• Đánh giá khái quá 
• Xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng 
• Cơ cấu dòng tiền thuần 
• Dòng tiền vào 
• Dòng tiền ra 
• Mối quan hệ giữa dòng tiền vào với 
dòng tiền ra 
• Nhân tố ảnh hưởng tới dòng tiền 
• Mối quan hệ giữa dòng tiền với tình 
hình tài chính 
DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU 
TÀI CHÍNH 
• Trên bảng cân đối kế toán 
• Trên báo cáo kết quả hoạt động 
kinh doanh 
• Dòng tiền 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 19 
Tóm lược cuối bài 
 Báo cáo tài chính: Là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và 
dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp, là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng 
tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Báo cáo tài chính gồm 02 phần: Tài 
sản và nguồn vốn. 
 Phân tích báo cáo tài chính: Phân tích báo cáo tài chính là quá trình phân chia, phân loại hệ 
thống chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính theo nhiều hướng khác nhau rồi sử dụng 
các kỹ thuật liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích 
cho quản lý. 
 Đối tượng phân tích báo cáo tài chính: Hệ thống chỉ tiêu và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. 
 Phương thức tiếp cận báo cáo tài chính: Tiếp cận theo báo cáo tài chính, theo chỉ tiêu khái 
quát và theo nội dung. 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
20 TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 
Câu hỏi ôn tập 
1. Trình bày khái niệm và mục đích phân tích báo cáo tài chính. 
2. Trình bày ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính. 
3. Trình bày nội dung và kết cấu của báo cáo tài chính. 
4. Bàn luận về nội dung phân tích báo cáo tài chính. 
5. Thảo luận về đối tượng phân tích báo cáo tài chính. 
6. Trình bày nội dung phân tích báo cáo tài chính dưới góc độ kế toán. 
7. Trình bày nội dung phân tích báo cáo tài chính dưới góc độ tài chính. 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 21 
Bài tập cuối bài 
Bài 1. Trích Báo cáo thường niên năm 2013 của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC: 
Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 
Các chỉ tiêu 2012 2013 Ghi chú 
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn 
Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn 
1,75 
1,39 
+ Hệ số thanh toán nhanh 1,75 1,26 
 Tài sản lưu động – Hàng tồn kho 
 Nợ ngắn hạn 
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn 
+ Hệ số Nợ/Tổng tài sản 
+ Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu 
0,43 
0,77 
0,4 
0,66 
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động 
+ Vòng quay hàng tồn kho 
 Giá vốn hàng bán 
 Hàng tồn kho bình quân 104,96 33,9 
+ Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0,73 0,83 
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 
+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 
+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 
+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 
+ Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 
0,02 
0,03 
0,02 
0,02 
0,06 
0,08 
0,05 
0,08 
Yêu cầu: 
1. Theo Anh/Chị, việc sắp xếp các chỉ tiêu trong từng nhóm của FLC đã chính xác chưa? 
Vì sao? 
2. Trong từng nhóm chỉ tiêu nói trên, cần thêm/bớt chỉ tiêu nào để lột tả được bản chất của nhóm? 
3. FLC cần thiết phải bổ sung nhóm chỉ tiêu khái quát nào để giúp người sử dụng thông tin 
có thể nắm bắt được thực trạng tài chính của mình? 
Bài 2. Trích báo cáo thường niên 2014 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM): 
Chi tiết các chỉ số tài chính như sau: 
 2013 2014 % tăng (giảm) 
I. Các hệ số về khả năng thanh toán 
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 4,3 4,3 0,0 
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 2,6 2,8 0,2 
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2,0 2,2 0,2 
II. Hệ số cơ cấu tài chính 
- Hệ số Nợ/Tổng tài sản 23% 23% 
- Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu 30% 30% 
III. Hệ số hiệu quả hoạt động 
- Số vòng quay hàng tồn kho 5,9 6,6 0,7 
 Bài 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 
22 TXKTTC06_Bai1_v1.0015108202 
- Vòng quay các khoản phải thu 12,4 11,3 (1,2) 
- Vòng quay vốn lưu động 2,6 2,5 (0,1) 
- Vòng quay tổng tài sản 1,5 1,4 (0,0) 
IV. Các hệ số sinh lời 
- Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 21,1% 17,3% –3,8% 
- Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 30,7% 24,9% –5,7% 
- Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 39,6% 32,6% –7,0% 
Yêu cầu: Thực hiện các yêu cầu tương tự bài 1 nêu trên. 
Gợi ý: Anh/Chị dựa vào các phương thức tiếp cận báo cáo tài chính, đặc biệt là tiếp cận theo 
nhóm chỉ tiêu khái quát để xem xét. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_bai_1_tong_quan_ve.pdf