Giáo trình môn Nguyên lý kế toán

Thước đo dùng trong hạch toán

* Thước đo hiện vật

Là thước đo sử dụng đơn vị đo lường vật lý tùy thuộc vào tính tự nhiên của đối tượng

được tính toán như: trọng lượng (kg, tạ, tấn,.); diện tích (ha, m2,.); độ dài (m, km,.); thể

tích (lít, m3,.). Thước đo hiện vật cho phép hạch toán có thể đo lường chính xác từng đối

tượng riêng biệt, nhưng không thể sử dụng nó để xử lý thông tin ban đầu thành thông tin

tổng hợp của nhiều hiện tượng.

* Thước đo thời gian lao động

Là thước đo sử dụng để xác định số lượng thời gian lao động hao phí trong một quá

trình kinh doanh, một công việc nào đó. Thước đo thời gian lao động thường chỉ được sử

dụng để đo lường hao phí lao động sống, tính toán các chỉ tiêu về năng suất lao động trong

các doanh nghiệp, các tổ chức; Thước đo thời gian lao động giúp xác định được năng suất

của công nhân, làm căn cứ tính lương phải trả cho công nhân; thường được sử dụng với

thước đo hiện vật để giám sát số lượng sản phẩm công nhân sản xuất ra. Đơn vị thước đo

lao động: ngày công, giờ công.

* Thước đo giá trị (thước đo tiền tệ)

Là thước đo sử dụng tiền làm đơn vị tính thống nhất để phản ánh các chỉ tiêu kinh tế,

các loại vật tư, tài sản của đơn vị. Thước đo tiền tệ có ưu điểm là giúp cho hạch toán có thể

tổng hợp được các thông tin ban đầu về các đối tượng riêng biệt đồng thời cho phép tính

được các chỉ tiêu tổng hợp về các loại vật tư, tài sản khác nhau. Đơn vị thước đo tiền tệ:

đồng Việt nam (Ký hiệu quốc gia “đ”, ký hiệu quốc tế “VND”); các loại ngoại tệ.

Như vậy, mỗi thước đo đều có ưu, nhược điểm riêng. Để có được thông tin đầy đủ,

chính xác, kịp thời phải kết hợp cả 3 loại thước đo, sẽ phản ánh và giám đốc toàn diện các

chỉ tiêu về sản lượng, chất lượng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 149 trang baonam 03/01/2022 5480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Nguyên lý kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Nguyên lý kế toán

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán
LỜI NÓI ĐẦU
Nguyên lý kế toán là môn học cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học kế
toán. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của
công tác quản lý kinh tế, hạch toán kế toán đã không ngừng phát triển theo xu hướng hội
nhập toàn cầu, nhiều vấn đề mới kế toán cần được nhận thức đúng đắn.
Để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập và vận dụng nguyên lý kế
toán của sinh viên kinh tế và các sinh viên chuyên ngành kế toán, bộ môn kế toán - khoa
kinh tế Nhà trường tiến hành biên soạn giáo trình “Nguyên lý kế toán”. Cuốn giáo trình
nêu những kiến thức lý luận cơ bản nhằm giúp cho các sinh viên của Nhà trường có tài liệu
học tập, hệ thống lại những kiến thức đã học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các bạn
đọc đang học tại các trường thuộc khối kinh tế.
Cuốn giáo trình gồm 06 chương:
Chương 1 Vai trò, chức năng, đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán
Chương 2 Phương pháp chứng từ kế toán
Chương 3 Phương pháp tài khoản kế toán
Chương 4 Phương pháp tính giá và kế toán các quá trình kinh tế
Chương 5 Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán
Chương 6 Sổ sách kế toán và các hình thức kế toán
Nội dung cuốn giáo trình này được trình bày theo kết cấu chương trình môn học của
Nhà trường, được cập nhật theo đúng chế độ kế toán hiện hành và đã qua thẩm định của
Hội đồng khoa học cấp bộ môn, cấp khoa, cấp Nhà trường đánh giá.
Mặc dù đã có cố gắng trong việc biên soạn song cuốn sách này không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp
trong và ngoài trường, của đông đảo sinh viên và các bạn đọc quan tâm góp ý để tái bản
lần sau cuốn giáo trình được hoàn chỉnh hơn.
3
 Chương 1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.1.1. Hạch toán kế toán và tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán
1.1.1.1. Sự ra đời của hạch toán kế toán
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã khẳng định: Sản xuất ra của cải vật chất là
nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội loài người. Ngay từ thời cổ xưa, con người của xã hội
nguyên thủy đã nhận thức được rằng muốn duy trì sự sống và phát triển thì phải lao động
sản xuất. Quá trình hoạt động sản xuất đó được diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại không ngừng
và hình thành nên quá trình tái sản xuất xã hội. Khi thực hiện quá trình tái sản xuất xã hội,
con người luôn có ý thức xem xét hao phí lao động đã bỏ ra là bao nhiêu và kết quả đó sẽ
được phân phối như thế nào. Tất cả những mối quan tâm đó của con người đối với quá trình
tái sản xuất đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải theo dõi, quan sát, lượng hóa, ghi chép và lưu trữ
dữ liệu về các hoạt động kinh tế trong quá trình tái sản xuất tức là phải thực hiện chức năng
quản lý quá trình tái sản xuất.
Để quản lý được các hoạt động kinh tế trong quá trình tái sản xuất, cần phải có thông
tin hữu ích được thu thập, xử lý và kiểm tra thông qua quá trình thực hiện việc quan sát, đo
lường, tính toán và ghi chép các hoạt động đó. Trong đó:
Quan sát các hiện tượng và quá trình kinh tế là hoạt động đầu tiên của quá trình quản
lý nhằm định hướng, phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất.
Đo lường là việc biểu hiện các hao phí trong quá trình sản xuất của cải vật chất đã sản
xuất ra bằng thước đo thích hợp.
Tính toán là việc sử dụng các phương pháp tính toán, tổng hợp, phân tích để tính toán
những chỉ tiêu kinh tế cần thiết. Qua đó có thể đánh giá được mức độ thực hiện và hiệu quả
của hoạt động kinh tế.
Ghi chép là quá trình thu nhận, xử lý và ghi lại tình hình và kết quả các hoạt động kinh
tế đã thực hiện theo trình tự và phương pháp nhất định. Từ đó mà thực hiện chức năng thông
tin và kiểm tra các quá trình kinh tế trong từng thời gian, từng địa điểm phát sinh cũng như
trong suốt một thời kỳ nào đó.
Do đó, hạch toán là hệ thống quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động
kinh tế của con người, nhằm thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh
tế trong quá trình tái sản xuất xã hội.
Sự cần thiết phải giám đốc và quản lý quá trình hoạt động kinh tế không phải chỉ là
nhu cầu mới được phát sinh gần đây mà thực ra đã phát sinh từ rất sớm trong lịch sử nhân
loại và tồn tại trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Xã hội loài người càng phát
triển, con người càng quan tâm đến hoạt động sản xuất tức là càng quan tâm đến thời gian
lao động bỏ ra và kết quả sản xuất đạt được.
Như vậy, hạch toán là nhu cầu tất yếu khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội và
là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế. Có thể nói hạch toán được hình thành và phát triển
cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất xã hội.
4
1.1.1.2. Thước đo và các loại hạch toán
a. Thước đo dùng trong hạch toán
* Thước đo hiện vật
Là thước đo sử dụng đơn vị đo lường vật lý tùy thuộc vào tính tự nhiên của đối tượng
được tính toán như: trọng lượng (kg, tạ, tấn,...); diện tích (ha, m2,...); độ dài (m, km,...); thể
t ... .........................................12
1.3. ĐỐI TƯỢNG CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN................................................13
1.3.1. Đối tượng chung của hạch toán kế toán.....................................................13
1.3.2. Đối tượng cụ thể........................................................................................13
1.3.2.1. Tài sản của đơn vị sản xuất kinh doanh là đối tượng của hạch toán kế toán 13
1.3.2.2. Sự vận động của tài sản là đối tượng của hạch toán kế toán..............15
1.4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN...................................................16
1.4.1. Khái niệm..................................................................................................16
1.4.2. Các phương pháp hạch toán kế toán..........................................................16
1.4.2.1. Phương pháp chứng từ kế toán..........................................................16
1.4.2.2. Phương pháp tài khoản kế toán.........................................................16
1.4.2.3. Phương pháp tính giá.........................................................................16
1.4.2.4. Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán...........................................16
1.4.3. Mối quan hệ giữa các phương pháp...........................................................17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN...................21
2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN....21
146
2.1.1. Khái niệm..................................................................................................21
2.1.2. Ý nghĩa......................................................................................................21
2.2. CÁC LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN...............................................................21
2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của chứng từ kế toán...............................................21
2.2.2. Các loại chứng từ kế toán..........................................................................22
2.2.3. Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán.....................................................23
2.3. TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN..................................25
2.3.1. Khái niệm..................................................................................................25
2.3.2. Nội dung trình tự luân chuyển chứng từ kế toán........................................25
2.4. KIỂM KÊ TÀI SẢN.........................................................................................25
2.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của kiểm kê.............................................................25
2.4.2. Phương pháp kiểm kê................................................................................26
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN..................27
3.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN...37
3.1.1. Khái niệm..................................................................................................37
3.1.2. Ý nghĩa......................................................................................................37
3.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN.................................................................................37
3.2.1. Khái niệm..................................................................................................37
3.2.2. Nội dung và kết cấu tài khoản kế toán.......................................................37
3.2.2.1. Nội dung của tài khoản kế toán.........................................................37
3.2.2.2. Kết cấu của tài khoản kế toán............................................................37
3.2.2.3. Các chỉ tiêu trên tài khoản kế toán....................................................38
3.2.3. Nội dung, kết cấu của các tài khoản kế toán cụ thể....................................38
3.2.3.1. Tài khoản tài sản (Tài khoản vốn).....................................................38
3.2.3.2. Tài khoản nguồn vốn (Nguồn hình thành tài sản)..............................39
3.2.3.3. Tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh..........................................40
3.2.3.4. Tài khoản ngoài bảng........................................................................41
147
3.3. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN......................46
3.3.1. Ghi đơn trên tài khoản kế toán.......................................................................
3.3.2. Ghi kép trên tài khoản kế toán (Ghi sổ kép)Error! Bookmark not defined.
3.3.2.1. Khái niệm..........................................................................................46
3.3.2.2. Định khoản kế toán...........................................................................46
3.3.2.3. Quan hệ đối ứng tài khoản.................................................................47
3.3.2.4. Bút toán.............................................................................................49
3.4. KIỂM TRA SỐ LIỆU GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN...............49
3.4.1. Kiểm tra việc ghi chép trên tài khoản kế toán tổng hợp.............................49
3.4.2. Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán chi tiết với tài khoản kế toán tổng
hợp tương ứng.....................................................................................................50
3.5. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN...........................................................43
3.5.1. Phân loại theo nội dung kinh tế..................................................................43
3.5.2. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu..........................................44
3.5.3. Phân loại tài khoản theo quan hệ với các báo cáo tài chính.......................45
3.5.4. Phân loại tài khoản theo mức độ khái quát của đối tượng kế toán phản ánh trong
tài khoản..............................................................................................................46
3.6. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN................................................................
3.6.1. Tổng quan về hệ thống tài khoản kế toán thống nhất.................................41
3.6.2. Số hiệu và tên gọi các tài khoản.................................................................42
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ VÀ KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH
KINH TẾ CHỦ YẾU...............................................................4
4.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ...........................................................................58
4.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tính giá............................................58
4.1.1.1. Khái niệm..........................................................................................58
4.1.1.2. Ý nghĩa..............................................................................................58
4.1.2. Yêu cầu của việc tính giá...........................................................................58
4.1.3. Nguyên tắc tính giá....................................................................................59
4.1.3.1. Nguyên tắc 1.....................................................................................59
148
4.1.3.2. Nguyên tắc 2.....................................................................................59
4.1.3.3. Nguyên tắc 3.....................................................................................59
4.1.4. Nội dung và trình tự tính giá tài sản...........................................................59
4.1.4.1. Tài sản mua vào................................................................................59
4.1.4.2. Sản phẩm, dịch vụ sản xuất...............................................................61
4.1.4.3. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ và xuất dùng...........................62
4.2. KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH TẾ CHỦ YẾU......................................64
4.2.1. Kế toán quá trình mua hàng.......................................................................64
4.2.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ.........................................................................64
4.2.1.2. Phương pháp kế toán.........................................................................65
4.2.2. Kế toán quá trình sản xuất.........................................................................69
4.2.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ.........................................................................70
4.2.2.2. Phương pháp kế toán.........................................................................70
4.2.3. Kế toán quá trình tiêu thụ và kết quả kinh doanh.......................................77
4.2.3.1. Khái niệm, nhiệm vụ.........................................................................77
4.2.3.2. Phương pháp kế toán.........................................................................78
Chương 5. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI (TH - CĐ)...98
5.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA PHƯƠNG PHÁP TH 
- CĐ.........................................................................................................................98
5.1.1. Khái niệm..................................................................................................98
5.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp - cân đối............................................98
5.1.3. Hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp - cân đối..........................98
5.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, YÊU CẦU VÀ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ KHI LẬP 
CÁC BẢNG TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI....................................................................99
5.2.1. Nguyên tắc xây dựng bảng tổng hợp - cân đối...........................................99
5.2.2. Yêu cầu khi lập bảng tổng hợp - cân đối....................................................99
5.2.3. Công việc chuẩn bị khi lập bảng tổng hợp - cân đối..................................99
5.3. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.........................................................................100
149
5.3.1. Khái niệm................................................................................................100
5.3.2. Nội dung và kết cấu.................................................................................100
5.3.3. Tính cân đối của bảng cân đối kế toán.....................................................101
5.3.4. Cơ sở số liệu và phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán................104
5.3.4.1. Cơ sở số liệu....................................................................................104
5.3.4.2. Phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán.................................104
5.3.5. Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và các tài khoản kế toán.............104
Chương 6. SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN...............108
6.1. SỔ KẾ TOÁN................................................................................................108
6.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán...................108
6.1.1.1. Khái niệm........................................................................................108
6.1.1.2. Ý nghĩa............................................................................................108
6.1.1.3. Nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán..............................................108
6.1.2. Phân loại các loại sổ kế toán....................................................................109
6.1.2.1. Theo cách ghi chép..........................................................................109
6.1.2.2. Theo nội dung ghi chép...................................................................109
6.1.2.3. Theo cấu trúc mẫu sổ.......................................................................110
6.1.2.4. Theo hình thức tổ chức sổ...............................................................110
6.1.3. Chu trình kế toán trên sổ kế toán.............................................................110
6.1.3.1. Chu trình ghi sổ kế toán: 3 giai đoạn...............................................110
6.1.3.2. Kỹ thuật chữa sổ kế toán.................................................................111
6.2. CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN......................................................................114
6.2.1. Hình thức nhật ký - sổ cái........................................................................115
6.2.1.1. Đặc điểm.........................................................................................115
6.2.1.2. Sổ kế toán sử dụng..........................................................................115
6.2.1.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ.......................................................115
6.2.1.4. Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.............................................117
150
6.2.2. Hình thức chứng từ ghi sổ........................................................................117
6.2.2.1. Đặc điểm.........................................................................................117
6.2.2.2. Sổ kế toán sử dụng..........................................................................117
6.2.2.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ.......................................................118
6.2.2.4. Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.............................................120
6.2.3. Hình thức nhật ký - chứng từ...................................................................121
6.2.3.1. Đặc điểm.........................................................................................121
6.2.3.2. Sổ kế toán sử dụng..........................................................................121
6.2.3.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ.......................................................123
6.2.3.4. Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.............................................124
6.2.4. Hình thức nhật ký chung..........................................................................125
6.2.4.1. Đặc điểm.........................................................................................125
6.2.4.2. Sổ kế toán sử dụng..........................................................................125
6.2.4.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ.......................................................126
6.2.4.4. Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.............................................126
6.2.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính...........................................................126
6.2.5.1. Đặc điểm.........................................................................................126
6.2.5.2. Sổ kế toán sử dụng..........................................................................127
6.2.5.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ.......................................................127
6.2.5.4. Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.............................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................132
PHỤ LỤC 1......................................................................133
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆPError! Bookmark not
defined.
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN..Error! Bookmark not
defined.
151

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_nguyen_ly_ke_toan.pdf