Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, để quản lý tài sản và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khắc nhau. Kế toán ở doanh nghiệp với chức năng thu nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin vè toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở doanh nghiẹp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý kinh tế tài chính vĩ mô và vi mô đã trở thành một công cụ quản lý kinh tế quan trọng, một bộ phận cấu thành hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường, kế toán được xác đinh như một mặt của hoạt động kinh tế nói chung, quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng và kế toán được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau

-Theo uỷ ban thực hành kiểm toán quốc tế “ một hệ thống kế toán là hàng loạt các nhiệm vụ ở một doanh nghiệp mà nhờ hệ thống này các nghiệp vụ được sử lý như một phương tiện các ghi chép tài chính “

-Theo Gene Allen Gohlke giáo sư tiến sỹ viện đại học Wiscónsin :” Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận ,phân loại ,tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của 1 tổ chức ,giúp ban giám đốc có thể căn cứ vào đó mà làm quyết định “

-Theo Rober CN AnthoNy tiến sỹ trường đại học Harvard “Kế toán là một ngôn ngữ của việc kinh doanh “

-Theo liên doàn kế toán quốc tế (IFAC) Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phản ánh, tổng hợp theo một cách riêng có bằng chứng về những khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó.

 

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 345 trang Trúc Khang 12/01/2024 4280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp

Giáo Trình môn Kế toán tài chính doanh nghiệp
Giáo Trình
Kế toán tài chính doanh nghiệp
Mục Lục
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Đặc điểm của kế toán tài chính doanh nghiệp 
Trong các doanh nghiệp, để quản lý tài sản và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khắc nhau. Kế toán ở doanh nghiệp với chức năng thu nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin vè toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở doanh nghiẹp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý kinh tế tài chính vĩ mô và vi mô đã trở thành một công cụ quản lý kinh tế quan trọng, một bộ phận cấu thành hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường, kế toán được xác đinh như một mặt của hoạt động kinh tế nói chung, quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng và kế toán được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
-Theo uỷ ban thực hành kiểm toán quốc tế “ một hệ thống kế toán là hàng loạt các nhiệm vụ ở một doanh nghiệp mà nhờ hệ thống này các nghiệp vụ được sử lý như một phương tiện các ghi chép tài chính “
-Theo Gene Allen Gohlke giáo sư tiến sỹ viện đại học Wiscónsin :” Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận ,phân loại ,tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của 1 tổ chức ,giúp ban giám đốc có thể căn cứ vào đó mà làm quyết định “
-Theo Rober CN AnthoNy tiến sỹ trường đại học Harvard “Kế toán là một ngôn ngữ của việc kinh doanh “
-Theo liên doàn kế toán quốc tế (IFAC) Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phản ánh, tổng hợp theo một cách riêng có bằng chứng về những khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó.
-Theo luật kế toán, được Quốc hội nươc Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thòi gian lao động.
Với các cách định nghĩa khác nhau nhưng đều thể hiện bản chất của kế toán là hệ thống thông tịn và kiểm tra vè hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp.Thông tin kế toán trong các doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm ở các phương diện,mức độ và mục đích khác nhau: các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm thông tin kế toán về tình hình tài chính, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp để có quyết định trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơ quan Nhà nước quan tâm thông tin kế toán đẻ kiểm soát kinh doanh và thu thuế,các nhà đầu tư quan tâm thông tin kế toán đrr quyết định đầu tư.Căn cứ vào phạm vi, yêu cầu và mục đích cung cấp thông tin kế toán ở doanh nghiệp, kế toán được phân chia thànhkế toán tài chính và kế toán quản trị.
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Kế toá quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Như vậy ké toán tài chính và kế toán quản trị là những bộ phận cấu thành công tác kế toán trong mõi doanh nghiệp, đều dự phần vào quản lý doanh nghiệp.
-Mục đích của kế toán tài chính
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh, doanh nghiệp với tư cách một chủ thể kinh tế thường có mói quan hệ kinh tế với các đối tượng khác nhau ngoài doanh nghiệp. Các đối tượng này luân quan tâm đến tình hình tài chính, tình tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tổng tài sản, khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và mức độ sinh lời của doanh nghiệp để quyết định các mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thuế cũng quan tâm đến tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp vàviệc chấp hành chính sách của nhà nước. Những thông tin đó được thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Như vậy mục đích của kế toán tài chính ngoài cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, nhà quản lý thì chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp 
- Đặc điểm của kế toán tài chính:
+Kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho các đói tượng bên ngoài doanh nghiệp,do đó để đảm bảo tính khách quan, thống nhất kế toán tài chính phải tuân thu các nguyên tắc, các chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuản mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận.
+Kế toán tài chính mang tính pháp lệnh, nghĩa là được tổ chứcở tất cả các đơn vị kế toán và hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân thu các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận
+Thông tin kế toán tài chính cung ấp là những thông tin thực hiện về những hoạt động đã phát sinh, đã xẩy ra và mang tính tổng hợp thể hiện dưới hình tháI giá trị 
+ Báo cáo của kế toán tài ... 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có K 131, 136, 138... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động ĐTXDCB (giai đoạn trước hoạt động) 
Khi mua TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do người bán, bên nhận thầu bàn giao:
- 	Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán, ghi:
Nợ TK 151, 152, 211, 213, 241,...(Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái(4132) (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
- 	Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán, ghi:
Nợ TK 151, 152, 211, 213, 241,...(Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lãi tỷ giá).
Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay dài hạn, ngắn hạn,...):
- 	Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lỗ tỷ giá)
Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
- 	Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,...(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lãi tỷ giá hối đoái).
Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên TK 4132 cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB.
Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động), kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có Tài khoản 4132) tính ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (nếu lỗ tỷ giá); hoặc TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (nếu lãi tỷ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) 
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Lãi tỷ giá hối đoái).
Hoặc
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ hoặc lãi) đã thực hiện trong giai đoạn đầu tư được luỹ kế trong giai đoạn đầu tư đến thời điểm quyết toán bàn giao đưa công trình vào hoạt động sẽ kết chuyển ngay toàn bộ, hoặc phân bổ trong thời gian đối đa là 5 năm (phản ánh trên TK 242, hoặc TK 3387) vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính.
- 	Phân bổ chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào chi phí tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
- 	Phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
Thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ). Doanh nghiệp phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ của hoạt động ĐTXDCB (giai đoạn trước hoạt động) và của hoạt động SXKD 
- 	Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341, 342,...
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132).
- 	Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
Có các TK111(1112), 112(1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341,342,...
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm 
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng (của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh). Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có của TK 4132) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 
-	Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái).
-	Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
- 	Ở giai đoạn đang đầu tư xây dựng, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm được phản ánh luỹ kế trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, số dư Nợ, hoặc Có phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán.
- 	Khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng chuyển sang hoạt động sản xuất, kinh doanh số dư Nợ, hoặc số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối mỗi năm tài chính (không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ở thời điểm bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng) sẽ được xử lý như sau: 
Kết chuyển số dư Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần số lỗ tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
Phân bổ dần số lãi tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.
8.2.2.3.3. Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp.
a. Nội dung - Tài khoản hạch toán:
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có thể được Nhà nước, chính phủ, cấp trên cấp kinh phí, hoặc các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước viện trợ, tài trợ để thực hiện các chương trình dự án nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội không vì mục đích lợi nhuận. 
Bên cạnh nguồn kinh phí do Nhà nước cấp, kinh phí sự nghiệp còn có thể được hình thành từ các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị như lệ phí, hội phí, học phí...
Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp được hạch toán theo từng nguồn hình thành và phải sử dụng đúng mục đích, nội dung hoạt động. Cuối năm tài chính phải quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp. Số kinh phí chưa sử dụng hết phải quyết toán và xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán số kinh phí sự nghiệp kế toán sử dụng TK 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” .
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 461 như sau:
Bên Nợ: 
- 	Số chi tiêu bằng nguồn kinh phí sự nghiệp đã được quyết toán.
- 	Số kinh phí sử dụng không hết hoàn lại 
Bên Có: 
	- Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án thực nhận của ngân sách , của cấp trên hoặc hình thành từ các nguồn khác.
	 - Các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị được bổ sung bằng nguồn kinh phí sự nghiệp
Số dư bên Nợ:
- 	Nguồn kinh phí sự nghiệp hiện còn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa quyết toán.
TK 461 được chi tiết làm 2 tài khoản cấp II:
- 	TK 4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
- 	TK 4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay.
Trình tự kế toán:
- 	Khi nhân được kinh phí sự nghiệp bằng lệnh chi tiền, kế toán ghi :
Nợ TK 111 - Tiền mặt 
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghệp (4612).
- Khi cơ quan có thẩm quyền giao dự toán chi hoạt động, chi dự án. Khi nhận thông báo về hạn mức kinh phí được cấp, ghi:
Nợ TK 008 - Hạn mức kinh phí
- 	Khi rút dự toán chi sự nghiệp về nhập quỹ hoặc mua vật tư hàng hóa, thanh toán cho người bán hoặc chi tiêu trực tiếp, ghi: 
Nợ TK 111 - Tiền mặt 
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612).
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghệp (4612).
-	Đồng thời ghi: Có TK 008 - Hạn mức kinh phí
- 	Các khoản thu khác (học phí, lệ phí, thu dịch vụ...) được phép ghi tăng nguồn kinh phí:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).
 - Nhận kinh phí sự nghiệp bằng TSCĐ do Nhà nước, chính phủ, cấp trên cấp kinh phí, hoặc các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước viện trợ, tài trợ bằng TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình 
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình 
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp 
	Đồng thời ghi: 
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
- 	Khi phát sinh các khoản chi tiêu thuộc nguồn kinh phí:
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612).
Có TK 111 - Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 331 - Phải trả cho người bán 
Có TK 334 - Phải trả CNV
- 	Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí (kể cả khoản chi không được duyệt bằng nguồn kinh phí):
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1612).
	Cuối năm tài chính, nếu còn số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án chưa sử dụng hết. Nếu phải nộp lại cho ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp 
Có TK 111 - Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
- 	Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp được duyệt ngay trong năm, kế toán kết chuyển số chi tiêu được duyệt, ghi:
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612)
Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1612).
- 	Trường hợp cuối năn tài chính báo cáo quyết toán chi sự nghiệp chưa duyệt hoặc chi tiêu chưa hoàn thành, cuối năm chuyển số chi tiêu kinh phí năm nay sang chi tiêu năm trước:
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1611).
Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1612).
	Đồng thời, kết chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay thành nguồn kinh phí sự nghiệp năm trướcvà ghi :
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612)
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611)
- 	Khi quyết toán báo cáo quyết toán chi sự nghiệp năm trước được duyệt, kế toán ghi:
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611)
Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611).
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước còn lại khi duyệt quyết toán được phép chuyển thành nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay, kế toán ghi :
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611)
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612)
8.2.2.3.4. Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
a. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi nguồn kinh phí Ngân sách cấp đã hoàn thành việc đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng cho HĐ sự nghiệp, hoạt động dự án, kế toán sử dụng TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. 
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 466:
- 	Chỉ ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi doanh nghiệp đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được cấp từ Ngân sách Nhà nước hoặc từ Ngân quỹ Công (cấp theo phương thức không hoàn lại)
- 	Ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc nhượng bán, thành lý, nộp trả Nhà nước hoặc điều chuyển TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, của Nhà nước.
- 	TSCĐ đầu tư mua sắm bằng kinh phí dự án (phải hoàn lại) khi hoàn thành đưa vào SXKD thì không ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Nội dung kết cấu của tài khoản 466 như sau: 
Bên Nợ: 
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do:
- 	Nộp trả hoặc điều chuyển TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án theo quyết định 
- 	Tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án.
- 	Nhượng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án.
- 	Giá trị còn lại của TSCĐ giảm do đánh giá lại TSCĐ 
Bên Có: 
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do:
- 	Đầu tư mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng hoạt động sự nghiệp, dự án:
- 	Được cấp kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ
- 	Giá trị còn lại của TSCĐ tăng do đánh giá lại TSCĐ 
Số dư bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có của doanh nghiệp.
b. Trình tự hạch toán.
- Khi được cấp kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ; hoặc dùng kinh phí sự nghiệp mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB hoàn thành và tài sản đã đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, kế toán ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 111 - Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp
	Đồng thời ghi: 
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
- 	Trường hợp dùng kinh phí dự án (kinh phí không hoàn lại) để đầu tư mua sắm TSCĐ, khi TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng hoạt động dự án, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 112 
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp
	Đồng thời ghi:
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
	Nếu rút dự toán chi sự nghiệp để mua sắm TSCĐ, kế toán đồng thời ghi:
	Có TK 008 - Hạn mức kinh phí
- 	Cuối niên độ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng ngồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, ghi:
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
- 	Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án: 
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ( giá trị hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 213 - TSCĐ vô hình
	Số thu, các khoản chi và chênh lệch thu chi về nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, được xử lý và hạch toán theo quyết định thanh lý và nhượng bán TSCĐ của cấp có thẩm quyền. 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_ke_toan_tai_chinh_doanh_nghiep.doc