Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp

Tổ chức công tác hạch toán ban đầu ở đơn vị cơ sở

Căn cứ vào hệ thống chứng từ Nhà nước ban hành và nội dung kinh tế của hoạt

động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp để lựa chọn các mẫu chứng từ ban đầu

phù hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp do Nhà nước ban

hành gồm: chứng từ lao động tiền lương, chứng từ hàng tồn kho, chứng từ bán hàng,

chứng từ tiền tệ và chứng từ tài sản cố định.

- Loại 1: Lao động – tiền lương gồm các biểu mẫu: bảng chấm công, bảng thanh

toán tiền lương, phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội,

bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành,

phiếu báo làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán, biên bản điều tra tai nạn lao động.

- Loại 2: Hàng tồn kho bao gồm các biểu mẫu: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,

phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, biên bản kiểm

nghiệm, thẻ kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm,

hàng hóa.

- Loại 3: Bán hàng bao gồm các biểu mẫu: hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm

phiếu xuất kho, hóa đơn cước vận chuyển, hóa đơn dịch vụ, hóa đơn giám định hàng

xuất nhập khẩu, hóa đơn cảng phí, hóa đơn tiền điện,

- Loại 4: Tiền tệ bao gồm các biểu mẫu: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm

ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kê vàng bạc, đá quý, bảng

kiểm kê quỹ.

- Loại 5: Tài sản cố định bao gồm các biểu mẫu: biên bản giao nhận tài sản cố

định, thẻ tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản

cố định sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại tài sản cố định.

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 178 trang baonam 03/01/2022 7360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp

Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp
1 
Lời nói đầu 
Môn học Kế toán doanh nghiệp 1 là một mô đun chuyên ngành quan trọng trong 
chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp. Với mục tiêu trang bị cho học sinh - 
sinh viên những kiến thức về nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, kế 
toán vật liệu dụng cụ, hàng hoá, kế toán tài sản cố định và kế toán các khản đầu tư, kế 
toán tiền lương. Nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu 
của học sinh sinh viên, đồng thời đáp ứng chương trình khung của nhà trường. Tác giả 
biên soạn giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Dùng cho trình độ trung cấp nghề) 
Cuốn giáo trình gồm 4 bài: 
Bài 1: Tổng quan về kế toán doanh nghiệp 
Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu 
Bài 3: Kế toán vật liệu và công cụ, dụng cụ, hàng hóa 
Bài 4: Kế toán tài sản cố định 
Bài 5: Kế toán các khoản đầu tư 
Bài 6: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 
Trong quá trình biên soạn mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi 
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo 
và các bạn học sinh - sinh viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
2 
MỤC LỤC 
Bài 1: Tổng quan về kế toán doanh nghiệp ............................................................... 7 
1.1. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán trong doanh nghiệp ........... 7 
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 7 
1.1.2. Vai trò .......................................................................................................... 7 
1.1.3. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 7 
1.1.4. Yêu cầu ........................................................................................................ 8 
1.2. Nội dung của công tác kế toán doanh nghiệp ................................................. 8 
1.3. Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp .......................................................... 9 
1.3.1. Tổ chức công tác hạch toán ban đầu ở đơn vị cơ sở ..................................... 9 
1.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .............................................. 9 
1.3.3. Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán ........................................................... 12 
1.3.4. Tổ chức công tác lập báo cáo kế toán ......................................................... 17 
1.3.5. Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính .................. 18 
1.3.6. Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................. 18 
Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu .............................................. 22 
A. Kế toán vốn bằng tiền ....................................................................................... 22 
2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán ................................................................... 22 
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 22 
2.1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền .............................................................. 22 
2.2. Kế toán tiền mặt .............................................................................................. 23 
2.2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................... 23 
2.2.2. Chứng từ sổ sách kế toán ........................................................................... 23 
2.2.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ..................................................... 24 
2.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ............................ 24 
2.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng ............................................................................ 29 
2.3.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................... 29 
2.3.2 Chứng từ sổ sách kế toán ............................................................................ 30 
2.3.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ..................................................... 30 
2.3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ............................ 30 
2.4. Kế toán tiền đang chuyển ............................................................................... 32 
2.4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................... 32 
2.4.2. Chứng từ sổ sách kế toán ........................................................................... 32 
2.4.3. Tài kh ... ản xuất kinh 
doanh 
 SD: Số đã trích chưa sử dụng hết 
6.3.3. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng 
+ Bảng chấm công. 
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. 
171 
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH, 
+ Bảng thanh toán lương. 
+ Bảng thanh toán tiền thưởng. 
+ Bảng thanh toán BHXH. 
+ Giấy báo Nợ, báo Có. 
+ Phiếu thu, phiếu chi. 
+ Các chứng từ khác có liên quan. 
6.3.4. Phương pháp kế toán 
a. Phương pháp kế toán tiền lương 
1. Khi tạm ứng lương cho CNV, căn cứ vào số tiền thực chi, phản ánh số tiền 
chi tạm ứng, kế toán ghi: 
Nợ TK 334 - Phải trả cho người lao động 
Có TK 111, 112: Số tiền thực chi 
2. Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người 
lao động, ghi: 
Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642 
Có TK 334 - Phải trả người lao động 
3. Tiền thưởng trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng: 
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531) 
Có TK 334 - Phải trả người lao động 
4. Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho công 
nhân viên thay lương, ghi: 
Nợ TK 3383 - Bảo hiểm xã hội 
Có TK 334 - Phải trả người lao động 
5. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: 
Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642 
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (DN có trích trước tiền lương nghỉ phép) 
Có TK 334 - Phải trả người lao động 
6. Tính tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên: 
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642 
Có TK 334 - Phải trả người lao động 
7. Khấu trừ vào lương của CNV các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo 
hiểm thất nghiệp, ghi: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội 
Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế 
Có TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp 
8. Khấu trừ vào lương của CNV các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản 
phải bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác, kế toán ghi: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 141 - Tạm ứng 
Có TK 1388 - Phải thu khác 
9. Tính tiền thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao, ghi: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân 
10. Thanh toán tiền lương, BHXH cho CNV, ghi: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 111, 112 
172 
11. Sau khi phát lương, các khoản lương mà CNV chưa lãnh: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác 
12. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá: 
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo 
phương pháp khấu trừ, ghi: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ 
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) 
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc 
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ 
b. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương 
1. Định kỳ, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: 
+ Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định: 
Nợ TK 622, 627, 641, 642 (23%) 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (9,5%) 
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) (32,5%) 
+ Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí: 
Nợ TK 622, 627, 641, 642 (23%) 
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) (23%) 
2. Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho CNV thay lương, ghi: 
Nợ TK 3383 - Bảo hiểm xã hội 
Có TK 334 - Phải trả người lao động 
3. Khấu trừ vào lương của CNV các khoản BHXH, BHYT, BHTN, ghi: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội 
Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế 
Có TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp 
4. Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ: 
Nợ TK 3382, 3383, 3384, 3389 
Có TK 111, 112 
5. Chi kinh phí công đoàn tại đơn vị cơ sở: 
Nợ TK 3382 
Có TK 111, 112 
6. Khoản BHXH vượt chi được cấp bù: 
Nợ TK 111, 112 
Có TK 3383 
c. Phương pháp hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực 
tiếp sản xuất 
1. Khi tính trước vào chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho 
CNSX: 
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 
Có TK 335 - Chi phí phải trả 
2. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất ghi: 
Nợ TK 622 (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước) 
Nợ TK 335 (Số đã trích trước) 
173 
Có TK 334 (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả) 
Có TK 622 (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước) 
3. Khi thanh toán lương nghỉ phép cho CNSX: 
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
Có TK 111, 112 
174 
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 
Thángnăm.. 
Số 
TT 
Ghi Có TK 
Ghi Nợ TK 
TK 334 TK 338 
TK 
335 
Tổng 
cộng Lương 
Các 
khoản 
khác 
Cộng Có 
TK334 
KPCĐ BHXH BHYT BHTN 
Cộng 
Có TK 
338 
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
1 TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 
 - Phân xưởng (sản phẩm) 
2 TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công 
3 TK 627 - Chi phí sản xuất chung 
 - Phân xưởng (sản phẩm) 
4 TK 641 - Chi phí bán hàng 
5 TK 642 - Chi phí quản lý DN 
6 TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn 
7 TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn 
8 TK 335 - Chi phí phải trả 
9 TK 241 - Chi phí XDCB dở dang 
10 TK 334 - Phải trả cho người lao động 
11 TK 338 - Phải trả, phải nộp khác 
12 . 
 Ngày.tháng.năm. 
Người lập bảng Kế toán trưởng 
 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 
175 
Bài tập 
Bài 1: Có tình hình thanh toán với người lao động tại một doanh nghiệp trong 
tháng 10/N như sau: (Đvt: 1.000đ) 
1. Tính ra tổng số tiền lương phải trả người lao động trong kỳ 200.000, trong 
đó: 
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 90.000, 
phân xưởng sản xuất chính số 2: 65.000, phân xưởng sản xuất phụ: 20.000 
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 10.000, số 2: 5.000 và 
nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ: 2.000 
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 8.000 
2. Tính ra tổng số BHXH phải trả trong tháng cho: 
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 2.000, 
phân xưởng sản xuất chính số 2: 1.000 
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 1.200 
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 1.400 
3. Tính ra số tiền ăn ca phải trả người lao động trong kỳ: 
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 8.800, 
phân xưởng sản xuất chính số 2: 4.200, phân xưởng sản xuất phụ:2.200 
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 2.000, số 2: 1.500 và nhân 
viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ: 1.000 
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 2.000 
4. Tính ra tổng số tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả cho người lao động 
trong kỳ 36.000, trong đó: 
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 13.000, 
phân xưởng sản xuất chính số 2: 8.500, phân xưởng sản xuất phụ: 3.000 
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 3.000, số 2: 2.000 và nhân 
viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ: 500 
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 6.000 
5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định 
6. Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động trong kỳ: 
- Thu hồi tạm ứng thừa của nhân viên quản lý doanh nghiệp: 800, công nhân 
sản xuất phân xưởng chính số 1: 1.200 
- Bồi thường vật chất: công nhân SX phân xưởng sản xuất chính số 2: 2.000 
7. Dùng tiền mặt thanh toán cho người lao động: 
- Lương: thanh toán 80% số còn phải trả 
- BHXH: thanh toán 100% 
- Tiền ăn ca và tiền thưởng: thanh toán 100% 
Yêu cầu: 
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào tài khoản kế toán. 
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. 
Bài 2: Có tài liệu sau tại một đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 
(Đvt: 1.000đ) 
I. Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng: 20.000 
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 
1. Rút tiền gửi ngân hàng về chuẩn bị trả lương 20.000 
2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động 18.000, số còn lại đơn vị tạm 
giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh. 
176 
3. Tính ra tiền lương phải trả trong tháng như sau: 
Bộ phận Lương chính Lương phụ Cộng 
I. Phân xưởng I 
- Công nhân trực tiếp sản xuất 
- Nhân viên quản lý phân xưởng 
108.000 
100.000 
8.000 
9.000 
9.000 
- 
117.000 
109.000 
8.000 
II. Phân xưởng II 
- Công nhân trực tiếp sản xuất 
- Nhân viên quản lý phân xưởng 
130.000 
120.000 
10.000 
4.000 
4.000 
- 
134.000 
124.000 
10.000 
III. Bộ phận bán hàng 12.000 1.000 13.000 
IV. Bộ phận quản lý doanh nghiệp 15.000 1.000 16.000 
Cộng 265.000 15.000 280.000 
4. Các khoản phải trả khác cho người lao động trong tháng gồm: 
- Tiền thưởng 16.000, trong đó: công nhân trực tiếp sản xuất PX I: 6.000,PXII: 
4.000; nhân viên quản lý PXI: 2.000, PXII: 1.500; nhân viên bán hàng: 500, nhân viên 
quản lý doanh nghiệp: 2.000 
- BHXH 5.000 trong đó phải trả công nhân trực tiếp sản xuất phân xưởng I: 
3.000, phân xưởng II: 2.000 
5. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 
6. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động gồm: tạm ứng 5.000, 
phải thu khác 8.000 
7. Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ bằng chuyển 
khoản 
8. Rút tiền gửi ngân hàng về chuẩn bị trả lương 288.000 
9. Thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động gồm: lương 
245.000, BHXH 5.000, tiền thưởng 16.000, số còn lại doanh nghiệp giữ hộ vì công 
nhân đi vắng. 
Yêu cầu: 
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong tháng. 
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH 
Bài 3: Công ty H trong tháng có tình hình thanh toán với người lao động như 
sau (Đvt: 1.000đ): 
1. Công ty căn cứ thời gian và kết quả lao động để tính lương phải trả cho người 
lao động: 
- Bộ phận sản xuất tính lương theo sản phẩm theo đơn giá: công nhân sản xuất 
50/sản phẩm, nhân viên quản lý phân xưởng 8/sản phẩm. Số lượng sản phẩm sản xuất 
hoàn thành trong tháng 2.000 sản phẩm. 
- Bộ phận bán hàng tính lương theo tỷ lệ 2% theo doanh thu, doanh thu thực 
hiện trong tháng 1.000.000. 
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp tính lương theo thời gian: tổng hệ số lương tại 
bộ phận quản lý công ty 54, mức lương tối thiểu theo quy định 540. 
- Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất nghỉ phép 4.000 (công ty có trích 
trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất). 
2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Cho biết tiền lương 
cấp bậc dùng làm căn cứ để tính BHXH, BHYT, BHTN: công nhân sản xuất 40.000, 
nhân viên quản lý phân xưởng 10.000, nhân viên bán hàng 12.000, nhân viên quản lý 
công ty bằng tiền lương thực trả. 
3. Căn cứ vào số ngày nghỉ việc được hưởng BHXH, công ty tính trợ cấp 
BHXH phải trả công nhân viên 3.600. 
177 
4. Công ty quyết định trích quỹ khen thưởng để khen thưởng cho công nhân sản 
xuất vì tiết kiệm nguyên liệu 1.000. 
5. Khấu trừ vào lương khoản tạm ứng chi không hết 500. 
6. Xác định thuế thu nhập phải nộp của người lao động có thu nhập cao 3.500. 
7. Thanh toán toàn bộ số tiền phải trả cho người lao động qua ngân hàng. 
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên. 
Bài 4: Công ty D trong tháng có tình hình liên quan đến quỹ bảo hiểm xã hội, 
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn như sau (Đvt: 1.000đ). 
1. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán trích BHXH, BHYT, BHTN, 
KPCĐ: 
- Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng: Bộ phận sản xuất 
200.000, bộ phận quản lý sản xuất 30.000, bộ phận bán hàng 20.000, bộ phận quản lý 
công ty 50.000. 
- Tiền lương cấp bậc, chức vụ của công nhân viên trong tháng: Bộ phận sản 
xuất 120.000, bộ phận quản lý sản xuất 10.000, bộ phận bán hàng 10.000, bộ phận 
quản lý công ty 20.000. 
2. Nộp BHXH, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định cho cơ quan quản lý quỹ và 
mua BHYT cho công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng. 
3. Tính trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên 3.800. 
4. Nhận kinh phí BHXH do BHXH cấp bù qua ngân hàng. 
5.Chi cho hoạt động công đoàn tại đơn vị bằng tiền mặt 570. 
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên 
Bài 5: Công ty Hạ Long trong tháng 1/N có tài liệu sau (Đvt: 1.000đ) 
I. Số dư đầu tháng của các tài khoản: 
- TK 334: 4.000 
- TK 338 (chi tiết 3383): 500 
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 
1. Giữa tháng 1/N rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt là 15.000 và chi toàn bộ số 
tiền mặt này để trả hết lương nợ đầu tháng và ứng lương đợt 1 cho nhân viên. 
2. Cuối tháng tính lương phải trả cho các bộ phận như sau: 
- Bộ phận trực tiếp sản xuất: 15.000 
- Bộ phận gián tiếp phục vụ cho sản xuất: 5.000 
- Bộ phận bán hàng: 6.000 
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 14.000 
3. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định. 
4. Trong tháng có một số nhân viên nghỉ việc do ốm đau thuộc đối tượng 
BHXH chi trả, trong thời gian chờ thủ tục yêu cầu BHXH chi trả, doanh nghiệp đã tạm 
chi tiền mặt chi hộ tiền lương cho công nhân viên là 2.000. 
5. Chuyển khoản để thanh toán hết các khoản trích theo lương. 
6. Nhân viên A tạm ứng tiền ở năm trước, số tiền đã tạm ứng là 1.000, đến thời 
hạn thanh toán tạm ứng nhưng nhân viên A chưa làm thủ tục tạm ứng nên phòng kế 
toán đã khấu trừ hết vào tiền lương nhân viên A. 
7. Nhận giấy báo có của ngân hàng nội dung: BHXH chuyển khoản trả toàn bộ 
phần lương của các nhân viên nghỉ việc do bị ốm đau thuộc đối tượng BHXH chi trả 
mà doanh nghiệp đã chi trả hộ ở nghiệp vụ 4. 
8. Chi tiền mặt thanh toán hết tiền lương còn lại cho nhân viên. 
Yêu cầu: 1. Định khoản tài liệu trên. 
 2. Phản ánh vào TK 334. 
178 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- TS Phan Đức Dũng, Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Lao động xã 
hội, 2012 
- Ths. Trịnh Quốc Hùng và Ths.Trịnh Minh Tân, Bài tập thực hành kế toán, 
Nhà xuất bản Phương Đông, 2010 
- TS Phạm Huy Đoán, Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán, bài tập và lập 
báo cáo tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, 2006 
- Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 
1, NXB Tài chính, 2006 
- Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 
2, NXB Tài chính, 2006 
- PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu, 
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006 
- Chuẩn mực kế toán, các thông tư điều chỉnh bổ sung kế toán doanh nghiệp của 
bộ tài chính ban hành 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_ke_toan_doanh_nghiep.pdf