Giáo trình môn Giáo dục thể chất

Con người trong quá trình tiến hoá, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự nhiên đã hình thành và phát triển những kỹ năng như chạy, nhảy, bơi leo trèo. Trải qua quá trình sống, con người đã nhận biết rằng sự thành thục các kỹ năng trên sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn, để có thể hình thành những kỹ năng đó chỉ có thông qua tập luyện thường xuyên, từ đó các bài tập thể chất ra đời. Có thể nói thể dục thể thao hình thành cùng với sự tiến hoá của loài người thông qua con đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên.

Thế kỷ XIX, ở chân Âu đã xuất hiện một thuật ngữ “Thể dục” (Physical education - Giáo dục thể chất), hàm nghĩa của nó là một loại hình giáo dục nhằm duy trì và phát triển cơ thể. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của tiến bộ loài người và thực tiễn thể dục thể thao ngày càng phong phú thì khái niệm thể dục thể thao với hàm nghĩa bên trong và bên ngoài của nó cũng không ngừng thay đổi.

Ngày nay hàm nghĩa thể dục với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Nó là hiện tượng xã hội đặc thù bao hàm giáo dục thể chất, thể dục thể thao thành tích cao và rèn luyện thân thể. Thể dục thể thao là những hoạt động phục vụ cho một nền chính trị, xã hội, kinh tế nhất định, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của nền kinh tế, chính trị, xã hội đó.

Giáo dục thể chất: Là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.

 

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Giáo dục thể chất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 72 trang Trúc Khang 09/01/2024 2960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Giáo dục thể chất

Giáo trình môn Giáo dục thể chất
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
--------- 0O0 -------
GIÁO TRÌNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Tài liệu lý thuyết môn giáo dục thể chất dành cho sinh viên trường đại học Thăng Long)
HÀ NỘI NĂM 2005
BÀI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
I. Khái niệm.
Con người trong quá trình tiến hoá, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự nhiên đã hình thành và phát triển những kỹ năng như chạy, nhảy, bơi leo trèo... Trải qua quá trình sống, con người đã nhận biết rằng sự thành thục các kỹ năng trên sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn, để có thể hình thành những kỹ năng đó chỉ có thông qua tập luyện thường xuyên, từ đó các bài tập thể chất ra đời. Có thể nói thể dục thể thao hình thành cùng với sự tiến hoá của loài người thông qua con đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên.
Thế kỷ XIX, ở chân Âu đã xuất hiện một thuật ngữ “Thể dục” (Physical education - Giáo dục thể chất), hàm nghĩa của nó là một loại hình giáo dục nhằm duy trì và phát triển cơ thể. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của tiến bộ loài người và thực tiễn thể dục thể thao ngày càng phong phú thì khái niệm thể dục thể thao với hàm nghĩa bên trong và bên ngoài của nó cũng không ngừng thay đổi.
Ngày nay hàm nghĩa thể dục với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Nó là hiện tượng xã hội đặc thù bao hàm giáo dục thể chất, thể dục thể thao thành tích cao và rèn luyện thân thể. Thể dục thể thao là những hoạt động phục vụ cho một nền chính trị, xã hội, kinh tế nhất định, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của nền kinh tế, chính trị, xã hội đó.
Giáo dục thể chất: Là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.
II. NỘI DUNG CỦA THỂ DỤC:
	Gồm 3 nội dung chính sau:
1. Giáo dục thể chất (thể dục thể thao trường học).
	Giáo dục thể chất ở nước ta thường được gọi là thể dục thể thao trường học, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thể dục thể thao và cũng là một bộ phận quan trọng để cấu thành nên giáo dục ở trường học, đồng thời nó cũng là nền tảng của thể dục thể thao toàn dân.
	Thể dục thể thao trường học trở thành một giao điểm của sự kết hợp giữa giáo dục và thể dục thể thao, là một trong những trọng điểm của sự phát triển thể dục thể thao.
2. Thể dục thể thao thành tích cao (thể thao thành tích cao).
	Thể dục thể thao thành tích cao được sinh ra trong thực tiễn của thể dục thể thao thao. Thể dục thể thao thành tích cao là: Trên cơ sở phát triển toàn diện các tố chất cơ thể, có được thể lực, trí lực và tài năng vận động ở mức độ giới hạn lớn nhất với mục tiêu là giành được thành tích cao nhất mà tiến hành các hoạt động huấn luyện khoa học và thi đấu. Nó vừa theo đuổi mục tiêu: “Cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn” vừa là đề xướng các nguyên tắc “Thi đấu công bằng” “tham gia thi đấu giành thắng lợi là quan trọng”.
	Vì sự thi đấu trên đấu trường diễn ra hết sức kịch liệt nên phần lớn các quốc gia đã sử dụng các biện pháp, phương pháp huấn luyện khoa học tiên tiến để nhằm mục đích đạt được những kỷ lục về thể dục thể thao của nhân loại.
3. Thể dục thể thao xã hội (thể dục thể thao quần chúng).
	Thể dục thể thao quần chúng bao gồm nhiều loại hình như thể dục thể thao giải trí, thẩm mỹ, thể dục thể hình, dưỡng sinh, thể dục thể thao trị liệu... Đối tượng của thể dục thể thao quần chúng là nhân dân, trong đó bao gồm có nam, nữ, già, trẻ, những người thương tật. Lĩnh vực hoạt động của thể dục thể thao quần chúng cũng rất rộng lớn từ gia đình cho đến xã hội. Nội dung, hình thức hoạt động của nó cũng rất đa dạng, phong phú. Số lượng người tham gia cũng rất đông. Sự phát triển có tính chất rộng rãi và mức độ xã hội hoá thể dục thể thao quần chúng được quyết định bởi sự phồn vinh về kinh tế, mức độ phát triển mặt bằng chung về cuộc sống và sự ổn định chính trị của một đất nước.
III. CHỨC NĂNG CỦA THỂ DỤC THỂ THAO.
1. Chức năng rèn luyện sức khoẻ.
	Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, tập luyện thể dục thể thao là phương pháp có hiệu quả nhất, tích cực nhất trong việc nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể chất. 
Chức năng rèn luyện sức khoẻ của thể dục thể thao đó là thông qua các hoạt động vận động khoa học, hợp lý, thông qua cơ chế sinh vật học, y học để cải thiện và nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất, năng lực tổng hợp và phân giải các chất dinh dưỡng trong cơ thể, nâng cao sức khoẻ và tăng cường thể chất, làm cho cơ thể và bản thân người tập có được sự phát triển có hiệu quả.
2. Chức năng giáo dục.
	Tuy chế độ xã hội, quan niệm chính trị, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng và nhận thức của các quốc gia trên thế giới không giống nhau, nhưng đều rất coi trọng tác dụng của thể dục thể thao trong giáo dục. Chức năng giáo dục của thể dục thể thao chủ yếu được biển hiện trên hai phương diện:
	- Tác dụng của thể dục thể thao trong xã hội: Do thể dục thể thao có tính hoạt động, tí ... tăng cường quan sát, kiểm tra y học và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cũng như kiểm tra bổ sung, ngăn cấm người có bệnh hoặc người chưa được tập luyện đầy đủ tham gia hoặc thi đấu căng thẳng.
III. Cấp cứu chấn thương thể thao.
	Cấp cứu là việc xử lý mang tính tại chỗ, khẩn cấp, chính xác đối với sự cố chân thương phát sinh ngoài ý muốn hoặc đột ngột. Mục đích của cấp cứu là để cứu tính mạng và chánh chấn thương tiếp, đề phòng miệng chấn thương bị nhiễm trùng, giảm bớt sự đau đớn của người bị chấn thương, ngăn ngừa bệnh nặng lên và tạo điều kiện để vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện...điều trị tiếp.
	Trong mục này chúng tôi chỉ nêu một số phương pháp cấp cứu chấn thương thường gặp trong tập luyện thể dục thể thao sau.
A. Cấp cứu chảy máu.
	Có một số phương pháp sau:
	- Phương pháp dơ cao chi bị thương: Cầm vào chi bị thương nâng lên cao, làm cho vị trí bị chảy máu cao hơn tim từ đó làm cho huyết áp ở vị trí bị xuất huyết giảm xuống để giảm bớt sự chảy máu.
	- Phương pháp kẹp bằng hai ngón tay giữa: Người bị chảy máu tự cầm máu bằng cách dùng hai ngón giữa co gấp lại rồi kẹp chặt vào chỗ chảy máu.
	- Phương pháp băng ép: Trước hết dùng thuốc sát trùng, gạc phủ lên, sau đó dùng băng quấn ép lại.
	- Phương pháp gấp chi thêm đệm: Dùng để cấp cứu cẳng tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân. Dùng một cuộn băng hoặc một nắm bông đặt vào chỗ lõm (ổ) khớp khuỷu hoặc khớp gối, sau đó gập cẳng tay hoặc cẳng chân rồi dùng băng quấn hình số 8 để cố định lại.
B. Cấp cứu choáng.
	Choáng là triệu chứng tổng hợp xảy ra khi cơ thể bị một kích thích mãnh liệt làm cho chức năng tuần hoàn bị giảm mạnh hoặc rối loạn.
	Phương pháp cấp cứu: 
- Cho nghỉ ngơi yên tĩnh.
- Cho uống nước.
- Giữ ấm và tránh nắng nóng.
- Phòng ngừa đường hô hấp bị trở ngại.
- Chống đau.
- Chấm cứu, bấm huyệt.
- Phương pháp huyệt đặc biệt.
- Băng bó, cố định.
C. Xử lý tại chỗ trường hợp sai khớp.
	Sai khớp là trạng thái diện khớp bị mất kết nối bình thường.
	Cách xử lý sai khớp:
	- Khi bị sai khớp, biện pháp lý tưởng là lập tức tiến hành thủ pháp phục hồi khớp (kéo nắn đưa vào khớp) như vậy người chấn thương sẽ ít đau và tỷ lệ thành công cao.
	- Phương pháp cố định khớp khuỷu, khớp vai bị sai khớp. Khi khớp vai bị sai trật, dùng 2 chiếc băng tam giác gấp thành băng rộng, một khăn dùng để buộc treo cẳng tay còn khăn kia vòng qua cánh tay bên bị chấn thương rồi buộc sang phía bên dưới nách của bên tay lành.
	Khi khớp khuỷu bị sai trật, dùng nẹp bằng sắt uốn cong 1 góc độ thích hợp đặt vào sau khuỷu tay rồi dùng băng quấn lại để cố định.
D. Thủ thuật hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
	Là một biện pháp lợi dụng các thao tác hô hấp nhân tạo để duy trì sự trao đổi khí của cơ thể nhằm cải thiện trạng thái thiếu Oxy đồng thời thải ra CO2, thúc đẩy cơ quan hô hấp có thể tự chủ hô hấp.
	- Phương pháp và thao tác.
	Khi thao tác cần để người bị nạn nằm ngửa trên tấm gỗ cứng hoặc trên mặt đất, người làm nhiệm vụ cấp cứu dùng hai bàn tay chống lên nhau. Cùi bàn tay được đặt ở khu vực ranh giới giữa xương ngực với 1/3 ngoài xương sườn (chú ý không được đè lên phần lồi xương sườn sát bụng) khuỷu tay duỗi thẳng. Dựa vào trọng lượng của thân trên và sức mạnh cơ cánh tay, ấn ép theo nhịp vào xương ngực, Khi ép thẳng xuống xương ngực cần có sự dồn ép làm cho xương ngực lõm xuống 3-4cm, đối với nhi đồng có thể ép nhẹ hơn. nhịp ấn ép tim mỗi phút từ 60-80lần, nhi đồng khoảng 100lần.
	Đối với nạn nhân bị ngừng cả hô hấp và tim nên đồng thời tiến hành cả hai việc hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim. Nếu như chỉ có một người thao tác thì tỷ lệ ép tim với hô hấp là 15: 2 tiến hành thay đổi lặp đi lặp lại. Nếu có hai người thao tác thì 1 người ép tim, 1 người hà hơi cứ 5 lần ép tim thì 1 lần thổi ngạt, và cứ thế luân phiên nhau tiến hành.
E.Cấp cứu nạn nhân bị đuối nước.
	Đuối nước là chỉ người bị nạn toàn thân chìm trong nước, đường hô hấp bị nước bịt lại hoặc do họng bị co cứng dẫn tới ngạt thở mà choáng ngất dưới nước.
	- Cách xử lý:
	Đối với người đuối nước sau khi được cứu đưa lên bờ, trước tiên nên nhanh chóng làm sạch các chất đờm rãi và các vật còn đọng lại trong mồm, mũi người bị đuối. Nếu có răng giả cũng cần phải tháo bỏ ra ngoài để tránh rơi vào khí quản làm tăng thêm ngạt thở, nới rộng dây thắt lưng, cổ áo, tiếp đó xốc ngược nạn nhân lên cho nước chảy ra. Cách xốc nước có thể là: Người cấp cứu ngồi 1 chân quỳ, 1 chân chống để người bị đuối nước nằm sấp vắt ngang đùi của chân chống sao cho đầu người đuối nước ở dưới thấp để nước trong khoang miệng, khí quản, phổi và dạ dày chảy ra. Việc xốc nước phải tiến hành nhanh chóng để tranh thủ từng phút giây cho việc hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
LÝ THUYẾT GIÁO DỤC THỂ CHẤT SỨC KHOẺ CHO SINH VIÊN THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH TỔNG HỢP CỔ TRUYỀN
BÀI I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Khái niệm về sức khoẻ.
- Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người.
Theo tổ chức y tế thể giới WHO: Sức khoẻ của con người không chỉ là sức khoẻ của cơ thể vật chất mà còn là sức khoẻ về tinh thần, làm chủ thần kinh, cân bằng hài hoà với môi trường thiên nhiên và ứng xử xã hội tốt.
2. Giáo dục thể chất, sức khoẻ trong nhà trường.
	Cần biết rõ:
- Thể dục thể thao thành tích cao, chuyên sâu, chuyên biệt.
- Thể dục thể thao quàn chúng cho mọi đối tượng xã hội.
- Giáo dục thể chất sức khoẻ cho học sinh sinh viên trong nhà trường.
+ Trang bị những kiến thức hiểu biết về sức khoẻ toàn diện.
+ Nắm được một số kỹ năng luyện tập, lựa chọn bài tập phù hợp.
+ Rèn luyện tinh thần tự chủ, sáng tạo, ứng xử tốt.
3. Khái niệm về thể dục dưỡng sinh trong tổng hợp cổ truyền.
a. Là môn khoa học nhân thể, có lý luận khoa học dựa trên phương pháp luận Á đông và triết học cổ phương Đông.
b. Là phương pháp thể dục toàn diện.
- Thể dục cơ khớp.
- Thể dục nội tạng.
- Thể dục thần kinh.
c. Kết hợp hài hoà, tinh giảm, chọn lọc những thành tựu của phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, các môn phái võ thuật, khí công, Yoga, xoa bóp bấm huyệt...
d. Được đúc kết từ những tinh hoa truyền thống, kinh nghiệm hàng ngàn năm và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế cuộc sống
4. Tác dụng của việc tập luyện phương pháp dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền.
- Nâng cao thể lực, phục hồi và tăng cường chức năng vận động của hệ thống khớp, cơ bắp.
- Tăng cường phản xạ thần kinh, linh hoạt, khéo léo, chức năng thăng bằng.
- Tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan tạng phủ.
- Giải toả các ức chế tâm lý, thư giãn thần kinh, tập trung tư tưởng, cân bằng âm dương, điều hoà khí từ đó có thể điều chỉnh một số rối loạn chức năng và chữa được một số loại bệnh.
- Tăng cường khả năng giao tiếp, làm chủ thần kinh trong ứng xử xã hội và có khả năng tự vệ khi cần thiết.
- Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và ngưỡng rung động, cảm xúc, phát huy nội lực, lòng tự tin và sáng tạo trong học tập và công tác.
5. Phạm vi và đối tượng ứng dụng của phương pháp.
a. Phạm vi ứng dụng.
	Có thể ứng dụng cho mọi đối tượng xã hội, mọi lứa tuổi, mọi lúc, mọi nơi, trong nước, ngoài nước.
b. Đối tượng chính đã thực nghiệm có kết quả.
- Sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.
- Tầng lớp trí thức, lao động trí óc.
- Người cao tuổi, hưu trí, người có sức khoẻ yếu.
- Người tàn tật, mù, câm điếc.
- Người nước ngoài.
BÀI II: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG CƠ THỂ-CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG-PHƯƠNG PHÁP THỞ THEO KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH (THỞ BỤNG)
1. Khái niệm về cân bằng cơ thể:
	- Theo quan niệm của y học cổ truyền, nếu cơ thể mất cân bằng, khí huyết trì trệ, không lưu thông, sự vận hành thiếu đồng bộ thì chắc chắn có bệnh, “Thông thì bất thống, thống thì bất thông”.
Có 3 loại mất cân bằng cơ thể:
+ Mất cân bằng hệ thống vận động: Xương, cơ, khớp.
+ Mất cân bằng hệ thống chức năng lục phủ, ngũ tạng.
+ Mất cân bằng hệ thống thần kinh.
Nguyên nhân:
+ Tư thế làm việc, học tập.
+ Làm việc quá sức.
+ Vận động quá ít không đồng bộ.
+ Ăn uống không điều độ, thức ăn kém phẩm chất, có độc hại.
+ Căng thẳng thần kinh (stress).
2. Khái niệm về cân bằng âm dương:
	Theo triết học phương Đông, học thuyết âm dương là cốt lõi để nhìn nhận đánh giá và nhận định trong nhân sinh và vũ trụ hai mặt đối lập âm dương luôn luôn vận động, biến hoá không ngừng, tương thôi, tương tác, tạo ra muôn vạn trạng thái hình thể diện tướng của mọi sự vật, sự việc.
Nguyên nhân cơ bản:
+ Âm dương căn hỗ.
+ Âm dương tiêu trướng.
+ Âm dương chuyển hoá.
Ứng dụng trong phạm trù vận động.
+ Động và tĩnh.
+ Cương và nhu.
+ Chủ động và thụ động.
+ Ý thức và vô thức.
+ Bản chất và hình tướng (hiện tượng).
+ Cục bộ và đồng bộ.
3. Thở theo phương pháp khí công dưỡng sinh (thở bụng).
	Theo quan điểm của cổ truyền phương đông, bụng là 1 nơi tích tụ năng lượng chính của cơ thể (Đan điền, khí hải) các trường phái võ thuật, khí công, Yoga... đều nhấn mạnh vấn đề tập trung khí ở bụng.
a. Tĩnh toạ: Tư thế ngồi:
- Thở thuận chiều:
	+ Tư thế ngồi.
	+ Hít phình thở thót.
	+ Sâu dài êm thoải mái.
- Thở ngược chiều:
+ Tư thế ngồi.
	+ Hít phình thở thót.
	+ Sâu dài êm thoải mái.
b. Tư thế đứng: (Hiệp khí âm dương).
	+ Tư thế ban đầu.
	+ Nạp thiên trả địa.
	+ Nạp địa trả thiên.
	+ Điều hoà nhân khí.
c. Ngoạ công: (tư thế nằm).
+ Thở thuận chiều.
+ Thở ngược chiều.
d. Đạo dẫn khí công theo vòng châu thiên.
BÀI III: PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN THẦN KINH, TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG (THIỀN DƯỠNG SINH)
1. Khái niệm về thiền dưỡng sinh: 
Là phương pháp làm cho bộ não lành mạnh (kiện não pháp) giảm thiểu những tần số sóng loãn động trong não, giúp cho thanh tâm tĩnh trí, tập trung tư tưởng, không để cho những tạp niệm xen vào, giúp cho đầu óc sáng suốt, ý chí minh mẫn, kiễn nhẫn, tinh thần thanh thản, thoải mái, tâm hồn thoải mái vui tươi.....
Khi luyện thiền đạt kết quả thì định được tâm. Khi thanh tâm tĩnh trí thì đầu óc minh triết, thấu suốt mọi lẽ tình, sự vật được khắc ghi trong trí nhớ, thiền định sẽ đem đến trí tuệ, làm chủ tâm lý thần kinh và ứng xử xã hội tốt.
2. Ứng dụng thiền vào cuộc sống
Theo nghiên cứu người ta đưa ra 4 đại nguy cơ thế giới
+ Mất cân băng sinh thái
+ Bùng nổ dân số
+ Cạn kiệt nguồn năng lượng
+ Thiếu hụt nhân tài
Trong đó nguy cơ thiếu hụt nhân tài là then chốt, thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên chất xám, trí tuệ để đưa nền kinh tế tăng trưởng là một hướng đi tất yếu của tất cả các quốc gia.
Người ta xem thiền là một phương pháp thể dục thần kinh hữu hiệu, chống lại căn bệnh stress và các loại bệnh có nguyên nhân từ tâm lý. Thiền là phương pháp khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ, chất xám, rèn luyện tâm tính con người, khả năng làm chủ thần kinh và ứng xử xã hội.
+ Ở Trung Quốc người ta đã áp dụng phép “Tĩnh toạ dưỡng thần” để nâng cao trí tuệ cho thanh thiếu niên.
+ Ở Nhật Bản, Uỷ ban giáo dục đã đưa vào chính khoá giờ học “tĩnh toạ khai trí” trong các trường trung học.
+ Ở Ấn Độ, Bộ giáo dục đã quyết định cho dạy Yoga ở trên 300 trường tiểu học và trung học.
+ Ở Mỹ, trong giáo trình “sáng tạo trong kinh doanh” của trường đại học Stanford, người ta đã đưa chương trình dạy Yoga, khí công, thiền.
+ Ở nhiều nước phương tây việc các nhà bác học, viện sỹ, giáo sư, tiến sỹ... luyện tập thiền đã trở thành một vấn đề bình thường và thiền ngày càng lan rộng ảnh hưởng tích cực của nó trong vấn đề hoàn thiện con người.
3. Tác dụng của thiền dưỡng sinh.
- Tăng cường sức khoẻ, làm hết mệt mỏi, có thể trị bệnh.
- Phát triển năng lực tập trung, rèn luyện ý chí.
- Nâng cao tính linh hoạt và tính chính xác của vận động và tư duy.
- Kích thích óc tưởng tượng, trí sáng tạo, tư duy trừu tượng.
- Điều hoà tâm tính, hoàn thiện nhân cách.
4. Thực hành thiền.
	Có nhiều giai đoạn, bước đầu tập như sau.
- Tư thế ngồi thiền:
- Thư giãn lần lượt từ cục bộ đến đồng bộ.
- Dùng chí tưởng tượng tập trung tư tưởng đế nhất niệm (có thể dùng nhạc nhẹ hoặc lời dẫn).
- Đưa vào trạng thái trống rỗng, yên lặng, vô niệm.
- Tập trung năng lượng về đan điền khí hải.
- Xả thiền và xoa bóp phục hồi.
BÀI IV: KHÁI NIỆN VỀ KINH LẠC-HUYỆT ĐẠO
THỰC HÀNH BÀI XOA BÓP BẤM HUYỆT PHỤC HỒI SỨC KHOẺ
1. Khái niệm về kinh lạc, huyệt đạo.
	- Theo y học cổ truyền phương Đông, khí huyết trong cơ thể con người được lưu dẫn trong các đường kinh (chạy dọc cơ thể) và các lạc mạch (đường nhánh chạy ngang) tới nuôi dưỡng từng bộ phận, từng tế bào của cơ thể.
	- Có 12 đường kinh chính và hai mạch nhâm và đốc (chạy chính giữa trước sau cơ thể người) mỗi đường kinh lạc có liên quan tới hệ thống thần kinh và chức năng của một bộ phận cơ thể. Các điểm quan trọng nằm trên các đường kinh lạc này gọi là huyệt. Trong hệ thống các huyệt lại có các huyệt chính, có ảnh hưởng quan trọng tới một số chức năng của từng vùng, từng bộ phận cơ thể, gọi là đại huyệt (theo y học hiện đại các điểm này tương ứng với các điểm tập trung, điểm nút giao nhau của hệ thống dây thần kinh chức năng, đám rối thần kinh.
2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt.
	- Làm cho mạch máu dưới da được lưu thông, da dẻ hồng hào, mịn màng hơn, cơ khớp vận hành dễ dàng hơn.
	- Kích thích vào các huyệt vị, huyệt đạo, vào hệ thống thần kinh chức năng làm cho khí huyết lưu thông, cơ thể dễ chịu, điều chỉnh cân bằng âm dương giúp cơ thể vận hành đồng bộ.
	- Có thể phòng, chống và chữa được một số loại bệnh.
3. Một số loại bệnh học đường sinh viên thường mắc.
a. Bệnh đau đầu: Có thể đau vùng thái dương, vùng trán, đau nhức nửa đầu, đau sau gáy.
	+ Nguyên nhân: Áp huyết cao, thận hư, thiên đầu thống, viêm mũi, viêm xoang, hạ đường huyết, thiểu năng tuần hoàn não, cảm cúm.
	+ Cách xử lý:
	- Những bệnh mang tính thực thể, viêm nhiễm cần phải theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Những bệnh lý mang tính chất rối loạn chức năng. 
VD: Học hành căng thẳng, đọc sách quá nhiều, bàn học thiếu ánh sáng, thời tiết thay đổi đột ngột, thiếu máu lên não, vận động quá tải, không thích hợp... 
Có thể điều chỉnh bằng day ấn một số huyệt: Bách hội, ấn đường, đầu duy, dương bách, thái dương, hợp cốc... (có thể dùng phần xoa bóp đầu trong phần xoa bóp bấm huyệt.
b. Người bị cận thị.
	+ Nguyên nhân: Chủ yếu do rối loạn chức năng về mắt, học hành căng thẳng, đọc sách nơi thiếu ánh sáng, thiếu chăm sóc mắt thường xuyên.
	+ Cách xử lý. Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh.
	- Phương huyệt: Dương bạch, tinh minh, toản trúc, ngư yêu, ty trúc không, đồng tử liêu.
Bấm bổ trợ: Ấn đường, thái dương.
c. Bệnh đau lưng: Là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, mặt khác do chịu tải trọng thường xuyên của toàn bộ cơ thể, sinh hoạt, vận động hàng ngày, lao động nặng nhọc đều lấy hưng phấn làm gốc nên có thể nói hơn 90% người bị đau lưng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
	+ Nguyên nhân: Do thoái hoá, gai đôi, vôi hoá cột sống, lệch đĩa đệm, do va đập, giãn dây chằng, do nội thương, viêm thận, viêm đại tràng...
	+ Các khắc phục: Chú ý không ngồi quá lâu ở một tư thế cố định, không ngồi lệch nghiêng vẹo cột sống, cổ gáy, không vận động, lao động quá sức.
* Có thể tập các động tác đặc trị cột sống:
- Mèo duỗi lưng.
- Rắn chào mặt trời.
- Rắn xoay đầu.
- Gập mình.
- Cái cày.
d. Thực hành bài xoa bóp bấm huyệt (xem sách TDTHCT)

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_giao_duc_the_chat.doc