Giáo trình môn Điền kinh

Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại.

Giáo trình môn Điền kinh trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Điền kinh trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Điền kinh trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Điền kinh trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Điền kinh trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Điền kinh trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Điền kinh trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Điền kinh trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Điền kinh trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Điền kinh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang Trúc Khang 09/01/2024 10380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Điền kinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Điền kinh

Giáo trình môn Điền kinh
MỤC LỤC 
Trang 
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH ...........................................2 
I. Khái niệm .......................................................................................................2 
II. Phân loại môn điền kinh ...............................................................................2 
III. Sơ lược lịch sử phát triển môn điền kinh ....................................................3 
3.1 Nguồn gốc hình thành và phát triển môn điền kinh ....................................3 
3.2 Sơ lược phát triển điền kinh Việt Nam ........................................................4 
3.3 Ý nghĩa và vị trí môn điền kinh trong hệ thống giáo dục thể chất 
 Ở Việt Nam ..................................................................................................5 
CHƯƠNG II: NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT MỘT SỐ MÔN ĐIỀN KINH ..7 
I. Nguyên lý kỹ thuật chạy ................................................................................7 
II. Nguyên lý kỹ thuật các môn nhảy ................................................................8 
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN ..................................13 
I. Xuất phát ......................................................................................................13 
II. Chạy lao sau xuất phát ................................................................................15 
III. Chạy giữa quãng ........................................................................................17 
IV. Về đích ......................................................................................................19 
V. Đặc điểm kỹ thuật chạy ngắn trên các cự ly khác nhau .............................20 
VI. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự ly ngắn ....................................21 
CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT NHẢY XA ......................................................23 
I. Chạy đà .........................................................................................................23 
II. Giậm nhảy ...................................................................................................24 
III. Bay trên không ...........................................................................................24 
IV. Rơi xuống cát ............................................................................................28 
V. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa ...................................................29 
CHƯƠNG V: MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN .........................................31 
A. Quần áo thi đấu, giày thi đấu ......................................................................31 
B. Các môn chạy ..............................................................................................31 
C. Nhảy xa .......................................................................................................32 
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................35 
 1
CHƯƠNG I 
GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH 
Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ 
biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm 
một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc 
tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại. 
I. KHÁI NIỆM: 
Điền kinh là một môn thể thao đa dạng, nó bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy, 
nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh, từ chính thức được dùng ở nước ta, 
thực chất là một từ Hán – Việt dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở 
trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh). Nó có nghĩa tương ứng với từ Aletic trong 
tiến Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. Một số ít nước trên thế giới (Nga, 
Bungari) còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt với môn cử tạ “Điền kinh nặng”. 
II. PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH: 
Điền kinh được phân loại theo hai cách chủ yếu sau: 
- Cách thứ nhất: phân loại theo nội dung. 
Điền kinh được chia thành 5 nội dung chính gồm: đi bộ - chạy – nhảy – ném đẩy 
và nhiều môn phối hợp. 
- Cách thứ hai: phân loại theo tính chất hoạt động 
Dựa theo tính chất hoạt động của môn điền kinh, người ta phân thành: Hoạt động 
có chu kỳ (gồm đi bộ và chạy) và hoạt động không có chu kỳ (gồm các môn nhảy – 
ném đẩy và nhiều môn phối hợp). 
Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc 
theo đặc điểm vận động. 
2.1 Đi bộ thể thao: 
Cự ly tập luyện và thi đấu từ 3-50km là những môn thi trong các đại hội thể thao. 
2.2 Chạy: 
2.2.1 Chạy trong sân vận động: 
- Chạy cự ly ngắn: bao gồm các cự ly từ 20m đến 400m. Trong đó: chạy 100m, 
200m, 400m là các môn thi trong các đại hội thể thao Olympic. 
- Chạy cự ly trung bình: bao gồm các cự ly từ 500m đến 2.000m. Trong đó, các 
môn chạy 800m đến 1.500m là các môn thi của đại hội thể thao Olympic. 
- Chạy cự ly dài: bao gồm các cự ly từ 3.000m đến 30.000m. Trong đó, các môn 
chạy 3.000m (nữ), 5.000m và 10.0 ... ước được 
hạ xuống dưới, về sau sát cùng với chân giậm. Lúc này hai chân dường như ở phía sau, 
chân lăng duỗi thẳng hơn, còn chân giậm gấp ở khớp gối. Đồng thời với việc chủ động 
đưa vùng hông về trước (so với tổng trọng tâm cơ thể) người nhảy ưỡn căng vùng thắt 
lưng và ngực. Hai tay lúc này hơi gập ở khuỷu và đưa sang ngang hoặc đưa sang 
ngang – ra sau – lên trên cũng tạo điều kiện cho việc “ưỡn thân” tích cực. Do “ưỡn 
thân” mà các cơ ở mặt trước thân được kéo dãn tạo điều kiện cho vận động viên gập 
thân trên mạnh và dễ dàng đưa chân về trước xa hơn khi rơi xuống cát. Khi rơi xuống, 
hai chân gấp ở khớp gối và đưa nhanh lên trên về trước, còn hai tay đánh về trước, 
xuống dưới và người nhảy ở tư thế chuẩn bị chạm cát (Hình 16.1 + Hình 16.2). 
Hình 16.1: Nhảy xa kiểu “ ưỡn thân” 
Hình 16.2: Nhảy xa kiểu “ ưỡn thân” 
 26
3.3 Kiểu “cắt kéo”: 
Ngay sau khi rời đất, hai chân làm tiếp các động tác như chạy trên không. Hai tay 
duỗi thẳng (hoặc hơi co ở khuỷu) thực hiện động tác đánh vòng tròn, đuổi nhau (lấy 
vai làm trục) và so le với chân, vừa hổ trợ cho động tác chân vừa để giữ thăng bằng. 
Thông thường có thể thực hiện 2.5 bước chạy trên không, nhưng cũng có thể thực hiện 
tới 3.5 bước. 
Kiểu nhảy này có hiệu quả hơn do duy trì được cấu trúc phối hợp của bước chạy 
khi chuyển từ đà sang giậm nhảy và các động tác trong giai đoạn bay. Song để phát 
huy được những ưu thế của kỹ thuật, người nhảy cần có trình độ huấn luyện tốt, có độ 
linh hoạt cao ở khớp hông để thực hiện động tác “cắt kéo” với biên độ lớn và có cảm 
giác không gian chính xác khi thực hiện kỹ thuật trên không (Hình 17.1 + Hình 17.2). 
Hình 17.1: Nhảy xa kiểu “cắt kéo”. 
 (a) (b) 
Hình 17.2 (a, b): Nhảy xa kiểu “cắt kéo”. 
 27
IV. RƠI XUỐNG CÁT: 
Để đạt được độ xa của lần nhảy, 
việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi xuống 
cát có ý nghĩa rất lớn. Không ít VĐV do 
có kỹ thuật này kém nên đã không đạt 
được thành tích tốt nhất của mình. 
Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu 
chân chuẩn bị rơi xuống cát được bắt đầu 
khi tổng trọng tâm cơ thể ở cách mặt cát 
ngang với mức khi họ kết thúc giậm 
nhảy. 
Để chuẩn bị cho việc rơi xuống cát, 
đầu tiên cần nâng đùi, đưa 2 đầu gối lên sát Hình 18.1 
ngực và gập thân trên nhiều về trước (Hình 18.1). 
Cẳng chân lúc này được hạ xuống dưới, hai tay chuyển từ trên cao ra phía trước. 
Tiếp đó là duỗi chân, nâng cẳng chân để gót chân chỉ thấp hơn mông một chút. Thân 
trên lúc này không nên gập về trước quá nhiều vì sẽ gây khó khăn cho việc nâng chân 
lên cao. Tay lúc này hơi gấp ở khuỷu và được hạ xuống theo hướng xuống dưới và ra 
sau. Sau khi 2 gót chân chạm cát cần gập chân ở khớp gối để giảm chấn động và tạo 
điều kiện chuyển trọng tâm cơ thể xuống dưới – ra trước vượt qua điểm chạm cát của 
gót. Thân trên lúc này cũng cố gập về trước để giúp không đổ người về sau làm ảnh 
hưởng đến thành tích (Hình 18.2). 
Hình 18.2 
 28
V. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY XA. 
Giảng dạy kỹ thuật nhảy xa nên tiến hành sau khi người học đã được tập luyện 
chạy ngắn và bao gồm những nhiệm vụ, biện pháp chủ yếu sau: 
5.1 Nhiệm vụ 1: Xây dụng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: 
- Giới thiệu, phân tích, làm mẫu, cho xem phim, ảnh kỹ thuật các kiểu nhảy và 
làm quen. 
- Tập chạy tăng tốc độ 30 – 50m. 
5.2 Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ thông qua các biện pháp 
sau: 
- Tại chỗ tập đặt chân giậm nhảy và giậm nhảy. 
- Chạy 1 bước, 3 bước đà làm động tác giậm nhảy. 
- Tập bước bộ liên tục (3 đến 6 lần một tổ). 
- Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy bước bộ đầu chạm vật chuẩn treo trên cao (bóng 
hoặc cành lá). 
- Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ bước bộ qua xà thấp 40-50cm đặt cách ván 
giậm nhảy một nửa đường bay. 
5.3 Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ thông qua các biện 
pháp sau: 
- Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (30 – 50m). 
- Chạy đà 7 đến 11 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng 
chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố. 
- Chạy với đà trung bình (13 – 15 bước) làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi 
xuống hố cát bằng chân lăng (yêu cầu đặt chân giậm đúng ván giậm nhảy). 
5.4 Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật bay trên không “kiểu ngồi” và rơi xuống đất thông 
qua những biện pháp sau: 
- Nhảy xa tại chỗ, rơi xuống hố cát bằng hai chân. 
- Nhảy xa với đà ngắn đến quá nửa đường bay thu chân giậm về trước, cùng với 
chân lăng duỗi cẳng chân rơi vào hố cát có đánh dấu trước. 
- Nhảy xa “kiểu ngồi” với đà ngắn và trung bình. 
5.5 Nhiệm vụ 5: Dạy kỹ thuật nhảy hiểu “ưỡn thân” thông qua các biện pháp sau: 
- Tại chỗ, từ tư thế bước bộ làm động tác ưỡn thân (ép miết chân lăng và căng 
chân) sau đó bật về trước, rơi xuống bằng hai chân. 
- Đứng trên bục cao làm động tác ưỡn thân rơi xuống hố cát. 
- Chạy đà ngắn giậm nhảy lên bục cao (30 – 40cm) làm động tác ưỡn thân sau 
khi đã bay bước bộ rồi rơi xuống hố cát. 
- Chạy đà ngắn, giậm nhảy bước bộ, miết gót chân lăng chạm vào vật chuẩn đặt 
cách ván giậm 1.5 – 1.8m. 
- Nhảy xa kiểu “ưỡn thân” với chiều dài đà tăng dần. 
 29
5.6 Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật nhảy kiểu “cắt kéo” thông qua các biện pháp sau: 
- Treo người trên xà đơn (hoặc cành cây) làm động tác mô phỏng “cắt keo” hai 
chân. 
- Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ, thực hiện đổi chân ở trên không, rơi xuống 
bằng chân giậm rồi chạy tiếp. 
- Chạy đà ngắn giậm nhảy lên bục, làm động tác “cắt kéo” trên không rồi rơi 
xuống bằng hai chân. 
- Nhảy xa kiểu “cắt kéo” với chiều dài đà tăng dần. 
5.7 Nhiệm vụ 7: Hoàn thiện kỹ thuật kiểu nhảy quy định (hoặc lựa chọn) thông 
qua những biện pháp sau: 
- Hoàn thiện từng phần kỹ thuật động tác của kiểu nhảy quy định, xác định cự ly 
đà chính thức. 
- Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định. 
- Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả. 
 30
CHƯƠNG V 
MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN 
A. QUẦN ÁO THI ĐẤU, GIÀY THI ĐẤU: 
- Trong tất cả các cuộc thi, các vận động viên phải mặc quần áo thi đấu sạch sẽ, 
theo các mẫu mã và cách mặc gọn gàng, không gây trở ngại cho hoạt động thi dấu. 
Quần áo không được may bằng các loại vải có thề nhìn thấu vào da thịt bên trong kể cả 
khi bị ướt. Vận động viên không được mặc các loại quần áo làm cản trở tầm nhìn của 
các trong tài giám định. 
- Các vận động viên được phép thi đấu bằng chân đất hoặc mang giày, dép ở một 
hoặc cả hai chân. Giày thi đấu theo quy định phải có tác dụng bảo vệ, được giữ chắc 
chắn ở chân và bám tốt vào đất. Nhưng giày thi đấu không được thiết kế để nhằm tạo 
cho vận động viên có thêm bất kỳ một sự trợ giúp nào, và không được lắp thêm lò xo 
hoặc các công cụ dưới bất kỳ dạng thức nào vào giày thi đấu. Giày thi đấu được phép 
sử dụng là giày có dây buộc hoặc quai trên mu bàn chân. 
B. CÁC MÔN CHẠY: 
I. XUẤT PHÁT: 
1.1 Nơi xuất phát của một cuộc đua phải được thể hiện bởi một vạch trắng rộng 
5cm. 
1.2 Tất cả các cuộc thi chạy phải xuất phát theo tiếng súng nổ của trọng tài phát 
lệnh sau khi trọng tài xuất phát đã xác định chắc chắn rằng các vận động viên đã ổn 
định ở đúng vị trí xuất phát. 
1.3 Tại tất cả các cuộc thi đấu quốc tế, khẩu lệnh của trọng tài xuất phát bằng 
tiếng Anh và tiếng Pháp. Đối với các cuộc đua dưới và tới 400m (bao gồm cả 4x200m 
và 4x400m). Khi tất cả các vận động viên đã “sẵn sàng”, súng hoặc thiết bị phát lệnh 
tương ứng sẽ nổ. 
1.4 Trong các cuộc thi dài hơn 400m, khẩu lệnh sẽ là “vào chỗ” và khi tất cả các 
vận động viên ổn định, súng hoặc thiết bị phát lệnh sẽ nổ. Vận động viên không được 
phép chạm đất bằng một tay hoặc hai tay trong lúc xuất phát. 
1.5 Trong tất cả các cuộc thi dưới và tới 400m, sau lệnh “vào chỗ”, các vận động 
viên phải tiến tới vạch xuất phát, chiếm vị trí hoàn toàn trong ô chạy riêng của mình, 
phía sau vạch xuất phát. Hai bàn tay và một đầu gối phải tiếp xúc với mặt đất và hai 
bàn chân phải tiếp xúc với bàn đạp xuất phát. Khi có lệnh “sẵn sàng”, các vận động 
viên phải lập tức nâng lên tới tư thế xuất phát cuối cùng của mình trong khi vẫn giữ sự 
tiếp xúc của hai tay với đất và sự tiếp xúc của hai bàn chân với bàn đạp. Khi ở tư thế 
vào chỗ, vận động viên không được chạm vào vạch xuất phát hoặc đất phía trước vạch 
xuất phát bằng chân hoặc tay của mình. 
1.6 Khi thực hiện lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng”, tất cả các vận động viên phải 
lập tức và không được chậm trễ ở vào tư thế đầy đủ và cuối cùng của họ. Nếu một vận 
 31
động viên sau khi đã ở tư thế xuất phát đầy đủ và cuối cùng của mình, bắt đầu có hành 
động xuất phát trước khi súng phát lệnh hoặc thiết bị phát lệnh nổ sẽ bị lỗi xuất phát. 
1.7 Bất kỳ vận động viên nào phạm lỗi xuất phát sẽ bị cảnh cáo. Nếu một vận 
động viên phạm hai lỗi xuất phát sẽ bị truất quyền thi đấu. Trọng tài phát lệnh hoặc bất 
kỳ trọng tài bắt phạm quy khi thấy có phạm quy trong xuất phát, phải gọi các vận động 
viên lại bằng một phát súng. 
II. VỀ ĐÍCH: 
2.1 Đích của một cuộc thi chạy phải được biểu thị bằng một vạch trắng rộng 5cm. 
2.2 Các vận động viên sẽ được xếp theo thứ tự mà trong đó thứ tự về đích của các 
vận động viên sẽ được tính tại thời điểm mà ở đó bất kỳ phần cơ thể nào của họ, trừ 
đầu, cổ, tay, chân, bàn tay, bàn chân chạm tới mặt phẳng thẳng đứng tại mép gần của 
vạch đích như đã được xác định ở trên. 
2.3 Trong bất kỳ cuộc thi mà thành tích dựa trên cơ sở độ dài đã vượt qua được 
trong một thời gian cố định, đúng một phút trước khi kết thúc cuộc thi, trọng tài phát 
lệnh phải bắn súng để báo trước cho các vận động viên và các trọng tài giám định biết 
là cuộc thi đã gần kết thúc. Tại thời điểm súng nổ để phát lệnh kết thúc cuộc thi, các 
trọng tài giám định được phân công sẽ đánh dấu chính xác điểm mà tại đó mỗi vận 
động viên chạm vào đường chạy trong thời gian cuối cùng trước khi hoặc đồng thời 
với tiếng súng nổ. Cự ly đạt được phải được đo tới mép gần nhất phía sau vạch đánh 
dấu này. Ít nhất một trọng tài giám định phải được phân công theo dõi mỗi vận động 
viên trước khi bắt đầu cuộc thi để đánh dấu cự ly mà vận động viên đạt được. 
C. NHẢY XA: 
I. CUỘC THI ĐẤU: 
1.1 Vận động viên sẽ phạm lỗi nếu: 
a. Trong khi giậm nhảy, chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận 
nào của cơ thể, dù chạy đà không giậm nhảy hoặc có giậm nhảy; hoặc 
b. Giậm nhảy từ phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu của ván, dù ở phía sau hay 
phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy; hoặc 
c. Chạm đất ở khu giữa vạch giậm nhảy và khu vực rơi xuống; hoặc 
d. Sử dụng bất kỳ hính thức nhào lộn nào trong khi chạy lên hoặc trong hành 
động giậm nhảy; hoặc 
e. Trong quá trình tiếp đất, vận động viên chạm vào phần phía bên ngoài hố gần 
vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát; hoặc 
f. Khi rời khu vực rơi, điểm tiếp xúc đất đầu tiên bên ngoài hố cát gần vạch giậm 
nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát ở khu vực rơi xuống, bao gồm bất kỳ 
điểm chạm do mất thăng bằng khi rơi nằm hoàn toàn trong hố cát nhưng gần vạch 
giậm nhảy hơn so với điểm chạm đầu tiên lúc rơi xuống. 
Ghi chú: 
- Nếu vận động viên chạy đà bên ngoài vạch trắng đánh dấu đường chạy ở bất kỳ 
điểm nào thi không bị coi là phạm lỗi. 
 32
- Nếu một phần giày của vận động viên chạm vào đất phía bên ngoài hai đầu của 
ván giậm nhảy song ở trước vạch giậm nhảy thì không bị coi là phạm lỗi. 
- Nếu vận động viên đi ngược lại qua khu vực rơi xuống sau khi đã rời khỏi khu 
vực rơi đúng quy định thì không bị coi là phạm lỗi. 
1.2 Ngoại trừ trường hợp đã nêu trong điểm 1 (b) ở trên, nếu vận động viên giậm 
nhảy ở vị trí trước khi đạt tới ván giậm thì sẽ không bị coi là phạm lỗi. 
1.3 Tất cả các lần nhảy sẽ được đo từ điểm chạm gần nhất do bất kỳ bộ phận nào 
của cơ thể hoặc chân tay trên khu vực rơi tới vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của 
vạch gậm nhảy (xem mục 1 (f) ở trên). Việc đo phải tiến hành vuông góc với vạch 
giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch này. 
II. VÁN GẬM NHẢY (BỤC GIẬM NHẢY): 
2.1 Giậm nhảy được thực hiện trên ván giậm được chôn ngang với mức đường 
chạy đà và bề mặt của khu vực rơi (hố cát). Cạnh của ván giậm gần với khu vực rơi 
được gọi là vạch giậm nhảy. Ngay sau vạch giậm nhảy được đặt một ván phủ chất dẻo 
để giúp cho trọng tài xác định phạm quy. 
Nếu khong thể lắp đặt ván phủ chất dẻo ở trên, thì có thể áp dụng phương pháp 
sau: ngay sau vạch giậm nhảy tạo một khuôn bằng đất xốp hoặc cát có chiều dài đúng 
bằng dộ dài của ván giậm nhảy và chiều rộng bằng 10cm. Khuôn cát hoặc đất xốp này 
có góc vát 30 dọc theo chiều dài của nó. 0
2.2 Khoảng cách giữa ván giậm nhảy và mép xa của khu vực rơi (hố cát) phải có 
độ dài tối thiểu 10m. 
2.3 Ván giậm nhảy phải đặt cách mép gần của khu vực rơi từ 1 – 3m. 
2.4 Cấu trúc: ván giậm nhảy là một khối hình hộp chữ nhật bằng gỗ hoặc vật liệu 
cứng phù hợp khác có chiều dài từ 1.21m tới 1.22m, chiều rộng 20cm (± 2mm) và 
chiều cao (sâu) 10cm. Mặt trên ván giậm nhảy được sơn màu trắng. 
2.5 Ván phủ chất dẻo để xác định phạm quy, ván này gòm một thanh cứng rộng 
10cm (± 2mm) và dài từ 1.21m tới 1.22m bằng gỗ hoặc bất cứ vật liệu nào phù hợp. 
Ván này sẽ được gắn vào khoảng trống hoặc giá trong đường chạy đà ở cạnh ván giậm 
nhảy gần phía khu vực rơi. Mặt trên ván cao hơn mặt ván giậm nhảy 7mm (± 1mm). 
Hai cạnh bên có mặt vát với góc 45 và mặt vát hướng về phía đường chạy được phủ 
một lớp chất dẻo có độ dày 1mm. Nếu mặt ván được tách riêng thì khi khép vào phải 
có góc nghiêng 45 0 . Khi được ghép vào phải đủ chắc để chấp nhận toàn bộ lực giậm 
của vận động viên. 
0
Bề mặt của ván phía dưới lớp chất dẻo phải là vật liệu để mũi đinh giầy vận động 
viên bám chắc chứ không bị trượt. Lớp phủ chất dẻo có thể được làm nhẵn bằng cách 
lăn hoặc miết để tạo hình phù hợp cho các mục đích xóa tẩy vết chân của vận động 
viên in trên lớp phủ. 
Ghi chú: Rất thuận tiện nếu có các ván phủ chất dẻo dự trữ để thay thế lúc các vết 
chân để lại trên ván đang được xóa tẩy, cuộc thi đấu sẽ không bị trì hoãn. 
 33
III. KHU VỰC RƠI XUỐNG: 
3.1 Khu vực rơi xuống (hố cát) phải có chiều rộng tối thiểu 2.75m và tối đa là 
3.00m. Nếu điều kiện cho phép khu vực rơi nên được bố trí cân đối giữa đường chạy 
đà kể cả lúc nó được mở rộng. 
Ghi chú: Khi trục của đường chạy đà không trùng với đường trung tâm của khu 
vực riơ xuống, thì để đạt được mục đích trên nên đặt một băng hoặc 2 băng (nếu cần 
thiết) dọc theo khu vực rơi. 
3.2 Khu vực rơi xuống phải đổ đầy cát ẩm và xốp. Mặt trên của khu vực rơi phải 
bằng với mức ván giậm nhảy. 
 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Nghiệp Chí – Võ Đức Phùng – Phạm Văn Thụ, 1975, Sách điền kinh 
dùng cho học sinh Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 
2. Nguyễn Văn Quảng, 1995, Chương trình môn học điền kinh, NXB TDTT, Hà 
Nội. 
3. Dương Nghiệp Chí – Nguyễn Kim Minh – Phạm Khắc Học, 1996, Sách điền 
kinh dùng cho sinh viên Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 
4. Ủy ban TDTT, 2003, Luật điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội. 
5. Bộ môn Điền kinh, 2004, Giáo trình giảng dạy phổ tu điền kinh, Trường Đại 
học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. 
 35

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_dien_kinh.pdf