Giáo trình môn Cầu lông

Ngay từ khi ra đời, môn cầu lông đã là môn chơi giải trí bởi dễ tập, dễ chơi cho mọi đối tượng (già, trẻ, gái, trai) đều có thể tập luyện được. Dụng cụ, sân bãi đơn giản nên mặc dù ra đời khá muộn so với nhiều môn thể thao khác, song nó nhanh chóng thu hút đông đảo quần chúng tham gia và ngày càng phát triển rộng khắp. Việc tập luyện môn cầu lông có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực cho

người tập. Đây còn là môn thể thao được giao lưu quốc tế, là cầu nối giữa các dân tộc thể hiện tinh thần đoàn kết – hợp tác hữu nghị.

Việc phát triển luyện tập cầu lông sâu rộng trong quần chúng là điều kiện quan trọng để phát triển thể thao thành tích cao của môn cầu lông. Đặc biệt từ năm 1992 môn cầu lông đã trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức của Thế Vận Hội, điều này càng tạo đà cho việc phát triển môn thể thao “quý tộc” này cả về chiều sâu và chiều rộng. Điều đó có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa tinh thần trong đời sống nhân dân.

Giáo trình môn Cầu lông trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Cầu lông trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Cầu lông trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Cầu lông trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Cầu lông trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Cầu lông trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Cầu lông trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Cầu lông trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Cầu lông trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Cầu lông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang Trúc Khang 09/01/2024 3140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Cầu lông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Cầu lông

Giáo trình môn Cầu lông
MỤC LỤC 
Trang 
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT 
 TRIỂN MÔN CẦU LÔNG ......................................................2 
I. Vị trí – tác dụng của môn cầu lông ................................................................2 
II. Nguồn gốc ra đời môn cầu lông ....................................................................2 
CHƯƠNG II: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA KỸ THUẬT 
 ĐÁNH CẦU LÔNG ................................................................5 
I. Các khâu cơ bản của kỹ thuật đánh cầu lông .................................................5 
II. Các yếu tố cơ bản của kỹ thuật đánh cầu lông ..............................................7 
III. Sức mạnh và điều khiển sức mạnh trong đánh cầu lông .............................8 
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU LÔNG ......................................10 
I. Kỹ thuật tay (thủ pháp) ................................................................................10 
1.1 Cách cầm vợt .............................................................................................10 
1.2 Kỹ thuật phát cầu .......................................................................................11 
1.3 Kỹ thuật đỡ phát cầu ..................................................................................16 
1.4 Kỹ thuật đánh cầu ......................................................................................18 
II. Kỹ thuật bước di chuyển (bộ pháp) ............................................................29 
2.1 Kỹ thuật bước di chuyển lên lưới ..............................................................29 
2.2 Kỹ thuật bước di chuyển lùi sau ................................................................30 
2.3 Kỹ thuật bước di chuyển sang hai bên ......................................................31 
2.4 Kỹ thuật bước di chuyển bật nhảy đánh cầu .............................................32 
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CẦU LÔNG ..................33 
I. Kỹ thuật chủ yếu và phương pháp giảng dạy kỹ thuật cầu lông ..................33 
1.1 Phương pháp giảng dạy kỹ thuật tay .........................................................33 
1.2 Phương pháp giảng dạy kỹ thuật di chuyển bước chân .............................35 
II. Tri thức chiến thuật môn cầu lông ..............................................................37 
2.1 Ý nghĩa chiến thuật của môn cầu lông ......................................................37 
2.2 Yêu cầu chiến thuật của môn cầu lông ......................................................37 
2.3 Tư tưởng chỉ đạo chiến thuật của môn cầu lông .......................................38 
2.4 Chiến thuật đánh đơn .................................................................................38 
2.5 Chiến thuật đánh đôi ..................................................................................40 
CHƯƠNG V: LUẬT CẦU LÔNG ...............................................................42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................53 
 1
CHƯƠNG I 
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH 
PHÁT TRIỂN MÔN CẦU LÔNG 
I. VỊ TRÍ – TÁC DỤNG MÔN CẦU LÔNG. 
Ngay từ khi ra đời, môn cầu lông đã là môn chơi giải trí bởi dễ tập, dễ chơi cho 
mọi đối tượng (già, trẻ, gái, trai) đều có thể tập luyện được. Dụng cụ, sân bãi đơn giản 
nên mặc dù ra đời khá muộn so với nhiều môn thể thao khác, song nó nhanh chóng thu 
hút đông đảo quần chúng tham gia và ngày càng phát triển rộng khắp. Việc tập luyện 
môn cầu lông có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực cho 
người tập. Đây còn là môn thể thao được giao lưu quốc tế, là cầu nối giữa các dân tộc 
thể hiện tinh thần đoàn kết – hợp tác hữu nghị. 
Việc phát triển luyện tập cầu lông sâu rộng trong quần chúng là điều kiện quan 
trọng để phát triển thể thao thành tích cao của môn cầu lông. Đặc biệt từ năm 1992 
môn cầu lông đã trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức của Thế Vận Hội, điều 
này càng tạo đà cho việc phát triển môn thể thao “quý tộc” này cả về chiều sâu và 
chiều rộng. Điều đó có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà còn có 
ý nghĩa tinh thần trong đời sống nhân dân. 
II. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG. 
2.1 Từ “trò chơi Poona” đến sự ra đời của “Badminton”. 
Dựa vào các tư liệu ghi chép lại, môn cầu lông hiện đại có nguồn gốc từ nước 
Anh. Đây là môn thể thao được biến đổi dần từ trò chơi “Poona” của Ấn Độ. 
Tương truyền rằng vào giữa thế kỷ 19 trong thành Poona của Ấn Độ có một loại 
trò chơi rất phổ biến và giống với các hoạt động của môn cầu lông, đó là người ta đã 
dùng vợt gỗ đánh một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, trên có cắm lông vũ để đánh 
qua lại trên một chiếc lưới ngăn cách. 
Vào những năm 60 của thế kỷ 19, một tốp sĩ quan người Anh phục viên đã đem 
trò chơi Poona (Poonagame) từ Ấn Độ về nước Anh và từ trò chơi này đã dần dần 
được biến đổi trở thành một môn thể thao thi đấu. 
Năm 1873 ở thị trấn Badminton t ...  các 
nội dung đôi + đơn nam và ba ván 11 điểm cho nội dung đơn nữ). 
7.2. Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đó, ngoại trừ trường hợp ghi ở 
Điều 7.4 và 7.5. 
7.3. Bên thắng một pha cầu sẽ ghi môt điểm vào điểm số của mình. Một bên sẽ 
thắng pha cầu nếu: bên đối phương phạm một “Lỗi” hoặc cầu ngoài cuộc vì đã chạm 
vào bên trong mặt sân của họ. 
7.4. Nếu tỷ số là 20 đều, bên nào ghi trước 2 điểm cách biệt sẽ thắng ván đó. 
7.5. Nếu tỷ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 sẽ thắng ván đó. 
7.6. Bên thắng ván sẽ giao cầu trước ở ván kế tiếp. 
ĐIỀU 8. ĐỔI SÂN. 
8.1. Các VĐV sẽ đổi sân: 
8.1.1. Khi kết thúc ván đầu tiên; 
8.1.2. Khi kết thúc ván hai, nếu có thi đấu ván thứ ba; và 
8.1.3. Trong ván thứ ba, khi một bên ghi được 11 điểm trước. 
8.2. Nếu việc đổi sân chưa được thực hiện như nêu ở Điều 8.1, thì các VĐV sẽ 
đổi sân ngay khi lỗi này được phát hiện và khi cầu không còn trong cuộc. Tỷ số ván 
đấu hiện có vẫn giữ nguyên. 
ĐIỀU 9. GIAO CẦU. 
Hình hướng dẫn giáo cầu cho đúng luật 
 46
9.1. Trong một quả giao cầu đúng: 
9.1.1. Không có bên nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho quả giao cầu một khi: cả bên 
giao cầu và bên nhận cầu đều sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi hoàn tất việc chuyển 
động của đầu vợt về phía sau của người giao cầu, bất cứ trì hoãn nào cho việc bắt đầu 
quả giao cầu (Điều 9.2) sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ; 
9.1.2. Người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối diện 
chéo nhau mà không chạm đường biên của các ô giao cầu này; 
9.1.3. Một phần của cả hai bàn chân người giao cầu và người nhận cầu phải còn 
tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ khi bắt đầu quả giao cầu (Điều 9.2) cho đến 
khi quả cầu được đánh đi. 
9.1.4. Vợt của người giao cầu phải đánh tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu; 
9.1.5. Toàn bộ quả cầu phải dưới thắt lưng của người giao cầu tại thời điểm nó 
được mặt vợt của người giao cầu đánh đi. Thắt lưng được xác định là một đường tưởng 
tượng xung quanh cơ thể ngang với phần xương sườn dưới cùng của người giao cầu; 
9.1.6.Tại thời điểm đánh quả cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng 
xuống dưới; 
9.1.7. Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trước từ lúc bắt 
đầu quả giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi (Điều 9.3); 
9.1.8. Đường bay của quả cầu sẽ đi theo hướng lên từ vợt của người giao cầu 
vượt qua trên lưới, mà nếu không bị cản lại nó sẽ rơi vào ô của người nhận giao cầu 
(có nghĩa là trên và trong các đường giới hạn ô giao cầu đó); và 
9.1.9. Khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu phải đánh trúng quả 
cầu. 
9.2. Khi các VĐV đã vào vị trí sẵn sàng, chuyển động đầu tiên của đầu vợt về 
phía trước của người giao cầu là lúc bắt đầu quả giao cầu. 
9.3. Khi đã bắt đầu (Điều 9.2), quả giao cầu được thực hiện khi nó được mặt vợt 
người giao cầu đánh đi, hoặc khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu đánh 
không trúng quả giao cầu. 
9.4. Người giao cầu sẽ không giao cầu khi người nhận cầu chưa sẵn sàng. Tuy 
nhiên người nhận cầu được xem là đã sẵn sàng nếu có ý định đánh trả quả cầu. 
9.5. Trong đánh đôi, khi thực hiện quả giao cầu, các đồng đội có thể đứng ở bất 
cứ vị trí nào bên trong phần sân của bên mình, miễn là không che mắt người giao cầu 
và người nhận cầu của đối phưong. 
ĐIỀU 10. THI ĐẤU ĐƠN. 
10.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu: 
10.1.1. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng 
của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặ ghi được điểm chẵn trong ván đó. 
10.1.2. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng 
của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó. 
10.2. Trình tự trận đấu và vị trí trên sân: 
 47
Trong pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người 
nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV đó cho đến khi cầu không 
còn trong cuộc (Điều 15). 
10.3. Ghi điểm và giao cầu: 
10.3.1. Nếu người giao cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), người giao cầu sẽ ghi cho 
mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại. 
10.3.2. Nếu người nhận cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), người nhận cầu sẽ ghi cho 
mình 1 điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao nhận cầu mới. 
ĐIỀU 11. THI ĐẤU ĐÔI. 
11.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu: 
11.1.1. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ 
chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó. 
11.1.2. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được 
điểm lẻ trong ván đó. 
11.1.3. VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị 
trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình 
ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu. 
11.1.4. VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là 
người nhận cầu. 
11.1.5. VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ 
thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu. 
11.1.6. Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với 
số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12. 
11.2. Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân: 
Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai 
VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi cầu không 
còn trong cuộc (Điều 15). 
11.3. Ghi điểm và giao cầu: 
11.3.1. Nếu bên giao cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), họ sẽ ghi cho mình một điểm. 
Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại. 
11.3.2. Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), họ sẽ ghi cho mình một 
điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới 
11.4. Trình tự giao cầu: 
Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự: 
11.4.1. Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải, 
11.4.2. Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được 
thực hiện từ ô giao cầu bên trái, 
11.4.3. Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên, 
11.4.4. Đến người nhận cầu đầu tiên, 
 48
11.4.5. Trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế 
11.5. Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận 
hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 
12. 
11.6. Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp 
theo, và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp 
theo. 
ĐIỀU 12. LỖI Ô GIAO CẦU. 
12.1 Lỗi ô giao cầu xảy ra khi một VĐV: 
12.1.1. Đã giao cầu hoặc nhận cầu sai phiên; hay 
12.1.2. Đã giao hoặc nhận cầu sai ô giao cầu. 
12.2. Nếu một lỗi ô giao cầu được phát hiện, lỗi đó phải được sửa và điểm số 
hiện có vẫn giữ nguyên. 
ĐIỀU 13. LỖI. 
Sẽ là “Lỗi”: 
13.1. Nếu giao cầu không đúng luật (Điều 9.1); 
13.2. Nếu khi giao cầu, quả cầu: 
13.2.1. Bị mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới; 
13.2.2. Ssau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới; hoặc 
13.2.3. Được đánh bởi đồng đội người giao cầu. 
13.3. Nếu trong cuộc, quả cầu: 
13.3.1. Rơi ở ngoài các đường biên giới hạn của sân (có nghĩa là không ở trên 
hay không ở trong các đường biên giới hạn đó); 
13.3.2. Bay xuyên qua lưới hoặc dưới lưới; 
13.3.3. Không qua lưới; 
13.3.4. Chạm trần nhà hoặc vách; 
13.3.5. Chạm vào người hoặc quần áo của VĐV; 
13.3.6. Chạm vào bất kỳ người nào hay vật nào khác bên ngoài sân; 
( Khi cần thiết do cấu trúc nơi thi đấu, thẩm quyền cầu lông địa phương có thể, 
dựa vào quyền phủ quyết của Liên đoàn thành viên của mình, áp dụng luật địa phương 
cho trường hợp cầu chạm chướng ngại vật) 
13.3.7. Bị mắc và dính trên vợt khi thực hiện một cú đánh; 
13.3.8. Được đánh hai lần liên tiếp bởi cùng một VĐV với hai cú đánh. Tuy 
nhiên, bằng một cú đánh, quả cầu chạm vào đầu vợt và khu vực đan lưới của vợt thì 
không coi là một “Lỗi”; 
13.3.9. Được đánh liên tục bởi một VĐV và một VĐV đồng đội; hoặc 
13.3.10. Chạm vào vợt mà không bay vào phần sân của đối phương; 
 49
13.4. Nếu, khi quả cầu trong cuộc, một VĐV: 
13.4.1. Chạm vào lưới, các vật chống đỡ lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo; 
13.4.2. Xâm phạm sân đối phương bằng vợt hay thân mình, ngoại trừ trường hợp 
người đánh có thể theo quả cầu bằng vợt của mình trong quá trình một cú đánh sau 
điểm tiếp xúc đầu tiên với quả cầu ở bên lưới của phần sân người đánh; 
13.4.3. Xâm phạm sân của đối phương bên dưới lưới bằng vợt hay thân mình mà 
làm cho đối phương bị cản trở hay mất tập trung; hoặc 
13.4.4. Cản trở đối phương, nghĩa là ngăn không cho đối phương thực hiện một 
cú đánh hợp lệ tại vị trí quả cầu bay qua gần lưới; 
13.4.5. Làm đối phương mất tập trung bằng bất cứ hành động nào như la hét hay 
bằng cử chỉ; 
13.5. Nếu một VĐV vi phạm những lỗi hiển nhiên, lặp lại, hoặc nhiều lần theo 
Điều 16. 
ĐIỀU 14. GIAO CẦU LẠI. 
14.1 “Giao cầu lại” do Trọng tài chính hô, hoặc do một VĐV hô (nếu không có 
Trọng tài chính) để ngừng thi đấu. 
14.2. Sẽ là “giao cầu lại” nếu: 
14.2.1. Người giao cầu giao trước khi người nhận cầu sẵn sàng (Điều 9.5); 
14.2.2. Trong khi giao cầu, cả người giao cầu và người nhận cầu cùng phạm lỗi; 
14.2.3. Sau khi quả giao cầu được đánh trả, quả cầu bị: 
14.2.3.1. Mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới, hoặc 
14.2.3.2. Sau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới; 
14.2.4. Khi cầu trong cuộc, quả cầu bị tung ra, đế cầu tách rời hoàn toàn khỏi 
phần còn lại của quả cầu; 
14.2.5. Theo nhận định của Trọng tài chính, trận đấu bị gián đoạn hoặc một VĐV 
của bên đối phương bị mất tập trung bởi Huấn luyện viên của bên kia; 
14.2.6. Nếu một Trọng tài biên không nhìn thấy và Trọng tài chính không thể đưa 
ra quyết đinh; hoặc 
14.2.7. Trường hợp bất ngờ không thể lường trước xảy ra. 
14.3, Khi một quả “Giao cầu lại” xảy ra, pha đấu từ lần giao cầu vừa rồi sẽ không 
tính, và VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại. 
ĐIỀU 15. CẦU KHÔNG TRONG CUỘC. 
Một quả cầu là không trong cuộc khi: 
15.1. Cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên này 
lưới của người đánh; 
15.2. Chạm mặt sân; hoặc 
15.3. Xảy ra một “Lỗi” hay một quả “Giao cầu lại” 
 50
ĐIỀU 16. THI ĐẤU LIÊN TỤC, LỖI TÁC PHONG ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC HÌNH 
PHẠT. 
16.1.Thi đấu phải liên tục từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thúc, 
ngoại trừ như cho phép ở các Điều 16.2 và 16.3. 
16.2. Các quãng nghỉ: 
16.2.1. Không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm; và 
16.2.2. Không quá 120 giây giữa ván đầu tiên và ván thứ hai, giữa ván thứ hai và 
ván thứ ba đượi phép trong tất cả các trận đấu. 
(Đối với trận đấu có truyền hình, trước khi trận đấu diễn ra, Tổng trọng tài có thể 
quyết định các quãng nghỉ nêu ở Điều 16.2 là bắt buộc và có độ dài cố định cho phù 
hợp). 
16.3. Ngừng thi đấu: 
16.3.1. Khi tình thế bắt buộc không nằm trong kiểm soát của VĐV, Trọng tài 
chính có thể cho ngừng thi đấu trong một khoảng thời gian xét thấy cần thiết. 
16.3.2. Trong những trường hợp đặc biệt, Tổng trọng tài sẽ chỉ thị Trọng tài 
chính cho ngừng thi đấu. 
16.3.3. Nếu trận đấu được ngừng, tỷ số hiện có vẫn giữ nguyên và trận đấu vẫn 
tiếp tục trở lại từ tỷ số đó. 
16.4. Trì hoãn trong thi đấu: 
16.4.1. Không được phép trì hoãn trong mọi trường hợp để giúp VĐV phục hồi 
thể lực hoặc nhận sự chỉ đạo. 
16.4.2. Trọng tài chính là người duy nhất quyết định về mọi sự trì hoãn trong trận 
đấu. 
16.5. Chỉ đạo và rời sân 
16.5.1. Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không trong cuộc (Điều 15), thì một 
VĐV mới được phép nhận chỉ đạo. 
16.5.2. Trong một trận đấu, không một vận động viên nào được phép rời sân nếu 
chưa có sự đồng ý của Trọng tài chính ngoại trừ trong các quãng nghỉ như nêu ở điều 
16.2. 
16.6. Một VĐV không được phép: 
16.6.1 Cố tình gây trì hoãn hoặc ngưng thi đấu; 
16.6.2. Cố tình sửa đổi hoặc phá hỏng quả cầu để thay đổi tốc độ hoặc đường bay 
của quả cầu; 
16.6.3. Có tác phong thái độ gây xúc phạm; hoặc 
16.6.4. Phạm lỗi tác phong đạo đức mà không có ghi trong Luật cầu lông. 
16.7. Xử lý vi phạm: 
16.7.1. Trọng tài chính sẽ áp dụng Luật đối với bắt cứ vi phạm nào về các Điều 
16.4, 16.5.hay 16.6 bằng cách: 
16.7.1.1. Cảnh cáo bên vi phạm; 
 51
16.7.1.2. Phạt lỗi bên vi phạm nếu trước đó đã cảnh cáo. Một bên vi phạm hai lỗi 
như vậy được xem là một vi phạm liên tục; hoặc 
16.7.2. Trong trường hợp vi phạm hiển nhiên. Các vi phạm liên tục, hoặc vi 
phạm vào Điều 16.2, Trọng tài chính sẽ phạt lỗi bên vi phạm và báo cáo ngay với Tổng 
trọng tài, người có quyền truất quyền thi đấu của bên vi phạm. 
ĐIỀU 17. CÁC NHÂN VIÊN VÀ NHỮNG KHIẾU NẠI. 
17.1. Tổng trọng tài là người chịu trách nhiệm toàn diện cho một giải thi đấu hay 
một nội dung thi đấu là một phần trong đó. 
17.2. Trọng tài chính, khi được bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về trận đấu, sân và 
khu vực xung quanh. Trọng tài chính sẽ báo cáo cho Tổng trọng tài. 
17.3. Trọng tài giao cầu sẽ bắt các lỗi giao cầu của người giao cầu nếu có xảy ra 
(Điều 9.1). 
17.4. Trọng tài biên sẽ báo cho trọng tài chính quả cầu “Trong” hay “ Ngoài” 
đường biên của người đó phụ trách. 
17.5. Quyết định của một nhân viên sẽ là quyết định sau cùng về mọi yếu tố nhận 
định xảy ra mà nhân viên đó có trách nhiệm, ngoại trừ nếu, theo nhận định của Trọng 
tài chính hoàn toàn chắc chắn rằng Trọng tài biên đã có quyết định sai, khi đó Trọng 
tài chính sẽ phủ quyết Trọng tài biên. 
17.6. Một trọng tài chính sẽ: 
17.6.1. Thi hành và duy trì Luật cầu lông, và đặc biệt hô kịp thời “Lỗi” hoặc 
“Giao cầu lại’ nếu có tình huống xảy ra; 
17.6.2. Đưa ra quyết định về bất cứ khiếu nại nào liên quan đến điểm tranh chấp, 
nếu khiếu nại đó được thực hiện trước khi quả giao cầu kế tiếp được giao; 
17.6.3. Đảm bảo cho các VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ về diễn biến 
của trận đấu; 
17.6.4. Bổ nhiệm hay thay đổi các Trọng tài biên hoặc Trọng tài giao cầu khi có 
hội ý với Tổng trọng tài; 
17.6.5. Ở vị trí trên sân thiếu nhân viên phụ trách, thì bố trí để thi hành các trách 
nhiệm này; 
17.6.6. Ở vị trí mà nhân viên được bổ nhiệm bị che mắt, thi thực hiện các trách 
nhiệm của nhân viên này, hoặc cho “Giao cầu lại”; 
17.6.7. Ghi nhận và báo cáo với Tổng trọng tài về tất cả các vấn đề có liên quan 
đến Điều 16; và 
17.6.8. Trình cho Tổng trọng tài tất cả các khiếu nại chưa giải quyết thoả đáng về 
Luật mà thôi. (Những khiếu nại như thế phải được thực hiện trước khi quả giao cầu kế 
tiếp được đánh, hoặc nếu ở cuối trận đấu, thì phải thực hiện trước khi bên khiếu nại rời 
sân). 
 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bành Mỹ Lệ - Hậu Chính Khánh, 2000, Cầu lông, NXB TDTT, Hà Nội. 
2. Nguyễn Hạc Thúy, 2003, Huấn luyện kỹ - chiến thuật cầu lông hiện đại, NXB 
TDTT, Hà Nội. 
3. Đào Chí Thành, 2004, Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông, NXB TDTT, 
Hà Nội. 
4. Ủy ban TDTT, 2004, Luật cầu lông, NXB TDTT, Hà Nội. 
5. Bộ môn cầu lông – Quần vợt, 2004, Giáo trình giảng dạy phổ tu cầu lông, 
Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. 
 53

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_cau_long.pdf