Giáo trình môn Bóng chuyền
Mục tiêu:
- Sinh viên nắm được nguồn gốc, lịch sử phát triển của môn Bóng chuyền.
- Sinh viên nắm được những mốc thời gian quan trọng về sự phát triển môn Bóng chuyền Thế giới và sự gia nhập môn Bóng chuyền vào Việt nam.
- Tác dụng của môn Bóng chuyền đối với đời sống thể chất và tinh thần của người tập và ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Bóng chuyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Bóng chuyền
Giáo trình bóng chuyền MỤC LỤC Trang PHẦN I: LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN .................................................................2 I. Nguồn gốc của môn Bóng chuyền .................................................................2 II. Bản chất môn Bóng chuyền ..........................................................................3 III. Quá trình phát triển của môn Bóng chuyền .................................................3 IV. Tác dụng của môn Bóng chuyền .................................................................5 PHẦN II: CÁC KỸ THUẬT TRONG BÓNG CHUYỀN............................6 I. Tư thế đứng và di chuyển trong Bóng chuyền ...............................................6 II. Chuyền bóng ...............................................................................................10 III. Phát bóng ...................................................................................................18 IV. Đập bóng ...................................................................................................24 V. Chắn bóng ...................................................................................................29 PHẦN III: CHIẾN THUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN ........................33 I. Chiến thuật tấn công .....................................................................................34 II. Chiến thuật phòng thủ .................................................................................41 PHẦN IV: LUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN ..........................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................95 - 1 - Giáo trình bóng chuyền PHẦN I: LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN I. NGUỒN GỐC CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN II. BẢN CHẤT CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN IV. TÁC DỤNG CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN • Mục tiêu: - Sinh viên nắm được nguồn gốc, lịch sử phát triển của môn Bóng chuyền. - Sinh viên nắm được những mốc thời gian quan trọng về sự phát triển môn Bóng chuyền Thế giới và sự gia nhập môn Bóng chuyền vào Việt nam. - Tác dụng của môn Bóng chuyền đối với đời sống thể chất và tinh thần của người tập và ảnh hưởng đến đời sống xã hội. I. NGUỒN GỐC: Vào năm 1895 William Morgan, một giáo viên Thể dục ở Hội các thành viên tôn giáo ( YMCA) trình diễn một trò chơi mới mang tên Mintonette. Đó là trò chơi dùng ruột của quả Bóng rỗ, được chuyền qua chuyền lại qua một tấm lưới căng ở độ cao 6,6 foot tại YMCA thành phố Holyoke bang Massachusete Mỹ. Với William Morgan trò chơi chuyền bóng qua lưới tương tự như Quần vợt, cái khác là ở chổ “ không dùng vợt mà phải dùng tay để chuyền bóng. Bóng không quá nhỏ mà phải có kích thước lớn”. Vào năm 1947 tại Paris ( Pháp) Ông Paul Libaud là người đã hợp nhất các liên đoàn Bóng chuyền quốc gia thành liên đoàn Bóng chuyền quốc tế ( FIVB). FIVB nhận trọng trách phát triển môn Bóng chuyền trên toàn thế giới. Vào năm 1984 Tiến sỉ Ruben Acosta người Mehico được bầu làm chủ tịch FIVB. Ông mơ ước bước vào thế kỷ 21 môn Bóng chuyền sẽ trở thành môn thể thao phổ cập nhất trên hành tinh. - 2 - Giáo trình bóng chuyền II. BẢN CHẤT MÔN BÓNG CHUYỀN: Bóng chuyền là một môn thể thao tập thể được ngăn cách giữa sân, cột và lưới. Chính vì có cột và lưới ngăn cách giữa hai đội cho nên nó là môn thể thao đối kháng không trực tiếp. Bóng chuyền khác với các môn thể thao khác là bóng không dừng lâu trên cơ thể. Sự tiếp xúc với bóng khác với các môn bóng đá, bóng rỗ, bóng ném là khi bóng chạm vào tay phải nhanh chóng bật bóng đi (ngoại trừ khi phát bóng) Phần lớn sự tiếp xúc với Bóng trong Bóng chuyền là sự tiếp xúc trong không gian. Việc tiếp xúc bóng là điều cơ bản, sự phối hợp với đồng đội là điều sống còn, phối hợp tốt sẽ dẫn đến thắng lợi. Bóng chuyền cần sự tập trung cao độ của người chơi, sự sắp xếp cầu thủ, khả năng di chuyển hợp lý trên sân là nền tảng cho sự thắng lợi. Thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của từng cầu thủ là mấu chốt chiến thuật . III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN Ra đời vào năm 1895 và ngay sau đó vào năm 1896 trò chơi này được đưa ra thảo luận tại Hội nghị YMCA thành phố Springfield bang Massachusete và trình diển trước các Giám đốc Giáo dục thể chất, sau đó được đổi tên là Volleyball (trái bóng bay) mà ở Việt nam chúng ta gọi là Bóng chuyền. Trong vòng 20 năm từ khi thành lập, Bóng chuyền phát triển rất nhanh. Số người chơi không quy định, không có chiến thuật, các kỹ thuật còn hạn chế chủ yếu là chuyền bóng, các điều luật còn đơn giản. Năm 1913 Bóng chuyền được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội thể thao vùng Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại thành phố Manila Philipine. Năm 1916 Hội thể thao Đại học toàn Mỹ thừa nhận Bóng chuyền là môn thể thao vì đã có trên 2000 người Mỹ mê say tập luyện môn thể thao này. Đồng thời lúc này Luật B ... m biên thì mỗi giám biên đứng trên đường chéo sân ở hai góc sân gần nhất bên tay phải của mỗi trọng tài và cách góc sân l - 2m. Mỗi giám biên kiểm soát một đường biên dọc và một đường biên ngang thuộc phía sân của mình. Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB phải dùng 4 giám biên. Mỗi giám biên đứng ở khu tự do cách mỗi góc sân 1 - 3m trên đường kéo dài tưởng tượng của đường biên mình phụ trách (Hình 10) 2. Trách nhiệm 2.1. Các giám biên thực hiện chức năng của mình bằng sử dụng lá cờ (40 x 40cm) làm ký hiệu như Hình 12: 2.1.1. Làm ký hiệu bóng trong và ngoài sân (Điều 9.3 và 9.4) khi bóng chạm sân gần đường biên của mình. - 81 - Giáo trình bóng chuyền 2.1.2. Làm ký hiệu bóng chạm vào đội đở bóng ra ngoài (Điều 9.4; Hiệu tay 12.3) 2.1.3. Làm ký hiệu đở bóng chạm cột ăng ten, bóng phát đi ngoài khoảng không bóng qua của lưới (Điều 9.4.3 và 9.4.4) 2.1.4. Làm ký hiệu lúc phát bóng bất kỳ cầu thủ nào trên sân (trừ cầu thủ phát bóng) ra ngoài sân của mình (Điều 7.4) 2.1.5. Làm ký hiệu cầu thủ phát bóng dẫm vạch (Điều 13.4.3) 2.1.6. Làm ký hiệu khi có cầu thủ chạm ăng ten trong lúc đánh bóng hoặc làm cản trở thi đấu ở phía bên sân mình phụ trách (Điều 12.3.1) 2.1.7. Làm ký hiệu khi bóng qua lưới ngoài không gian bóng qua trên lưới sang sân đối phương hoặc bóng chạm ăng ten thuộc phía sân giám biên giám sát (Điều 11.1.1) Khi trọng tài thứ nhất yêu cầu, giám biên phải Điều XXVII: Hiệu tay chính thức 1. Hiệu tay của trọng tài: (Hình 11) Trọng tài phải dùng hiệu tay chính thức chỉ rõ lý do thổi còi bắt lỗi (tên lỗi bị bắt hoặc mục đích cho phép ngừng thi đấu). Phải giữ hiệu tay trong một thời gian và nếu ra hiệu bằng một tay, thì tay đó chỉ về phía đội phạm lỗi hoặc yêu cầu. 2. Hiệu cờ của giám biên: (Hình 12) Giám biên phải dùng hiệu cờ chính thức biểu thị tên của lỗi và phải giữ ký hiệu trong một khoảng thời gian. - 82 - Giáo trình bóng chuyền - 83 - Giáo trình bóng chuyền HIỆU CỜ CHÍNH THỨC CỦA GIÁM BIÊN (Hình 12.1 đến 5) - 84 - Giáo trình bóng chuyền PHẦN V: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN I: MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA THI ĐẤU Trong lĩnh vực TDTT, thi đấu là một nội dung không thể thiếu được, phong trào TDTT phát triển càng sâu rộng thì thi đấu lại càng tổ chức nhiều. Dưới chế độ ta thi đấu các môn thể thao có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thi đấu nhằm mục đích cao nhất là phục vụ công tác chính trị Về đối nội: Qua thi đấu có tác dụng động viên trực tiếp phần nào rèn luyện và nâng cao sức khoẻ cho quần chúng để phục vụ cho lao động công tác, học tập, quốc phòng và đời sống. Về đối ngoại: Qua thi đấu có tác dụng tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước, phục vụ cho đường lối ngoại giao của Đảng và Chính phủ. Mục đích ý nghĩa của thi đấu • Vận động viên củng cố và nâng cao được trình độ kỹ thuật, chiến thuật và thể lực của mình. • Huấn luyện viên đánh giá được thành tích của đội và kiểm tra được công tác huấn luyện của mình. Qua thi đấu sẽ tổng kết đúc rút kinh nghiệm để có biện pháp tích cực. Nhằm cải thiện công tác huấn luyện nâng cao trình độ vận động viên lên một bước. • Thi đấu còn là một mặt của sinh hoạt văn hoá xã hội cùng với các hoạt động văn hoá nghệ thuật khác. Thi đấu truyền thống có tác dụng làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho quản đại quần chúng nhân dân dưới chế độ XHCN. II: CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI ĐẤU Các loại hình thi đấu • Thi đấu tranh giải vô địch với qui mô thế giới, từng châu, hoặc toàn quốc. Hình thức này có thể tổ chức hằng năm hoặc 3 - 4 năm một lần. • Thi đấu tranh giải vô địch các hạng A, B nhằm chọn ra đội mạnh nhất của các hạng theo từng miền, từng ngành, từng khu vực. • Thi đấu tranh giải truyền thống đây là hình thức thi đấu định kỳ hàng năm, nhằm để kỷ niệm một sự kiện lịch sử nào đó. • Thi đấu hữu nghị: Nhằm tăng cường tình đoàn kết và trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đội hoặc các nước với nhau. • Thi đấu tuyển chọn: Nhằm tuyển chọn vận động viên xuất sắc hoặc đội mạnh để xây dựng đội đại biểu, đội tuyển của ngành, miền hoặc toàn quốc. - 85 - Giáo trình bóng chuyền • Thi đấu kiểm tra: Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện cũng như thành tích tập luyện của vận động viên hoặc toàn đội trước khi tham gia thi đấu chính thức. Hình thức này thường được tiến hành trong giảng dạy, huấn luyện và tổ chức thi đấu công khai, tuỳ theo mức độ cần thiết. • Thi đấu biểu diễn: Nhằm động viên khuyến khích phong trào phục vụ một nhiệm vụ chính trị nào đó. Phương pháp điều hình tổ chức thi đấu một giải Muốn tổ chức thi đấu tốt một giải, cần phải tiến hành qua các bước sau: 2.1. Thành lập ban tổ chức: Nếu ở Trung ương sẽ do Tổng cục TDTT hoặc liên đoàn từng môn thể thao chịu trách nhiệm, nếu ở địa phương sẽ do các cấp, ngành, sở, phòng hoặc Ban TDTT địa phương đứng ra tổ chức. Tuỳ theo quy mô của giải mà định ra thành phần và lực lượng của Ban tổ chức nhiều hay ít khác nhau. Trên cơ sở đó, Ban tổ chức sẽ chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ chức năng của các tiểu ban và từng tổ một. 2.2. Điều lệ giải: Ban tổ chức có nhiệm vụ thảo ra điều lệ giải. Nó là một thể thức chung được quy định trước những vấn đề có tính chất bắt buộc, các đội tham gia thi đấu phải chấp hành nghiêm chỉnh. Điều lệ này phải gởi xuống địa phương, các ngành hoặc cơ sở có đội tham gia giải ít nhất là ba tháng trước khi thi đấu để các đội biết và có sự chuẩn bị tốt cho việc tham gia dự giải. Điều lệ của giải bao gồm các nội dung sau: • Cấp tổ chức lãnh đạo giải là Trung ương, địa phương - ban ngành. • Tên của giải là gì ? • Mục đích ý nghĩa của giải nhằm vấn đề gì ? - 86 - Giáo trình bóng chuyền • Thời gian và địa điểm thi đấu. • Điều kiện tham dự giải gồm: tư cách đạo đức cấp bậc vận động viên và lứa tuổi. • Thời gian đăng ký tham gia giải và địa điểm rút thăm. • Phương pháp hình thức tổ chức thi đấu. • Vấn đề khen thưởng, kỷ luật. • Luật áp dung bóng thi đấu • Chế độ đài thọ, đón tiếp III: HÌNH THỨC THI ĐẤU Hình thức thi đấu Thi đấu đồng đội: Hình thức này rất phổ biến không chỉ có ở những môn bóng tập thể như ở bóng đá, chuyền bóng mà ngay cả những môn như bóng bàn, cầu lông, quần vợt Kết quả thi đấu đồng đội này tuỳ thuộc vào số điểm, số bàn thắng thua của đội (trong các môn bóng thi đấu cá nhân, hoặc đội) cộng lại để xác định vị trí của đội trong giải. IV: HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI ĐẤU MỘT GIẢI Tuỳ theo tính chất của giải cũng như số đội tham gia, thời gian tiến hành, cơ sở vật chất và nhân viên phục vụ mà có kế hoạch thi đấu với các hình thức sau: • Thi đấu loại trực tiếp một lần thua và hai lần thua. Thi đấu loại trực tiếp 1. Đấu loại một lần thua - Nguyên tắc: Đội nào thua một lần rồi thì không được tiếp tục thi đấu nữa. Đội nào thắng đến cuối cùng là vô địch. Chỉ xác định được đội thứ nhất và thứ nhì. - Trường hợp áp dụng: • Số đội tham gia thi đấu rất đông. • Trình độ các đội chênh lệch nhau nhiều. • Thời gian tổ chức ngắn, không cho phép kéo dài. - Các vạch biểu đồ: Số đội tham gia là số luỹ thừa bậc n của 2 (tức là a (số đội) = 2n, ví dụ: hoặc hoặc a = 16 thì ta chỉ việc sắp xếp từng đội một và cho thi đấu với nhau, tới khi nào còn một đội cuối cùng là vô địch). Ví dụ: • Vòng 1 (đấu loại 2, 4, 6, 8 thua. - 87 - Giáo trình bóng chuyền • Vòng 2 (bán kết) 3, 7 thua • Vòng 3 (chung kết) 1 thua • Vô địch: 5x số 5 Số đội tham gia thi đấu không phải là luỹ thừa bậc n c a 2. t số đội tham gia thi đấu tr ó ta phải tìm cho n một số thích hợp để 2n nhỏ hơn a và gần a. ủ Tức là a khác 2n (ví dụ: a = 7, 9, 11, 12) thì phải cho mộ ước theo công thức: X = 2(a - 2n) Trong đ Ví dụ: a = 11 thì n = 3 và số đội tham gia thi đấu trước là: X = 2(2 - 2n) = 2(11 - 23) = 6 - Cách tính tổng số trận đấu: a thi đấu trừ đi 1) 1 Y = a - 1 (tổng số đội tham gi Ví dụ: a = 8 thì Y = 8 - 1 = 7 a = 12 thì Y = 12 - 1 = 1 a: Số đội tham gia thi đấu. - 88 - Giáo trình bóng chuyền X: Số đội tham gia thi đấu trước. Y: Tổng số trận đấu. 2. Đấu loại hai lần thua - Nguyên tắc thi đấu: Đội nào thi đấu mới thua một lần còn được thi đấu một lần nữa, đội nào đã thua hai lần thì thôi. - Trường hợp vận dụng: • Số đội tham gia thi đấu không nhiều lắm. • Trình độ các đội sàn sàn nhau. • Thời gian tổ chức có hạn. - Cách gạch biểu đồ: có hai trường hợp. + Số đội tham gia thi đấu là a = 23 (ví dụ: a = 8) Lưu ý: Sau khi đấu trận cuối cùng nếu như đội 3 (đội chưa thua lần nào) mà thắng đội 7 ở dưới (đã thua một lần) thì coi như đội 3 xếp nhất, đội 7 xếp nhì. Nếu như đội 7 thắng đội 3 (như biểu đồ trên) thì phải đấu thêm một trận nữa để phân nhất nhì (vì cả hai đội mới chỉ thua một lần). - Số đội tham gia thi đấu là a 2n Ví dụ: a = 11 Như vậy số đội tham gia thi đấu trước là: X = 2(11 - 23) = 6 Cách vạch biểu đồ: - 89 - Giáo trình bóng chuyền Sau khi thi đấu hết vòng một ở trên, sẽ loại ra một số đội thua một lần, cụ thể là 7 đội (2, 3, 4, 6, 8, 9, 11). Trong những đội này, lại tiếp tục cho thi đấu với nhau, nhưng vẫn phải tìm cho một số đội tham gia thi đấu trước. Cách tính tương tự như trên: X = 2(7 - 22) = 6 Như vậy, trong 7 đội sẽ có đội tham gia thi đấu trước với nhau ở dưới (trong số các đội thua lần một). Còn sau đó cứ đấu hết một vòng ở trên. Đội nào thua lại tiếp tục thi đấu với các đội thua lần 1 ở dưới. Cuối cùng nếu đội 1 (đội chưa thua lần nào) mà thắng đội 7 (đã thua một lần) thì coi như đội 1 xếp thứ nhất, đội 7 xếp thứ nhì. Còn nếu như đội 7 thắng đội 1 như biểu đồ đã vạch thì 2 đội lại phải tiếp tục thi đấu thêm một trận phụ nữa để phân biệt nhất nhì. Lưu ý: Số đội tham gia thi đấu trước (phải tìm) trong các đội thua một lần đều bằng số đội tham gia thi đấu trước (ở trên) trong tổng số các đội tham gia thi đấu. - Tính tổng số trận đấu: Y = 2(a - 1) không kể thêm trận đấu phụ. Cụ thể: nếu a = 8 thì Y = 2(8 - 1) = 14 a = 11 thì Y = 2(11 - 1) = 10 1.3. Thủ tục tiến hành thi đấu loại trực tiếp: Sau khi vạch biểu đồ đánh số thứ tự xong, sẽ cho các đội tiến hành bắt thăm và cứ sau một trận đấu lại tiếp tục cho các đội thắng (hoặc thua một lần) bắt thăm lại để - 90 - Giáo trình bóng chuyền đấu những trận của vòng sau. Tên cụ thể các đội và kết quả của thi đấu của từng trận đấu đều phải ghi rõ vào ngay biểu đồ để tiện theo dõi và xếp loại. 1.4. Phân tích ưu nhược điểm: Ưu điểm: Có thể tiến hành tổ chức cho những giải bao gồm rất nhiều đội tham gia mà thời gian thi đấu lại ngắn vì tổng số trận đấu thường là ít. Do đó không ảnh hưởng đến sản xuất, công tác. Các đội mạnh thể hiện được mau chóng khả năng của mình. Nhược điểm: Do thi đấu ít các đội không lần lượt gặp nhau hết, do đó đánh giá kết quả và thành tích của các đội không chính xác, khó xác định vị trí thứ 3, có thể xảy ra sự ngẩu nhiên đối với đội thắng cuộc và thiệt thòi cho một số đội mạnh có thể bị loại ngay kể từ vòng đầu (nếu đấu 1 lần thua) thì bắt thăm rất có thể hai đội mạnh gặp nhau. Thi đấu vòng tròn 1. Ưu nhược điểm: Ưu điểm: Đây là hệ thống thi đấu hợp lý nhất, vì các đội đều lần lượt gặp nhau, nên đánh giá được đúng thực chất của các đội và xếp loại được chính xác. Nhược điểm: Tốn thời gian và đòi hỏi phải có nhiều sân bãi, dụng cụ. Mặt khác cũng phải rút thăm và phân loại được chính xác. 2.2. Nguyên tắc thi đấu: Mỗi đội đều lần lượt tham gia thi đấu với tất cả các đội khác cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất đội đó vô địch. 2.3. Trường hợp vận dụng: • Số đội tham gia thi đấu ít. • Thời gian tổ chức thi đấu rộng rãi có thể kéo dài. • Đánh giá đúng thực chất và khả năng của các đội. 2.4. Quy cách tính điểm: - Đối với các môn thi đấu tính điểm thắng trước (bóng chuyền, bóng bàn) • Thắng 2 điểm • Thua 1 điểm • Bỏ cuộc 0 điểm - Kết thúc giải, nếu cộng số điểm trên mà hai hay nhiều đội bằng điểm nhau tức số trận thắng, thua ngang nhau thì phải tính tổng số hiệp thắng, nhưng trường hợp tổng số hiệp thắng bằng nhau thì lại phải tính đến tỷ số giữa tổng số hiệp thắng/thua đội nào có tỷ số thắng/thua cao hơn thì đội đó xếp trên. - 91 - Giáo trình bóng chuyền Nếu như tỷ số hiệp thắng/thua bằng nhau thì phải tính tỷ số giữa tổng số pha bóng thắng/pha bóng thua. 2.4.1. Thi đấu vòng tròn đơn: Cách tính số trận và vòng đấu: - Tính số trận theo công thức: X: là tổng số trận đấu. A: là số đội (hoặc đấu thủ) tham gia thi đấu. - Tính vòng đấu theo công thức: D: là tổng số vòng đấu D = A - 1 (nếu số đội là một số chẵn) D = A (nếu số đội là một số lẻ) Ví dụ: có 6 đội tham gia thi đấu thì: Tổng số trận: trận Số vòng thi đấu: D = 6 - 1 = 5 vòng Ví dụ: có 9 đội tham gia thi đấu: Tổng số trận: trận Số vòng thi đấu: D = 9 vòng - Cách vạch biểu đồ xác định thứ tự trận đấu: • Trường hợp số đội tham gia thi đấu là số chẵn: Ví dụ: 6 đội tham gia Biểu đồ thi đấu như sau: - 92 - Giáo trình bóng chuyền Cách làm: • Xác định số vòng tròn treo công thức D = A - 1 • Cho các đội bắt thăm chọn số, lấy 1 số cố định và lần lượt đặt các số khác ngược chiều với chiều kim đồng hồ cho hết lượt. + Trường hợp số đội là một số lẻ. Ví dụ: có đội tham gia thi đấu. Biểu đồ thi đấu như sau: Cách làm: • Xác định số vòng theo công thức D = A • Cho số đội bắt thăm chọn số của đội mình và vạch 5 vòng đấu lấy (X) làm số cố định và lần lượt đặt các số theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ từ phía dưới số cố định (X) như cách lập biểu đồ với số đội tham gia là một số chẵn đội nào gặp (X) thì nghỉ vòng đó. 2.4.2. Thi đấu vòng tròn chia bảng: Trường hợp số đội tham gia thi đấu đông nhưng ít thời gian thì dùng hình thức là đấu vòng tròn chia bảng. Thứ tự tổ chức như sau: • Chia đều số đội tham gia vào nhiều bảng. • Các đội cùng bắt thăm chọn số của đội mình, rồi lập biểu đồ thi đấu trong từng bảng: các đội cùng bảng thi đấu vòng tròn xếp thứ tự trong bảng. Các đội đầu các bảng thi đấu vòng tròn với nhau chọn một đội vô địch. Chú ý: Khi chia Ban tổ chức cuộc đấu nên dựa vào thành tích của các đội hoặc đấu thủ đã đạt được, chọn lấy một số đội khá để chia đều vào các bảng (hạt nhân) tránh dồn các đội khá vào cùng một bảng. - 93 - Giáo trình bóng chuyền Ghi chú: • Hàng trên ghi kết quả trận đấu, hàng dưới ghi điểm (thắng 2 điểm, thua 1 điểm). • Nếu tổng số điểm bằng nhau, ta phải tính đến tỷ số giữa tổng số hiệp thắng/ hiệp thua của từng đội, nếu vẫn bằng nhau thì tính đến tỷ số giữa tổng số pha bóng thắng/ pha bóng thua của từng đội để xếp hạng (trong trường hợp trên không cần tính tỷ số giữa tổng số pha bóng thắng/ pha bóng thua). - 94 - Giáo trình bóng chuyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN - Ủy ban TDTT 2. HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN BÓNG CHUYỀN- Ủy ban TDTT 3. LUẬT BÓNG CHUYỀN - Nhà xuất bản TDTT Hà nội - 2007 4. HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN – Nhà xuất bản TDTT Hà nội - 1980 - 95 -
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_bong_chuyen.pdf